Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1874/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 15  tháng 8 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 07/3/2011 về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước;

Xét đề nghị của Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 720/SNN-KL ngày 20/7/2011 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này một số thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trương Tấn Thiệu

 

PHẦN I . DANH MỤC CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

(Ban bành kèm theo Quyết định số 1874 /QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh )

STT

Tên thủ tục hành chính

Nội dung sửa đổi, bổ sung

Lĩnh vực lâm nghiệp

1

Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

2

Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES

Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES

3

Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường

Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường

4

Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu

Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu

5

Cấp giấy phép vận chuyển gấu

Cấp giấy phép vận chuyển gấu

6

Giao nộp gấu cho nhà nước

Giao nộp gấu cho nhà nước

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

(Ban bành kèm theo Quyết định số 1874/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh )

1. Thủ tục. Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES  Mã số hồ sơ: 021221

a) Trình tự thực hiện:

1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đăng ký tại Chi cục Kiểm lâm.

2. Cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm:

- Đối với loài cây gỗ, đăng ký rừng trồng tại Hạt kiểm lâm sở tại. Riêng các cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm ở thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành, đăng ký tại Chi cục Kiểm lâm.

- Đối với các loài thực vật không phải cây gỗ, đăng ký tại Chi cục Kiểm lâm.

3. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký:

- Chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký.

- Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

b) Cách thức thực hiện:

- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về Chi cục Kiểm lâm hoặc hạt Kiểm lâm tùy theo đối tượng đăng ký.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ:

- Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm IB quy định tại các Phụ biểu 3-B kèm theo Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006.

- Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm IIB quy định tại Phụ biểu 4-B kèm theo Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006.

- Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IA quy định tại các Phụ biểu 3-A; thuộc Nhóm IIA quy định tại Phụ biểu 4-A kèm theo Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm hoặc Hạt Kiểm lâm huyện tùy theo từng trường hợp.

2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Hạt Kiểm lâm hoặc Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR.

3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm hoặc hạt Kiểm lâm huyện.

4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan chuyên môn có liên quan.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ biểu 5 kèm theo Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Hồ sơ đăng ký theo Phụ biểu 3-B; phụ biểu  4-B;  Phụ biểu 3-A; Phụ biểu 4-A  theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006.

i) Yêu cầu/ điều kiện đẻ thực hiện thủ tục hành chính:

Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006, cụ thể:

1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật phải có các điều kiện sau đây:

- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.

- Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.

- Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.

- Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

- Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 cho phép.

2. Cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật phải có các điều kiện sau đây:

- Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.

- Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

- Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP, ngày 10/8/2006 của Chính phủ. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4/9/2006.

 

Mẫu đơn tờ khai đính kèm

Phụ biểu 3-B; phụ biểu  4-B;  Phụ biểu 3-A; Phụ biểu 4-A.

Phụ biểu 3-B: Mẫu hồ sơ đăng ký các trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES và Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam:

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN/
SINH TRƯỞNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Kính gửi: ……………………………………………………

 

Tên và địa chỉ của trại:

Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện:

Số CMND/Hộ chiếu:                         Ngày cấp:               Nơi cấp:

Loài đăng ký gây nuôi sinh sản (tên khoa học, tên thông thường):

Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản:

Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia:

Nếu trại mới sản xuất được thế hệ F1 thì cung cấp tài liệu chứng minh trại được quản lý và hoạt động theo phương pháp mà một trại khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất được thế hệ F2:

Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:

Loại sản phẩm (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác):

Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, chíp điện tử, cắt tai, cắt vẩy), nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu:

Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường, cách thức lưu trữ thông tin:

Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình bằng chứng nguồn giống là mẫu vật tiền Công ước, có nguồn gốc từ mẫu vật tiền Công ước hoặc được đánh bắt tại quốc gia có loài đó phân bố theo đúng các quy định của Công ước và luật pháp của quốc gia đó:

Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia:

Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài động vật quy định tại Phụ lục I của Công ước.

 

Phụ biểu 4-B: Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản  động vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II, III của Công ước CITES và Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam:

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN
/SINH TRƯỞNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Kính gửi: ……………………………………………………

Tên và địa chỉ của trại:

Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện:

Số CMND/Hộ chiếu:                         Ngày cấp:                    Nơi cấp:

Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường):

Thông tin chi tiết về số lư­­ợng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản:

Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh đ­ư­ợc việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia:

Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của động vật nuôi và lý do:

Sản lư­­ợng hàng năm trư­­ớc đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:

Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cư­­ờng nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen:

Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xư­ơng, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác):

Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức l­ư­u trữ thông tin.

 

Phụ biểu 3-A: Mẫu hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật   hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ư­­ớc CITES và Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam:

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO
THỰC VẬT HOANG DÃ

Kính gửi: ……………………………………………………

Tên và địa chỉ của cơ sở:

Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện:

Số CMND/Hộ chiếu:                           Ngày cấp:                   Nơi cấp:

Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học, tên thông thường):

Số lượng loài thực vật đăng ký trồng cấy nhân tạo:

Mô tả nguồn giống của loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tài liệu chứng minh nguồn giống đư­­ợc khai thác hoặc nhập khẩu hợp pháp):

Mô tả phương pháp trồng cấy nhân tạo:

Mô tả điều kiện hạ tầng cơ sở:

Sản lư­­ợng hàng năm trư­­ớc đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:

Giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia đối với các cơ sở trồng cấy nhân tạo những loài không phân bố ở Việt Nam:

Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài thực vật quy định tại Phụ lục I của Công ước.

 

Phụ biểu 4-A: Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của Công ­ư­ớc CITES và  Nhóm II  theo quy định của pháp luật Việt Nam:

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO
THỰC VẬT HOANG DÃ

Kính gửi: ……………………………………………………

Tên và địa chỉ của cơ sở:

Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện:

Số CMND/Hộ chiếu:                       Ngày cấp:                     Nơi cấp:

Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học và tên thông thường):

Mô tả số lư­­ợng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên:

Mô tả điều kiện hạ tầng và ph­ư­ơng thức trồng cấy:

Sản lư­­ợng hàng năm trư­­ớc đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.

 

Phụ biểu 5: Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy  nhân tạo

TÊN CQ, TC CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI
SINH SẢN/ NUÔI SINH TRƯỞNG/TRỒNG CẤY NHÂN TẠO
ĐỘNG VẬT,THỰC VẬT HOANG DÃ

 

Trại nuôi sinh sản/cơ sở trồng cấy nhân tạo (tên đăng ký):

Địa chỉ:

Mã số (do cơ quan đăng ký cấp):

Tên khoa học/thông thường loài nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo (nếu nuôi, trồng cấy nhiều loài thì kèm theo danh sách riêng):

Chứng nhận trại nuôi sinh sản/cơ sở trồng cấy nhân tạo có tên nói trên đã đăng ký theo quy định tại Nghị định số……………………………………

về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

 

 

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Chữ ký, con dấu)

(Họ, tên người ký)

 

2. Thủ tục. Đăng ký Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước CITES  Mã số hồ sơ: 149036

a) Trình tự thực hiện:

1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đăng ký tại Chi cục Kiểm lâm.

2. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký:

- Chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký.

- Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

b) Cách thức thực hiện:

- Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện về Chi cục Kiểm lâm.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ:

- Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng đối với động vật hoang dã thuộc phụ lục II và phụ lục III quy định tại Phụ biểu 4-B kèm theo Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006.

- Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc phụ lục II và phụ lục III quy định tại Phụ biểu 4-A kèm theo Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm.

2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Hạt Kiểm lâm hoặc Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR.

3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm.

4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan chuyên môn có liên quan.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ biểu 5 kèm theo Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Hồ sơ đăng ký theo Phụ biểu 4-A; phụ biểu  4-B theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006.

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006, cụ thể:

1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật phải có các điều kiện sau đây:

- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.

- Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.

- Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.

- Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

- Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 cho phép.

2. Cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật phải có các điều kiện sau đây:

- Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.

- Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

- Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP, ngày 10/8/2006 của Chính phủ. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4/9/2006.

 

Mẫu đơn tờ khai đính kèm

Phụ biểu 4-A; phụ biểu  4-B

Phụ biểu 4-A: Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của Công ­ư­ớc CITES và  Nhóm II  theo quy định của pháp luật Việt Nam:

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO
THỰC VẬT HOANG DÃ

Kính gửi: ……………………………………………………

Tên và địa chỉ của cơ sở:

Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện:

Số CMND/Hộ chiếu:                       Ngày cấp:                     Nơi cấp:

Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học và tên thông thường):

Mô tả số lư­­ợng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên:

Mô tả điều kiện hạ tầng và ph­ư­ơng thức trồng cấy:

Sản lư­­ợng hàng năm trư­­ớc đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.

 

Phụ biểu 4-B: Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản  động vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II, III của Công ­ư­ớc CITES và Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam:

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN/
SINH TRƯỞNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Kính gửi: ……………………………………………………

Tên và địa chỉ của trại:

Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện:

Số CMND/Hộ chiếu:                         Ngày cấp:                    Nơi cấp:

Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường):

Thông tin chi tiết về số lư­­ợng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản:

Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh đ­ư­ợc việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia:

Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của động vật nuôi và lý do:

Sản lư­­ợng hàng năm trư­­ớc đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:

Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cư­­ờng nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen:

Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xư­ơng, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác):

Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức l­ư­u trữ thông tin.

 

Phụ biểu 5: Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy  nhân tạo

TÊN CQ, TC CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI
SINH SẢN/ NUÔI SINH TRƯỞNG/TRỒNG CẤY NHÂN TẠO
ĐỘNG VẬT,THỰC VẬT HOANG DÃ

Trại nuôi sinh sản/cơ sở trồng cấy nhân tạo (tên đăng ký):

Địa chỉ:

Mã số (do cơ quan đăng ký cấp):

Tên khoa học/thông thường loài nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo (nếu nuôi, trồng cấy nhiều loài thì kèm theo danh sách riêng):

Chứng nhận trại nuôi sinh sản/cơ sở trồng cấy nhân tạo có tên nói trên đã đăng ký theo quy định tại Nghị định số……………………………………

về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

 

 

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Chữ ký, con dấu)

(Họ, tên người ký)

 

3. Thủ tục. Đăng ký Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường. Mã số hồ sơ: 149046

a) Trình tự thực hiện:

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.

2. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để đề nghị hoàn thiện hồ sơ.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm phải hoàn thành việc thẩm định và cấp giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan quản lý CITES thông tin, kết quả đăng ký để đăng tải, quản lý trên Website.

- Trong quá trình thẩm định, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn có liên quan hoặc các cơ quan khoa học CITES Việt Nam.

b) Cách thức thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ:

-  Hồ sơ đăng ký trại nuôi gồm: Giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường (theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ NN và PTNT.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm.

2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Hạt Kiểm lâm hoặc Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR.

3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm.

4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan chuyên môn có liên quan.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận (theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ NN và PTNT);

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường (theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ NN và PTNT.

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã thông thường phải đảm bảo các điều kiện theo khoản 1 – Điều 1, Thông tư  số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011, cụ thể như sau:

- Chuồng, trại nuôi phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại.

- Bảo đảm an toàn cho người nuôi và người dân trong vùng, an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường theo quy định.

- Có nguồn gốc vật nuôi rõ ràng.

- Trường hợp động vật có nguồn gốc nhập khẩu (không phân bố tại Việt Nam) phải có xác nhận bằng văn bản của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam là việc nuôi loài đó không ảnh hưởng tới các loài động vật khác và hệ sinh thái trong nước.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/5/2011.

 

Mẫu đơn tờ khai đính kèm: Phụ lục 01; phụ lục 02

Phụ lục 01: Mẫu giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản/sinh trưởng động vật hoang dã thông thường

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN/SINH TRƯỞNG
ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THÔNG THƯỜNG

Kính gửi: ……………………………………………………

1. Tên và địa chỉ của trại nuôi:

2. Họ tên chủ trại hoặc người đại diện:

Số CMND/hộ chiếu:                   ngày cấp:                      Nơi cấp

Hộ khẩu thường trú:

3. Giấy phép đăng ký kinh doanh số … do … cấp ngày … tháng … năm

4. Loài đăng ký nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng:

TT

Tên loài

Số lượng khi đăng ký

Mục đích gây nuôi (làm cảnh, thương mại, làm giống, làm xiếc, khoa học …)

Tên thông thường

Tên khoa học

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Nguồn gốc vật nuôi: (Ghi rõ nguồn gốc mua, bắt, bẫy, cho, tặng v.v. từ đâu và thời gian nào)

6. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: (diện tích, quy mô trại nuôi, vật liệu xây dựng, bản vẽ hoàn công, điều kiện về an toàn, phòng ngừa bệnh dịch, vệ sinh môi trường,...)

 

 

… Ngày … tháng … năm …

Người đại diện

ký, ghi rõ họ tên (chức vụ và đóng dấu nếu là tổ chức)

 

Phụ lục 02: Mẫu giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã thông thường

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CHI CỤC KIỂM LÂM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝTRẠI NUÔI SINH TRƯỞNG/NUÔI SINH SẢN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THÔNG THƯỜNG

CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH….CHỨNG NHẬN

Trại nuôi sinh sản/sinh trưởng (tên trại nuôi, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình):

Địa chỉ:

Họ và tên người đại diện:

Giấy chứng minh nhân dân số: ……………cấp ngày … tháng … năm .… tại:……………………………….

Giấy phép đăng ký kinh doanh số … …………do ……………… cấp ngày … tháng … năm …

Mã số trại: (do cơ quan cấp giấy chứng nhận ghi để theo dõi)

Có đủ điều kiện đăng ký gây nuôi sinh sản/sinh trưởng các loài động vật hoang dã/trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã thông thường sau: (trường hợp có nhiều loài thì kèm theo danh mục)

TT

Tên loài

Nguồn gốc ban đầu

Số lượng khi đăng ký

Mục đích gây nuôi (làm cảnh, thương mại, con giống, làm xiếc, khoa học …)

Tên thông thường

Tên khoa học

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng đơn vị

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Thủ tục. Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu. Mã số hồ sơ: 149069

a) Trình tự thực hiện:

1. Chủ nuôi gấu nộp hồ sơ đăng ký trại nuôi tại Chi cục Kiểm lâm.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định gồm: Chi cục Kiểm lâm làm chủ tịch Hội đồng với các thành viên là đại diện của Chi Cục Thú y, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường và chính quyền cấp xã (phường) nơi có trại nuôi gấu đề nghị cấp giấy chứng nhận để thẩm định hồ sơ.

- Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định: Kiểm tra thực tế cơ sở vật chất của trại nuôi gấu đề nghị cấp giấy chứng nhận; lập biên bản thẩm định để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu nếu đảm bảo các điều kiện quy định.

- Thời gian thẩm định: Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thành lập Hội đồng thẩm định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi thành lập, Hội đồng thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định.

3. Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu phải xem xét cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu cho trại có đủ điều kiện hoặc có văn bản trả lời cho chủ nuôi gấu về những điều kiện hay thủ tục chưa đạt yêu cầu.

b) Cách thức thực hiện:

- Chủ nuôi gấu nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu bao gồm:

+ Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (Theo mẫu tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ NN và PTNT.

+ Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử.

+ Bản thuyết minh về điều kiện chuồng, trại nuôi bao gồm: Bản vẽ mô tả chi tiết chuồng, trại nuôi gấu có kèm theo ảnh, chế độ chăm sóc, thức ăn và hệ thống xử lý chất thải.

+ Bản sao hợp đồng lao động với người có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc gấu nuôi.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm.

2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Hạt Kiểm lâm hoặc Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR.

3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm.

4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan chuyên môn có liên quan.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận trại nuôi gấu (theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008).

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (Theo mẫu tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ NN và PTNT.

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Gấu có nguồn gốc hợp pháp, gấu đã được lập hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử.

- Có chuồng và trại nuôi gấu đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 3, 4 và 6 của của Quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 và khoản 1, Điều 5 của Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/10/2008.

- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/5/2011.

 

Mẫu đơn tờ khai đính kèm

Phụ lục 10: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu

(Ban hành kèm theo Thông tư số  25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN ĐƠN VỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI GẤU

Kính gửi: ………………………………………………

Họ và tên người đề nghị: (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)

Số CMND:                                             ngày cấp:                      nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện tại:

Tên tổ chức:                                                                              Địa chỉ:

Giấy phép kinh doanh số:                                                           Nơi cấp:

Đề nghị cơ quan xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký nuôi… con gấu ngựa;…. con gấu chó; ….. con gấu…. với chi tiết sau:

TT

Tên loài và (tên khoa học)

Số chíp điện tử (số hồ sơ)

Số chuồng

Cân nặng (ước tính)

Nguồn gốc (Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)

Ghi chú

1

Gấu ngựa (Ursus thibetanus)

 

 

 

 

 

2

Gấu chó (Ursus malayanus)

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

Mục đích nuôi: ….

Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: (địa điểm, diện tích, quy mô trại nuôi, vật liệu xây dựng, bản vẽ hoàn công, điều kiện về an toàn, phòng ngừa bệnh dịch, vệ sinh môi trường,...)

Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: …

Tôi cam đoan chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì mọi điều kiện để nuôi gấu và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.

 

 

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên); đóng dấu đối với tổ chức

 

Phụ lục V: Mẫu giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi gấu

(kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CHI CỤC KIỂM LÂM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI GẤU

Số: ……

CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH … CHỨNG NHẬN

Trại nuôi gấu: (tên trại nuôi, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình)

Địa chỉ:

Họ và tên người đại diện:

Giấy chứng minh nhân dân số:………….cấp ngày … tháng … năm …   tại:…………

Giấy phép đăng ký kinh doanh số … ……..do ……………. cấp ngày … tháng … năm …….

Mã số trại: (do cơ quan cấp giấy chứng nhận ghi để theo dõi)

Có đủ điều kiện đăng ký trại nuôi gấu như sau:

TT

Tên loài và (tên khoa học)

Số lượng khi đăng ký

Ghi chú

1

Gấu ngựa (Ursus thibetanus)

 

 

2

Gấu chó (Ursus malayanus)

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày … tháng … năm … (thời hạn tối đa 5 năm)

 

 

Thủ trưởng đơn vị

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

5. Thủ tục. Cấp giấy phép vận chuyển gấu Mã số hồ sơ: 149083

a) Trình tự thực hiện:

1. Chủ nuôi gấu nộp hồ sơ đề nghị vận chuyển gấu tại Hạt Kiểm lâm huyện. Riêng thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành, chủ nuôi gấu nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ vận chuyển gấu: thẩm định, kiểm tra chíp điện tử (đối với các cá thể gấu đã gắn chíp điện tử), lập biên bản xác nhận số gấu vận chuyển đi và cấp giấy phép vận chuyển gấu theo quy định.

3. Thời gian cấp giấy phép vận chuyển gấu: trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển gấu phải hoàn thành biên bản xác nhận số gấu vận chuyển và ra văn bản cho phép vận chuyển gấu trong phạm vi nội tỉnh hoặc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt ra địa bàn ngoài tỉnh; trường hợp không giải quyết cho phép vận chuyển phải có văn bản trả lời người đề nghị về lý do không giải quyết.

4. Tiếp nhận gấu: Chủ nuôi gấu phải thông báo bằng văn bản với cơ quan kiểm lâm sở tại nơi tiếp nhận để đến làm biên bản kiểm tra xác nhận.

b) Cách thức thực hiện:

- Chủ nuôi gấu nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm huyện hoặc Chi cục Kiểm lâm (trường hợp trại nuôi gấu ở thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đề nghị vận chuyển gấu bao gồm:

- Đơn đề nghị vận chuyển gấu (theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008);

- Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi của nơi đến. Trường hợp vận chuyển gấu ra địa bàn ngoài tỉnh chủ nuôi gấu thông báo bằng văn bản với cơ quan Kiểm lâm sở tại đến làm biên bản kiểm tra xác nhận.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:  10 ngày làm việc

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm huyện hoặc Chi cục Kiểm lâm.

2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có

3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm huyện hoặc Chi cục Kiểm lâm.

4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản cho phép vận chuyển gấu trong phạm vi nội tỉnh hoặc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt ra địa bàn ngoài tỉnh.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị vận chuyển gấu (theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008);

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chỉ được phép vận chuyển các cá thể gấu được quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008.

- Đối với các cá thể gấu đã được lập hồ sơ và gắn chíp điện tử thì trước khi vận chuyển phải được Hạt Kiểm lâm hoặc Chi cục Kiểm lâm (đối với trại nuôi gấu ở Đồng Xoài và Chơn Thành) kiểm tra chíp điện tử để xác định mã số chíp tại nơi đi.

- Nơi tiếp nhận gấu là các trại nuôi đã được cấp giấy chứng nhận trại nuôi hoặc các cơ sở cứu hộ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Đảm bảo các điều kiện về an toàn và sức khỏe của gấu trong quá trình vận chuyển.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/10/2008.

- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/5/2011.

 

Mẫu đơn tờ khai đính kèm

Phụ lục VI: Mẫu đơn đề nghị di chuyển gấu nuôi

TÊN ĐƠN VỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP DI CHUYỂN GẤU

Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước.

Tên tôi là :………………………………………………..………..…..

CMND số………………Cấp ngày………….. Tại…………….……………..

Địa chỉ thường trú…………………………………….………………………

Được cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu số … ngày …/…/… Cơ quan cấp: …

Đề nghị cho phép di chuyển số gấu như sau:

1. Loài……………Giới tính (đực, cái)……..Nặng………..(kg)

Đặc điểm……………………. Số chíp điện tử…………………………………

2. ……………………………………………………………….……………

(nếu số lượng nhiều thì lập thành dang sách riêng kèm theo)

Đang nuôi nhốt tại điạ chỉ: ………………………………..…………………

Tới địa điểm mới là: …………………

Lý do di chuyển: ………………………

Tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý gấu nuôi nhốt và đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

(kèm theo đây là bản sao hồ sơ các con gấu nói trên)

 

 

….. ngày ….tháng ….năm …

Người làm đơn

(họ, tên, chữ ký; đóng dấu đối với tổ chức)

 

6. Thủ tục. Giao nộp gấu cho nhà nước. Mã số hồ sơ: 149094

a) Trình tự thực hiện:

1. Chủ nuôi gấu nộp hồ sơ đề nghị giao gấu cho Nhà nước tại Chi cục Kiểm lâm.

2. Trong thời gian 05 ngày làm việc, sau khi nhận được hồ sơ tự nguyện chuyển giao gấu, Chi cục Kiểm lâm hoàn thiện các thủ tục, quyết định chuyển giao gấu cho các đơn vị đủ điều kiện nuôi nhốt theo quy định trên địa bàn tỉnh hoặc báo cáo Cục Kiểm lâm nếu trên địa bàn tỉnh không có đơn vị tiếp nhận.

3. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ tự nguyện chuyển giao gấu, Cục Kiểm lâm phải hoàn tất các thủ tục chuyển giao gấu cho các đơn vị đủ điều kiện nuôi nhốt trong phạm vi cả nước.

b) Cách thức thực hiện:

- Chủ nuôi gấu nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đề nghị đề nghị giao gấu cho Nhà nước bao gồm:

- Đơn đề nghị giao nộp gấu cho Nhà nước (Phụ lục VII ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008);

- Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử (bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Thuộc thẩm quyền của Chi cục Kiểm lâm: 05 ngày làm việc.

- Thuộc thẩm quyền của Cục Kiểm lâm: 15 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm hoặc Cục Kiểm lâm.

2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có

3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm hoặc Cục Kiểm lâm.

4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản chuyển giao gấu cho các đơn vị có đủ điều nuôi nhốt trên địa bàn tỉnh hoặc trong phạm vi cả nước.

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị giao nộp gấu cho Nhà nước (Phụ lục VII ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008);

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/10/2008.

- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/5/2011.

 

Mẫu đơn tờ khai đính kèm

Phụ lục VII: Mẫu đơn đề nghị tự nguyện giao gấu cho Nhà nước

TÊN ĐƠN VỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

……….……, ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
TỰ NGUYỆN GIAO GẤU CHO NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố …………

Họ và tên người đề nghị:  (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)

Số CMND:                                                      ngày cấp:                    nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện tại:

Tên tổ chức:                                                                             Địa chỉ:

Giấy phép kinh doanh số:                                                          Nơi cấp:

Giấy chứng nhận trại nuôi gấu số:

Tự nguyện giao nộp cho Nhà nước … con gấu với chi tiết sau:

TT

Tên loài và (tên khoa học)

Số chíp điện tử (số hồ sơ)

Cân nặng (ước tính)

Nguồn gốc (Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)

Ghi chú

1

Gấu ngựa (Ursus thibetanus)

 

 

 

 

2

Gấu chó (Ursus malayanus)

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: …..................................................................

Lý do giao: ……………… ............................................................................

Tôi xin cam đoan tự nguyện giao số gấu trên cho Nhà nước.

 

 

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên); đóng dấu đối với tổ chức

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1874/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành

  • Số hiệu: 1874/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/08/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Trương Tấn Thiệu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/08/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản