Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1860/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ Quyết định số 1412/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc thông qua phương án đơn giản hóa TTHC thực hiện trên địa bàn Thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Chánh Văn phòng UBND Thành phố,
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.
1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND thành phố thường xuyên cập nhật để trình Chủ tịch UBND thành phố công bố những thủ tục hành chính nêu tại
Đối với các thủ tục hành chính nêu tại
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 4911/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2009 của Chủ tịch UBND Thành phố công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1860/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2011 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội)
TT | Tên thủ tục hành chính | Ghi chú |
1 | Thành lập trường Trung học phổ thông (tư thục) |
|
2 | Sáp nhập, chia tách các trường Trung học phổ thông (tư thục) |
|
3 | Đình chỉ hoạt động các trường Trung học phổ thông (tư thục) |
|
4 | Giải thể các trường Trung học phổ thông (tư thục) |
|
5 | Thành lập trường Trung cấp chuyên nghiệp (tư thục) |
|
6 | Sáp nhập, chia tách các trường Trung cấp chuyên nghiệp (tư thục) |
|
7 | Đình chỉ hoạt động trường Trung cấp chuyên nghiệp (tư thục) |
|
8 | Giải thể các trường Trung cấp chuyên nghiệp (tư thục) |
|
9 | Tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội |
|
10 | Đăng ký hoạt động đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn ngoại ngữ, tin học chuyên ngành và nghiệp vụ khác thuộc hệ trung cấp chuyên nghiệp |
|
11 | Cấp giấy phép hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài |
|
12 | Cấp giấy phép hoạt động tổ chức tư vấn du học tự túc |
|
13 | Thành lập trung tâm ngoại ngữ, ngoại ngữ - tin học có yếu tố nước ngoài |
|
14 | Thủ tục giải quyết khiếu nại - tố cáo |
|
15 | Xác minh văn bằng, chứng chỉ |
|
16 | Cấp giấy phép dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường |
|
17 | Cấp giấy phép hoạt động, mở thêm chi nhánh hoạt động trung tâm bồi dưỡng văn hóa, mỹ thuật, nghiệp vụ theo chương trình Giáo dục thường xuyên (không có yếu tố nước ngoài) |
|
18 | Thủ tục gia hạn, chuyển địa điểm hoạt động trung tâm bồi dưỡng văn hóa, mỹ thuật, nghiệp vụ… theo chương trình giáo dục thường xuyên (không có yếu tố nước ngoài) |
|
19 | Cấp giấy phép hoạt động, mở thêm địa điểm hoạt động trung tâm ngoại ngữ, tin học theo chương trình Giáo dục thường xuyên (không có yếu tố nước ngoài) (Cấp chứng nhận hoạt động các đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép) |
|
20 | Thủ tục gia hạn, chuyển địa điểm hoạt động Trung tâm ngoại ngữ, tin học… theo chương trình Giáo dục thường xuyên (không có yếu tố nước ngoài) |
|
21 | Công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp |
|
22 | Cấp các loại giấy chứng nhận cho học sinh |
|
23 | Bổ sung ảnh vào bằng tốt nghiệp THPT và THCS (hệ phổ thông và bổ túc) |
|
24 | Cấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT và THCS (hệ phổ thông và bổ túc) |
|
25 | Chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở (hệ phổ thông và bổ túc) |
|
26 | Chuyển trường của học sinh trung học phổ thông |
|
27 | Công nhận danh hiệu thư viện trường học đạt chuẩn |
|
28 | Đình chỉ hoạt động các Trung tâm giáo dục thường xuyên |
|
29 | Sáp nhập, giải thể các Trung tâm giáo dục thường xuyên |
|
30 | Xếp hạng các Trung tâm giáo dục thường xuyên |
|
31 | Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia |
|
32 | Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia |
|
33 | Công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia |
|
34 | Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia |
|
35 | Thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật |
|
36 | Thẩm định phê duyệt dự án đầu tư thiết bị đào tạo |
|
37 | Thành lập trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học |
|
38 | Sáp nhập, chia tách trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp |
|
39 | Thành lập trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp |
|
40 | Đình chỉ hoạt động trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp |
|
41 | Giải thể trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp |
|
42 | Liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp |
|
43 | Đăng ký mở mã ngành đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp |
|
44 | Cấp giấy chứng nhận và công bố kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông |
|
45 | Thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục |
|
46 | Quy trình tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông đối với cơ sở giáo dục và đào tạo |
|
47 | Đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông |
|
48 | Phúc khảo bài thi tốt nghiệp Trung học phổ thông |
|
49 | Đặc cách thi tốt nghiệp Trung học phổ thông |
|
50 | Xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân |
|
51 | Xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú |
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
01. THÀNH LẬP TRƯỜNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (TƯ THỤC )
Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ xin thành lập trường;
- Thẩm định, tập hợp các ý kiến của các Sở, Ban, Ngành hữu quan; Hướng dẫn bổ sung hồ sơ (nếu cần);
- Chủ trì phối hợp với các Phòng, Ban cơ quan Sở GD&ĐT và các Sở, Ban, Ngành hữu quan của Thành phố để tổ chức đoàn kiểm tra thẩm định liên ngành Thành phố;
- Tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu;
- Gửi văn bản trình UBND Thành phố xem xét;
- UBND Thành phố ra Quyết định;
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin thành lập trường
+ Luận chứng khả thi:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định.
+ Hồ sơ tài chính và cơ sở vật chất: bao gồm văn bản do cấp có thẩm quyền xác nhận về khả năng tài chính; Cá nhân cam kết đóng góp đầy đủ và đúng hạn để xây dựng trường; Hồ sơ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc giao đất xây dựng trường.
+ Hồ sơ nhân sự : bao gồm danh sách dự kiến và hồ sơ lý lịch của Hội đồng Quản trị (nếu có), Ban giám hiệu, Giáo viên....
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết :
40 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Nội vụ
TTHC này có yêu cầu phải hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai không: Không
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 39/2001/QĐ-BGDĐT ngày 28/8/2001 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập;
- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc: Ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
02. SÁP NHẬP, CHIA TÁCH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (TƯ THỤC)
Trình tự thực hiện:
- Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ xin thành lập trường;
- Thẩm định, tập hợp các ý kiến của các Sở, Ban, Ngành hữu quan; Hướng dẫn bổ sung hồ sơ (nếu cần);
- Chủ trì phối hợp với các Phòng, Ban cơ quan Sở GD&ĐT và các Sở, Ban, Ngành hữu quan của Thành phố để tổ chức đoàn kiểm tra thẩm định liên ngành Thành phố;
- Tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu;
- Trình UBND Thành phố xem xét, ra Quyết định
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin sáp nhập, chia tách trường
- Hồ sơ tài chính và cơ sở vật chất: bao gồm văn bản do cấp có thẩm quyền xác nhận về khả năng tài chính; Cá nhân cam kết đóng góp đầy đủ và đúng hạn để xây dựng trường; Hồ sơ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc giao đất xây dựng trường.
- Hồ sơ nhân sự : bao gồm danh sách dự kiến và hồ sơ lý lịch của Hội đồng Quản trị (nếu có), Ban giám hiệu, Giáo viên....
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo phải có ý kiến trả lời về tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức biết để chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;
Trong thời hạn 45 ngày làm việc, Sở GD&ĐT tiến hành thẩm định, báo cáo trình UBND tỉnh xem xét quyết định
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ trình của Sở, UBND tổ chức thẩm định và ra quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở GD&ĐT gửi Quyết định cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
- Cơ quan phối hợp : Sở Nội vụ
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
03. ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (TƯ THỤC)
Trình tự thực hiện:
- Thanh tra Sở GD&ĐT tiến hành thanh tra và kiến nghị với Sở GD&ĐT;
- .Sở GD&ĐT tiến hành thẩm định, lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan
- Ra văn bản trình UBND Thành phố quyết định đình chỉ hoặc cho phép hoạt động trở lại của nhà trường
- UBND Thành phố ra Quyết định đình chỉ hoặc cho phép hoạt động trở lại
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Biên bản thanh tra của Thanh tra Sở GD&ĐT
- Biên bản thẩm định kiến nghị của Thanh tra do Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan
- Văn bản trình UBND Thành phố ra quyết định đình chỉ hoạt động.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Đình chỉ do vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giáo dục thì chậm nhất là 05 ngày kể từ khi UBND cấp tỉnh nhận được hồ sơ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng tổ chức cán bộ- Sở GD&ĐT
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
04. GIẢI THỂ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (TƯ THỤC )
Trình tự thực hiện:
-Thanh tra Sở GD&ĐT tiến hành thanh tra và kiến nghị với Sở GD&ĐT;
- Sở GD&ĐT tiến hành thẩm định;
- Sở GD&ĐT có văn bản trình UBND Thành phố quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường;
- UBND Thành phố ra Quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Biên bản thanh tra của Thanh tra Sở GD&ĐT
- Văn bản kiến nghị của Thanh tra Sở với Sở GD&ĐT
- Biên bản thẩm định kiến nghị của Thanh tra do Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan
-Văn bản trình UBND Thành phố ra quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 75 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
05. THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP (TƯ THỤC)
Trình tự thực hiện :
- Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ
- Kiểm tra, tập hợp ý kiến của các Sở, Ban, Ngành liên quan, hướng dẫn, bổ sung (nếu có)
- Thẩm định hồ sơ.
- Ra văn bản trình UBND Thành phố xem xét
- UBND Thành phố gửi Bộ GD&ĐT văn bản thoả thuận thành lập trường;
- Trên cơ sở văn bản thoả thuận của Bộ GD&ĐT về việc thành lập trường và Hồ sơ, UBND Thành phố ra Quyết định thành lập trường.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
(số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin thành lập trường
- Luận chứng khả thi:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định.
- Hồ sơ tài chính và cơ sở vật chất: bao gồm văn bản do cấp có thẩm quyền xác nhận về khả năng tài chính; Cá nhân cam kết đóng góp đầy đủ và đúng hạn để xây dựng trường; Hồ sơ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc giao đất xây dựng trường.
- Hồ sơ nhân sự : bao gồm danh sách dự kiến và hồ sơ lý lịch của Hội đồng Quản trị (nếu có), Ban giám hiệu, Giáo viên....
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 55 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ
TTHC này có yêu cầu phải hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai không: Không
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 39/2001/QĐ-BGDĐT ngày 28/8/2001 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập;
- Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc: Ban hành Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT
06. SÁP NHẬP, CHIA TÁCH CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP (TƯ THỤC)
Trình tự thực hiện:
- Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ
- Kiểm tra, tập hợp ý kiến của các Sở, Ban, Ngành liên quan, hướng dẫn, bổ sung (nếu có)
- Thẩm định hồ sơ.
- Ra văn bản trình UBND Thành phố xem xets
- UBND Thành phố gửi Bộ GD&ĐT văn bản thoả thuận sáp nhập, chia tách trường;
- Trên cơ sở văn bản thoả thuận của Bộ GD&ĐT về việc sáp nhập, chia tách trường và Hồ sơ, UBND Thành phố ra Quyết định sáp nhập, chia tách trường.
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Biên bản thanh tra của Thanh tra Sở GD&ĐT
- Văn bản kiến nghị của Thanh tra Sở với Sở GD&ĐT
- Biên bản thẩm định kiến nghị của Thanh tra do Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan
-Văn bản trình UBND Thành phố ra quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 55 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
- Cơ quan phối hợp : Sở Nội vụ
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
- Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
07. ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP (Tư thục)
Trình tự thực hiện:
- Thanh tra sở tiến hành thanh tra và kiến nghị với sở GD&ĐT Hà Nội
- Sở tiến hành thẩm định, lấy ý kiến các đơn vị liên quan;
- Sở GD&ĐT ra văn bản trình UBND thành phố quyết định đình chỉ hoặc cho phép hoạt động trở lại của nhà trường
- UBND thành phố ra quyết định đình chỉ hoặc cho phép hoạt động trở lại của nhà trường
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội (Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về vi phạm của nhà trường hoặc vì lý do khách quan nhà trường không đảm bảo hoạt động bình thường
- Biên bản thanh tra của thanh sở GD&ĐT
- Văn bản kiến nghị của thanh tra sở với sở GD&ĐT
- Biên bản thẩm định kiến nghị của thanh tra do sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan
- Văn bản trình UBND Thành phô ra quyết định đình chỉ hoặc cho phép hoạt động trở lại của nhà trường
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 75 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ GD&ĐT V/V ban hành điều lệ trường TCCN ;
-Thông tư số 35/2009/TT-BGD&ĐT ngày 13/12/2009 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
08. GIẢI THỂ CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP (TƯ THỤC)
Trình tự thực hiện:
Thanh tra Sở GD&ĐT tiến hành thanh tra và kiến nghị với Sở GD&ĐT;
- Sở GD&ĐT tiến hành thẩm định, lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan
- Sở GD&ĐT ra văn bản trình UBND Thành phố quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường;
- UBND Thành phố gửi Bộ GD&ĐT văn bản thoả thuận về việc giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường;
- UBND Thành phố ra Quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Biên bản thanh tra của Thanh tra Sở GD&ĐT
- Văn bản kiến nghị của Thanh tra Sở với Sở GD&ĐT
- Biên bản thẩm định kiến nghị của Thanh tra do Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan
- Văn bản trình UBND Thành phố ra quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Phụ thuộc vào công tác kiểm tra và thu thập tài liệu có liên quan
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Nội vụ
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
09. TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NGẠCH GIÁO VIÊN CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Trình tự thực hiện:
- Sở GD&ĐT xây dựng kê hoạch tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên.
- Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND Thành phố Kế hoạch tuyển dụng GV;
- UBND Thành phố ban hành Kế hoạch tuyển dụng giáo viên THPT
- Sở GD&ĐT thông báo kê hoạch tuyển dụng, hướng dẫn thành lập Hội đồng tuyển dụng giáo viên tại các đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng
- Các Hội đồng tuyển dụng tổ chức tuyển dụng giáo viên theo đúng các quy định hiện hành và sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ
- Các Hội đồng có kết quả tuyển dụng, Sở GD&ĐT tổng hợp kết quả và trình UBND Thành phố phê duyệt
- UBND Thành phố phê duyệt kết quả trúng tuyển.
- Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tuyển dụng.
- Các đơn vị có giáo viên trúng tuyển ký hợp đồng làm việc
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin dự tuyển
- Hồ sơ cá nhân, gồm: Sơ yếu lí lịch (có xác nhận của địa phương nơi cư trú và còn giá trị), Giấy CMTND, Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (công chứng), Bằng cấp chuyên môn phù hợp (công chứng), Các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 80 làm viêc kÓ từ khi nhận ®ñ hồ sơ hîp lÖ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổ chức cán bộ- Sở GD&ĐT Hà Nội và đơn vị sử dụng giáo viên
- Cơ quan phối hợp : Sở Nội vụ
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
Phí, lệ phí: 130.000đ/thí sinh
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ ; Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ;
- Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 5/10/2006 của Bộ Nội vụ; Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19/2/2004 của Bộ Nội vụ; Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21/6/2007 của Bộ Nội vụ;
-Thông tư liên tịch số 101/2003/TTLT/BTC-BNV ngày 29/10/2003 của Bộ Tài chính- Bộ Nội vụ;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
Trình tự thực hiện :
- Tiếp nhận hồ sơ Đăng ký hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn Ngoại ngữ, tin học chuyên ngành và các chuyên môn khác thuộc hệ Trung cấp chuyên nghiệp, kiểm tra nội dung và hình thức theo mẫu đăng ký hoạt động (phụ lục đính kèm);
- Hướng dẫn bổ sung hồ sơ (nếu cần thiết);
Chủ trì phối hợp với các Phòng, Ban chức năng có liên quan cơ quan của Sở GD&ĐT để tổ chức đoàn kiểm tra thẩm định nội dung đã ghi trong đề án đăng ký hoạt động;
- Tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu;
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thành phần hồ sơ:
Tờ trình về việc đăng ký hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục, kèm theo chương trình đào tạo, chương trình môn học, danh sách giáo viên tham gia đào tạo, hồ sơ của giáo viên tham gia thỉnh giảng; bảng kê có sở vật chất trang thiết bị phục vụ việc thực hiện chương trình đào tạo của những chuyên ngành định mở, (phụ lục đính kèm).
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết
15 ngày (làm việc) tính từ ngày Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng GDCN- Sở GD&ĐT
Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Công văn xin đăng ký hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn Ngoại ngữ, Tin học chuyên ngành và các chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ khác của đơn vị.
- Danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị.
- Chương trình, kế hoạch và nội dung của từng chuyên ngành đăng ký hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
- Bảng liệt kê số phòng học, các máy móc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập theo các chuyên ngành
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Luật doanh nghiệp n ước cộng hoà XHCN Việt Nam;
- Nghị định 139/2007/ND-CP ngày 05/9/2007 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của luật doanh nghiệp;
- Quyết định số 31/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04 tháng 06 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học theo chương trình GDTX.
11. CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ GIÁO DỤC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Trình tự thực hiện:
- Nhận hồ sơ đăng ký hoạt động (theo mục 7)
- Thẩm định hồ sơ
- Tổ chức thẩm định các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên tại cơ sở đào tạo (khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ)
Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (khi có đủ điều kiện)
Cách thức thực hiện:
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đăng ký hoạt động làm theo mẫu (Trích từ Phụ lục 2 ban hành theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLB – BGD&DDT – BKH&ĐT ngày 14/4/2005)
- Bản sao công chứng giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Danh sách Hội đồng quản trị; Giám đốc (Hiệu trưởng), Trưởng các phòng, ban, kế toán trưởng.
- Danh sách cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng), trình độ chuyên môn của giáo viên, giảng viên.
- Cấp học, bậc học, trình độ sẽ đào tạo .
- Ngành đào tạo.
- Quy mô (học sinh, sinh viên, học viên).
- Đối tượng tuyển sinh.
- Quy chế và thời gian tuyển sinh.
- Các quy định về học phí và các loại phí liên quan.
- Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.
- Báo cáo tình hình cơ sở vật chất hiện có.
- Đăng ký chương trình giảng dạy của cơ sở với cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về giáo dục và đào tạo.
- Quy chế hoạt động của tổ chức
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 15 ngày làm việc, sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng GD có yếu tố nước ngoài-
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp giấy phép
Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 06/2000/NĐ – CP ngày 6/3/2000 của Chính phủ về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam;
- Thông tư số 14/2005/TTLB – BGD&ĐT - BKH&ĐT ngày 14/4/2005.
12. CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TƯ VẤN DU HỌC TỰ TÚC
Trình tự thực hiện:
- Nhận hồ sơ đăng ký hoạt động (theo mục 7)
- Thẩm định hồ sơ
- Tổ chức thẩm định các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên tại cơ sở đào tạo (khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ)
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (khi có đủ điều kiện)
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
-Công văn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của tổ chức dịch vụ tư vấn du học tự túc. (Mẫu số 1).
- Quyết định thành lập tổ chức dịch vụ tư vấn du học tự túc của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng).
- Điều lệ hoạt động của tổ chức dịch vụ TVDHTT.
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học tự túc của cơ quan có thẩm quyền.
- Danh sách cán bộ, nhân viên của tổ chức dịch vụ tư vấn du học tự túc. (Mẫu số 2).
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng GD có yếu tố nước ngoài-
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp giấy phép
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 1:
Công văn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của tổ chức dịch vụ TVDHTT
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 2:
Danh sách cán bộ, nhân viên của tổ chức dịch vụ TVDHTT
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Quyết định 234/2006/QĐ-UBND ngày 20/12/2006 của UBND Thành phố Hà Nội “Quy định tạm thời về cấp giấy phép hoạt động và quản lý hoạt động các tổ chức dịch vụ tư vấn du học tự túc trên địa bàn Hà Nội” .
13. THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ, NGOẠI NGỮ - TIN HỌC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Trình tự thực hiện:
• Nhận hồ sơ đăng ký hoạt động (theo mục 7)
• Thẩm định hồ sơ
• Tổ chức thẩm định các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên tại cơ sở đào tạo (khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ)
Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (khi có đủ điều kiện)
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần và số lượng hồ sơ:
- Đơn xin thành lập trung tâm (theo mẫu).
- Cơ quan quản lý trực tiếp hoặc bảo trợ:
- Quyết định thành lập cơ quan quản lý trực tiếp hoặc bảo trợ (phô tô công chứng).
- Nếu là cơ quan quản lý trực tiếp: phải có quyết định bổ nhiệm người làm giám đốc trung tâm (phần I: 1)
- Nếu là cơ quan bảo trợ: phải có công văn xin bảo trợ cho trung tâm.
- Sơ yếu lý lịch mới nhất của người làm giám đốc trung tâm (dán ảnh 3x4), có xác nhận của UBND phường, xã nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan nếu là cán bộ trong biên chế Nhà nước (phô tô công chứng chứng minh thư nhân dân).
- Đề án thành lập trung tâm: Phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Mục đích, yêu cầu thành lập trung tâm; Tên trung tâm, địa chỉ, số điện thoại, Email, Fax.
- Đối tượng người học (từ trẻ em đến người lớn)
Sử dụng giáo trình của nước ngoài
- Nội dung hoạt động: (vào một trong các phần sau)
+ Giảng dạy ngoại ngữ cho trẻ em
+ Giảng dạy ngoại ngữ cơ bản, giao tiếp, nâng cao
+ Luyện thi TOEIC, IELTS, TOEFL…
+ Biên dịch và phiên dịch
+ Chuyên ngành ngoại ngữ
+ Tin học ứng dụng (bổ trợ cho ngoại ngữ).
- Dự kiến chương trình giảng dạy ở các mức độ, quy mô học viên trong năm đầu và ba năm tiếp theo; Khả năng tài chính; Bản thuyết minh về điều kiện thành lập trung tâm.
- Hợp đồng thuê địa điểm: nếu là cơ quan Nhà nước thì có xác nhận của cơ quan đó, nếu của cá nhân thì có xác nhận của UBND phường, xã sở tại.
- Công văn báo cáo địa phương nơi đặt địa điểm hoạt động (có xác nhận và được sự đồng ý của UBND phường, xã về môi trường sư phạm, điều kiện trật tự an ninh, vệ sinh môi trường, …).
- Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng (họ tên, năm sinh, trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo, chức vụ hiện tại, cơ quan công tác); kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ (phô tô công chứng) và Hợp đồng lao động của từng cá nhân.
Lưu ý:
- Giám đốc trung tâm phải có trình độ ngoại ngữ bậc đại học trở lên, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm về công tác quản lý, hiểu biết về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; không có vướng mắc về chính trị, hình sự, dân sự và kinh tế.
- Giáo viên là người nước ngoài phải đầy đủ hồ sơ theo quy định của Nhà nước.
8) Bản thống kê về cơ sở vật chất, phòng học, phòng thực hành và các trang thiết bị, phương tiện … phục vụ cho giảng dạy.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ (không kể ngày nghỉ), Sở GD&ĐT tổ chức thẩm định hồ sơ và điều kiện thực tế, nếu đủ điều kiện quy định thì sẽ trả kết quả.
Chú ý: Giám đốc trung tâm trực tiếp đến nộp hồ sơ và nhận kết quả (xuất trình chứng minh thư nhân dân).
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng GD có yếu tố nước ngoài-
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp chứng nhận đăng ký hoạt động
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/6/2007 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ-tin học;
- Quyết định số 3217/QĐ-UBND ngày 15/8/2007 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc uỷ quyền cho Sở GD&ĐT được phép thành lập trung tâm ngoại ngữ-tin học;
- Hướng dẫn số 628/HD-SGD&ĐT ngày 27/02/2008 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc Thực hiện quy trình giải quyết thủ tục hành chính về việc thành lập tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ-tin học;
- Quyết định số 734/QĐ-SGD&ĐT ngày 29/9/2008 của Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
14. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI – TỐ CÁO
Trình tự thực hiện:
Đơn Khiếu nại: Đối với đơn có đầy đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 53/2005/NĐ- CP ngày 19/4/2005 thụ lý giải quyết
Đối với đơn không đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 53/2005/NĐ- CP ngày 19/4/2005 không thụ lý.
Đơn tố cáo: Thuộc thẩm quyền, chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận, đơn ra quyết định giải quyết.
Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận đơn làm thủ tục chuyển đến nơi có thẩm quyền.
Đối với đơn tố cáo có hành vi phạm tội làm thủ tục chuyển cho cơ quan điều tra theo quy định tại Điều 71 của luật KNTC
Không xem xét đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký mà sao chụp chữ ký, tố cáo đã được giải quyết mà không có bằng chứng mới.
Nếu đơn vừa có nội dung Khiếu nại, vừa có nội dung Tố cáo: Xử lý nội dung khiếu nại riêng, nội dung tố cáo riêng.
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
Tố cáo :
- Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;
- Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập đựơc trong quá trình giải quyết.
- Văn bản giải trình của người bị tố cáo
- Kết luận về nội dung tố cáo, Văn kiến nghị biện pháp xử lý
- Quyết định xử lý và Văn bản có liên quan khác.
Khiếu nại:
- Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
- Văn bản trả lời của người bị khiếu nại
- Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định, biên bản gặp gỡ, đối thoại.
- Quyết định giải quyết khiếu nại và Văn bản có liên quan khác.
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
Tố cáo:
Không quá 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định, đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày công bố quyết định.
Khiếu nại:
Lần 1: Không quá 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định, đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày công bố quyết định.
Vùng sâu vùng xa không quá 45 ngày kể từ ngày công bố quyết định, đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định.
Lần 2: Không quá 45 ngày kể từ ngày công bố quyết định, đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định.
Vùng sâu vùng xa không quá 60 ngày kể từ ngày công bố quyết định, đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày kể từ ngày công bố quyết định.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT Hà Nội
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Thanh tra- Sở GD&ĐT
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Khiếu nại- Tố cáo.
15. XÁC MINH VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ
Trình tự thực hiện:
Đối với các cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu xác minh cần:
- Công văn đề nghị xác minh
- Bản chụp văn bằng chứng chỉ
Đối với cá nhân cần xác minh
- Đơn đề nghị xác minh
- Bản chụp văn bằng chứng chỉ
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị xác minh (nếu là của cơ quan, tổ chức)
- Đơn đề nghị xác minh (nếu là của cá nhân) ư
- Bản chụp văn bằng chứng chỉ cần xác minh
Số lượng hồ sơ: 02 bộ
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xác minh
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Thanh tra- Sở GD&ĐT
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Quyết định 14/2011/QĐ-UBND ngày 08/4/2011 của UBND thành phố Hà Nội Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
16. CẤP GIẤY PHÉP DẠY THÊM, HỌC THÊM TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG
Trình tự thực hiện:
- Cá nhân (tổ chức) nghiên cứu văn bản hướng dẫn, thực hiện hoàn thành hồ sơ, nộp tại bộ phận một Tiếp nhận và trả kết quả TTHC. Bộ phận này kiểm tra đủ hồ sơ, tiếp nhận và gửi về phòng chuyên môn. Sở tiến hành thẩm định và cấp giấy phép.
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội (Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm trong hoặc ngoài nhà trường
- Đơn đang ký dạy thêm
- Danh sách CB,GV dạy thêm trong hoặc ngoài nhà trường
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: Sau 12 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng GD trung học- Sở GD&ĐT
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp giấy phép
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 1:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường (Mẫu 12)
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 2:
- Đơn đang ký dạy thêm
(Dành cho CB, GV đương nhiệm tại các cơ sở GD)
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Danh sách CB,GV dạy thêm trong nhà trường. (Mẫu 14)
- Danh sách CB,GV xin cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường. (mẫu 15)
- Biên bản kiểm tra tư cách CB,GV và điều kiện mở lớp dạy thờm ngoài nhà trường. (Mẫu 16)
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 8/4/2011 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trình tự thực hiện:
- Cá nhân (tổ chức) nghiên cứu văn bản hướng dẫn, thực hiện hoàn thành hồ sơ, nộp tại bộ phận “Một cửa”. Phòng chuyên môn tiếp nhận, thẩm hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đủ hoặc chưa đúng yêu cầu sẽ thông báo qua Bộ phận “Một cửa” để cơ sở bổ sung khắc phục. Khi hồ sơ đủ điều kiện thì thẩm định CSVC. 15 ngày sau thẩm định đủ điều kiện sẽ trả kết quả (Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép hoạt động mới hoặc cho phép mở thêm chi nhánh)
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Đối với cấp mới, hồ sơ gồm: Đơn xin thành lập Trung tâm của người đứng tên Giám đốc (có dán ảnh 4x6), văn bằng hợp lệ (Bằng cấp tương ứng với chương trình đề nghị được cấp phép (có dán ảnh 4x6); Giấy khám sức khỏe; Ý kiến đồng ý cho tham gia tổ chức Trung tâm hoặc giảng dạy (Nếu là người đang làm việc tại cơ sở giáo dục công lập) hoặc quyết định nghỉ hưu (bản công chứng – nếu là cán bộ về hưu) và nhận xét UBND xã, phường về ý thức thi hành pháp luật; Phương án tổ chức dạy thêm, học thêm. Danh sách cán bộ giáo viên, đơn đăng ký dạy thêm; Hợp đồng địa điểm; hợp đồng lao động (có dán ảnh), văn bằng chứng nhận đi kèm.. (đối với người không đào tạo trong trường Sư phạm phải có chứng chỉ Sư phạm); Bản kê cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, thiết bị phòng, chống cháy nổ; Chương trình giảng dạy, thời khóa biểu.
- Đối với mở thêm địa điểm: Nộp hợp đồng địa điểm, công văn có ý kiến đồng ý của địa phương nơi tổ chức đào tạo. Hồ sơ về nhân sự và các yêu cầu đủ để tổ chức hoạt động của trung tâm.
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 15 ngày sau khi cá nhân, tổ chức hoàn thành hồ sơ và đã thẩm định (Cấp mới, mở thêm địa điểm)
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phũng Giỏo dục thường xuyên -Sở giáo dục đào tạo
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 1: Đơn đề nghị cấp phép dạy thêm học thêm ngoài nhà trường.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 2: Đơn đăng ký dạy thêm (Dành cho cán bộ đương chức )
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 3: Danh sách giáo viên tham gia dạy thêm
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 4: Bảng kê cơ sở vật chất
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 5: Bảng kê chương trỡnh.
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về dạy thêm học thêm .
Trình tự thực hiện:
Cá nhân (tổ chức ) làm đơn xin gia hạn hoạt động, đơn xin chuyển địa điểm (theo mẫu), kèm bản gốc giấy phép hoạt động, Giấy chứng nhận nhà ở hoặc hợp đồng địa điểm, chuyển bộ phận một cửa. Phòng chuyên môn tiếp nhận,thẩm hồ sơ (nếu có bổ sung), tổ chức địa điểm kiểm tra cơ sở vật chất, khi kết quả hồ sơ và địa điểm đã đủ điều kiện thì sau 12 ngày sẽ trả kết quả (Giấy phép)
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội (Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Xin gia hạn: Nộp đơn xin ra hạn , giấy chứng nhận sở hữu nhà (Bản công chứng)
- Xin chuyển địa điểm hoạt động: Nộp Giấy chứng nhận sở hữu nhà, Bản công chứng hoặc hợp đồng thuê địa điểm bản gốc. Các loại hồ sơ theo quy định (Nếu có phát sinh cần bổ sung)
Số lượng hồ sơ: Đối với gia hạn giấy phép: 01 (bộ) ; đối với xin chuyển địa điểm: 02 (bộ) .
Thời hạn giải quyết: 12 ngày sau khi cá nhân tổ chức hoàn thành hồ sơ và SGD-ĐT thẩm định.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng GDTX- Sở Giáo dục và Đào tạo.
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp giấy phép.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 1: Đơn đề nghị Gia hạn giấy phép dạy thêm học thêm ngoài nhà trờng (Đối với thủ tục xin gia hạn);
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn xin thay đổi địa điểm hoạt động (Đối với thủ tục xin chuyển địa điểm hoạt động).
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về dạy thêm học thêm ;
- Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 8/4/2011 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý dạy thêm học thêm .
Trình tự thực hiện:
- Cấp phép hoạt động mới, mở thêm địa điểm hoạt động:Cá nhân (Tổ chức) nghiên cứu văn bản Hướng dẫn, thực hiện hoàn thành hồ sơ, nộp bộ phận một cửa, Phòng chuyên môn tiếp nhận, thẩm hồ sơ, nếu hồ sơ cha đủ hoặc cha đúng yêu cầu sẽ thông báo qua’’ một cửa,, để cơ sở khắc phục. Khi hồ sơ hoàn tất sẽ thẩm định tại địa điểm. 15 ngày sau thẩm định đủ điều kiện sẽ trả kết quả (Giấy phép hoạt động mới hoặc giấy phép cho mở thêm chi nhánh ).
- Cấp chứng nhận: Cá nhân (Tổ chức) được hoạt động theo văn bản cho phép của Bộ Giáo dục Đào tạo nộp hổ sơ, công văn báo cáo hoạt động và đề nghị được cấp giấy chứng nhận tại “Một cửa”, phòng chuyên môn tiếp nhận, đến cơ sở kiểm tra. Sau 7 ngày hoàn thành thủ tục sẽ cấp Giấy chứng nhận.
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Đối với cơ sở cấp mới, hồ sơ gồm: Tờ trình xin mở trung tâm của ngời đứng tên Giám đốc (Có dán ảnh 4x6) có ý kiến đồng ý của thủ trưởng đơn vị đồng ý cho thành lập trung tâm hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã phờng về ý thức thi hành pháp luật, văn bằng hợp lệ (Đối với người không đào tạo tại các trờng Sư phạm phải có chứng chỉ s phạm đi kèm bằng chuyên môn), giấy khám sức khỏe, phô tô công chứng CMT, hộ khẩu của ngời dự kiến làm giám đốc. Đề án hoạt động. Danh sách cán bộ giáo viên, hợp đồng lao động (Có dán ảnh), văn bằng chứng nhận. Giấy chứng minh quyền sở hữu đất ở nhà ở hoặc hợp đồng địa điểm (công chứng). Công văn báo cáo địa phương và ý kiến đồng ý của địa phương cho hoạt động tại địa điểm. Giấy tờ xác nhận nguồn tài chính cho hoạt động của năm đầu. Bảng kê cơ sở vật chất , thiết bị, học liệu, đồ dùng dạy học, thiết bị làm việc của văn phòng, lớp học, thiết bị phòng chống cháy nổ. Chương trình giảng dạy,
- Đối với mở thêm địa điểm: Nộp hợp đồng địa điểm, công văn có ý kiến đồng ý của địa phương nơi tổ chức đào tạo. Hồ sơ về nhân sự và các yêu cầu đủ để tổ chức hoạt động của trung tâm.
(Số lợng hồ sơ 02 bộ)
- Đối với các cơ sở cấp giấy chứng nhận: Nộp công văn báo cáo và đề nghị được cấp giấy chứng nhận hoạt động, quy chế hoạt động, quyết định thành lập và hồ sơ đơn vị.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
Cấp phép hoạt động mới, mở thêm địa điểm:15 ngày sau khi cá nhân tổ chức hoàn thành hồ sơ và đã được thẩm định.
- Cấp chứng nhận: 07 ngày sau khi đa nộp đủ hồ sơ và được kiểm tra tại cơ sở
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở giáo dục đào tạo Hà Nội
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở giáo dục đào tạo Hà Nội
d) Cơ quan phối hợp
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở giáo dục đào tạo Hà Nội
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng GDTX- Sở giáo dục đào tạo
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp giấy phép.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 1: Tờ trình xin mở trung tâm
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 2: Danh sách giáo viên tham gia dạy thêm
- Tên mẫu đơn , mẫu tờ khai 3 :Bảng kê cơ sở vật chất, thiết bị , học liệu.
- Tên mẫu đơn , mẫu tờ khai 4: Bảng kê Chương trình kèm cấp phép
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 31/2007/QĐ_BGD-ĐT ngày 04/06/2007của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung ttâm Ngoại ngữ Tin học;
- Quyết định số 60/2008/QĐ-UB ngày 24/12/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về quy định chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội;
- Quyết định số 3217/2007/QĐ-UBND thành phố Hà Nội uỷ quyền cho Sở Giáo dục Hà Nội được phép thành lập Trung tâm ngoại ngữ - tin học.
Trình tự thực hiện:
- Cá nhân (Tổ chức) làm đơn xin ra hạn hoạt động , đơn xin chuyển địa điểm(Theo mẫu) , kèm bản gốc giấy phép hoạt động, Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng địa điểm, chuyển bộ phận một cửa. Phòng chuyên môn tiếp nhận, thẩm hồ sơ (Nếu có bổ sung), tổ chức đến địa điểm kiểm tra cơ sở vật chất
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn xin gia hạn (Nếu xin ra hạn), hoặc đơn xin chuyển địa điểm (Nếu xin chuyển địa điểm hoạt động). Hợp đồng thuê địa điểm bản gốc (Đối với xin chuyển địa điểm) , bản phô tô công chứng (Với xin gia hạn giấy phép ), Các loại văn bản theo quy định (Nếu có phát sinh cần bổ sung)
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) : Đối với gia hạn giấy phép; 02 bộ đối với xin chuyển địa điểm.
Thời hạn giải quyết:
12 ngày sau khi cá nhân tổ chức hoàn thành hồ sơ và SGD-ĐT đã thẩm định.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở giáo dục đào tạo Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng GDTX- Sở giáo dục đào tạo
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp giấy phép.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 31/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 04/06/2007của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung ttâm Ngoại ngữ Tin học;
- Quyết định số 60/2008/QĐ-UB ngày 24/12/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về quy định chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội;
- Quyết định số 3217/2007/QĐ-UBND thành phố Hà Nội uỷ quyền cho Sở Giáo dục Hà Nội đợc phép thành lập trung tâm Ngoại Ngữ -Tin học .
21. CÔNG NHẬN VĂN BẰNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP
Trình tự thực hiện:
Người có văn văn bằng, người đại diện theo pháp luật của người có văn bằng hoặc người được ủy quyền, có nguyện vọng đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải gửi hai (02) bộ hồ sơ tới Sở GD&ĐT;
Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở GD&ĐT cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ (Mẫu 2 kèm theo), nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điệnn thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội (Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (Mẫu 1 kèm theo); (Mẫu đơn bỏ các nội dung: Hình thức sử dụng kinh phí; Quyết định cử đi học , cấp ra quyết định, hình thức đào tạo, thời gian đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hay không?
- Một (01) bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đuợc cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
- Một (01) bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
Không quá 15 ngày làm việc, trường hợp văn bằng không được công nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản cho đương sự.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở giáo dục đào tạo Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng – Sở GD và ĐT
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp giấy chứng nhận
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 77/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/12/2007 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về trình tự thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT
22. CẤP CÁC LOẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CHO HỌC SINH
Trình tự thực hiện:
Người có nguyện vọng cấp các loại Giấy chứng nhận gửi đơn đề nghị của mình đến Sở GD&ĐT;
Sau khi nhận đơn hợp lệ, Sở GD&ĐT cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Đơn có xác nhận của nhà trường;
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Sau 01 ngày làm việc
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục- Sở giáo dục đào tạo
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp giấy chứng nhận
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đơn xin cấp cấp Giấy chứng nhận (có xác nhận của nơi học)
Phí, lệ phí: 7000 đ/chiếc
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Công văn số 7953/BGD&ĐT-VP ngày 31/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thông báo giá văn bằng chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Công văn số 6332/TB-SGD&ĐT ngày 10/8/2010 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc thu kinh phí văn bằng, chứng chỉ từ năm 2010.
23. BỔ SUNG ẢNH VÀO BẰNG TỐT NGHIỆP THPT VÀ THCS (HỆ PHỔ THÔNG VÀ BỔ TÚC)
Trình tự thực hiện:
Người có nguyện vọng cấp bổ sung ảnh vào bằng gửi đơn đề nghị của mình đến Sở GD&ĐT;
Sau khi nhận đơn hợp lệ, Sở GD&ĐT cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội (Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Giấy giới thiệu hoặc đơn có xác nhận của nhà trường;
- Ảnh cỡ 3 x 4cm, mặt sau ảnh ghi họ tên, ngày sinh có đóng dấu xác nhận của nhà trường;
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Sau 01 ngày làm việc
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục- Sở GD&ĐT Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Phê duyệt việc dán ảnh bổ sung
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đơn xin bổ sung ảnh vào bằng tốt nghiệp (có xác nhận của nhà trường)
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDDT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân
24. CẤP BẢN SAO BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ (HỆ PHỔ THÔNG VÀ BỔ TÚC)
Trình tự thực hiện:
Người có nguyện vọng cấp bản sao văn bằng từ sổ gốc gửi đơn đề nghị của mình đến Sở GD&ĐT;
Sau khi nhận đơn hợp lệ, Sở GD&ĐT cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn, nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ.
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội (Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp (theo mẫu);
- Ảnh cỡ 3 x 4cm (cùng loại với ảnh dán trên đơn);
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: Sau 01 ngày làm việc
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục- Sở GD&ĐT Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp bản sao bằng tốt nghiệp
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đơn xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp, chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp.
Phí, lệ phí: 8000đ/1 bản.
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
- Công văn số 7953/BGD&ĐT ngày 31/8/2009 của Bộ GD&ĐT về việc thông báo giá văn bằng chứng chỉ áp dụng từ tháng 9/2009;
- Công văn số 6332/TB-SGD&ĐT ngày 10/8/2010 của Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo thu phí văn bằng chứng chỉ từ năm 2010.
Trình tự thực hiện:
Người có nguyện vọng chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng gửi đơn đề nghị của mình đến Sở GD&ĐT;
Sau khi nhận đơn hợp lệ, Sở GD&ĐT cấp giấy biên nhận cho người nộp đơn.
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần và số lượng hồ sơ:
Thời hạn giải quyết: Sau 01 ngày làm việc
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục- Sở GD&ĐT Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đơn xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp, chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp.
Phí, lệ phí: 1000đ/1 bản.
Căn cứ pháp lý của TTHC: Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDDT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;
- Công văn số 7953/BGD&ĐT ngày 31/8/2009 của Bộ GD&ĐT về việc thông báo giá văn bằng chứng chỉ;
- Công văn số 6332/TB-SGD&ĐT ngày 10/8/2010 của Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo thu phí văn bằng chứng chỉ từ năm 2010.
26. CHUYỂN TRƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trình tự thực hiện:
* Đối với học sinh trong nước.
+ Chuyển đi các tỉnh khác: học sinh nộp hồ sơ xin cấp Giấy giới thiệu chuyển trường tại Sở GD&ĐT
+ Chuyển từ các tỉnh khác về Hà Nội: học sinh tự liên hệ tại trường THPT xin chuyển đến, sau khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của nhà trường, học sinh nộp hồ sơ về Sở GD&ĐT để xem xét giải quyết.
+ Chuyển đến các trường trong nội bộ thành phố:
Giai đoạn 1 (liên hệ chuyển trường): học sinh nộp hồ sơ xin chuyển trường theo quy định (đơn, giấy giới thiệu, bản sao học bạ hoặc bảng kết quả học tập) tại trường xin chuyển đến. Trường THPT thành lập Hội đồng xét theo quy định và gửi hồ sơ cùng biên bản xét duyệt về Sở GD&ĐT.
Giai đoạn 2 (nhập học): Sau khi được Sở GD&ĐT duyệt cho phép chuyển trường học sinh rút hồ sơ nộp cho trường xin chuyển đến để được nhập học.
* Đối với học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước; học sinh người nước ngoài.
Học sinh tự liên hệ với trường THPT nơi chuyển đến, sau khi có tiếp nhận của trường, học sinh nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT để xem xét giải quyết.
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Đối với học sinh trong nước: Đơn (theo mẫu), Học bạ, Giấy khai sinh, Bằng tốt nghiệp THCS, Giấy chứng nhận vào 10 THPT và các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).
- Đối với học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước: Đơn, Học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt), Bằng tốt nghiệp cấp dưới, Giấy khai sinh, Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Đối với học sinh người nước ngoài: Đơn, Bản tóm tắt lý lịch (bản sao và bản dịch sang tiếng Việt), Học bạ, Bằng hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương, Giấy chứng nhận sức khỏe, ảnh cỡ 4x6cm.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
Mỗi năm học có hai đợt giải quyết: đợt 1 (đầu năm học) từ 01/7 đến 15/8; đợt 2 (cuối học kỳ I) từ 15/01 đến 31/01. Trường hợp đặc biệt ngoài thời gian quy định trên sẽ do Giám đốc Sở quyết định.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Së gi¸o dôc đµo t¹o Hµ Néi
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục- Sở GD&ĐT Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Phê duyệt
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đơn xin chuyển trường (Dùng cho học sinh chuyển trường trong nội bộ thành phố)
Giấy giới thiệu chuyển trường.
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 25/12/2002 của Bộ GD&ĐT về "Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông";
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
27. CÔNG NHẬN DANH HIỆU THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHUẨN
Trình tự thực hiện:
- Đăng ký thư viện đạt Chuẩn (Lấy Mẫu trên Website của Sở) đăng ký với Sở Giáo dục và Đào tạo..
+ Tháng 9: Đối với các trường trực thuộc Sở
+ Tháng 10: Đối với các Phòng GD&ĐT
- Tự kiểm tra thư viện (Theo qui trình và mẫu biên bản trên Website của Sở).
- Nộp hồ sơ (Gồm: Đề nghị + Biên bản tự kiểm tra thư viện) lên Sở .
+ Từ 5 tháng 11 đến 20/11: Đối với các trường trực thuộc Sở
+ Ngày 25 tháng 11 đến 15/12: Đối với các Phòng GD&ĐT
- Nhận thông báo đã hoàn chỉnh hoặc thiếu hồ sơ 10 ngày sau thời hạn nộp hồ sơ.
- Tháng 1: Nhận lịch kiểm tra thẩm định danh hiệu thư viện của Sở
- Tháng 6: Nhận thông báo kết quả thẩm định của Sở
- Tháng 8: Nhận quyết định công nhận danh hiệu.và giấy chứng nhận công nhận Thư viện đạt Chuẩn
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần và số lượng hồ sơ:
+ Đăng ký danh hiệu thư viện Đạt Chuẩn.
+ Bản đề nghị thẩm định danh hiệu thư viện Đạt Chuẩn (của trường trực thuộc Sở hoặc của Phòng giáo dụcc Đào tạo quận, huyện, thị xã)
+ Biên bản kiểm tra thư viện đạt Chuẩn
+ Biên bản tự kiểm tra thư viện (đối với các trường trực thuộc)
+ Biên bản kiểm tra TVTH của các Phòng Giáo dục (đối với trường TH và THCS)
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (sau khi đủ hồ sơ hợp lệ) và đã được thành phố kiểm tra.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện : Các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng KH-CNTT Sở GD&ĐT
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Biểu mẫu đăng ký danh hiệu thư viện trường hằng năm: BM751-11./KHCN(cho các trường trực thuộc) và BM751-12./KHCN cho các phòng GD
- Biểu mẫu đề nghị kiểm tra danh hiệu thư viện trường học.BM751-13./KHCN
- Phụ lục 1: Biên bản kiểm tra danh hiệu thư viện trường học.
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định 01/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/1/2003 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ;
- Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6-11-1998 ban hành Quy chế hoạt động của thư viện trường phổ thông.
28. ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Trình tự thực hiện:
- Sở giáo dục và đào tạo làm công văn đề nghị sở nội vụ tổ chức thẩm định việc đình chỉ hoạt động, chuyển hồ sơ thẩm định cho văn phòng Ủy ban nhân dân thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt đông của Trung tâm giáo dục thường xuyên ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm giáo dục thường xuyên. Trong quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên phải xác định rõ lý lý do đình chỉ hoạt động, quy định rõ thời gian đình chỉ; biện pháp đảm bảo quyền lợi của giáo viên và học viên.
- Quyết định đình chỉ hoạt đông của Trung tâm giáo dục thường xuyên phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ;
- Biên bản thanh tra của thanh tra sở giáo dục và đào tạo
- Văn bản kiến nghị của thanh tra với sở giáo dục và đào tạo
- Biên bản thẩm định kiến nghị của thanh tra do sở giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan
- Văn bản trình UBND Thành phố ra quyết định đình chỉ hoạt động
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
Đình chỉ do vi phạm pháp luật: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp đình chỉ vì lý do khách quan: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện TTHC; Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổ chức cán bộ- Sở GD&ĐT
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
29. SÁP NHẬP, GIẢI THỂ CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ xin sáp nhập, giải thể trung tâm GDTX;
- Sở GD&ĐT có Công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định;
- Sau khi Sở Nội vụ thẩm định, có văn bản trình UBND Thành phố xem xét; - UBND Thành phố ra Quyết định,
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ;
- Tờ trình xin sáp nhập, giải thể đơn vị
- Dự thảo đề án tổ chức và hoạt động của đơn vị:
- Tên Trung tâm, loại hình, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc sáp nhập, chia tách trung tâm;
- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
- Ngành hoặc chuyên ngành dự kiến đào tạo;
- Quy mô đào tạo, nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;
- Cơ cấu tổ chức trung tâm (Giám đốc, Phó Giám đốc, các phòng , ban, cơ sở phục vụ đào tạo)
- Các yếu tố cần thiết bảo đảm để nhà trường hoạt động như dự kiến về nhân sự quản lý, giảng dạy và phục vụ, kinh phí hoạt động, diện tích đất đai, diện tích xây dựng và các trang thiết bị phục vụ ngành và chuyên ngành đào tạo của trung tâm;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm;
- Có dự án làm rõ việc sử dụng giáo viên, cán bộ, nhân viên của trung tâm, quyền lợi của học sinh, kế hoạch, thời gian, lộ trình thực hiện việc sáp nhập chia tách trường. Thủ tục và thời gian chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.
- Hồ sơ tài chính và cơ sở vật chất, bao gồm :
- Hồ sơ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc giao đất xây dựng trung tâm.
- Hồ sơ nhân sự , bao gồm:
- Danh sách dự kiến và hồ sơ lý lịch, bằng cấp (photo có công chứng), Giấy khám sức khỏe của Ban giám đốc dự kiến;
- Danh sách Giáo viên cơ hữu, Giáo viên thỉnh giảng và có cam kết giảng dạy của các giáo viên (Nếu GV được đào tạo ngoài hệ thống các trường sư phạm thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm).
- Biên bản của Hội nghị họp cán bộ chủ chốt, Ban Giám đốc trung tâm về việc thống nhất việc sáp nhập trung tâm;
- (Nếu là giải thể cần có Biên bản Biên bản thanh tra của Thanh tra Sở GD&ĐT, Văn bản kiến nghị của Thanh tra Sở với Sở GD&ĐT)
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện TTHC; Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
30. XẾP HẠNG CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ xin xếp hạng Trung tâm Giáo dục thường xuyên
- Thẩm định tập hợp ý kiến của các sở ban ngành hướng dẫn bổ sung hồ sơ (nếu cần)
- Chủ trì phối hợp với các phòng ban cơ quan sở GD&ĐT với các sở ngành hữu quan của thành
phố để tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành thành phố
- Tổng hợp ý kiến hoàn chỉnh hồ sơ tài liệu
- Gửi văn bản trình UB thành phố xem xét, ra quyết định
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ;
- Tờ trình đề nghị xếp hạng Trung tâm Giáo dục thường xuyên
- Quyết định thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên
- Báo cáo kết quả hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên trong thời gian 3 năm liên
tục đến thời điểm đề nghị xếp hạng
- Bảng tự đánh giá tình điểm theo tiêu chí xếp hạng theo tiêu chí Trung tâm Giáo dục thường xuyên
- Số liệu thống kê học viên theo học các chương trình trong 3 năm liên tục đến thời điểm đề nghị xếp hạng
- Danh sách cán bộ giáo viên, viên chức trong biên chế và giáo viên hợp đồng kèm theo trình độ đào tạo ngoại ngữ tin học
- Số liệu thống kê diện tích đất đai cơ sở vật chất, thiêt bị dạy học
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
45 ngày làm việc với hồ sơ đầy đủ hợp lệ
Đối tượng thực hiện TTHC; Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Thông tư số 48/2008/TT- BGD&ĐT ngày 25/8/2008 của bộ giáo dục đào tạo. Hướng dẫn xếp hạn và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trung tâm giáo dục thường xuyên.
31. CÔNG NHẬN TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
Trình tự thực hiện:
- Phường, xã, thị trấn kiểm tra - công nhận.
- Quận, huyện, thị xã kiểm tra - công nhận.
- Thành phố kiểm tra – ra Quyết định công nhận
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Báo cáo của nhà trường về quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- Văn bản đề nghị công nhân trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện kí.
- Biên bản kiểm tra trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Số lượng hồ sơ: 02 bộ hoàn chỉnh (lưu Sở GD&ĐT và UBND Thành phố ) và 5 báo cáo cho các thành viên ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia
Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (sau khi đủ hồ sơ hợp lệ) và đã được thành phố kiểm tra.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND Thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục Mầm non- Sở GD-ĐT Hà Nội:
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 36/2008QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
- Khi có Thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, sẽ thực hiện theo nội dung (kiểm tra cùng với bộ kiểm định chất lượng để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia) quy định tại Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ.
32. CÔNG NHẬN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
Trình tự thực hiện:
- Phường, xã, thị trấn kiểm tra - công nhận.
- Quận, huyện, thị xã kiểm tra - công nhận.
- Thành phố kiểm tra – ra Quyết định công nhận
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
+Cấp phường, xã, thị trấn:
- Báo cáo của nhà trường về công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
- Văn bản đề nghị công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn gửi chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã.
- Biên bản kiểm tra Mức chất lượng tối thiểu.
- Biên bản kiểm tra Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
+ Cấp quận, huyện, thị xã:
- Báo cáo của nhà trường về công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
- Văn bản đề nghị công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia của chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã gửi chủ tịch UBND thành phố.
- Biên bản kiểm tra Mức chất lượng tối thiểu.
- Biên bản kiểm tra Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
+ Cấp thành phố:
- Báo cáo của nhà trường về công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
- Văn bản đề nghị công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia của chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã gửi chủ tịch UBND thành phố.
- Tờ trình đề nghị UBND Thành phố Hà Nội xét và ra quyết định công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia của Giám đốc Sở GD-ĐT gửi chủ tịch UBND thành phố.
- Biên bản kiểm tra Mức chất lượng tối thiểu.
- Biên bản kiểm tra Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
Số lượng hồ sơ: Mỗi cấp 03 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc (sau khi đủ hồ sơ hợp lệ) và đã được thành phố kiểm tra.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND Thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD-ĐT Hà Nội:
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT;
- Khi có Thông tư hướng đẫn của Bộ GD&ĐT, sẽ thực hiện theo nội dung (kiểm tra cùng với bộ kiểm định chất lượng để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia) quy định tại Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ
33. CÔNG NHẬN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
Trình tự thực hiện:
- Phường, xã, thị trấn kiểm tra - công nhận.
- Quận, huyện, thị xã kiểm tra - công nhận.
- Thành phố kiểm tra – ra Quyết định công nhận
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
+ Cấp trường:
- Báo cáo của nhà trường về công tác xây dựng trường trung học đạt chuẩn Quốc gia.
- Văn bản đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn gửi chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã.
- Biên bản tự kiểm tra của truờng.
+ Cấp quận, huyện, thị xã:
- Báo cáo của nhà trường về công tác xây dựng trường trung học đạt chuẩn Quốc gia.
- Văn bản đề nghị kiểm tra, công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia của chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã gửi chủ tịch UBND thành phố.
- Biên bản kiểm tra trường trung học đạt chuẩn Quốc gia của quận, huyện, thị xã.
+ Cấp thành phố:
- Báo cáo của trường về công tác xây dựng trường trung học đạt chuẩn Quốc gia.
- Biên bản kiểm tra Trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia của Đoàn kiểm tra cấp Thành phố.
- Tờ trình đề nghị UBND Thành phố Hà Nội xét và ra quyết định công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia của Giám đốc Sở GD-ĐT (thường trực).
Số lượng hồ sơ: Mỗi cấp 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (sau khi đủ hồ sơ hợp lệ) và đã được thành phố kiểm tra.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND Thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục trung học- Sở GD-ĐT Hà Nội:
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Biên bản kiểm tra đánh giá trường trung học theo 05 tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư 06;
- Biên bản kiểm tra đánh giá trường trung học đạt chuẩn Quốc gia.
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trờng trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;
- Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trờng trung học cơ sở, trờng trung học phổ thông và trờng phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;
- Khi có Thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, sẽ thực hiện theo nội dung (kiểm tra cùng với bộ kiểm định chất lượng để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia) quy định tại Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ.
34. CÔNG NHẬN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
Trình tự thực hiện:
- Phường, xã, thị trấn kiểm tra - công nhận.
- Quận, huyện, thị xã kiểm tra - công nhận.
- Thành phố kiểm tra – ra Quyết định công nhận
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
+ Trường:
- Báo cáo của nhà trường về công tác xây dựng trường trung học đạt chuẩn Quốc gia.
- Văn bản đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia của Hiệu trưởng.
- Biên bản tự kiểm tra của truờng.
+ Cấp thành phố:
- Báo cáo của trường về công tác xây dựng trường trung học đạt chuẩn Quốc gia.
- Biên bản kiểm tra Trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia của Đoàn kiểm tra cấp Thành phố.
- Tờ trình đề nghị UBND Thành phố Hà Nội xét và ra quyết định công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia của Giám đốc Sở GD-ĐT (thường trực).
Số lượng hồ sơ: Mỗi cấp 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (sau khi đủ hồ sơ hợp lệ) và đã được thành phố kiểm tra.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND Thành phố.
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục trung học- Sở GD-ĐT Hà Nội:
Cơ quan phối hợp : Các Sở: Tài chính, nội vụ, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Kế hoạch đầu tư.
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
-Biên bản kiểm tra đánh giá trường trung học theo 05 tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư 06 của Bộ GD&ĐT.
- Biên bản kiểm tra đánh giá trường trung học đạt chuẩn Quốc gia.
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
-Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trờng trung học phổ thông và trờng phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;
- Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trờng trung học cơ sở, trờng trung học phổ thông và trờng phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;
- Khi có Thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, sẽ thực hiện theo nội dung (kiểm tra cùng với bộ kiểm định chất lượng để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia) quy định tại Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ.
35. THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Tiếp nhận hồ sơ xin thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT)
- Phòng kế hoạch tài chính giải quyết:
- Thẩm định, tập hợp các ý kiến của các sở ban ngành hữu quan, hướng dẫn bổ sung hồ sơ (nếu có)
- Tổng hợp ý kiến hoàn chỉnh hồ sơ BCKTKT
- Thẩm quyền giải quyết: làm từ trình và dự thảo quyết định BCKTKT Trình Giám đốc sở GD&ĐT (hoặc Phó giám đốc phụ trách
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định báo kinh tế kỹ thuật của Chủ đầu tư (theo mẫu);
- Các văn bản pháp lý về chủ chơng đầu t của cấp có thẩm quyền gồm một trong các văn bản sau:
+ Văn bản chấp thuận cho phép lập báo cáo kinh tế kỹ thuật;
+ Kế hoạch vốn, quyết định cấp vốn đầu tư;
+ Danh mục chuẩn bị đầu tư có tên công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
- Văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng (trừ các công trình hạ tầng kỹ thuật);
- Các quyết định của Chủ đầu tư về tư vấn lập khảo sát, tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, các quyết định phê duyệt nhiệm vụ, đề cơng lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật, nhiệm vụ lập thiết kế;
- Các biên bản nghịêm thu giữa Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn về lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật khảo sát;
- Văn bản thoả thuận về Phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trờng (đối với các trờng hợp bắt buộc phải theo quy định);
- Giấy phép đăng ký kinh doanh đơn vị tư vấn, chứng chỉ hành nghề của các cá nhân đảm nhận chủ trì (kiến trúc, kết cấu, điện, nớc, khảo sát);
- Kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của đơn vị tư vấn thực hiện (nếu có);
- Văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan (nếu có)
* Hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật (05 Bộ)
- Tập báo cáo kinh tế kỹ thuật bao gồm phần thuyết minh và thiết kế bản vẽ thi công, tập tiên lượng dự toán;
- Hồ sơ khảo sát địa chất, địa hình, thuyết minh tính toán (Nên có đối với công trình từ 02 tầng trở lên);
- Hồ sơ khảo sát địa chất, địa hình (nếu có thực hiện) bao gồm:
+ Quyết định phê duyệt nhiệm vụ, phơng án khảo sát;
+ Biên bản kiểm tra nghiệm thu đơn vị giám sát;
+ Đề cương nhiệm vụ, phương án khảo sát;
+ Tập báo cáo kết quả khảo sát;
+ Các bản vẽ, số liệu khảo sát;
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 15 Ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT Hà Nội.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kế hoạch-Tài chính - Sở GD&ĐT
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng 26-11-2003;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu t xây dựng công trình;
- Thông t số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây Dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 09/04/2009 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
36. THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ THIẾT BỊ ĐÀO TẠO.
Trình tự thực hiện:
+ Tiếp nhận nhận hồ sơ hợp lệ.
+ Thẩm định nội dung báo cáo đầu tư
+ Lập Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư, trình Giám đốc Sở phê duyệt báo cáo đầu tư
- Giám đốc Sở xem xét phê duyệt báo cáo đầu tư
- Trả kết quả cho đơn vị cơ sở.
Sau khi chủ trương đầu tư được duyệt, Chủ đầu tư dự án tổ chức lập báo cáo đầu tư thiết bị, nộp hồ sơ trình Sở GD&ĐT thẩm định và phê duyệt.
- Phòng KHTC thẩm định báo cáo đầu tư, lập Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư trình Giám đốc Sở.
- Giám đốc Sở xem xét phê duyệt báo cáo đầu tư
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ
- Các văn bản pháp lý (02 bộ ):
+ Tờ trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đầu tư;
+ Chủ trương đầu tư được duyệt, kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư
+ Các văn bản của Chủ đầu tư về khảo sát, lập báo cáo đầu tư, biên bản nghiệm thu với tư vấn lập khảo sát, lập báo cáo đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn
- Hồ sơ báo cáo đầu tư của chủ đầu tư trình thẩm định đầu tư gồm các giấy tờ: Dự án đầu tư do đơn vị lập; Văn bản xin phê duyệt dự ánđầu tư thiết bị đào tạo;
Số lượng hồ sơ: (01 bộ )
Thời hạn giải quyết:
- Thời gian thẩm định báo cáo đầu tư không quá 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Thời gian xem xét phê duyệt báo cáo đầu tư: không quá 3 ngày làm việc. Trường hợp đặc biệt , thời gian phê duyệt báo cáo đầu tư có thể kéo dài nhưng không quá 12 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT Hà Nội.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kế hoạch Tài chính- Sở GD-ĐT Hà Nội:
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Phê duyệt
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/01/2005;
- Luật 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
- Nghị định 85/2009/NĐ – CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT
37. THÀNH LẬP TRƯỜNG CHUYÊN THUỘC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình tự thực hiện :
- Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ
- Kiểm tra, tập hợp ý kiến của các Sở, Ban, Ngành liên quan, hướng dẫn, bổ sung (nếu có)
- Thẩm định hồ sơ.
- Ra văn bản trình UBND Thành phố xem xét
- UBND Thành phố gửi Bộ GD&ĐT văn bản thoả thuận thành lập trường;
- Trên cơ sở văn bản thoả thuận của Bộ GD&ĐT về việc thành lập trường và Hồ sơ, UBND Thành phố ra Quyết định thành lập trường.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình xin thành lập trường
- Luận chứng khả thi:
+ Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
+ Đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định.
- Hồ sơ tài chính và cơ sở vật chất: bao gồm văn bản do cấp có thẩm quyền xác nhận về khả năng tài chính;
- Hồ sơ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc giao đất xây dựng trường.
- Hồ sơ nhân sự : bao gồm danh sách dự kiến, hồ sơ lý lịch của Ban giám hiệu và danh sách Giáo viên....(cho phép trường THPT chuyên thuộc các trường đại học có giáo viên thỉnh giảng)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết
40 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổ chức cán bộ- Sở GD&ĐT
- Cơ quan phối hợp : Sở Nội vụ
TTHC này có yêu cầu phải hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai không: Không
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc: Ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Quyết định số 82/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc: Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường Trung học phổ thông chuyên;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
38. SÁP NHẬP, CHIA TÁCH TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP
Trình tự thực hiện :
Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ
- Kiểm tra, tập hợp ý kiến của các Sở, Ban, Ngành liên quan, hướng dẫn, bổ sung (nếu có)
- Thẩm định hồ sơ.
- Ra văn bản trình UBND Thành phố xem xét
- UBND Thành phố ra Quyết định sáp nhập, chia tách đơn vị.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình xin sáp nhập, chia tách đơn vị
- Dự thảo đề án tổ chức và hoạt động của đơn vị:
- Tên Trung tâm, loại hình, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc sáp nhập, chia tách trung tâm;
- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
- Ngành hoặc chuyên ngành dự kiến đào tạo;
- Quy mô đào tạo, nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;
- Cơ cấu tổ chức trung tâm (Giám đốc, Phó Giám đốc, các phòng , ban, cơ sở phục vụ đào tạo)
- Các yếu tố cần thiết bảo đảm để nhà trường hoạt động như dự kiến về nhân sự quản lý, giảng dạy và phục vụ, kinh phí hoạt động, diện tích đất đai, diện tích xây dựng và các trang thiết bị phục vụ ngành và chuyên ngành đào tạo của trung tâm;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm;
- Có dự án làm rõ việc sử dụng giáo viên, cán bộ, nhân viên của trung tâm, quyền lợi của học sinh, kế hoạch, thời gian, lộ trình thực hiện việc sáp nhập chia tách trường. Thủ tục và thời gian chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.
- Hồ sơ tài chính và cơ sở vật chất, bao gồm :
- Hồ sơ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc giao đất xây dựng trung tâm.
- Hồ sơ nhân sự , bao gồm:
Danh sách Giáo viên cơ hữu, Giáo viên thỉnh giảng và có cam kết giảng dạy của các giáo viên (Nếu GV được đào tạo ngoài hệ thống các trường sư phạm thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm).
Biên bản của Hội nghị họp cán bộ chủ chốt, Ban Giám đốc trung tâm về việc thống nhất việc sáp nhập, chia tách trung tâm;
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết
60 ngày (làm việc) kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổ chức cán bộ- Sở GD&ĐT
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ và các Sở khác (tùy theo chuyên ngành của trường làm thủ tục sáp nhập, chia tách )
Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bản đăng ký kiểm định chất lượng
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản xác nhận
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
39. THÀNH LẬP TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ THUẬT TỔNG HỢP- HƯỚNG NGHIỆP
Trình tự thực hiện :
- Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện xây dựng đề án thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp;
- Gửi hồ sơ thành lập Trung tâm đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan lấy ý kiến bằng văn bản về việc thành lập;
- Sở Nội vụ tổ chức thẩm định;
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra, trình Ủy ban nhân cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cáp tỉnh ra quyết định thành lập.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
- Công văn của Sở GD&ĐT đề nghị thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp
- Đề án thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp:
- Sự cần thiết của việc thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp;
- Những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định;
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổ chức cán bộ- Sở GD&ĐT
- Cơ quan phối hợp : Sở Nội vụ
TTHC này có yêu cầu phải hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai không: Không
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
40. ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ THUẬT TỔNG HỢP-HƯỚNG NGHIỆP
Trình tự thực hiện:
- Sở GD&ĐT có công văn đề nghị sở Nội vụ tổ chức thẩm định việc đình chỉ hoạt động, chuyển hồ sơ thẩm định cho Văn phòng UBND thẩm tra và trình chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp;
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp. Trong quyết định đình chỉ hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp phải xác định rõ lý do đình chỉ; quy định rõ thời gian đình chỉ; biện pháp đảm bảo quyền lợi của giáo viên và học viên. Quyết định đình chỉ hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng..
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thành phần hồ sơ:
- Biên bản thanh tra của Thanh tra Sở GD&ĐT;
- Văn bản kiến nghị của Thanh tra với Sở GD&ĐT;:
- Biên bản thẩm định kiến nghị của Thanh tra do Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan;
- Văn bản trình UBND Thành phố ra quyết định đình chỉ hoạt động.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết
03 ngày làm việc đối với đình chỉ do vi phạm các quy định về pháp luật trong lĩnh vực giáo dục. 01 ngày làm việc đối với lý do khách quan không đảm bảo cho cơ quan hoạt động bình thường.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Nội vụ
TTHC này có yêu cầu phải hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai không: Không
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
41. GIẢI THỂ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ THUẬT TỔNG HỢP-HƯỚNG NGHIỆP
Trình tự thực hiện :
- Sở GD&ĐT có công văn đề nghị sở Nội vụ tổ chức thẩm định việc đình chỉ hoạt động, chuyển hồ sơ thẩm định cho Văn phòng UBND thẩm tra và trình chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp;
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp. Trong quyết định đình chỉ hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp phải xác định rõ lý do đình chỉ ; quy định rõ thời gian đình chỉ; biện pháp đảm bảo quyền lợi của giáo viên và học viên. Quyết định đình chỉ hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng..
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thành phần hồ sơ:
- Biên bản thanh tra của Thanh tra Sở GD&ĐT;
- Văn bản kiến nghị của Thanh tra với Sở GD&ĐT ; :
- Biên bản thẩm định kiến nghị của Thanh tra do Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan;
- Văn bản trình UBND Thành phố ra quyết định đình chỉ hoạt động.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết
03 ngày làm việc đối với đình chỉ do vi phạm các quy định về pháp luật trong lĩnh vực giáo dục. 01 ngày làm việc đối với lý do khách quan không đảm bảo cho cơ quan hoạt động bình thường.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Nội vụ
TTHC này có yêu cầu phải hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai không: Không
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
42. LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ xin liên kết đào tạo;
- Thẩm định nhu cầu đào tạo về số lượng, ngành nghề đào tạo, đối tượng tuyển sinh, địa điểm đào tạo, khả năng phục vụ hoạt động đào tạo trong đó quan tâm điều kiện thực hành, thực tập và giới thiệu, giải quyết việc làm cho học sinh;
- Hướng dẫn bổ sung hồ sơ (nếu cần);
- Chủ trì phối hợp với các Phòng, Ban cơ quan Sở GD&ĐT để tổ chức đoàn kiểm tra thẩm định;
- Tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu;
- Gửi văn bản trình UBND Thành phố xem xét và đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo;
Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông báo bằng văn bản.
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc mở lớp liên kết đào tạo của đơn vị chủ trì đào tạo, kèm theo chương trình đào tạo; bảng kê có sở vật chất, máy móc, thiết bị phục vụ việc thực hiện chương trình của ngành nghề định liên kết đào tạo (mẫu 2, phụ lục), nhu cầu đào tạo đã được đơn vị phối hợp đào tạo xác định và biên bản ghi nhớ thoả thuận về liên kết đào tạo được hai bên ký;
- Công văn đề nghị của Sở, ngành có nhu cầu đào tạo;
- Các bản sao hợp lệ văn bản xác định về chỉ tiêu được phê duyệt, văn bản cho phép mở ngành đào tạo và các văn bản khác có liên quan đến việc liên kết đào tạo.
Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ .
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục chuyên nghiệp- Sở GD&ĐT
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản xác nhận
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về chế độ liên kêt đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
43. ĐĂNG KÝ MỞ MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP.
Trình tự thực hiện :
- Tiếp nhận hồ sơ Đăng ký mở mã ngành đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, kiểm tra nội dung và hình thức theo mẫu đăng ký mở mã ngành đào tạo (phụ lục đính kèm);
- Hướng dẫn bổ sung hồ sơ (nếu cần thiết);
- Chủ trì phối hợp với các Phòng, Ban chức năng có liên quan cơ quan của Sở GD&ĐT để tổ chức đoàn kiểm tra thẩm định nội dung đã ghi trong đề án đăng ký mở mã ngành đào tạo;
- Tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu;
- Gửi văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo xem xét;
Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho mở mã ngành.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc đăng ký mở mã ngành đào tạo của trường Trung cấp chuyên nghiệp, chương trình môn học; bảng kê có sở vật chất, thiết bị, máy móc phục vụ việc thực hiện chương trình đào tạo của ngành nghề định mở, phiếu theo dõi hồ sơ đăng ký mở mã ngành đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, (phụ lục đính kèm).
- Công văn đề nghị của Sở, ngành quản lý trường có nhu cầu mở mã ngành đào tạo;
Số lượng hồ sơ: 03 (bộ )
Thời hạn giải quyết
10 ngày (làm việc) với Hồ sở đầy đủ và hợp lệ
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện : UBND Thành phố Hà Nội
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Danh sách giáo viên tham gia đào tạo
- Hồ sơ giáo viên tham gia thỉnh giảng.
- Bảng kê cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp.
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Quyết định số 42/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về chế độ liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp cao đẳng, đại học;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
44. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Trình tự thực hiện :
- Sở GD&ĐT trình UBND Thành phố ra quyết định công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (nếu cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3);
- UBND Thành phố ra Quyết định công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục;
- UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục;
- Sở GD&ĐT công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông trên Website của Sở GD&ĐT.
- UBND Thành phố ra Quyết định và cấp giấy chứng nhận;
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).Gửi văn bản trình UBND Thành phố xem xét;
Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Sở GD&ĐT;
- Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ
Thời hạn giải quyết :
45 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT
TTHC này có yêu cầu phải hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai không:
- Danh sách giáo viên tham gia đào tạo
- Hồ sơ giáo viên tham gia thỉnh giảng.
- Bảng kê cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp.
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
45. THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Trình tự thực hiện :
- Tiếp nhận hồ sơ Đăng ký mở mã ngành đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, kiểm tra nội dung và hình thức theo mẫu đăng ký mở mã ngành đào tạo (phụ lục đính kèm);
- Hướng dẫn bổ sung hồ sơ (nếu cần thiết);
- Chủ trì phối hợp với các Phòng, Ban chức năng có liên quan cơ quan của Sở GD&ĐT để tổ chức đoàn kiểm tra thẩm định nội dung đã ghi trong đề án đăng ký mở mã ngành đào tạo;
- Tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu;
- Gửi văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo xem xét;
Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho mở mã ngành.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thành phần hồ sơ:
- Quyết định thành lập đoàn thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Báo cáo của đoàn thanh tra;
- Tờ trình của Sở GD&ĐT;
- Quyết định thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của UBND Thành phố.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ
Thời hạn giải quyết
45 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục - Sở GD&ĐT
TTHC này có yêu cầu phải hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai không:
- Danh sách giáo viên tham gia đào tạo,
- Hồ sơ giáo viên tham gia thỉnh giảng.
- Bảng kê cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp.
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
Trình tự thực hiện :
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý;
- Kiểm tra báo cáo tự đánh giá của các cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT;
- Thông báo cho cơ sở giáo dục biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;
- Gửi công văn (kèm theo hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng) đề nghị Giám đốc Sở tổ chức đánh giá ngoài và thông báo cho cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý được đánh giá ngoài biết.
- Báo cáo UBND huyện, quận, thị xã và Giám đốc Sở GD&ĐT về danh sách các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý hoàn thành báo cáo tự đánh giá được chấp nhận đánh giá ngoài.
• Đối với Sở GD&ĐT:
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng hợp lệ từ các Phòng GD&ĐT; kiểm tra và thông báo cho Phòng GD&ĐT biết những hồ sơ được chấp nhận đánh giá ngoài;
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý;
- Kiểm tra báo cáo tự đánh giá của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý theo quy định của Bộ GD&ĐT;
- Thông báo cho cơ sở giáo dục phổ thông thuộc quyền quản lý biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;
- Báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố, Bộ GD&ĐT về các cơ sở giáo dục phổ thông hoàn thành báo cáo tự đánh giá được chấp nhận đánh giá ngoài, kế hoạch đánh giá ngoài và thông báo công khai trên Website của Sở GD&ĐT.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng;
- Kiểm tra báo cáo tự đánh giá;
- Thông báo cho cơ sở giáo dục biết hồ sơ được chấp nhận hay tiếp tục hoàn thiện;
- Báo cáo cấp trên trực tiếp về các cơ sở được chấp nhận đánh giá ngoài;
- Công bố các đơn vị được chấp nhận đánh giá ngoài và kế hoạch đánh giá ngoài trên Website của Sở GD&ĐT.
Thành phần hồ sơ:
- Bản đăng ký kiểm định chất lượng;
- Báo cáo tự đánh giá;
Số lượng hồ sơ: 03 (bộ )
Thời hạn giải quyết
55 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT
Mẫu đơn, mẫu tờ khai khai:
Bản đăng ký kiểm định chất lượng
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
47. ĐĂNG KÝ DỰ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trình tự thực hiện:
- Cơ sở giáo dục hướng dẫn và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ dự thi;
- Sở và cơ sở giáo dục tổ chức kiểm tra hồ sơ dự thi và điều kiện dự thi; Hướng dẫn bổ sung hồ sơ (nếu chưa đầy đủ);
- Cơ sở giáo dục cập nhật dữ liệu và lậpdanh sách đăng ký dự thi nộp Sở (nếu đủ điều kiện dự thi và đủ hồ sơ).
- Sở lập danh sách Bảng ghi tên dự thi;
- Sở và cơ sở giáo dục thông báo cho học sinh danh sách được dự thi;
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội (Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
+ Phiếu đăng ký dự thi.
+ Danh sách học sinh đăng ký dự thi (có xác nhận của trường) và file dữ liệu chứa danh sách.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ..
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục- Sở GD&ĐT Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Phê duyệt
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 1: Phiếu đăng ký dự thi.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 2: Danh sách học sinh đăng ký dự thi..
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
48. PHÚC KHẢO BÀI THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trình tự thực hiện:
- Cơ sở giáo dục hướng dẫn và tiếp nhận Đơn phúc khảo bài thi của học sinh;
- Sở và cơ sở giáo dục tổ chức kiểm tra điều kiện phúc khảo bài thi của học sinh;
- Cơ sở giáo dục cập nhật dữ liệu và lập danh sách phúc khảo bài thi nộp Sở (nếu đủ điều kiện phúc khảo).
- Sở lập danh sách phúc khảo bài thi;
- Sở và cơ sở giáo dục thông báo cho học sinh danh sách được phúc khảo bài thi;
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội (Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
+ Đơn phúc khảo bài thi.
+ Danh sách học sinh phúc khảo bài thi (có xác nhận của trường) và file dữ liệu chứa danh sách phúc khảo.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT Hà Nội
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục- Sở GD&ĐT Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Phê duyệt
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 1:Đơn phúc khảo bài thi.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 2: Danh sách học sinh phúc khảo bài thi..
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Thông tư 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
49. ĐẶC CÁCH THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trình tự thực hiện:
- Học sinh nộp hồ sơ và đề nghị cho Hội đồng coi thi, đề nghị cơ sở giáo dục được xét đặc cách tốt nghiệp;
- Hội đồng coi thi, cơ sở giáo dục tổ chức kiểm tra điều kiện và hồ sơ đặc cách của học sinh;
- Hội đồng coi thi, cơ sở giáo dục có văn bản đề nghị Sở (hội đồng chấm, xét tốt nghiệp) xét đặc cách tốt nghiệp.
- Sở lập danh sách và xét đặc cách tốt nghiệp;
- Sở và cơ sở giáo dục thông báo cho học sinh danh sách được xét đặc cách tốt nghiệp;
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội (Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
+ Hồ sơ của học sinh.
+ Hồ sơ thể hiện lý do đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp.
+ Văn bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT Hà Nội
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục- Sở GD&ĐT Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Công nhận đỗ tốt nghiệp và cấp bằng
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 1: Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT;
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 2 : Các giấy tờ liên quan theo quy định (nếu nằm viện phải có đủ bệnh án từ tuyến huyện trở lên )
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Thông tư 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
50. XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN
Trình tự thực hiện:
- Hội đồng cấp quận, huyện công nhận và hoàn thiện hồ sơ giới thiệu lên Hội đồng cấp trên
- Hội đồng cấp tỉnh, thành phố công nhận và hoàn thiện hồ sơ giới thiệu lên cấp trên.
- Hội đồng cấp Bộ công nhận và hoàn thiện hồ sơ giới thiệu lên cấp nhà nước.
- Hội đồng cấp nhà nước công nhận và trình Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ của Hội đồng cấp dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên :
-Tờ trình đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân;
-Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân;
-Biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo nhân dân;
-Báo cáo quá trình tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân,
-Tóm tắt hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân;
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định : Chủ tịch nước
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
-Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 1:
Bản kê khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân.
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 22/2008/TT-BGD&ĐT ngày 23/4/2008 Hướng dẫn về Tiêu chuẩn, Quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú;
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT
51. XÉT TẶNG DANH HIỆU NHÀ GIÁO ƯU TÚ
Trình tự thực hiện:
- Hội đồng cấp quận, huyện công nhận và hoàn thiện hồ sơ giới thiệu lên Hội đồng cấp trên
- Hội đồng cấp tỉnh, thành phố công nhận và hoàn thiện hồ sơ giới thiệu lên cấp trên.
- Hội đồng cấp Bộ công nhận và hoàn thiện hồ sơ giới thiệu lên cấp nhà nước.
- Hội đồng cấp nhà nước công nhận và trình Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu
Cách thức thực hiện;
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính - Sở GD&ĐT Hà Nội
(Số 23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội )
Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ của Hội đồng cấp dưới đề nghị lên Hội đồng cấp trên :
-Tờ trình đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú ;
-Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú ;
-Biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú;
-Báo cáo quá trình tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú;
-Tóm tắt hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định : Chủ tịch nước
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT Hà Nội
Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 2 :
Bản kê khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.
Phí, lệ phí: không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư số 22/2008/TT-BGD&ĐT ngày 23/4/2008 Hướng dẫn về Tiêu chuẩn, Quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú.
- Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 23/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
- 1Quyết định 2062/QĐ-UBND năm 2012 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 1804/QĐ-UBND năm 2012 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 3595/QĐ-UBND năm 2012 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4Quyết định 7179/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 6139/QĐ-UBND năm 2016 về công bố thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Quyết định 30/QĐ-TTg năm 2007 Phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Nghị quyết 66/NQ-CP năm 2010 về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1412/QĐ-UBND năm 2010 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 2062/QĐ-UBND năm 2012 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 1804/QĐ-UBND năm 2012 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
- 8Quyết định 3595/QĐ-UBND năm 2012 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 9Quyết định 7179/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện thành phố Hà Nội
Quyết định 1860/QĐ-UBND năm 2011 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 1860/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/04/2011
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra