Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1894/QĐ-KTNN | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY CHẾ THI CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Luật cán bộ công chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước”.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 13/QĐ-KTNN ngày 08/01/2014 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
THI CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1894/QĐ-KTNN ngày 25/11/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước)
Quy chế này quy định về thi và cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
1. Công chức tham gia thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
2. Hội đồng thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi).
3. Các đơn vị của Kiểm toán nhà nước, các cá nhân có liên quan đến việc thi và cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức thi
Việc tổ chức thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước phải theo đúng trình tự, thủ tục, bảo đảm nghiêm túc, công bằng, công khai, dân chủ.
1. "Giấy Chứng nhận kết quả thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước" là giấy chứng nhận điểm thi và kết quả thi do Chủ tịch Hội đồng thi cấp cho người tham dự kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
2. "Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước" do Tổng Kiểm toán nhà nước cấp cho người tham dự kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước có đủ điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế này để làm cơ sở bổ nhiệm công chức vào các ngạch Kiểm toán viên nhà nước theo quy định.
ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI
1. Người dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước là công chức của Kiểm toán nhà nước có đủ các điều kiện dự thi quy định tại Điều 6 Quy chế này.
2. Các đối tượng khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Người dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước phải có đủ các điều kiện sau:
1. Công chức đang giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tại Kiểm toán nhà nước, chưa được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
2. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, khách quan, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của ngành, được đơn vị cử tham dự kỳ thi;
3. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc các chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
4. Có Chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên;
5. Đã có thời gian làm việc liên tục tối thiểu 04 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước tối thiểu 02 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
6. Công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật không được dự kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
1. Người đăng ký dự thi lần đầu, hồ sơ dự thi gồm:
a) Đơn đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước (Mẫu số 01);
b) Tờ khai thông tin theo quy định, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị (Mẫu số 02);
c) Bản sao bằng tốt nghiệp đại học; bản sao Chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên;
d) 03 ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong thời gian không quá 6 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi.
2. Người đăng ký thi lại các môn đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi tiếp các môn chưa thi để đạt số điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế này, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước (Mẫu số 01);
b) Giấy Chứng nhận kết quả thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước của những lần thi trước;
c) 03 ảnh mẫu cỡ 3x4 mới chụp trong thời gian không quá 6 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi.
Điều 8. Các môn thi, nội dung thi, hình thức thi và thời gian thi
1. Người dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước thi các môn sau:
(1) Kiến thức chung về Kiểm toán nhà nước;
(2) Kiến thức chuyên ngành tài chính, kế toán;
(3) Kiến thức chuyên ngành kiểm toán;
2. Nội dung chi tiết từng môn thi do Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước trước mỗi kỳ thi.
3. Thời gian và hình thức thi
a) Môn Kiến thức chung về Kiểm toán nhà nước: Thi viết, thời gian 120 phút;
b) Môn Kiến thức chuyên ngành tài chính, kế toán: Thi viết, thời gian 120 phút;
c) Môn Kiến thức chuyên ngành kiểm toán: Thi viết, thời gian 180 phút;
Người đăng ký dự thi có Chứng chỉ Kiểm toán viên độc lập - CPA Việt Nam hoặc Chứng chỉ kế toán, kiểm toán quốc tế (Chứng chỉ Hiệp hội kế toán công chứng Anh - ACCA, Chứng chỉ Hiệp hội kế toán viên công chứng Australia - CPA Australia, Chứng chỉ Viện Kế toán công chứng Anh Quốc và xứ Wales - ICAEW ...) hoặc có bằng thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành kiểm toán được miễn môn thi Kiến thức chuyên ngành kiểm toán. Những người có bằng thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành tài chính, kế toán được miễn môn thi Kiến thức chuyên ngành tài chính, kế toán.
1. Kiểm toán nhà nước tổ chức kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước dựa trên chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước và kế hoạch phát triển đội ngũ công chức phù hợp với hoạt động thực tiễn của Ngành (nhu cầu, số lượng công chức đăng ký dự thi).
2. Trình tự, thủ tục tổ chức kỳ thi áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 11. Kết quả thi, bảo lưu kết quả thi
1. Đạt yêu cầu môn thi:
Kết quả mỗi môn thi phải đạt 50 điểm trở lên chấm theo thang điểm 100.
2. Đạt yêu cầu kỳ thi:
a) Người dự thi đạt yêu cầu cả 03 môn thi.
b) Đối với người được miễn thi môn Kiến thức chuyên ngành tài chính, kế toán phải đạt yêu cầu cả 02 môn thi còn lại.
3. Bảo lưu kết quả thi: Các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu kết quả trong thời hạn 03 năm tính từ lần thi thứ nhất. Trong thời gian bảo lưu, người dự thi được thi tiếp các môn chưa thi hoặc những môn thi chưa đạt yêu cầu.
1. Sau thời hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Quy chế này, nếu thí sinh có từ 01 môn thi trở lên không đạt yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế này thì kết quả thi trước đó không còn giá trị. Người dự thi muốn tiếp tục thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước phải thi lại tất cả các môn thi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Quy chế này.
2. Người dự thi vi phạm quy chế, nội quy thi thì tùy từng trường hợp có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 34 của Quy chế này.
3. Người tham gia công tác tổ chức kỳ thi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 33 của Quy chế này thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Quy chế này, đồng thời tùy theo mức độ vi phạm, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định hủy kết quả thi của từng môn thi hay toàn bộ kết quả kỳ thi.
HỘI ĐỒNG THI CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
Điều 13. Hội đồng thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
1. Hội đồng thi do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước theo quy định. Trong từng kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi phải thành lập Ban môn thi, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban sao chọn đề thi, Ban chấm thi và Ban chấm phúc khảo (nếu cần thiết).
3. Căn cứ vào kết quả thi, Chủ tịch Hội đồng thi chịu trách nhiệm trình Tổng Kiểm toán nhà nước cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước cho những thí sinh dự thi đạt yêu cầu.
4. Hội đồng thi được thành lập theo từng kỳ thi và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
5. Hội đồng thi được phép sử dụng con dấu của Kiểm toán nhà nước trong thời gian hoạt động.
Điều 14. Thành phần Hội đồng thi
1. Hội đồng thi có số lượng lẻ và không quá 11 thành viên, thành phần bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng thi: Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ và đại diện lãnh đạo Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.
c) Ủy viên Hội đồng thi:
Đại diện lãnh đạo một số đơn vị, bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Kiểm toán nhà nước và có thể có các chuyên gia, giảng viên ngoài ngành ở các trường đại học, các học viện và các bộ, ngành khác.
d) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng thi là lãnh đạo cấp phòng hoặc chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ được giao nhiệm vụ tham gia tổ chức kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
2. Giúp việc cho Hội đồng thi có Tổ thường trực do Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập. Thành phần Tổ thường trực không quá 05 người.
3. Những người không được tham gia Hội đồng thi và các Ban, Tổ của Hội đồng thi gồm: Cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự thi; cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi và những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
4. Những người tham gia hướng dẫn ôn thi kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không được tham gia là thành viên ra đề thi, duyệt đề thi và chấm thi kỳ thi đó. Những người đã tham gia chấm bài thi lần một không được tham gia chấm thi phúc khảo.
Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi
Hội đồng thi có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng nội dung, yêu cầu từng môn thi quy định tại Điều 8 của Quy chế này, trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định;
2. Lập kế hoạch thi trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt;
3. Tổ chức hướng dẫn ôn tập cho các thí sinh dự thi;
4. Tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt danh sách những người đủ điều kiện dự thi theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này;
5. Tổ chức thi theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này;
6. Tổ chức ra đề thi, lựa chọn đề thi, đáp án các môn thi đảm bảo bảo mật theo quy định của pháp luật;
7. Xây dựng và công bố nội quy phòng thi;
8. Tổ chức đánh mã phách, rọc phách, quản lý mã phách, giao bài thi cho Trưởng Ban chấm thi để chấm thi;
9. Tổ chức chấm thi, xét duyệt kết quả và ban hành quyết định công nhận kết quả thi;
10. Tổ chức chấm phúc khảo kết quả bài thi nếu có yêu cầu.
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thi
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này; chỉ đạo kỳ thi đảm bảo đúng quy chế;
b) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng thi;
c) Quyết định thành lập Ban môn thi, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban sao chọn đề thi, Ban chấm thi và Ban chấm phúc khảo (nếu cần thiết);
d) Báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét trước khi ban hành quyết định công nhận kết quả thi.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thi
Giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc của Hội đồng thi theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi và có quyền hạn thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được phân công.
3. Các ủy viên Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi phân công nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo các hoạt động của Hội đồng thi.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng thi
a) Phối hợp với Tổ thường trực tổ chức tiếp nhận hồ sơ của các thí sinh dự thi; lập danh sách thí sinh dự thi trình Hội đồng thi xét duyệt danh sách thí sinh dự thi;
b) Tổ chức và chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho thí sinh và bàn giao tài liệu cho bộ phận có trách nhiệm hướng dẫn ôn tập cho thí sinh;
c) Chuẩn bị các văn bản cần thiết cho Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
d) Tổ chức việc thu nhận bài thi, Biên bản vi phạm kỷ luật đối với thí sinh, bàn giao bài thi đã rọc phách cho Ban chấm thi;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi;
e) Xây dựng dự toán, quản lý và thanh, quyết toán kinh phí thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước theo đúng quy định;
g) Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ thường trực
a) Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh, đối chiếu với điều kiện dự thi lập danh sách thí sinh dự thi trình Hội đồng thi xét duyệt danh sách thí sinh dự thi;
b) Phối hợp với Thư ký Hội đồng chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho thí sinh;
c) Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho việc tổ chức thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước; phục vụ cho công tác chấm thi, tổng hợp kết quả bài thi và giữ bí mật kết quả điểm thi;
d) Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
Điều 18. Chế độ làm việc của Hội đồng thi
1. Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi theo nguyên tắc biểu quyết với trên 50% ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi.
2. Hội đồng thi tổ chức các cuộc họp theo Quyết định triệu tập của Chủ tịch Hội đồng thi. Các thành viên Hội đồng thi được hưởng chế độ theo quy định.
3. Nội dung các kỳ họp của Hội đồng thi phải được ghi vào Biên bản và lưu giữ theo chế độ bảo mật.
1. Ban môn thi do Chủ tịch Hội đồng thi ra quyết định thành lập. Số lượng thành viên của Ban môn thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Ban môn thi có các Tiểu ban môn thi tương ứng với mỗi môn thi.
2. Ban môn thi có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức xây dựng nội dung, chương trình ôn tập đối với các môn thi trong từng kỳ thi theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi. Ban môn thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
1. Ban đề thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập cho mỗi kỳ thi. Ban đề thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Ban đề thi có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức việc soạn thảo Đề thi và đáp án môn thi theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi; mỗi môn thi có ít nhất 03 đề thi do ít nhất 02 người ra đề khác nhau.
3. Đề thi và đáp án môn thi do Chủ tịch Hội đồng thi quản lý theo chế độ bảo mật.
1. Ban sao chọn đề thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập cho mỗi kỳ thi. Ban sao chọn đề thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Ban sao chọn đề thi có nhiệm vụ
- Chọn đề thi các môn thi và đáp án môn thi;
- Tổ chức in, sao đề thi đảm bảo chính xác và thực hiện nghiêm chế độ bảo mật.
1. Ban coi thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập cho mỗi kỳ thi; thành viên Ban coi thi gồm: Trưởng ban, các phó trưởng ban, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và cán bộ thư ký phục vụ kỳ thi. Ban coi thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban coi thi
a) Trưởng Ban coi thi
- Giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức việc coi thi theo đúng quy chế và nội quy thi;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban coi thi, bố trí phòng thi, phân công cán bộ phòng thi và cán bộ giám sát phòng thi cho từng môn thi;
- Nhận và bảo quản đề thi theo đúng quy định;
- Tạm đình chỉ việc coi thi của cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi hoặc đình chỉ thi đối với thí sinh nếu thấy có căn cứ vi phạm quy chế, nội quy thi và báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng thi để xem xét quyết định;
- Tổ chức thu bài thi của thí sinh để bàn giao cho Thư ký Hội đồng thi.
b) Các Phó trưởng Ban coi thi giúp Trưởng ban coi thi điều hành một số hoạt động của Ban coi thi theo sự phân công của Trưởng ban coi thi.
c) Cán bộ coi thi
- Kiểm tra phòng thi;
- Ghi số báo danh của thí sinh tại vị trí ngồi thi;
- Gọi thí sinh vào phòng thi; kiểm tra thẻ dự thi (hoặc giấy tờ tùy thân khác) của thí sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng vị trí;
- Phổ biến nội quy thi;
- Thực hiện nhiệm vụ coi thi trong phòng thi theo đúng nội quy;
- Giữ gìn trật tự phòng thi;
- Ký vào giấy thi và phát giấy thi theo quy định. Mỗi tờ giấy thi phải có chữ ký của 02 cán bộ coi thi;
- Phát đề thi cho thí sinh, chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi khi đã trải qua 2/3 thời gian làm bài; trường hợp có lý do đặc biệt phải báo cáo với Trưởng Ban coi thi;
- Thu bài thi, yêu cầu thí sinh ghi tổng số tờ giấy thi, ký tên vào danh sách nộp bài thi và nộp cho Trưởng Ban coi thi;
Giải quyết các trường hợp vi phạm quy chế thi, lập biên bản và báo cáo Trưởng Ban coi thi chỉ đạo xem xét, giải quyết.
d) Cán bộ giám sát phòng thi
- Giữ gìn trật tự và đảm bảo an toàn bên ngoài phòng thi;
- Phát hiện, nhắc nhở, phê bình, cùng giám thị phòng thi lập Biên bản thí sinh vi phạm quy chế thi ở khu vực hành lang. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng như gây mất trật tự, an toàn ở khu vực hành lang phải báo cáo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết;
- Không được vào phòng thi.
đ) Các cán bộ phục vụ kỳ thi thực hiện theo nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng giao.
1. Ban phách do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập cho mỗi kỳ thi. Ban phách tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Ban phách có nhiệm vụ:
- Tổ chức đánh mã phách theo từng môn thi, rọc phách, quản lý mã phách, bàn giao bài thi cho Chủ tịch Hội đồng thi để tổ chức chấm thi;
- Thực hiện nghiêm chế độ bảo mật.
1. Ban chấm thi do Chủ tịch Hội đồng thi ra quyết định thành lập. Số lượng thành viên của Ban chấm thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Ban chấm thi có các Tiểu ban chấm thi tương ứng với mỗi môn thi.
2. Ban chấm thi có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức việc chấm thi. Thành phần Ban chấm thi có Trưởng Ban, Phó trưởng Ban, Thư ký Ban, Trưởng tiểu Ban chấm thi và cán bộ chấm thi. Ban chấm thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Nhiệm vụ của Trưởng Ban chấm thi
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc chấm thi theo đúng quy định;
b) Lập kế hoạch chấm thi;
c) Tổ chức đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc chấm thi;
d) Trường hợp Trưởng Ban chấm thi vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định người thay thế.
4. Nhiệm vụ của Phó trưởng Ban chấm thi
Giúp Trưởng Ban chấm thi điều hành một số hoạt động của Ban chấm thi theo sự phân công của Trưởng Ban chấm thi.
5. Nhiệm vụ của Thư ký Ban chấm thi
Giúp Trưởng ban chấm thi tổ chức thực hiện việc tổng hợp điểm thi, ghép phách các bài thi theo đúng quy định của kỳ thi;
6. Nhiệm vụ của Trưởng tiểu Ban chấm thi
a) Giúp Trưởng ban chấm thi tổ chức thực hiện việc chấm thi đối với môn thi được giao theo đúng quy định;
b) Tổ chức cho cán bộ chấm thi của Tiểu ban thảo luận, nắm vững đáp án, thang điểm;
c) Phân công cán bộ chấm thi và tổ chức thực hiện việc chấm thi;
d) Trường hợp Trưởng tiểu ban chấm thi vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định người thay thế.
7. Nhiệm vụ của cán bộ chấm thi
a) Chấm điểm các bài thi theo đúng đáp án và thang điểm;
b) Báo cáo các dấu hiệu vi phạm trong các bài thi với Trưởng ban chấm thi và đề nghị hình thức xử lý.
1. Bài thi trước khi giao cho các Tiểu Ban chấm thi chấm điểm phải được rọc phách, ghi phách theo từng môn thi.
2. Chủ tịch Hội đồng thi bố trí các Tiểu Ban chấm thi tập trung tại địa điểm quy định.
3. Việc chấm thi được thực hiện theo quy trình 02 lần độc lập giữa 02 cán bộ chấm thi. Cán bộ chấm thi chỉ căn cứ vào nội dung bài thi và đáp án đã được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt để chấm thi.
4. Chỉ chấm những bài thi hợp lệ, là những bài thi trên giấy do Hội đồng thi phát, có đủ chữ ký của 02 cán bộ coi thi.
5. Không chấm những bài thi có hai loại chữ khác nhau, hoặc viết, về các chữ, hình ảnh, hình tượng không có trong nội dung thi, bài thi có đánh dấu, bài thi viết hai màu mực khác nhau.
6. Điểm của môn thi được tính theo thang điểm 100, là trung bình cộng của 02 cán bộ chấm thi.
Trường hợp điểm chấm thi của 02 cán bộ chấm thi chênh lệch nhau từ 10 điểm trở lên thì 02 cán bộ chấm thi cần trao đổi để thống nhất, nếu không thống nhất được thì Chủ tịch Hội đồng thi sẽ xem xét quyết định chấm lại bài thi.
Điều 26. Xét duyệt kết quả thi
Hội đồng thi căn cứ vào kết quả chấm thi của từng môn thi để tổng hợp kết quả thi; thông qua danh sách thí sinh đạt yêu cầu và thí sinh chưa đạt yêu cầu; Chủ tịch Hội đồng thi quyết định công nhận và công bố kết quả thi sau khi báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi, nếu người dự thi có đơn xin phúc khảo bài thi, Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo bài thi và trả lời cho người có đơn biết. Sau thời gian quy định trên, đơn xin phúc khảo sẽ không được giải quyết.
2. Khi có đơn đề nghị phúc khảo bài thi của người dự thi hoặc theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Hội đồng thi thành lập Ban chấm phúc khảo để chấm phúc khảo bài thi; Ban chấm phúc khảo bài thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Việc chấm phúc khảo bài thi do Trưởng Ban chấm phúc khảo bài thi phân công 02 cán bộ chấm thi không phải là thành viên đã chấm bài thi lần một thực hiện; kết quả chấm phúc khảo phải được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt. Chủ tịch Hội đồng thi phải thông báo kết quả phúc khảo cho người có đơn xin phúc khảo sau khi thông qua Hội đồng thi.
Điều 28. Cấp Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
1. Căn cứ kết quả kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi ký Quyết định công nhận kết quả thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước và cấp Giấy chứng nhận kết quả thi cho từng thí sinh dự thi.
2. Giấy chứng nhận kết quả thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước là cơ sở để xét cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước hoặc là cơ sở để đăng ký thi các môn chưa thi, thi lại các môn chưa đạt yêu cầu.
CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
Điều 29. Đối tượng được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
Những người đạt yêu cầu kỳ thi theo Quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế này.
Điều 30. Quy trình cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
1. Vụ Tổ chức cán bộ lập hồ sơ những người đủ điều kiện cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước ký Quyết định cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
3. Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
4. Người được nhận Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước ký nhận vào sổ theo dõi nhận chứng chỉ.
5. Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước chỉ được cấp 01 lần. Đối với trường hợp Chứng chỉ bị mất, rách, bị hư hỏng căn cứ vào hồ sơ, Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Kiểm toán nhà nước cấp chứng nhận đã được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Hồ sơ gồm có: Đơn xin cấp chứng nhận đã được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị, trong đó nêu rõ Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước bị mất hoặc bị rách, bị hư hỏng và nộp lại Chứng chỉ bị rách, bị hư hỏng kèm theo.
Điều 31. Quản lý việc cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
1. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm in, phát hành và quản lý phôi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và trình Tổng Kiểm toán nhà nước cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước; thống kê, theo dõi việc cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 32. Thu hồi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
1. Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Kê khai không trung thực về quá trình và thời gian làm việc, kinh nghiệm công tác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi.
b) Sửa chữa, giả mạo hoặc gian lận về bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện dự thi.
c) Thi hộ người khác hoặc nhờ người khác thi hộ trong kỳ thi.
d) Công chức khi chuyển ra khỏi các ngạch kiểm toán viên hoặc chuyển công tác ra khỏi ngành.
đ) Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc.
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước ra Quyết định thu hồi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước trên cơ sở đề xuất của Vụ Tổ chức cán bộ.
Điều 33. Xử lý vi phạm đối với người tham gia công tác tổ chức kỳ thi
1. Các hành vi vi phạm đối với người tham gia công tác tổ chức kỳ thi bao gồm:
a) Mang những tài liệu, vật dụng trái phép vào khu vực làm đề thi, phòng thi, phòng chấm thi;
b) Thiếu trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho kỳ thi, làm ảnh hưởng tới kết quả kỳ thi;
c) Làm sai lệch sự thật về hồ sơ của thí sinh;
d) Trực tiếp giải bài hoặc nhắc bài cho thí sinh trong lúc đang thi;
đ) Làm lộ số phách bài thi;
e) Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh;
g) Làm mất bài thi của thí sinh khi thu bài thi, vận chuyển, bảo quản, chấm thi;
h) Sửa chữa, thêm bớt vào bài làm của thí sinh;
i) Chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng tổng hợp điểm;
k) Làm lộ đề thi, đáp án thi; mua, bán đề thi, đáp án thi;
l) Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào khu vực thi trong lúc đang thi;
m) Gian lận thi có tổ chức;
n) Cán bộ chấm thi không báo cáo Trưởng Ban chấm thi xem xét những bài thi có dấu hiệu đánh dấu bài thi.
2. Người tham gia công tác tổ chức thi thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị Hội đồng thi đình chỉ tham gia công tác tổ chức thi ngay sau khi hành vi vi phạm bị phát hiện đồng thời tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật.
Điều 34. Xử lý vi phạm đối với thí sinh
Thí sinh vi phạm nội quy thi đều phải lập biên bản và tùy theo mức độ vi phạm, thí sinh sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:
1. Khiển trách: Áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi:
- Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình;
- Trao đổi với người khác đã bị nhắc nhở nhưng vẫn không chấp hành;
- Mang tài liệu vào phòng thi nhưng chưa sử dụng (trừ trường hợp đề thi có quy định được mang tài liệu vào phòng thi).
- Mang điện thoại di động, máy ghi âm, máy vi tính và các phương tiện thông tin khác trong phòng thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác) nhưng chưa sử dụng;
Hình thức kỷ luật khiển trách do giám thị phòng thi lập biên bản và công bố công khai tại phòng thi. Thí sinh bị khiển trách ở bài thi nào sẽ bị trừ 20% kết quả điểm thi của bài thi đó.
2. Cảnh cáo: Áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi:
- Đã bị khiển trách nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nội quy phòng thi;
- Sử dụng tài liệu trong phòng thi (trừ trường hợp đề thi có quy định được sử dụng tài liệu trong phòng thi);
- Trao đổi giấy nháp, bài thi cho nhau;
- Chép bài của người khác;
- Sử dụng điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính và các phương tiện thông tin khác trong phòng thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác).
Hình thức kỷ luật cảnh cáo do giám thị phòng thi lập biên bản, thu tang vật và công bố công khai tại phòng thi. Thí sinh bị cảnh cáo ở bài thi nào thì sẽ bị trừ 40% kết quả điểm thi của bài thi đó.
3. Đình chỉ thi: Áp dụng đối với thí sinh vi phạm đã bị lập biên bản cảnh cáo nhưng vẫn cố tình vi phạm nội quy thi;
Hình thức kỷ luật đình chỉ thi do Trưởng Ban coi thi quyết định và công bố công khai tại phòng thi. Thí sinh bị đình chỉ thi môn nào thì bài thi môn đó được chấm điểm không (0) và phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi cán bộ coi thi lập biên bản đình chỉ thi và có quyết định của Trưởng Ban coi thi; phải nộp bài làm và đề thi cho cán bộ coi thi và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài môn đó; không được thi các môn tiếp theo và bị hủy kết quả thi của cả kỳ thi đó.
4. Hủy bỏ kết quả thi: Áp dụng đối với thí sinh phát hiện đánh tráo bài thi, thi hộ hoặc đã bị xử lý kỷ luật ở bài thi trước, nhưng bài thi sau vẫn cố tình vi phạm nội quy đến mức cảnh cáo.
5. Nếu thí sinh vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, cố ý gây mất an toàn trong phòng thi thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 35. Xử lý các trường hợp vi phạm trong khi chấm thi
1. Những bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì cán bộ chấm thi báo cáo Trưởng Ban chấm thi xem xét. Nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi và Trưởng Ban chấm thi kết luận là lỗi cố ý của thí sinh thì bị trừ 25% điểm toàn bài thi của môn thi đó.
2. Cho điểm không (0) đối với những bài thi viết trên giấy không đúng quy định hoặc bài thi sau khi được xác định là cố ý viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau.
Điều 36. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
1. Giúp Tổng Kiểm toán nhà nước trong công tác quản lý cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước theo quy định.
2. Lưu giữ tất cả hồ sơ, tài liệu liên quan đến kỳ thi trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công bố kết quả thi.
3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Quy chế này.
Điều 37. Trách nhiệm của cá nhân và các đơn vị trực thuộc
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các cán bộ, công chức của Kiểm toán nhà nước chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các đơn vị báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………, ngày ……. tháng ……. năm 20…..
Cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
Năm: ……………………
Kính gửi: Hội đồng thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
Tên tôi là: ....................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh: ..................................................................................................
Đơn vị: .......................................................................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
Trình độ chuyên môn: ..................................................................................................
Đang giữ ngạch: ……………………………. Mã ngạch: ……….. Thời gian bổ nhiệm ngạch: ……. Bậc lương: ……………. Hệ số: …………… Thời gian xếp bậc: …………..
Sau khi nghiên cứu điều kiện dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước tại Quy chế thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-KTNN ngày tháng năm 2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước, tôi thấy bản thân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham dự Kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước năm ………..
Tôi làm đơn này kính đề nghị Hội đồng xem xét cho tôi được tham dự kỳ thi và đăng ký thi các môn sau:
1. Kiến thức chung về Kiểm toán nhà nước □
2. Kiến thức chuyên ngành tài chính, kế toán □
3. Kiến thức chuyên ngành kiểm toán □
Tôi sẽ cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt kỳ thi và chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế thi.
| Người làm đơn |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
| Hà Nội, ngày tháng năm 201..... | |
Ảnh 4 x 6
| SƠ YẾU LÝ LỊCH |
|
1. Họ và tên: ...............................................................................................................
2. Tên gọi khác: ..........................................................................................................
3. Sinh ngày ……………… tháng …… năm …………, Giới tính (Nam, Nữ):......................
4. Nơi sinh: .................................................................................................................
5. Quê quán: ...............................................................................................................
6. Dân tộc: ………………………………………………., 7. Tôn giáo:..................................
8. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ..............................................................................
9. Nơi ở hiện nay: ........................................................................................................
10. Đơn vị công tác: ....................................................................................................
11. Chức vụ hiện nay: ..................................................................................................
12. Ngạch công chức: ……………………………………………., Mã ngạch: ......................
Bậc lương: …………………., Hệ số: ………………., Ngày nâng lương: ……../ ……/........
Phụ cấp chức vụ: …………………..………………, Phụ cấp khác: ...................................
13. Ngày tuyển dụng vào biên chế nhà nước: …………………… 15. Ngày về KTNN.........
14. Trình độ chuyên môn cao nhất: ...............................................................................
(TSKH, TS, Ths, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; chuyên ngành)
Quá trình đào tạo
(Văn bằng đại học, chứng chỉ bồi dưỡng ngạch, chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước)
Tên trường | Chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng | Từ tháng, năm | Hình thức đào tạo | Tên văn bằng, chứng chỉ, trình độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tóm tắt quá trình công tác
(Trong đó ghi rõ thời gian làm việc liên tục theo chuyên ngành được đào tạo và thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở KTNN)
STT | Từ tháng, năm đến tháng, năm | Chức vụ, đơn vị công tác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khen thưởng - Kỷ luật
Khen thưởng: ……………………………………………. Kỷ luật: ........................................
(Hình thức cao nhất, năm nào) | (về đảng, chính quyền, đoàn thể hình thức cao nhất, năm nào) |
Diễn biến tiền lương (kể từ năm 20.... đến nay)
STT | Ngày tháng | Ngạch | Bậc lương | Hệ số lương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng, nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị | Người khai |
| KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
CHỨNG CHỈ
|
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC | ||
|
Cho Ông/Bà: ……………………………………………………….. Sinh ngày ……….. tháng …..…… năm ……………….………… Nơi sinh: ……………………………………………………………… Đơn vị công tác: ……………………………………..……………… ………………………………………………………………………… | ||
|
Ảnh 3x4
|
| |
Số Chứng chỉ /KTNN
|
Hà Nội, ngày ……. tháng ….. năm 20… | ||
|
| ||
- 1Thông tư 129/2012/TT-BTC quy định về thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và hành nghề kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 13/QĐ-KTNN năm 2014 về Quy chế thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 1731/QĐ-KTNN năm 2016 Quy chế thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành
- 4Quyết định 06/2016/QĐ-KTNN về Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành
- 5Công văn 6078/BGDĐT-GDTX năm 2016 về tăng cường quản lý trong việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin theo Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 08/2016/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
- 7Quyết định 1829/QĐ-KTNN năm 2017 về Quy chế thi, cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành
- 1Luật cán bộ, công chức 2008
- 2Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 3Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 4Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Thông tư 129/2012/TT-BTC quy định về thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và hành nghề kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Kiểm toán nhà nước 2015
- 7Quyết định 1731/QĐ-KTNN năm 2016 Quy chế thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành
- 8Quyết định 06/2016/QĐ-KTNN về Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành
- 9Công văn 6078/BGDĐT-GDTX năm 2016 về tăng cường quản lý trong việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin theo Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Quyết định 08/2016/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
Quyết định 1894/QĐ-KTNN năm 2016 Quy chế thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 1894/QĐ-KTNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/11/2016
- Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước
- Người ký: Hồ Đức Phớc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra