Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2007/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 49/2006/QĐ-NHNN NGÀY 29/9/2006 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày
Căn cứ Nghị định số 07/2006/NĐ-CP ngày
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính ban hành theo Quyết định số 49/2006/QĐ-NHNN ngày
1.Điểm b, Khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Sau khi hoàn thành việc mua sắm công cụ lao động, vật liệu, các đơn vị phải làm các thủ tục sau:
- Tổ chức Ban kiểm nhận đối với công cụ lao động, vật liệu, gồm: Đại diện lãnh đạo đơn vị, phòng kế toán, phòng hành chính, quản trị, kiểm soát (đối với đơn vị có bộ phận kiểm soát nội bộ) để kiểm nhận về số lượng, chất lượng, giá trị, chủng loại của công cụ lao động, vật liệu mua về.”
+ Đối với công cụ lao động, các đơn vị lập “Biên bản kiểm nhận công cụ lao động” cho từng lần mua sắm công cụ lao động.
+ Đối với vật liệu, nếu phát hiện vật liệu mua không đúng quy định, các đơn vị lập biên bản để làm căn cứ xử lý.
Trường hợp nhập công cụ lao động, vật liệu với quy mô lớn hoặc có tính chất lý, hoá phức tạp hoặc vật tư quý hiếm thì đơn vị làm thủ tục kiểm nghiệm và lập biên bản kiểm nghiệm công cụ lao động, vật liệu.
- Làm thủ tục nhập kho hoặc bàn giao cho đơn vị hoặc cá nhân sử dụng.”
2. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 1 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng:
- Thu lãi tiền gửi:
Các khoản lãi phải thu về tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước gửi tại các tổ chức tín dụng; thu lãi tiền gửi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước gửi tại nước ngoài.
- Thu lãi cho vay:
Các khoản lãi phải thu về cho vay bằng đồng Việt nam, ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng ở trong nước, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài.
- Thu khác về hoạt động tín dụng:
Các khoản thu ngoài các khoản thu nói trên về nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.”
b) Khoản 6 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Thu về dịch vụ Ngân hàng:
- Thu dịch vụ thanh toán:
Các khoản thu dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng.
- Thu dịch vụ lưu ký chứng khoán.
- Thu dịch vụ thông tin gồm các khoản thu về dịch vụ trao đổi thông tin về tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ thông tin khác của Ngân hàng Nhà nước.
- Các khoản thu dịch vụ khác:
Các khoản thu dịch vụ khác ngoài các khoản thu dịch vụ nói trên.”
3. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phụ trách đơn vị:
Chỉ đạo đơn vị xây dựng kế hoạch vốn mua sắm tài sản cố định hàng năm trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
2. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phụ trách công tác kế toán tài chính:
- Thực hiện phê duyệt các công việc quy định tại Điều 28 Quy chế này theo sự uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Thực hiện các nội dung công việc được giao của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phụ trách đơn vị (nêu tại Khoản 1 Điều này).
- Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu; Hồ sơ mời thầu; Kết quả đấu thầu mua sắm tài sản cố định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 500 triệu đồng/lần mua sắm do các đơn vị Ngân hàng Nhà nước thực hiện và đề nghị phê duyệt.
- Giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua sắm tài sản cố định của hệ thống Ngân hàng Nhà nước.”
4. Khoản 5 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Thẩm định và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả thẩm định: Dự toán; Kế hoạch đấu thầu; Hồ sơ mời thầu; Kết quả đấu thầu; Quyết toán đối với các gói thầu có giá trị bằng hoặc lớn hơn 500 triệu đồng/lần mua sắm do các đơn vị Ngân hàng Nhà nước thực hiện và đề nghị phê duyệt.”
5. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 4 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Đối với các tài sản mua sắm phải tổ chức đấu thầu:
- Thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu hoặc lựa chọn tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thay mình làm bên mời thầu.
- Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu; Hồ sơ mời thầu và Kết quả đấu thầu đối với các gói thầu có giá trị dưới 500 triệu đồng/lần mua sắm.
- Gửi Vụ Kế toán – Tài chính để thẩm định: Dự toán; Kế hoạch đấu thầu; Hồ sơ mời thầu; Kết quả đấu thầu; Quyết toán đối với các gói thầu có giá trị bằng hoặc lớn hơn 500 triệu đồng/lần mua sắm do đơn vị thực hiện và đề nghị phê duyệt.”
b) Bổ sung Khoản 5 Điều 31 như sau:
“5. Sau khi hoàn thành việc mua sắm tài sản cố định, các đơn vị gửi hồ sơ quyết toán về Vụ Kế toán - Tài chính để xét duyệt theo đúng quy định.”
6. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Thời gian thẩm định và trình phê duyệt dự toán và quyết toán mua sắm tài sản cố định
1. Thời gian thẩm định và trình phê duyệt dự toán mua sắm tài sản cố định không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định hoặc từ khi nhận được kết quả thẩm định giá.
2. Thời gian thẩm định và trình phê duyệt quyết toán mua sắm tài sản cố định không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỐNG ĐỐC |
- 1Thông tư 17/2009/TT-NHNN hủy bỏ Quyết định 49/2006/QĐ-NHNN và Quyết định 19/2007/QĐ-NHNN về quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 360/QĐ-NHNN năm 2010 công bố Danh mục văn bản, quy định đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/7/2009 – 31/12/2009 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 49/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 17/2009/TT-NHNN hủy bỏ Quyết định 49/2006/QĐ-NHNN và Quyết định 19/2007/QĐ-NHNN về quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 360/QĐ-NHNN năm 2010 công bố Danh mục văn bản, quy định đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/7/2009 – 31/12/2009 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
Quyết định 19/2007/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định 49/2006/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 19/2007/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/05/2007
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Đức Thuý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 326 đến số 327
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra