- 1Thông tư liên tịch 55/2005/TTLT-BNV-VPCP hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ Nội Vụ - Văn Phòng Chính Phủ ban hành
- 2Thông tư 100/2006/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 104/2004/NĐ-CP về Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- 4Thông tư liên tịch 109/2004/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 1Nghị định 161/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi
- 2Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2002
- 4Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 1Thông tư 66/2011/TT-BCA quy định về xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 2Quyết định 4582/QĐ-BCA năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an trong kỳ hệ thống hóa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
BỘ CÔNG AN
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1872/2006/QĐ-BCA(V19 | Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2006 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Căn cứ Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
Theo đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ Pháp chế
QUYẾT ĐỊNH:
| BỘ TRƯỞNG |
BỘ CÔNG AN
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
VỀ XÂY DỰNG, BAN HÀNH, KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1872/2006/QĐ-BCA(V19) ngày 24 tháng 11 năm 2006 của Bộtrưởng Bộ Công an)
Chương 1:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục, trình tự xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tham gia ý kiến vào dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân.
2. Quy chế này áp dụng đối với các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tham gia ý kiến vào dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có đầy đủ các yếu tố sau đây:
a) Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo hình thức quy định tại Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
b) Được ban hành theo thủ tục, trình tự quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật), Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 161/2005/NĐ-CP) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
c) Có chứa quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương;
d) Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật.
2. Những văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân ban hành nhưng không có đầy đủ các yếu tố của văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này, như: quyết định phong, thăng cấp bậc hàm, nâng lương, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động công tác, khen thưởng, kỷ luật; quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định phê duyệt dự án; chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt và những văn bản cá biệt khác để giải quyết những vụ, việc cụ thể, đối với những đối tượng cụ thể thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
3. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này nhưng không có đầy đủ các yếu tố được quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều này phải được kịp thời phát hiện, kiểm tra, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ thi hành theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân
1. Soạn thảo để Bộ trưởng Bộ Công an trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội (sau đây gọi chung là bảo vệ an ninh, trật tự); về xây dựng lực lượng, chế độ, chính sách, hậu cần, kỹ thuật đối với Công an nhân dân:
a) Luật, nghị quyết của Quốc hội;
b) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
c) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
d) Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ;
đ) Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
e) Các điều ước quốc tế.
2. Soạn thảo để Bộ trưởng Bộ Công an ban hành:
a) Quyết định của Bộ trưởng quy định về tổ chức và hoạt động của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Công an nhân dân; quy định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ công tác và các định mực kinh tế - kỹ thuật; quy định chính sách cán bộ, hậu cần trong Công an nhân dân; quy định các biện pháp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh, trật tự và những vấn đề khác được Chính phủ giao;
b) Chỉ thị của Bộ trưởng quy định các biện pháp để chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp và kiểm tra hoạt động của các đơn vị ở Bộ, Công an các địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của Bộ Công an;
c) Thông tư của Bộ trưởng hướng dẫn thực hiện những quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và những vấn đề khác liên quan đến bảo vệ an ninh, trật tự hoặc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an nhân dân.
3. Soạn thảo để Bộ trưởng Bộ Công an tham gia ký, ban hành:
a) Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an với các bộ, cơ quan ngang bộ khác hướng dẫn thi hành những văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an, các bộ và cơ quan ngang bộ đó;
b) Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc giữa Bộ Công an, các bộ, cơ quan ngang bộ khác với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an và các cơ quan đó;
c) Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội hoặc giữa Bộ Công an, các bộ, cơ quan ngang bộ khác với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn thi hành những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước của các tổ chức đó theo quy định của pháp luật;
d) Các điều ước quốc tế về bảo vệ an ninh, trật tự do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
4. Soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an về những vấn đề có liên quan đến bảo vệ an ninh, trật tự tại địa phương:
a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
b) Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân.
Điều 4. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Công an nhân dân chủ trì soạn thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành và văn bản quy phạm pháp luật do Công an nhân dân xây dựng, ban hành theo thẩm quyền phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
2. Quyết định, chỉ thị, Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ đó phụ trách.
Thủ tục, trình tự, thẩm quyền xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 161/2005/NĐ-CP, Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 135/2003/NĐ-CP) và Quy chế này.
1. Việc phân công soạn thảo, thẩm định hoặc tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật dựa trên cơ sở nội dung của văn bản đó liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ (sau đây gọi chung là đơn vị) nào thì Bộ giao cho đơn vị đó chủ trì. Nếu nội dung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nhiều đơn vị thì Bộ giao cho Vụ Pháp chế chủ trì. Các văn bản thuộc chủ trương, đường lối, mệnh lệnh công tác, chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, sơ kết, tổng kết… mà không phải là văn bản quy phạm pháp luật do Văn phòng Bộ thẩm định.
Đơn vị liên quan đến nội dung văn bản quy phạm pháp luật cần soạn thảo, thẩm định hoặc tham gia ý kiến có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ trì trong quá trình xây dựng hoặc tham gia ý kiến vào văn bản quy phạm pháp luật đó và phải bảo đảm thời gian theo quy định.
2. Trong quá trình kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, các đơn vị chức năng trong Công an nhân dân phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế để bảo đảm việc kiểm tra văn bản được thực hiện kịp thời, đúng quy định và có chất lượng.
Điều 7. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phải được thường xuyên rà soát và định kỳ hệ thống hóa. Căn cứ vào kết quả rà soát, xác định những văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới để báo cáo lãnh đạo Bộ quyết định đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ.
2. Ba năm một lần, Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát và báo cáo Bộ trưởng quyết định công bố danh mục những văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an ninh, trật tự đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế.
3. Định kỳ 3 tháng, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tập hợp, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng hoặc các cấp có thẩm quyền ban hành có liên quan đến an ninh, trật tự để biên tập, xuất bản và phổ biến trong các đơn vị ở Bộ và Công an các địa phương.
Điều 8. Xây dựng, quản lý, sử dụng Hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự do cấp có thẩm quyền ban hành phải được tập hợp và xây dựng thành Hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an để phục vụ cho công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động của Công an nhân dân.
2. Hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an được xây dựng, bổ sung cập nhật, lưu trữ, quản lý, khai thác và sử dụng theo quy định của Bộ trưởng. Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, phát triển và thường xuyên cập nhật, bổ sung kịp thời những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
Điều 9. Cơ quan chuyên trách về soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
1. Vụ Pháp chế là cơ quan chuyên trách của Bộ về soạn thảo, thẩm định, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân, có trách nhiệm:
a) Giúp Bộ trưởng lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về an ninh, trật tự để trình cấp có thẩm quyền quyết định và lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an trình lãnh đạo Bộ quyết định;
b) Trực tiếp hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được phân công;
c) Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ chủ trì soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký, ban hành hoặc ký trình Chính phủ;
d) Tham gia ý kiến và tổ chức lấy ý kiến của các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an địa phương tham gia vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức khác yêu cầu Bộ Công an tham gia ý kiến;
đ) Giúp Bộ trưởng quản lý và thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong Công an nhân dân;
e) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng (hoặc Phòng Pháp chế) Công an các đơn vị, địa phương là cơ quan chuyên trách về soạn thảo, thẩm định, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở các đơn vị, địa phương.
Chương 2:
XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Mục 1: LẬP DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 10. Căn cứ lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, kế hoạch, chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, yêu cầu và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Hàng năm, vào cuối quý II, các đơn vị lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình gửi Vụ Pháp chế tập hợp. Căn cứ vào dự kiến của các đơn vị và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật báo cáo Bộ trưởng xem xét, trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Nhà nước hoặc đưa vào chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng.
Điều 11. Dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân bao gồm:
a) Dự kiến chương trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bảo vệ an ninh, trật tự để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội;
b) Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự để trình Chính phủ đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ;
c) Dự kiến chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an; văn bản liên tịch với các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức khác do Bộ trưởng tham gia ký, ban hành; Hiệp định, nghị định thư được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ Công an ký để Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lập dự kiến chương trình xây dựng các nghị quyết, quyết định, chỉ thị có nội dung liên quan đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, ban hành hoặc trình Hội đồng nhân dân ban hành.
3. Dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này phải thể hiện rõ: danh mục văn bản cần xây dựng, ban hành; cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp soạn thảo đối với từng văn bản; tiến độ soạn thảo đối với từng văn bản (thời gian soạn thảo, thời gian trình Bộ trưởng, thời gian trình Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền); dự kiến các văn bản hướng dẫn thi hành; kinh phí cho từng văn bản; văn bản thuyết minh về sự cần thiết phải ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung chính của văn bản quy phạm pháp luật cần xây dựng, dự báo tác động kinh tế - xã hội và điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo.
4. Khi tình hình có liên quan thay đổi thì Vụ Pháp chế báo cáo lãnh đạo Bộ điều chỉnh, bổ sung chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 12. Trình cấp có thẩm quyền dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định trình Chính phủ phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc báo cáo đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội.
Dự kiến chương trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hàng năm được gửi đến Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ chậm nhất là ngày 15 tháng 7 năm trước. Nếu là dự kiến cho cả nhiệm kỳ Quốc hội phải được gửi cho Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ chậm nhất là ngày 15 tháng 7 năm kết thúc nhiệm kỳ của Quốc hội khóa trước.
Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ hàng năm được gửi đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp chậm nhất là ngày 15 tháng 10 năm trước.
2. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng.
Dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị đề xuất Bộ trưởng ký ban hành được Vụ Pháp chế phối hợp với Văn phòng Bộ tập hợp, trình Bộ trưởng chậm nhất là ngày 15 tháng 10 năm trước.
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan có trách nhiệm giúp Bộ trưởng tập hợp, lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật báo cáo Bộ trưởng quyết định. Nếu văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì đơn vị dự kiến soạn thảo văn bản đó phải xây dựng tờ trình kèm theo, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung chính của văn bản, dự báo tác động kinh tế - xã hội và điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo để Bộ trưởng trình Chính phủ đưa vào chương trình xây dựng pháp luật chung của Nhà nước theo thời hạn quy định tại Điều 12 Quy chế này. Nếu văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Công an thì phải xây dựng báo cáo kèm theo trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2. Văn phòng (hoặc Phòng Pháp chế) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tập hợp, xây dựng báo cáo kèm theo dự kiến chương trình xây dựng các nghị quyết, quyết định, chỉ thị liên quan đến công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương báo cáo Giám đốc trình Ủy ban nhân dân quyết định hoặc trình Hội đồng nhân dân đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương; đồng thời; gửi báo cáo về Vụ Pháp chế và Văn phòng Bộ.
Mục 2:SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 14. Ban soạn thảo, Tổ biên tập
1. Việc thành lập Ban soạn thảo phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Ban soạn thảo dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Trưởng ban, từ một đến hai Phó trưởng ban và các thành viên do đồng chí Bộ trưởng (hoặc đồng chí Thứ trưởng được Bộ trưởng giao) làm Trưởng ban soạn thảo. Các thành viên Ban soạn thảo gồm đại diện lãnh đạo các đơn vị Công an có liên quan đến nội dung soạn thảo, Vụ Pháp chế và đại diện có thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức hữu quan ngoài Công an nhân dân.
Giúp việc cho Ban soạn thảo có Tổ biên tập do Trưởng ban quyết định thành lập gồm một số cán bộ, chuyên viên am hiểu về pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến nội dung của văn bản cần soạn thảo.
b) Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết, Nghị định của Chính phủ gồm có Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên. Trưởng ban soạn thảo là đồng chí Thứ trưởng phụ trách đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản. Phó trưởng ban soạn thảo là Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản. Các thành viên Ban soạn thảo gồm đại diện lãnh đạo các đơn vị Công an có liên quan đến nội dung của văn bản cần soạn thảo và Vụ Pháp chế.
Giúp việc cho Ban soạn thảo có Tổ biên tập do Trưởng ban quyết định gồm một số cán bộ, chuyên viên am hiểu pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến nội dung của văn bản cần soạn thảo.
2. Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và những văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Công an tham gia ký, ban hành (quyết định, thông tư, chỉ thị, nghị quyết và thông tư liên tịch, các hiệp định và nghị định thư được Chính phủ ủy quyền ký với các nước về lĩnh vực an ninh, trật tự) do một đơn vị được Bộ trưởng giao chủ trì soạn thảo, có đại diện của các đơn vị khác có liên quan và Vụ Pháp chế tham gia.
3. Vụ Pháp chế đề xuất lãnh đạo Bộ quyết định về thành phần Ban soạn thảo để xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, Ban soạn thảo hoặc đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo có trách nhiệm xác định mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung chính của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Ban soạn thảo và Tổ biên tập, báo cáo lãnh đạo Bộ bằng văn bản về tiến độ và kết quả soạn thảo.
Ban soạn thảo hoặc đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề mà nội dung văn bản quy phạm pháp luật quy định.
2. Xác định mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và các nội dung chính cần được quy định trong văn bản.
3. Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của văn bản cần soạn thảo.
4. Thu thập, nghiên cứu các thông tin, tư liệu có liên quan. Tiến hành hệ thống hóa, tổng hợp, đánh giá những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về lĩnh vực, nội dung cần soạn thảo.
5. Xây dựng đề cương, bố cục, tiến hành biên soạn, chỉnh lý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm chất lượng, nội dung và tiến độ. Bản dự thảo phải đánh số lần dự thảo.
6. Tùy theo tính chất, nội dung, hình thức, thể loại văn bản quy phạm pháp luật, Ban soạn thảo hoặc đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản phải gửi dự thảo đến các cơ quan, tổ chức có liên quan để lấy ý kiến tham gia bằng các hình thức thích hợp; trường hợp cần thiết có thể tổ chức hội nghị, hội thảo. Văn bản dự thảo phải gửi đến đơn vị cần lấy ý kiến tham gia chậm nhất là trước 5 ngày (nếu là hội nghị, hội thảo) hoặc chậm nhất là trước 10 ngày (nếu ý kiến tham gia gửi bằng đường công văn); trường hợp cần thiết, thời gian tham gia ý kiến vào văn bản dự thảo có thể ngắn hơn.
7. Chuẩn bị tờ trình và tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo theo quy định tại Điều 18, 19 của Quy chế này.
8. Phối hợp với các đơn vị, cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 20 của Quy chế này.
9. Trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo văn bản phải xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về các vấn đề mới, phức tạp hoặc có ý kiến khác nhau.
Điều 17. Trình tự thủ tục lấy ý kiến tham gia vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Việc lấy ý kiến tham gia vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo trình tự sau đây:
1. Lấy ý kiến tham gia của các đơn vị ở Bộ và Công an các địa phương có liên quan; tùy theo tính chất, phạm vi đối tượng điều chỉnh của văn bản cần soạn thảo để lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan ngoài Công an nhân dân.
2. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Ban soạn thảo hoặc đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản chỉnh lý dự án, dự thảo, nếu thấy cần thiết và tùy theo tính chất và nội dung của dự án, dự thảo có thể lấy ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan; trong phạm vi và với hình thức thích hợp tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trước khi trình. Văn bản trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội bắt buộc phải lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và tổ chức khác bằng văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 161/2005/NĐ-CP.
3. Việc lấy ý kiến có thể bằng công văn hoặc tổ chức hội nghị. Nếu lấy ý kiến bằng công văn thì Trưởng ban soạn thảo hoặc lãnh đạo đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản phải ký công văn, nếu chưa có tờ trình gửi kèm theo dự thảo thì trong công văn phải nêu tóm tắt những vấn đề cần xin ý kiến. Văn bản dự thảo gửi lấy ý kiến tham gia của các bộ, cơ quan ngang bộ và tổ chức khác do lãnh đạo Bộ ký công văn.
4. Sau khi có ý kiến tham gia bằng văn bản, Ban soạn thảo hoặc đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tham gia để chỉnh lý dự án, dự thảo và báo cáo bằng văn bản về tiến độ, nội dung soạn thảo và những vấn đề phức tạp còn có ý kiến khác nhau để xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.
Các dự án, dự thảo trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền đều phải báo cáo xin ý kiến của đồng chí Bộ trưởng và các đồng chí Thứ trưởng.
Điều 18. Tờ trình về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Tờ trình về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản; quan điểm chỉ đạo (nếu có); mục đích, yêu cầu; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; cơ cấu, nội dung cơ bản của dự án, dự thảo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo (nếu có).
Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau thì Ban soạn thảo hoặc đơn vị chủ trì soạn thảo chỉ lựa chọn những vấn đề lớn để đưa vào Tờ trình và đề xuất quan điểm, phương hướng giải quyết của mình về những vấn đề đó để xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Điều 19. Hồ sơ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Hồ sơ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gồm có:
a) Công văn yêu cầu thẩm định;
b) Tờ trình;
c) Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
d) Tổng hợp ý kiến tham gia, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và bản chính của các ý kiến tham gia đó;
đ) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải gửi cho Vụ Pháp chế để kiểm tra, thẩm định trước khi trình lãnh đạo Bộ ký ban hành hoặc để báo cáo Bộ trưởng ký trình cấp trên. Ở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hồ sơ trình phải gửi cho Văn phòng (hoặc Phòng Pháp chế) Công an tỉnh, thành phố để tham gia ý kiến, thẩm định trước khi báo cáo Giám đốc ký trình Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Điều 20. Soạn thảo văn bản hướng dẫn
1. Việc soạn thảo văn bản hướng dẫn thi hành tiến hành khi dự thảo văn bản được hướng dẫn đã tương đối hoàn chỉnh. Ban soạn thảo cần xác định hình thức, nội dung của văn bản hướng dẫn; đôn đốc, kiểm tra đơn vị được phân công soạn thảo văn bản hướng dẫn để đồng thời trình với dự thảo văn bản được hướng dẫn.
2. Quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản hướng dẫn thi hành phải tương ứng với thời điểm có hiệu lực của văn bản được hướng dẫn và thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 161/2005/NĐ-CP.
Mục 3:THẨM ĐỊNH, TRÌNH VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 21. Thủ tục thẩm định, trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Những dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định tại các khoản 1,2,3 Điều 3 của Quy chế này đều phải gửi Vụ Pháp chế thẩm định trước khi trình lãnh đạo Bộ ký ban hành hoặc ký trình Chính phủ chậm nhất trước 10 ngày.
Hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gửi đến thẩm định phải bảo đảm theo quy định tại Điều 19 của Quy chế này. Khi thẩm định, cơ quan thẩm định có thể mời đại diện của cơ quan chủ trì soạn thảo cùng dự để trao đổi; nếu có vấn đề hai bên còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
Điều 22. Nội dung thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Nội dung thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm tất cả các vấn đề của dự án, dự thảo, tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:
1. Sự cần thiết ban hành văn bản.
2. Căn cứ và cơ sở pháp lý.
3. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của văn bản.
4. Sự phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật; chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân.
5. Việc tuân theo thủ tục và trình tự soạn thảo.
6. Tính khả thi của văn bản.
7. Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Điều 23. Trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ
1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế chịu trách nhiệm thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị gửi đến trước khi trình lãnh đạo Bộ. Lãnh đạo Bộ ký, ban hành hoặc ký trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
2. Pháp chế các đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra, xem xét văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị mình soạn thảo trước khi lãnh đạo đơn vị đó gửi đến Vụ Pháp chế thẩm định để trình lãnh đạo Bộ.
Điều 24. Trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở Công an địa phương
Chánh Văn phòng (hoặc Trưởng phòng Pháp chế) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Công an tỉnh, thành phố soạn thảo trước khi báo cáo Giám đốc trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, ban hành hoặc trình Hội đồng nhân dân ban hành.
Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
1. Xem xét về nội dung, hình thức của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này và phải chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định của mình.
2. Ý kiến thẩm định phải thể hiện bằng văn bản hoặc bằng phiếu do lãnh đạo ký.
3. Nếu xét thấy văn bản chưa thể trình lên lãnh đạo có thẩm quyền duyệt ký thì cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan dự thảo chỉnh lý, bổ sung.
4. Việc thẩm định phải tiến hành nhanh chóng, chính xác, không quá 5 ngày đối với văn bản đơn giản, 10 ngày đối với văn bản phức tạp kể từ ngày nhận.
5. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu Ban soạn thảo hoặc đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung dự án, dự thảo; tự mình hoặc cùng Ban soạn thảo hoặc đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc phạm vi dự án, dự thảo. Ban soạn thảo hoặc đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ việc thẩm định dự án, dự thảo.
6. Ban soạn thảo hoặc đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến thẩm định, chỉnh lý văn bản để trình lãnh đạo Bộ. Trường hợp có ý kiến khác với ý kiến của cơ quan thẩm định thì Ban soạn thảo hoặc đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
Điều 26. Trình văn bản quy phạm pháp luật
1. Sau khi thẩm định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan trình văn bản quy phạm pháp luật lên lãnh đạo Bộ. Hồ sơ trình Bộ trưởng ký, ban hành phải có ít nhất 2 bộ gồm các tài liệu theo quy định tại Điều 19 của Quy chế này. Hồ sơ trình Chính phủ gồm 10 bộ (nếu là luật và pháp lệnh, nghị định, nghị quyết), 5 bộ (nếu là quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ) và phải tuân theo quy định tại Điều 29 và Điều 33 của Nghị định số 161/2005/NĐ-CP.
2. Văn phòng (hoặc Phòng Pháp chế) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định, báo cáo Giám đốc trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố những văn bản liên quan đến lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự được giao chủ trì soạn thảo.
Điều 27. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
1. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản áp dụng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 161/2005/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Liên bộ Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ và hướng dẫn tại Quy chế này.
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đánh số thứ tự bắt đầu từ số đầu tiên (01) theo năm ban hành và có ký hiệu riêng cho từng loại văn bản. Văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Ủy ban Thương vụ Quốc hội, Quốc hội được lấy số tại cơ quan có thẩm quyền ban hành. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng ký ban hành hoặc do Thứ trưởng ký theo ủy quyền của Bộ trưởng phải lấy số tại Văn phòng Bộ, đồng gửi lưu tại Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế và cơ quan chủ trì soạn thảo.
3. Ký hiệu của mỗi loại văn bản quy định như sau: số thứ tự của văn bản /năm ban hành (ghi đầy đủ số của năm)/tên viết tắt của văn bản – tên viết tắt của cơ quan ban hành (tên viết tắt của đơn vị soạn thảo). Ví dụ: Nghị định số 161 ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ có số kỳ hiệu là: số 161/2005/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 02 của Bộ Công an với Bộ Tài chính ngày 20 tháng 9 năm 1997 có số và ký hiệu là: số 02/1997/TTLT-BCA-BTC; Quyết định số 184 của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 16 tháng 3 năm 2006 do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo có số và ký hiệu là: số 184/2006/QĐ-BCA(V19)…
4. Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Bộ trưởng ký ban hành phải ghi rõ cấp bậc hàm của Bộ trưởng. Trường hợp Bộ trưởng phân cấp hoặc ủy quyền cho các đồng chí Thứ trưởng ký văn bản quy phạm pháp luật thì phải ghi rõ cấp bậc hàm của đồng chí Thứ trưởng ký văn bản đó.
5. Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Bộ trưởng ký ban hành phải sao gửi các ngành, đơn vị có liên quan, gửi Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) và gửi đăng Công báo theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Nghị định số 161/2005/NĐ-CP, Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và của Bộ Công an; trừ các văn bản mật, tối mật, tuyệt mật. Cơ quan chủ trì soạn thảo phải sao gửi văn bản đã ban hành đến các cơ quan đơn vị, địa phương có liên quan chậm nhất 2 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 28. Thẩm quyền kỳ văn bản quy phạm pháp luật
Các văn bản hướng dẫn, giải thích văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự hoặc các quy định của Chính phủ giao thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng do Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền) ký ban hành. Lãnh đạo các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ không có thẩm quyền ký văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
Chương 3:
Điều 29. Trách nhiệm tham gia ý kiến vào dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Khi có dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và tổ chức khác gửi đến yêu cầu Bộ Công an tham gia ý kiến, Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất ý kiến của Bộ Công an trình lãnh đạo Bộ ký trình Chính phủ hoặc gửi các bộ, cơ quan ngang bộ và tổ chức có dự thảo gửi đến. Việc ký công văn tham gia ý kiến quy định như sau:
- Công văn trình Chính phủ do Bộ trưởng hoặc đồng chí Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền ký;
- Công văn trả lời các bộ, cơ quan ngang bộ và tổ chức khác do Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng ký;
- Nếu dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do cấp tổng cục, vụ, cục của ngành khác gửi đến lấy ý kiến tham gia của các Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Bộ thì lãnh đạo các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ ký gửi văn bản tham gia ý kiến.
Ý kiến tham gia của lãnh đạo Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ, cán bộ, chuyên viên trong quá trình dự thảo nếu không được lãnh đạo Bộ ủy quyền hoặc đồng ý thì không được coi là ý kiến tham gia của Bộ Công an. Các ý kiến tham gia về văn bản quy phạm pháp luật đều phải đồng gửi Văn phòng Bộ và Vụ Pháp chế để biết và theo dõi.
Điều 30. Nội dung, thời gian tham gia ý kiến vào dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Trong thời hạn 2 ngày, sau khi nhận được dự thảo của Quốc hội, Chính phủ và các ngành gửi đến yêu cầu Bộ Công an tham gia ý kiến, tùy theo tính chất, nội dung của văn bản, Vụ Pháp chế hoặc đơn vị được lãnh đạo Bộ giao chủ trì có trách nhiệm sao gửi các tổng cục, vụ, cục trực thuộc Bộ có liên quan đến nội dung của văn bản để nghiên cứu tham gia ý kiến và tổng hợp ý kiến báo cáo lãnh đạo Bộ ký công văn trả lời. Nhận được dự thảo, các đơn vị có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, tham gia ý kiến; việc tham gia ý kiến phải bảo đảm về nội dung, thời gian; đơn vị và người duyệt ký văn bản trả lời phải chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia của mình.
Điều 31. Quyết định những vấn đề còn cý ý kiến khác nhau
Đối với những vấn đề lớn hoặc liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của Công an nhân dân còn có ý kiến khác nhau, Vụ Pháp chế hoặc đơn vị được Bộ giao chủ trì phải tập hợp, báo cáo (bằng văn bản) kèm theo ý kiến tham gia của các đơn vị để trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
Chương 4:
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 32. Mục đích kiểm tra văn bản
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, hủy bỏ hoặc bãi bỏ văn bản, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự; đồng thời, xác định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật và nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân.
Điều 33. Nội dung kiểm tra văn bản
Nội dung kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, trật tự là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của văn bản. Văn bản hợp pháp là văn bản bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 135/2003/NĐ-CP, bao gồm:
a) Được ban hành đúng căn cứ pháp lý;
b) Được ban hành đúng thẩm quyền;
c) Nội dung văn bản phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Văn bản được ban hành đúng thể thức và kỹ thuật trình bày;
đ) Tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục xây dựng, ban hành, đăng Công báo, đưa tin hoặc công bố văn bản.
Điều 34. Phạm vi kiểm tra văn bản
1. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng ban hành bằng các hình thức: quyết định, chỉ thị, thông tư.
2. Văn bản liên tịch giữa Bộ Công an với các bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.
3. Văn bản do Bộ Công an ban hành có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản do Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ ký ban hành nhưng nội dung có chứa quy phạm pháp luật.
4. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Điều 35. Phương thức kiểm tra văn bản
1. Tự kiểm tra:
a) Thường xuyên tự kiểm tra đối với những văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng ban hành;
b) Kịp thời kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng ban hành khi tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi hoặc khi cơ quan nhà nước cấp trên ban hành văn bản mới làm cho nội dung văn bản do Bộ Công an ban hành không còn phù hợp;
c) Tổ chức đoàn kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn, lĩnh vực công tác trong Công an nhân dân.
2. Kiểm tra theo thẩm quyền:
a) Thường xuyên tổ chức kiểm tra khi nhận được văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi đến;
b) Tổ chức đoàn kiểm tra văn bảo về an ninh, trật tự theo chuyên đề, địa bàn, lĩnh vực tại bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kiểm tra văn bản có chứa quy phạm pháp luật:
Kịp thời tổ chức kiểm tra khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, các phương tiện thông tin đại chúng về văn bản do Bộ Công an ban hành có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.
Điều 36. Trách nhiệm kiểm tra văn bản
1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện kiểm tra đối với những văn bản quy định tại Điều 34 của Quy chế này.
Căn cứ yêu cầu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế được tổ chức và sử dụng đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản về an ninh, trật tự.
2. Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra những văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị mình chủ trì soạn thảo khi có thông báo của Vụ Pháp chế về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; phối hợp với Vụ Pháp chế kiểm tra, xử lý những văn bản quy định tại Điều 34 của Quy chế này.
3. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra những văn bản quy phạm pháp luật nội dung có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương do đơn vị mình chủ trì hoặc tham gia soạn thảo trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành.
Điều 37. Trình tự, thủ tục tự kiểm tra văn bản do Bộ Công an ban hành
1. Gửi và tiếp nhận văn bản để kiểm tra:
a) Khi phát hành văn bản quy phạm pháp luật do đơn vị mình chủ trì soạn thảo (kể cả văn bản liên tịch), chậm nhất không quá 03 ngày kể từ ngày ban hành văn bản, các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm gửi Vụ Pháp chế 01 bản để kiểm tra;
b) Chậm nhất không quá 01 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Bộ có trách nhiệm chuyển đến Vụ Pháp chế để kiểm tra đối với:
- Văn bản liên tịch mà Bộ Công an là một bên tham gia ký ban hành do các Bộ, ngành gửi đến;
- Thông báo của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản về văn bản do Bộ Công an ban hành có dấu hiệu trái pháp luật hoặc yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân, các cơ quan thông tin đại chúng về văn bản do Bộ Công an ban hành nội dung có chứa quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật.
c) Sau khi nhận được văn bản gửi đến để kiểm tra, Vụ Pháp chế có trách nhiệm vào "Sổ văn bản đến" và lập hồ sơ quản lý văn bản đến để kiểm tra.
2. Tổ chức tự kiểm tra văn bản:
a) Vụ Pháp chế tổ chức kiểm tra văn bản theo các nội dung được quy định tại Điều 33 của Quy chế này.
Trường hợp phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không phù hợp với tình hình thực tế thì Vụ Pháp chế thông báo những nội dung cần thiết cho đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản đó để tiến hành kiểm tra.
Đối với những văn bản liên tịch Bộ Công an tham gia ký ban hành, khi kiểm tra cần tập trung vào những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an, đồng thời phối hợp với đơn vị liên quan để kiểm tra toàn bộ nội dung của văn bản.
b) Các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ kiểm tra những văn bản quy phạm pháp luật và văn bản nội dung có chứa quy phạm pháp luật do đơn vị mình chủ trì soạn thảo khi có thông báo của Vụ Pháp chế về văn bản đó có dấu hiệu trái pháp luật. Sau khi kiểm tra thì các đơn vị được thông báo phải gửi báo cáo kết quả kiểm tra (bằng văn bản) về Vụ Pháp chế để tập hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ quyết định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Vụ Pháp chế và đơn vị chủ trì soạn thảo về văn bản được kiểm tra thì đơn vị chủ trì soạn thảo phải có văn bản giải trình cụ thể ý kiến của đơn vị mình gửi Vụ Pháp chế để báo cáo lãnh đạo Bộ.
3. Báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật:
a) Căn cứ vào kết quả kiểm tra văn bản, Vụ Pháp chế lập hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật để báo cáo Bộ trưởng. Hồ sơ gồm có:
- Phiếu kiểm tra văn bản (theo mẫu ban hành kèm theo Quy chế này);
- Văn bản được kiểm tra;
- Văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra;
- Thông báo của Vụ Pháp chế về văn bản có nội dung trái pháp luật;
- Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản của đơn vị chủ trì soạn thảo, ý kiến bảo lưu (nếu có);
- Báo cáo của Vụ Pháp chế về nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra và đề xuất hướng xử lý;
- Các tài liệu khác có liên quan.
b) Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền) xem xét quyết định việc xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật do Vụ Pháp chế trình. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng có thể yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo trực tiếp trước khi quyết định việc xử lý;
c) Việc quyết định xử lý văn bản liên tịch mà Bộ Công an là một bên tham gia ký ban hành có nội dung trái pháp luật được tiến hành trên cơ sở thống nhất ý kiến với các cơ quan, tổ chức đã ký văn bản đó.
4. Thông báo kết quả xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật:
Kết quả xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật do Bộ Công an ban hành phải được gửi đến các đơn vị liên quan.
1. Khi nhận được văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi đến theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP, chậm nhất không quá một (01) ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Bộ có trách nhiệm chuyển đến Vụ Pháp chế để kiểm tra.
Sau khi tiếp nhận những văn bản quy phạm pháp luật được gửi đến, Vụ Pháp chế có trách nhiệm vào "Sổ văn bản đến" và lập hồ sơ quản lý văn bản đến để kiểm tra.
2. Vụ Pháp chế tổ chức kiểm tra những văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự theo nội dung quy định tại Điều 33 của Quy chế này.
Trường hợp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật hoặc không phù hợp với tình hình thực tế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế báo cáo để Bộ trưởng Bộ Công an thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý và yêu cầu gửi thông báo kết quả xử lý cho Bộ Công an trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
3. Căn cứ vào kết quả kiểm tra văn bản, Vụ Pháp chế lập hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật để báo cáo Bộ trưởng theo nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều 37 của Quy chế này.
Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật không xử lý trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoặc kết quả xử lý không được Bộ Công an chấp nhận, Vụ trưởng Vụ Pháp chế báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an tiến hành xử lý văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP.
4. Kết quả xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự phải gửi đăng Công báo và gửi đến các Bộ, ngành, địa phương mà trước đó văn bản đã được gửi đến. Nếu văn bản có nội dung trái pháp luật đã đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thì kết quả xử lý cũng phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 39. Thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước
Thủ tục kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước áp dụng theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo mật bí mật nhà nước.
Chương 5
1. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân áp dụng theo quy định Thông tư số 100/2006/TT-BTC ngày 23/10/2006 của Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 109/2004/TTLT-BTC-BTP ngày 17/11/2004 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp và hướng dẫn của Bộ Công an.
2. Vụ Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân.
3. Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì soạn thảo trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí áp dụng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định tại Quy chế này; định kỳ 6 tháng, hàng năm, xây dựng báo cáo về tình hình soạn thảo, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản của đơn vị mình gửi Vụ Pháp chế. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Bộ (qua Vụ Pháp chế).
2. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc xây dựng, tham gia xây dựng văn bản; kiểm tra và xử lý văn bản theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cùng cấp; định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo kết quả công tác kiểm tra và xử lý văn bản trong nội dung báo cáo công tác pháp chế của đơn vị mình gửi Vụ Pháp chế.
3. Công an các đơn vị, địa phương và cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi phát hiện văn bản do các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự và văn bản do Bộ Công an ban hành có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp có quyền kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Công an, các Bộ, ngành đã ban hành văn bản để kịp thời kiểm tra, xử lý.
Điều 42. Trách nhiệm thi hành của Vụ Pháp chế
Vụ Pháp chế có trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ tổ chức triển khai thực hiện và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; định kỳ báo cáo lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện Quy chế này; định kỳ 6 tháng, hàng năm, xây dựng báo cáo về công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng ký duyệt để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Tư pháp; tập hợp các vướng mắc của Công an các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Quy chế, kịp thời báo cáo, đề xuất Bộ trưởng chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
| BỘ TRƯỞNG |
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi:…………………………………
1. Tên chuyên viên kiểm tra văn bản:..........................................................................................
2. Tên văn bản được kiểm tra:...................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra:.................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
4. Nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra:..................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
5. Ý kiến của Vụ Pháp chế về nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra...........................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
6. Đề xuất hướng xử lý nội dung trái pháp luật của văn bản (đình chỉ, sửa đổi, hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản):........................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
7. Các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành, thực hiện văn bản trái pháp luật gây ra và đề xuất hướng xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật:..............................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
8. Văn bản trình kèm theo:.........................................................................................................
| VỤ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 2014/2007/QĐ-TTCP ban hành Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Tổng thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 66/2011/TT-BCA quy định về xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 3Quyết định 4582/QĐ-BCA năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an trong kỳ hệ thống hóa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Thông tư 66/2011/TT-BCA quy định về xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 2Quyết định 4582/QĐ-BCA năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an trong kỳ hệ thống hóa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Thông tư liên tịch 55/2005/TTLT-BNV-VPCP hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ Nội Vụ - Văn Phòng Chính Phủ ban hành
- 2Nghị định 161/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi
- 3Thông tư 100/2006/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2002
- 6Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 7Nghị định 104/2004/NĐ-CP về Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- 8Thông tư liên tịch 109/2004/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 9Quyết định 2014/2007/QĐ-TTCP ban hành Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Tổng thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
Quyết định 1872/2006/QĐ-BCA(V19) Ban hành Quy chế xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 1872/2006/QĐ-BCA(V19)
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/11/2006
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Lê Hồng Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 23 đến số 24
- Ngày hiệu lực: 02/01/2007
- Ngày hết hiệu lực: 20/11/2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực