Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1838/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 752/QĐ-UBDT ngày 11/10/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về phê duyệt Khung chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ các cấp triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số 19/TTr-BDT ngày 21 tháng 4 năm 2023 về việc phê duyệt Bộ tài liệu đặc thù thực hiện tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp thuộc Tiểu dự án 4, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2023; Công văn số 535/BDT-KHTH ngày 18/5/2023 về việc hoàn thiện Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp thuộc Tiểu dự án 4, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (kèm theo báo cáo thẩm định của Sở Nội vụ tại Công văn số 1069/SNV-CCVC ngày 10/5/2023).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tài liệu đặc thù thực hiện tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp, thuộc Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (kèm theo Phụ lục bộ tài liệu).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TÀI LIỆU TẬP HUẤN DÀNH CHO NHÓM CÁN BỘ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
(Kèm theo Quyết định số 1838/QĐ-UBND ngày 30/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1.1. Mục tiêu tổng quát:
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn;
Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển;
Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân;
Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số;
Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em;
Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
a) Mục tiêu cụ thể:
Góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và tập trung thực hiện các dự án theo thứ tự ưu tiên đến năm 2025 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội:
- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020;
- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; phấn đấu 50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn;
- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn (khu vực III) và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào;
- Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%;
- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%;
- 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng;
- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.
b) Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa tối thiểu 3.250 km đường nông thôn phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân; giải quyết nước sinh hoạt cho hơn 268.860 hộ; xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung. Xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho hơn 320 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, hơn 1.100 trường Phổ thông Dân tộc bán trú; 07 cơ sở dự bị đại học và đại học, 03 trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú khu vực.
- Giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ dân tộc thiểu số, trong đó:
+ Giải quyết đất ở cho hơn 17.400 hộ;
+ Giải quyết nhà ở cho hơn 18.300 hộ;
+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho hơn 47.200 hộ;
+ Giải quyết sinh kế cho hơn 271.800 hộ;
+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 236.700 hộ;
+ Hỗ trợ xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung với hơn 32.200 hộ thụ hưởng.
- Sắp xếp, ổn định dân cư cho hơn 81.500 hộ, bao gồm:
+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do cho hơn 17.400 hộ;
+ Bố trí định canh, định cư cho hơn 9.300 hộ dân tộc thiểu số;
+ Bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới cho hơn 8.400 hộ;
+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn và khu vực cần thiết khác cho hơn 46.400 hộ.
- Thực hiện chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” cho hơn 5.000 em học sinh dân tộc thiểu số khó khăn/năm;
- Tối thiểu 80% phụ nữ có thai được phổ biến kiến thức, khám thai định kỳ, hỗ trợ y tế, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho 100% trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Đào tạo nghề cho khoảng 2,25 triệu người; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 4 triệu hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
- Tổ chức khoảng 320 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ 200 dự án sưu tầm, phục dựng, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; bảo tồn 120 lễ hội, 80 làng bản, buôn truyền thống phục vụ phát triển du lịch; xây dựng 240 mô hình văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, 800 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu tư xây dựng 3.590 thiết chế văn hoá, thể thao thôn; hỗ trợ đầu tư xây dựng 80 điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho khoảng 30.000 cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hơn 60.000 người có uy tín trong cộng đồng làm hạt nhân chính trị, nòng cốt ở cơ sở; bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc cho hơn 224.900 cán bộ, công chức, viên chức.
2. Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện chương trình
2.1. Phạm vi của Chương trình:
Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2.2 Đối tượng của Chương trình:
- Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số;
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (HTX), các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
2.3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến hết năm 2025.
3. Các dự án thành phần của chương trình
3.1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
a) Mục tiêu:
- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn chưa có đất ở, nhà ở hoặc có nhà ở tạm, dột nát được hỗ trợ đất ở, xây dựng nhà ở đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Phấn đấu đạt 90% hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức của địa phương được giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề.
- Góp phần đạt 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Tăng cường tạo việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và địa bàn sinh sống.
b) Nội dung:
- Nội dung số 01: Hỗ trợ đất ở
- Nội dung số 02: Hỗ trợ nhà ở
- Nội dung số 03: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề
- Nội dung số 04: Hỗ trợ nước sinh hoạt:
3.2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết
a) Mục tiêu:
Nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, du canh, du cư, di cư tự do; giải quyết sinh kế, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng.
b) Nội dung:
- Hỗ trợ khảo sát vị trí, địa điểm phục vụ công tác quy hoạch, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:
- Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình
- Hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép:
3.3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị
a) Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân
- Mục tiêu: Tạo việc làm, thu nhập cho người dân làm nghề rừng; hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
+ Mục tiêu: Hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý.
+ Mục tiêu: Bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gien dược liệu đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Mục tiêu: Thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
c) Tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu: Xây dựng các mô hình gắn kết quân dân, mô hình giảm nghèo bền vững gắn phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng thế trận phòng thủ và thế trận bảo đảm hậu cần tại các địa bàn chiến lược.
3.4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc
a) Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn; đầu tư đường đến trung tâm xã và cứng hóa đường đến trung tâm xã, liên xã, cụ thể: 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.
b) Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc
- Mục tiêu: Củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh dân tộc thiểu số để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người dân tộc thiểu số.
3.5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a) Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Mục tiêu: Củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú; đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tốt việc tổ chức dạy - học (bao gồm cả các hoạt động dạy và học trực tuyến), nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, nội trú. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ.
b) Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu:
+ Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
c) Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu:
+ Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng.
d) Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.
- Mục tiêu: Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình (bao gồm: Quy trình triển khai dự án, tiểu dự án của Chương trình; quy trình, kỹ năng làm chủ đầu tư, nghiệp vụ đấu thầu, quản lý tài chính và thanh quyết toán; quy trình lập kế hoạch; kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện), các kỹ năng về phát triển cộng đồng và các nội dung liên quan khác cho cán bộ cơ sở thực hiện Chương trình cấp xã và cấp thôn.
3.6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
- Mục tiêu: Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người.
3.7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
- Mục tiêu: Cải thiện sức khoẻ của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ. Tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
3.8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
- Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
3.9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
a) Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù
- Mục tiêu:
+ Xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với các dân tộc khác trong vùng; góp phần nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, hỗ trợ cải thiện chất lượng dân số, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc; đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng đồng và xây dựng cơ sở chính trị ở thôn bản vững mạnh; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
b) Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu:
+ Chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là nhóm các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù;
+ Trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào năm 2025;
+ Giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao;
+ Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
3.10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình
a) Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
- Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín.
+ Mục tiêu: Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Biểu dương, tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp của các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
- Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Mục tiêu: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho già làng, trưởng bản, người có uy tín, chức sắc tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số và Nhân dân.
- Nội dung số 3: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Mục tiêu: Bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng các mô hình điểm giúp đồng bào kịp thời tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gặp vướng mắc, tranh chấp pháp luật.
b) Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu: Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm của địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới. Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
c) Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình.
- Mục tiêu: Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo Chương trình thực hiện đạt được mục tiêu đề ra.
1. Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 1 tháng 11 năm 2019 phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030
2. Quyết định số 1719/QĐ-TTG ngày 14 tháng 10 năm 2021 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
3. Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
4. Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 4 tháng 3 năm 2022 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn i: từ năm 2021 đến năm 2025.
5. Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2022 Ban hành kế hoạch thực hiện các nội dung do bộ giáo dục và đào tạo chủ trì thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn i: từ năm 2021 đến năm 2025
6. Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26 tháng 5 năm 2022 Quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn i: từ năm 2021 đến năm 2025
7. Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn i: từ năm 2021 đến năm 2025
8. Quyết định số 495/QĐ-UBDT ngày 27 tháng 8 năm 2022 phê duyệt kế hoạch truyền thông về CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025
9. Quyết định số 2415/QĐ-BYT ngày 5 tháng 9 năm 2022 ban hành hướng dẫn thực hiện dự án 7- chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
10. Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
11. Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 9 năm 2022 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025
12. Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2022 hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn i: từ năm 2021 đến năm 2025
2. Các văn bản của Tỉnh Thanh Hóa
1. Quyết định số 404-QĐ/TƯ ngày 5 tháng 3 năm 2021 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025
2. Kế hoạch số 281/ KH- UBND ngày 16 tháng 12 năm 2021 của UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc xác định các nhiệm vụ cụ thể cùng trách nhiệm, thời hạn, tiến độ hoàn thành của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, trong việc triển khai thực hiện Chương trình; đồng thời yêu cầu tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong việc tiến hành các hoạt động triển khai Chương trình
3. Công văn số 7776/UBND-KHTH ngày 22 tháng 6 năm 2022 của UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh.
4. Quyết định số 01-QĐ/BCĐ ngày 2 tháng 7 năm 2021 của Ban chỉ đạo 404 về việc Ban hành Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình Mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025
5. Quyết định số 02-QĐ/BCĐ ngày 2 tháng 7 năm 2021 của Ban chỉ đạo 404 về việc phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình Mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025
6. Nghị quyết số 258/2022/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỉ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025.
7. Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về ban hành Quy định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
8. Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
9. Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất thuộc các chương trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
10. Quyết định số 01/2023/QĐ-UBND ngày 12 tháng 1 năm 2023 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định về Quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giao cho cộng đồng tự thực hiện xây dựng công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) thuộc các chương trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
11. Văn bản số 5746/SKHĐT-THQH ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Sở Kế hoạch & Đầu tư về việc Hướng dẫn một số nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới sử dụng ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 của Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới và Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
12. Văn bản số 4324/SNN&PTNN-KL ngày 14 tháng 10 năm 2022 của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn về triển khai Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 về việc Hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình MTQG Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
13. Văn bản số 5630/SGTVT- TĐKHKT ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Sở Giao thông Vận tải về việc hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn về thiết kế đường giao thông thôn, bản phục vụ sản xuất kinh doanh và dân sinh thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 được áp dụng cơ chế đặc thù theo Quyết định số 3223/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
14. Văn bản số 8116/SXD-HĐXD ngày 1 tháng 11 năm 2022 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn thiết kế công trình phục vụ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân trên địa bàn xã, thôn, bản (giếng khoan, giếng đào, nước tự chảy, bể chứa nước, đường ống cấp nước sạch đến hộ gia đình, bể lọc, bể chứa…); sân thể thao thôn bản (sân bóng đá, bóng chuyền…) thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 được áp dụng cơ chế đặc thù theo Quyết định số 3223/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Câu hỏi thảo luận
1. Nêu những nội dung cơ bản của các dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG về Phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025?
2. Anh/ chị đánh giá như thế nào về các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình?
3. Trong 10 dự án thành phần của Chương trình, anh/chị quan tâm đến dự án nào nhất? Tại sao?
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030. Theo anh/chị, làm thế nào để phát huy được vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các bạn trẻ, vào quá trình phát triển KTXH ở địa phương?
5. Nêu đề xuất của anh/chị với Chương trình (nếu có).
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG; QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CHƯƠNG 1: HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
I. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
Theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 hoặc Khoản 15 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Trong đó, theo quy định tại khoản 21 Điều 3 LXD 2014 thì hoạt động xây dựng sẽ bao gồm các công việc sau:
- Lập quy hoạch xây dựng;
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Khảo sát xây dựng;
- Thiết kế xây dựng;
- Thi công xây dựng;
- Giám sát xây dựng;
- Quản lý dự án;
- Lựa chọn nhà thầu;
- Nghiệm thu công trình xây dựng sau đó bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành và bảo trì;
- Và các hoạt động khác có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình.
II. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư. Theo Điều 49 Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 năm 2020 và Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP năm 2021, dự án đầu tư xây dựng được phân loại như sau:
- Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C:
+ Dự án quan trọng quốc gia: Là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
++ Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
++ Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
++ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
++ Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
++ Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
+ Dự án nhóm A: Là các dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
++ Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật;
b) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;
c) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
++ Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
b) Công nghiệp điện;
c) Khai thác dầu khí;
d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Xây dựng khu nhà ở;
++ Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Giao thông, trừ dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Thủy lợi;
c) Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;
d) Kỹ thuật điện;
đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
e) Hóa dược;
g) Sản xuất vật liệu;
h) Công trình cơ khí;
i) Bưu chính, viễn thông;
++ Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
d) Công nghiệp.
++ Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:
a) Y tế, văn hóa, giáo dục;
b) Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;
c) Kho tàng;
d) Du lịch, thể dục thể thao;
đ) Xây dựng dân dụng;
e) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
+ Dự án nhóm B: Là các dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
++ Dự án có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau:
a) Giao thông gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
b) Công nghiệp điện;
c) Khai thác dầu khí;
d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Xây dựng khu nhà ở.
++ Dự án có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau:
a) Giao thông;
b) Thủy lợi;
c) Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;
d) Kỹ thuật điện;
đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
e) Hóa dược;
g) Sản xuất vật liệu;
h) Công trình cơ khí;
i) Bưu chính, viễn thông.
++ Dự án có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định sau đây:
a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
d) Công nghiệp.
++ Dự án có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định sau đây:
a) Y tế, văn hóa, giáo dục;
b) Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;
c) Kho tàng;
d) Du lịch, thể dục thể thao;
đ) Xây dựng dân dụng;
e) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
+ Dự án nhóm C: Là các dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
++ Dự án có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau:
a) Giao thông gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;
b) Công nghiệp điện;
c) Khai thác dầu khí;
d) Hóa chất, phân bón, xi măng;
đ) Chế tạo máy, luyện kim;
e) Khai thác, chế biến khoáng sản;
g) Xây dựng khu nhà ở.
++ Dự án có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực sau:
a) Giao thông;
b) Thủy lợi;
c) Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;
d) Kỹ thuật điện;
đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;
e) Hóa dược;
g) Sản xuất vật liệu;
h) Công trình cơ khí;
i) Bưu chính, viễn thông.
++ Dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định sau đây:
a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
d) Công nghiệp.
++ Dự án có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng thuộc lĩnh vực quy định sau đây:
a) Y tế, văn hóa, giáo dục;
b) Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;
c) Kho tàng;
d) Du lịch, thể dục thể thao;
đ) Xây dựng dân dụng;
e) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
- Theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.
- Theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại gồm:
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
+ Dự án PPP (Đầu tư theo hình thức đối tác công tư);
+ Dự án sử dụng vốn khác.
Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn nêu trên được phân loại để quản lý như sau:
+ Dự án sử dụng vốn hỗn hợp có tham gia của vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của dự án sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của pháp luật về PPP;
+ Dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn khác: trường hợp có tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công lớn hơn 30% hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư thì được quản lý theo các quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; trường hợp còn lại được quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốn khác.
- Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
+ Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
+ Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);
+ Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).
1. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo quy định tại Điều 66 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13:
- Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án quy định tại khoản 1 Điều này.
Chu trình quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chu trình quản lý dự án đầu tư xây dựng xoay quanh 3 nội dung chủ yếu là (1) lập kế hoạch, (2) Tổ chức phối hợp thực hiện mà chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí thực hiện và (3) giám sát các công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
A1. Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất theo một trật tự logic
A2. Điều phối thực hiện dự án:
Là quá trình phân phối nguồn lực gồm (Tiền, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian
A3. Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất các giải pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện → đúc rút kinh nghiệm, kiến nghị các dự án sau:
Ba yếu tố: thời gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc (kết quả) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đối với một dự án để đạt được kết quả tốt thì thường phải hi sinh 1 trong 2 mục tiêu kia. Đó chính là quá trình đánh đổi mục tiêu? Quá trình này diễn ra trong suốt quá trình quản lý dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án.
Điều quan trọng đó là ta phải xác định mục tiêu nào trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ, các mục nào có thể thay đổi -> Việc đánh đổi mục tiêu ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác: Cần kỹ năng quan trọng của nhà QLDA.
Hình 1.1 Chu trình quản lý dự án
Vai trò của quản lý dự án
Hình 1.2 Mối quan hệ giữa 3 mục tiêu: Thời gian, chi phí và kết quả
- Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án;
- Tạo điều kiện cho việc liên hệ, gắn bó giữa nhóm QLDA với khách hàng, CĐT và các nhà cung cấp đầu vào;
- Tăng cường sự hợp tác và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án;
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được.
- Tạo điều kiện cho sự đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng;
- Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn.
Nguyên tắc quản lý đầu tư công
Theo Điều 12 của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 năm 2019, quản lý các dự án đầu tư xây dựng nguồn có vốn đầu tư công tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí;
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
Các chủ thể chủ yếu tham gia dự án đầu tư xây dựng
Hình 1.3 Sơ đồ mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án
Hình 1.4 Các chủ thể tham gia vào dự án
Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014, được quy định cụ thể như sau:
Giai đoạn này gồm các công việc: Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư;
2. Khảo sát thị trường nơi đầu tư dự án;
3. Tìm kiếm, phát hiện khu đất để lập phương án đầu tư;
4. Tìm hiểu tất cả thông tin về khu đất, về việc thu hồi đất cũng như chuyển mục đích sử dụng đất (hình thức Giao đất, cho thuê đất);
5. Đề xuất dự án đầu tư bao (hình thức Giao đất, cho thuê đất): gồm các nội dung nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án (theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015);
6. Thỏa thuận thuê địa điểm; đề xuất nhu cầu sử dụng đất (hình thức Giao đất, cho thuê đất); trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
7. Lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất (theo 1 trong 3 hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu).
8. Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư (hình thức giao đất, cho thuê đất). Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài, DA kinh doanh có điều kiện...).
9. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (gồm ba hình thức):
a) Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) nếu có;
b) Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi);
c) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (công trình tôn giáo; công trình có Tổng mức đầu tư < 15 tỉ không bao gồm tiền sử dụng đất).
10. Lập, thẩm định và phê duyệt QH chi tiết/ QHTMB (hình thức giao đất, cho thuê đất):
a) Cấp giấy phép QH (nếu khu vực đó chưa phê duyệt quy hoạch 1/2000 quy hoạch 1/500);
b) Cấp chứng chỉ quy hoạch (nếu đã có QH 1/500)/ hoặc Thỏa thuận Quy hoạch kiến trúc (nếu đã có QH 1/2000…)/ hoặc Thông tin QH, kiến trúc (nếu chưa có QH);
c) Xin bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng (nếu chưa có);
d) Lập quy hoạch chi tiết 1/2000 (nếu chưa có QH);
đ) Lập quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1:500 hoặc Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc (nếu đã có QHCTXD 1/2000);
e) Thẩm định QHCTXD TL 1/500/ QH TMB và phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ;
g) Phê duyệt QHCTXD TL 1/500/ Chấp thuận QH TMB và phương án kiến trúc sơ bộ.
11. Thông báo thu hồi đất (hình thức Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư).
12. Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở
13. Thông tin/ thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện (hình thức Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư/ giao đất, cho thuê đất)
14. Thẩm duyệt thiết kế PCCC
15. Chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở/ thẩm định, quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới (hình thức Giao đất, cho thuê đất)
16. Thẩm định; thẩm tra phục vụ công tác thẩm định (Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Điều 10 Khoản 7 Điểm b và Điều 11 Khoản 5)
17. Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở (nếu có)
18. Cam kết bảo vệ môi trường/ Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
19. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư/ giao đất, cho thuê đất)
20. Công khai và thực hiện phương án đền bù giải phóng mặt bằng (hình thức đấu giá quyền sử dụng đất)
21. Điều tra số liệu, lập, phê duyệt, công khai phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền đền bù, nhận mặt bằng; Thuê đơn vị lập hồ sơ định giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Thẩm định hồ sơ định giá, xác định đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Phê duyệt đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (hình thức giao đất, cho thuê đất)
22. Hồ sơ xin giao đất/ thuê đất (hình thức giao đất, cho thuê đất)
23. Trích đo bản đồ địa chính để điều chỉnh ranh khu đất, kiểm định bản đồ (hình thức giao đất, cho thuê đất)
24. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (hình thức giao đất, cho thuê đất)
25. Thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất là căn cứ pháp lý để Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chủ đầu tư thực hiện khảo sát, lập dự án đầu tư (hình thức giao đất, cho thuê đất)
Giai đoạn này gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác.
26. Giao đất/ thuê đất: Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (đóng tiền sử dụng đất, phí trước bạ, tiền thuê đất); nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địa.
27. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
28. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi).
29. Khảo sát xây dựng (có thể chia 2 giai đoạn: khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế).
a) Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng (KSXD);
b) Lựa chọn nhà thầu KSXD;
c) Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật KSXD;
d) Thực hiện khảo sát xây dựng;
đ) Giám sát công tác khảo sát xây dựng;
e) Khảo sát bổ sung (nếu có);
g) Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng;
h) Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
30. Thiết kế xây dựng công trình gồm các bước: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có). Người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các bước sau:
a) Thiết kế một bước: ba bước thiết kế được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công (công trình chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật);
b) Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công (công trình phải lập dự án);
c) Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mô lớn, phức tạp).
31. Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình:
a) Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình;
b) Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có);
c) Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình;
d) Thiết kế xây dựng công trình;
đ) Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
e) Thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định;
g) Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;
h) Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;
i) Thay đổi thiết kế (nếu có);
k) Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình;
l) Giám sát tác giả.
32. Giấy phép xây dựng
33. Đấu thầu xây dựng:
a) Lựa chọn nhà thầu tư vấn QLDA (trường hợp thuê tư vấn QLDA);
b) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.
34. Thi công xây dựng công trình:
a) Chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình;
b) Chọn nhà thầu giám sát thi công;
c) Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
35. Thông báo khởi công xây dựng (chủ đầu tư)
36. Thực hiện thi công xây dựng công trình:
a) Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng...;
b) Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;
c) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu);
d) Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành;
đ) Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.
37. Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình để đưa công trình vào sử dụng.
38. Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.
3. Giai đoạn kết thúc xây dựng
Giai đoạn này gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.
39. Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử.
40. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
41. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
42. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn).
43. Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt động/ Chứng nhận đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).
44. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở.
45. Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
46. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có).
IV. Quy trình, nội dung lập Dự án đầu tư xây dựng công trình
Mỗi giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình sẽ có rất nhiều công việc và trong đó có những công việc mang tính chất then chốt được quy định kỹ càng về quy trình (trình tự, thủ tục) đầu tư dự án cụ thể.
Vấn đề lập báo cáo, lập dự án đầu tư là bước khởi đầu quan trọng quyết định đến vấn đề xin giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình mặc dù chỉ là một nội dung trong giai đoạn chuẩn bị. Theo quy định lập dự án đầu tư xây dựng là một nội dung thực hiện dự án đầu tư xây dựng quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Theo quy định cách lập dự án đầu tư xây dựng sẽ phụ thuộc vào loại dự án cụ thể để lập các loại báo cáo.
1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu hình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được lập tuân thủ theo Điều 9 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xem xét, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
Hồ sơ trình thẩm định
Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng:
- Người đề nghị thẩm định trình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) phải tuân thủ quy định của pháp luật về kiến trúc.
- Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: Tờ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu, văn bản pháp lý kèm theo, cụ thể:
a) Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
b) Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có yêu cầu);
c) Văn bản/quyết định phê duyệt và bản vẽ kèm theo (nếu có) của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với công trình xây dựng theo tuyến; quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng;
d) Văn bản ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường);
Các thủ tục về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ tục lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở theo cơ chế một cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (trường hợp dự án không thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lý độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng) (nếu có);
e) Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có);
g) Hồ sơ khảo sát xây dựng được phê duyệt; thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thiết kế cơ sở hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án;
h) Danh sách các nhà thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, lập tổng mức đầu tư; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra;
i) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư, ngoài các nội dung quy định nêu trên, hồ sơ trình thẩm định phải có các nội dung sau: tổng mức đầu tư; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).
3. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
Theo quy định tại Mục 3, Điều 5 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP: Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);
c) Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).
Nội dung
Nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình gồm:
- Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
- Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Hồ sơ trình thẩm định
- Tờ trình của chủ đầu tư;
- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Các tài liệu, văn bản có liên quan.
Thẩm quyền thẩm định
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công) làm cơ sở phê duyệt, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng. Đối với các bước thiết kế còn lại, chủ đầu tư quyết định việc kiểm soát thiết kế theo quy định tại hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và quy định của pháp luật có liên quan.
- Chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại Điều 83 của Luật số 62/2020/QH14 đối với bước thiết kế sau:
a) Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Engineering - Procurement - Construction, sau đây gọi là hợp đồng EPC);
b) Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước;
c) Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước;
d) Bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
- Công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 83a của Luật số 62/2020/QH14 còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng. Cơ quan thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm tham gia thẩm định thiết kế xây dựng.
- Công trình xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến hoặc thẩm duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Chủ đầu tư được trình hồ sơ đồng thời đến cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả thực hiện yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ sở kết luận thẩm định.
- Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng và các cơ quan, tổ chức có liên quan; thực hiện các yêu cầu (nếu có); phê duyệt thiết kế xây dựng.
- Chủ đầu tư phê duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở. Chủ đầu tư được quyết định về việc phê duyệt đối với các bước thiết kế còn lại.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh”.
Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định bước thiết kế xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật số 62/2020/QH14 đối với các công trình xây dựng sau:
a) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thuộc dự án có quy mô nhóm B trở lên hoặc công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
c) Công trình, xây dựng thuộc dự án PPP;
d) Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn khác được xây dựng tại khu vực không có quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
2. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 nêu trên và công trình xây dựng thuộc dự án PPP thành phần sử dụng vốn đầu tư công, nội dung thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng gồm:
a) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về lập, thẩm tra thiết kế xây dựng; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế;
b) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với thiết kế cơ sở đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định;
c) Kiểm tra kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn về đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn trong thiết kế đối với trường hợp yêu cầu phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại khoản 6 Điều 82 của Luật số 62/2020/QH14;
d) Sự tuân thủ quy định của pháp luật về việc xác định dự toán xây dựng;
đ) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
e) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Đối với công trình xây dựng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và công trình xây dựng thuộc dự án PPP không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 2 nêu trên.
Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư
1. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư thẩm định các nội dung sau:
a) Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);
c) Việc lập dự toán xây dựng công trình; sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; xác định giá trị dự toán xây dựng công trình.
2. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án PPP, nội dung thẩm định thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và các nội dung quy định tại hợp đồng dự án PPP.
3. Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 6 Điều 82 và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 83a, chủ đầu tư căn cứ nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 83a của Luật số 62/2020/QH14 để tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng.
4. Đối với công trình xây dựng không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 nêu trên, chủ đầu tư quyết định nội dung thẩm định bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan.
Nội dung này áp dụng quy định tại chương IV Nghị định 27/2022/NĐ-CP về Cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.
1. Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù
- Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia.
- Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do UBND cấp xã quản lý.
- Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng.
- Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện.
- Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do UBND cấp tỉnh ban hành.
2. Nguyên tắc tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù
a. Các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được tổ chức thực hiện theo cơ chế đặc thù phải có sự tham gia của người dân trong quá trình lập hồ sơ, tổ chức thi công xây dựng, bảo trì công trình. Tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo từng giai đoạn.
b. Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần vốn, phần còn lại do người dân đóng góp và từ nguồn vốn hợp pháp khác tại địa phương để thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Đối với dự án thực hiện trên địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% tổng mức đầu tư. Mức hỗ trợ thực hiện một dự án cụ thể từ ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quyết định.
c. Đóng góp của người dân có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền; phải được tính trong giá trị công trình để theo dõi, quản lý tỷ lệ đóng góp đã được thống nhất; không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
d. Ưu tiên sử dụng lao động, vật liệu tại chỗ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù. Đơn giá lập hồ sơ xây dựng công trình được xác định trên cơ sở giá thị trường.
e. Thanh toán vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải trên cơ sở kết quả nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
3. Lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản
Các dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù được phép lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng đơn giản (gọi tắt là Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản).
3.1. Nội dung Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản
a) Tên dự án, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, diện tích đất sử dụng, chủ đầu tư, quy mô, thời gian thực hiện.
b) Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư bao gồm: Kinh phí Nhà nước hỗ trợ (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương các cấp), đóng góp của người dân và vốn huy động hợp pháp khác.
c) Bản vẽ thi công theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có, đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện; bảng kê các chi phí đầu tư xây dựng.
d) Dự kiến năng lực tự thực hiện của người dân, cộng đồng hưởng lợi; kế hoạch lựa chọn nhà thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng dân cư.
3.2. Lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản
a) Căn cứ kế hoạch triển khai hỗ trợ đầu tư của địa phương, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, Ban quản lý xã thông báo đến cộng đồng dân cư tại thôn về dự án, công trình để tham gia vào quá trình lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản.
b) Ban quản lý xã lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định và phê duyệt.
c) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho thôn thực hiện công trình, Ban phát triển thôn lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định và phê duyệt.
d) Trường hợp gặp khó khăn trong lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản.
3.3. Thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản và phê duyệt đầu tư dự án
1. Hồ sơ trình thẩm định gồm:
Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 27/2022/NĐ-CP ; biên bản cuộc họp của cộng đồng dân cư; các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan đến xây dựng công trình (nếu có).
2. Tổ chức thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản
a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản. Thành phần tổ thẩm định bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Tổ trưởng, đại diện Ban giám sát của cộng đồng xã, công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, tài chính - kế toán, chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn do cộng đồng bình chọn (nếu có).
b) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không đủ năng lực thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức thẩm định.
3. Nội dung thẩm định
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất của địa phương và các quy hoạch có liên quan.
b) Đánh giá sự phù hợp của bản vẽ thi công với điều kiện thực tế mặt bằng thi công công trình; mức độ an toàn và giải pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình hạ tầng lân cận, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; tính khả thi về kỹ thuật, khả năng tự thực hiện của cộng đồng dân cư, tổ chức được giao thi công.
c) Tính hợp lý của các chi phí so với giá thị trường tại địa phương, với các dự án tương tự khác đã và đang thực hiện (nếu có).
d) Khả năng huy động vốn theo cơ cấu từng nguồn vốn, gồm: Vốn nguồn ngân sách nhà nước so với kế hoạch trung hạn giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đóng góp của tổ chức, cá nhân và vốn huy động hợp pháp khác.
đ) Tiến độ thi công dự kiến.
4. Thời gian thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định:
Cơ quan thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Phê duyệt đầu tư dự án
a) Căn cứ ý kiến thẩm định, Ban quản lý xã hoặc Ban phát triển thôn hoàn thiện Hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt đầu tư dự án.
b) Đối với các dự án khởi công mới được bố trí vốn hằng năm, thời gian phê duyệt đầu tư dự án phải đảm bảo trước thời điểm giao kế hoạch vốn chi tiết cho dự án.
4. Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu xây dựng dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp
4.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu xây dựng dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là: Tham gia thực hiện của cộng đồng.
4.2. Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu có sự tham gia của cộng đồng:
a) Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ là người dân cư trú trên địa bàn xã có dự án, có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật về tổ chức thực hiện gói thầu xây dựng có quy mô nhỏ và không phức tạp.
b) Trường hợp không có hoặc không lựa chọn được cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ trên địa bàn xã đủ điều kiện thực hiện gói thầu, Ủy ban nhân dân cấp xã được mở rộng lựa chọn trên địa bàn huyện.
c) Trường hợp không có hoặc không lụa chọn được cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ thực hiện gói thầu trên địa bàn cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã được lựa chọn hợp tác xã thực hiện gói thầu.
4.3. Tư cách hợp lệ của hợp tác xã, cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tại địa phương thực hiện gói thầu
a) Người đại diện của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật, không thuộc đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tín nhiệm lựa chọn để thay mặt cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ ký kết hợp đồng.
b) Hợp tác xã tham gia thực hiện gói thầu phải có trụ sở chính đặt tại địa bàn xã hoặc huyện có dự án, trong đó ưu tiên lựa chọn hợp tác xã có trụ sở chính đặt tại địa bàn xã nơi có dự án; phải có Hồ sơ chứng minh năng lực, kinh nghiệm thực hiện công trình đầu tư tương tự; có cam kết sử dụng nhân công trực tiếp thực hiện các hoạt động xây dựng công trình là người dân tại địa bàn xã có dự án.
4.4. Quy trình lựa chọn nhà thầu
a) Ban quản lý xã dự thảo hợp đồng trong đó bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, chất lượng, tiến độ công việc cần đạt được, giá hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên.
b) Ban quản lý xã niêm yết thông báo công khai (tối thiểu 3 ngày làm việc) về việc mời tham gia thực hiện gói thầu tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện truyền thông cấp xã, các nơi sinh hoạt cộng đồng. Thông báo cần ghi rõ thời gian họp bàn về phương án thực hiện gói thầu.
c) Nhà thầu quan tâm đến dự án đầu tư nhận dự thảo hợp đồng để nghiên cứu và chuẩn bị đơn đăng ký thực hiện gói thầu hoặc dự án gồm: Họ và tên, độ tuổi, năng lực và kinh nghiệm phù hợp với tính chất gói thầu của các thành viên tham gia thực hiện gói thầu; giá nhận thầu và tiến độ thực hiện.
d) Ban quản lý xã xem xét, đánh giá lựa chọn nhà thầu tốt nhất và mời đại diện vào đàm phán, ký kết hợp đồng; trong đó, ưu tiên hợp tác xã, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ sử dụng nhân công là người dân thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số.
đ) Thời gian tối đa từ khi thông báo công khai về việc mời tham gia thực hiện gói thầu đến khi ký kết hợp đồng là 15 ngày.
4.5. Trường hợp cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp có đủ năng lực quản lý, tổ chức thi công đối với dự án có kỹ thuật không phức tạp và tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng, Ủy ban nhân dân cấp xã được lựa chọn cơ chế giao cho cộng đồng dân cư tự thực hiện dự án theo định mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
5. Tổ chức, quản lý thi công, nghiệm thu công trình và thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng
5.1. Tổ chức thi công công trình
a) Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư dự án, kết quả lựa chọn đơn vị thi công và kế hoạch giao vốn, Ban quản lý xã tiến hành ký kết hợp đồng với đại diện của cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ nhóm thợ trúng thầu để tổ chức thực hiện.
b) Trường hợp áp dụng cơ chế quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định này, căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư dự án, Ban quản lý xã ký hợp đồng với Ban phát triển thôn để tổ chức thực hiện.
5.2. Quản lý chất lượng, giám sát thi công công trình
a) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng, an toàn lao động, môi trường xây dựng, chi phí quản lý đầu tư xây dựng công trình đầu tư thực hiện theo cơ chế đặc thù.
b) Ban quản lý xã, Ban giám sát của cộng đồng xã có trách nhiệm giám sát trong quá trình thi công công trình.
c) Quy trình, thủ tục quản lý chất lượng thi công công trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
5.3. Tổ chức nghiệm thu và thanh toán, quyết toán công trình
a) Ban quản lý xã tổ chức nghiệm thu công trình, thành phần gồm: đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý xã; Ban giám sát của cộng đồng xã; đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ thi công hoặc hợp tác xã; các thành phần có liên quan khác do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
b) Quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán dự án, công trình áp dụng cơ chế đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5.4. Chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng.
6. Quản lý vận hành và bảo trì công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù
6.1. Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nội dung sau:
a) Giao Ban quản lý xã hoặc Ban phát triển thôn trực tiếp quản lý vận hành công trình xây dựng; Ban quản lý xã xây dựng kế hoạch bảo trì.
b) Quyết định kế hoạch bảo trì và lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ, hợp tác xã thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
6.2. Nội dung bảo trì công trình
a) Kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.
b) Thay thế hạng mục, thiết bị công trình nhưng không làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
6.3. Quy trình, nội dung, định mức chi phí thực hiện công tác bảo trì công trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
7. Duy tu, bảo dưỡng và quản lý, vận hành công trình
Thực hiện theo Điều 34 của Thông tư 02/2022/TT-UBDT
7.1. Đối với những công trình phục vụ lợi ích chung trong phạm vi xã, thôn (bao gồm cả các công trình không được đầu tư bằng nguồn vốn của Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4 nằm trong Chương trình MTQG Phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025) do UBND cấp xã quản lý được sử dụng kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng của Tiểu dự án để thực hiện; không sử dụng kinh phí của Tiểu dự án để duy tu, bảo dưỡng công trình đã bàn giao cho hộ, nhóm hộ quản lý sử dụng.
7.2. Kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng chỉ sử dụng cho sửa chữa nhỏ, tu bổ, bảo trì thường xuyên nhằm duy trì hoạt động bình thường của công trình; không sử dụng cho xây mới, nâng cấp, sửa chữa lớn công trình.
7.3. UBND cấp xã là chủ đầu tư đối với nguồn kinh phí hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng công trình
a) Hằng năm, căn cứ quy trình duy tu, bảo dưỡng do UBND cấp tỉnh ban hành và hiện trạng công trình trên địa bàn xã, UBND cấp xã lập danh mục công trình, hạng mục công trình cần duy tu, bảo dưỡng; thông báo, đồng thời tổ chức thảo luận công khai kế hoạch duy tu, bảo dưỡng đến người dân và cộng đồng; tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt kinh phí duy tu, bảo dưỡng từng công trình và hoàn thiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng trên địa bàn xã, trình Hội đồng nhân dân xã thông qua, đồng thời gửi UBND cấp huyện tổng hợp; ưu tiên duy tu bảo dưỡng đối với những công trình cấp thiết trên địa bàn xã, thôn bản ĐBKK nhất trước.
b) Căn cứ quyết định giao kế hoạch vốn duy tu, bảo dưỡng của UBND cấp huyện và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, UBND cấp xã quyết định giao cho tổ chức cộng đồng, tổ, nhóm thợ trên địa bàn xã nhận thầu thực hiện hoặc giao cho trưởng thôn tổ chức các hộ gia đình trong thôn thực hiện duy tu, bảo dưỡng đối với công trình do thôn quản lý; trường hợp tổ chức cộng đồng, tổ, nhóm thợ, các hộ gia đình trong thôn không đủ điều kiện và khả năng thực hiện, UBND cấp xã ký hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân đủ năng lực thực hiện duy tu, bảo dưỡng.
c) Trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định của Thông tư này, UBND cấp tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình.
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Theo khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), giám sát thi công xây dựng công trình là công việc giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công của chủ đầu tư hoặc nhà thầu đang phụ trách.
II. Yêu cầu đối với công tác giám sát thi công xây dựng
- Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công. Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;
b) Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
c) Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.
III. Nội dung giám sát thi công xây dựng
Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm:
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;
- Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng.
Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;
- Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;
- Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
- Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
- Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động;...
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);
- Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
- Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
IV. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
1. Quyền của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
Theo Khoản 1 Điều 121 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), trong việc giám sát thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có các quyền sau đây:
- Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;
- Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
- Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
- Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
Theo khoản 2 Điều 121 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
- Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;
- Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;
- Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;
- Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;
- Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
V. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
1. Quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
Theo khoản 1 Điều 122 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau:
- Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng;
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;
- Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
- Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;
- Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
- Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
Theo khoản 2 Điều 122 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020)), Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;
- Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
- Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;
- Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
- Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
VI. Quy trình giám sát thi công xây dựng công trình
Một quy trình giám sát thi công đạt chuẩn sẽ đảm bảo cho công trình sau khi hoàn thiện có độ an toàn và đạt chất lượng tốt nhất. Quy trình giám sát thi công xây dựng giúp công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra.
Trong quy trình giám sát thi công xây dựng, người tư vấn giám sát phải có:
- Thực hiện toàn bộ quy trình giám sát chất lượng công trình;
- Theo dõi thời gian, tiến độ công trình thi công phù hợp với kế hoạch;
- Tư vấn về thiết kế, tài chính cho chủ đầu tư. Tránh trường hợp các nhà thầu rút ruột công trình;
- Theo dõi, quản lý an toàn lao động tại công trình xây dựng;
- Theo dõi, quản lý môi trường tại công trình xây dựng.
2. Các bước trong quy trình giám sát thi công
Bước 1: Kiểm tra điều kiện khởi công của công trình
Đây là bước đầu tiên và cũng được xem là một trong những bước quan trọng nhất. Vì người tư vấn giám sát cần phải có đánh giá hồ sơ giám sát thi công xây dựng công trình. Họ phải có thẩm tra dự toán và theo quy định về kỹ thuật thì mới có cái nhìn tổng thể về công trình được.
Người tư vấn giám sát sẽ kiểm tra kỹ về điều kiện khởi công của công trình. Như mặt bằng xây dựng, giấy phép xây dựng công trình được xác nhận chưa. Bản vẽ thiết kế công trình đã được chủ đầu tư xác nhận hay chưa. Vốn được bố trí có đủ theo tiến độ xây dựng. Và các vấn đề an toàn lao động công trình có phù hợp với yêu cầu không.
Điều này nhằm giúp nếu bước đầu có sai sót thì có thể chỉnh sửa và đề xuất giải pháp, biện pháp giải quyết kịp thời. Giúp đảm bảo tiến độ xây dựng thi công, tránh phát sinh chi phí không đáng có.
Bước 2: Kiểm tra các yêu cầu đối với công trình xây dựng
Giám sát viên cũng cần nắm vững các yêu cầu về hồ sơ, pháp lý. Tránh phát sinh vấn đề như phạt hành chính, đình chỉ hoặc thậm chí là bị ngưng thi công, gây nhiều thiệt hại cho chủ đầu tư.
Chẳng hạn, để thuận tiện cho công tác kiểm tra và đảm bảo an toàn lao động. Một công trình thi công phải có hồ sơ thiết kế, bản vẽ đầy đủ thông tin sơ bộ. Từ tên hồ sơ thiết kế, quy mô, ngày tháng khởi công - hoàn thành. Cho đến rào ngăn, trạm gác đến các biển báo bên ngoài.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng vật liệu sử dụng trong quy trình giám sát thi công xây dựng
Trước khi công trình xây dựng được khởi công, người tư vấn giám sát có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra vật liệu xây dựng có đúng với yêu cầu hay không. Nếu vật liệu có sai sót thì có thể kịp thời điều chỉnh. Nếu phát hiện bất kỳ khiếm khuyết hoặc nghi ngờ nào thì vật liệu phải được đổi mới hoàn toàn. Điều này để đảm bảo an toàn lao động và chất lượng công trình tối đa.
Bước 4: Xây dựng và chuẩn bị triển khai kế hoạch giám sát thi công
Giám sát viên sẽ lập một kế hoạch theo dõi chi tiết để đảm bảo chất lượng cho quy trình giám sát thi công. Điều này căn cứ vào các yêu cầu hồ sơ thiết kế, quy định kỹ thuật và tiến độ thi công cần thực hiện.
Bước 5: Đánh giá các hồ sơ thiết kế trong quy trình giám sát thi công xây dựng
Tiếp đến, người tư vấn giám sát cần kiểm tra, đánh giá, rà soát lại tất cả các hồ sơ thiết kế thi công. Cũng như quy định kỹ thuật trong từng hạng mục công trình để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Bước 6: Giám sát xây dựng theo từng hạng mục công trình
Trong bước này, kỹ sư giám sát sẽ theo dõi từng hạng mục xây dựng cụ thể. Họ phải xem xét tình hình từng hạng mục thi công, số liệu thực tế của hồ sơ. Cũng như đối chiếu với yêu cầu để kịp thời phát hiện sai sót và xử lý.
Kỹ sư giám sát sẽ theo dõi, xử lý từng hạng mục công trình xây dựng cụ thể, chi tiết hồ sơ.
Bước 8: Đảm bảo thi công đúng tiến độ hạng mục dự kiến
Liên tục khuyến khích và đốc thúc nhân công để bám sát thời gian thi công đặt ra ban đầu. Ngoài ra, kỹ sư cũng nghiên cứu và phát hiện các giải pháp, biện pháp giúp rút ngắn tiến độ hoàn thành. Tuy nhiên các giải pháp này không được làm tăng thêm nhiều chi phí và bám sát hồ sơ.
Bước 9: Thanh, quyết toán chi phí thi công công trình xây dựng hoàn thành
Giám sát viên phải theo sát và nắm chắc việc nghiệm thu và thanh toán chi phí đối với khối lượng xây dựng hoàn thành để có kế hoạch và đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng giải ngân. Phát hiện và báo cáo mức chênh lệch giá giữa thời điểm dự toán và thời điểm thi công. Báo cáo này giúp nhà đầu tư có thể xử lý và cân đối dự toán chi phí cho các công trình xây dựng.
Bước 10: Lập báo cáo định kỳ trong quá trình giám sát thi công xây dựng
Cần thường xuyên làm báo cáo theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng. Tránh những sai sót, điểm hạn chế trong quá trình thi công. Cũng như tiến độ các công trình xây dựng hiện tại. Bảng báo cáo này giúp đề xuất giải pháp, biện pháp giải quyết xử lý kịp thời cho những điểm cần điều chỉnh. Đồng thời thông báo tình hình, chất lượng xây dựng công trình cho chủ đầu tư.
Thẩm định chất lượng từng hạng mục và tổng thể công trình xây dựng
Cuối cùng, người kỹ sư giám sát sẽ nghiệm thu công trình. Thông qua quy trình chất lượng các hạng mục thi công và tổng thể dự án xây dựng. Phải có đảm bảo hoàn toàn không sai sót trước khi hoàn công.
VII. Giám sát thi công kết cấu công trình
Bảng 3.1 Danh mục tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu xây dựng
TT | Số hiệu văn bản | Tên tiêu chuẩn | Năm ban hành |
1. Thi công & Nghiệm thu - Các tiêu chuẩn chung | |||
1 | TCVN 5638:1991 | Đánh giá chất lượng công tác xây lắp | 1991 |
2 | TCVN 5637:1991 | Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản | 1991 |
3 | TCVN 5640:1991 | Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản | 1991 |
4 | TCVN 4252:2012 | Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công. | 2012 |
5 | TCVN 4252:2012 | Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công - Qui phạm thi công và nghiệm thu. | 2012 |
6 | TCVN 9259- 1:2012 | (ISO 3443-1:1979) Dung sai trong xây dựng công trình - Phần 1: Nguyên tắc cơ bản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật | 2012 |
7 | TCVN 9259- 8:2012 | (ISO 3443-8:1989) Dung sai trong xây dựng công trình - Phần 8: Giám định về kích thước và kiểm tra công tác thi công | 2012 |
8 | TCVN 9261:2012 | (ISO 1803:1997) Xây dựng công trình - Dung sai - Cách thể hiện độ chính xác kích thước - Nguyên tắc và thuật ngữ | 2012 |
9 | TCVN 9262- 1:2012 | (ISO 7976-1:1989) Dung sai trong xây dựng công trình - Phương pháp đo kiểm công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình - Phần 1: Phương pháp và dụng cụ đo | 2012 |
10 | TCVN 9262- 2:2012 | (ISO 7976-2:1989) Dung sai trong xây dựng công trình - Phương pháp đo kiểm công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình - Phần 2: Vị trí các điểm đo | 2012 |
2. Thi công & Nghiệm thu - Công tác đất, nền, móng | |||
1 | TCVN 4447:2012 | Công tác đất - Thi công và nghiệm thu | 2012 |
2 | TCVN 9355:2012 | Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước | 2012 |
3 | TCVN 9361:2012 | Công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu | 2012 |
4 | TCVN 9394:2012 | Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu | 2012 |
5 | TCVN 9395:2012 | Cọc khoan nhồi - Thi công và nghiệm thu | 2012 |
6 | TCVN 9842:2013 | Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông - Thi công và nghiệm thu | 2013 |
7 | TCVN 9844:2013 | Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu | 2013 |
8 | TCVN 10379:2014 | Gia cố đất bằng chất kết dính vô cơ, hóa chất hoặc gia cố tổng hợp, sử dụng trong xây dựng đường bộ - Thi công và nghiệm thu | 2014 |
3. Thi công & Nghiệm thu - Bê tông cốt thép toàn khối | |||
1 | TCVN 4453:1995 | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn Khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu. | 1995 |
2 | TCVN 239:2006 | Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình | 2006 |
3 | TCVN 8828:2011 | Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên | 2011 |
4 | TCVN 9334:2012 | Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy | 2012 |
5 | TCVN 9335:2012 | Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy | 2012 |
6 | TCVN 9338:2012 | Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết | 2012 |
7 | TCVN 9340:2012 | Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu | 2012 |
8 | TCVN 9341:2012 | Bê tông Khối lớn - Thi công và nghiệm thu | 2012 |
9 | TCVN 9342:2012 | Công trình bê tông cốt thép toàn Khối xây dựng bằng cốp pha trượt - Thi công và nghiệm thu | 2012 |
10 | TCVN 9343:2012 | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì | 2012 |
11 | TCVN 9344:2012 | Kết cấu bê tông cốt thép - Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh | 2012 |
12 | TCVN 9345:2012 | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm | 2012 |
13 | TCVN 9348:2012 | Bê tông cốt thép - Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn | 2012 |
14 | TCVN 9380:2012 | Nhà cao tầng - Kỹ thuật sử dụng giáo treo | 2012 |
15 | TCVN 9382:2012 | Chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền | 2012 |
16 | TCVN 9384:2012 | Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng - Yêu cầu sử dụng. | 2012 |
17 | TCVN 9390:2012 | Thép cốt bê tông - mối nối bằng dập ép ống - Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu | 2012 |
18 | TCVN 9391:2012 | Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu | 2012 |
19 | TCVN 9392:2012 | Thép cốt bê tông - Hàn hồ quang | 2012 |
20 | TCVN 9489: 2012 | (ASTM C 1383-04) Bê tông - Xác định chiều dày của kết cấu dạng bản bằng phương pháp phản xạ xung va đập | 2012 |
4. Thi công & Nghiệm thu - Bê tông cốt thép lắp ghép và ứng lực trước | |||
1 | TCVN 9115:2012 | Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Thi công và nghiệm thu | 2012 |
2 | TCVN 9347:2012 | Cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn - Phương pháp thí nghiệm gia tải để đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt | 2012 |
3 | TCVN 9376:2012 | Nhà ở lắp ghép tấm lớn - Thi công và nghiệm thu công tác lắp ghép | 2012 |
4 | TCVN 9114:2012 | Sản phẩm bê tông ứng lực trước - Yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chấp nhận | 2012 |
5. Thi công & Nghiệm thu - Kết cấu thép | |||
1 | TCVN 5017- 1:2010 | (ISO 857-1:1998) Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng - Phần 1: Các quá trình hàn kim loại | 2010 |
2 | TCVN 5017- 2:2010 | (ISO 857-2:1998) Hàn và các quá trình liên quan - Từ vựng - Phần 2: Các quá trình hàn vẩy mềm, hàn vảy cứng và các thuật ngữ liên quan | 2010 |
3 | TCVN 8789:2011 | Sơn bảo vệ kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử | 2011 |
4 | TCVN 8790:2011 | Sơn bảo vệ kết cấu thép - Quy trình thi công và nghiệm thu | 2011 |
5 | TCVN 8792:2011 | Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại - Phương pháp thử mù muối | 2011 |
6 | TCVN 9276:2012 | Sơn phủ bảo vệ kết cấu thép - Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng quá trình thi công | 2012 |
6. Thi công & Nghiệm thu - Kết cấu gạch đá, vữa xây dựng | |||
1 | TCVN 4314:2003 | Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật | 2003 |
2 | TCVN 7899-1:2008 | Vữa, keo dán gạch ốp lát - Yêu cầu kỹ thuật | 2008 |
3 | TCVN 4085:2011 | Kết cấu gạch đá - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu | 2011 |
7. Thi công & Nghiệm thu - Công tác hoàn thiện | |||
1 | TCVN 9377- 1:2012 | Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu. Phần 1 : Công tác lát và láng trong xây dựng | 2012 |
2 | TCVN 9377- 2:2012 | Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu - Phần 2: Công tác trát trong xây dựng | 2012 |
3 | TCVN 9377- 3:2012 | Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu - Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng | 2012 |
8. Thi công & Nghiệm thu - Hệ thống cấp nước, cấp điện, chiếu sáng, chống sét, điều hòa và cấp khí đốt | |||
1 | TCVN 9208:2012 | Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp | 2012 |
2 | TCVN 9358:2012 | Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung | 2012 |
3 | TCVN 9385:2012 | Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống |
|
2.1. Yêu cầu đối với công tác gia công cốp pha
Kiểm tra bản vẽ thiết kế cốp pha thể hiện kiểu cốp pha, bản vẽ khai triển bề mặt cốp pha, bảng liệt kê các cấu kiện và khối lượng cốp pha, bản vẽ lắp đặt cốp pha, giàn giáo, bản vẽ gia công và sơ đồ tổ chức thực hiện công tác cốp pha và đặc biệt là thuyết minh tính toán chịu lực của cốp pha.
Các yêu cầu khi gia công cốp pha:
Mặt cốp pha phải nhẵn theo yêu cầu của mặt bê tông thiết kế;
Cạnh cốp pha phải phẳng và nhẵn đảm bảo gia công ghép kín;
Các tấm cốp pha không nên quá nặng để dễ dàng ghép được;
Khoảng cách các nẹp ngang phải được xác định bằng tính toán.
2.2. Dựng lắp cốp pha và giằng chống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Việc vận chuyển cốp pha cần đảm bảo an toàn, không làm hư hỏng cốp pha;
Cột chống phải kê chắc, không bị lún trượt; Nên dùng nêm điều chỉnh có góc nghiêng <25°;
Hạn chế nối các bộ phận chủ yếu, bố trí nối so le; Việc nối phải dùng thanh nẹp và bu lông, diện tích thanh nẹp không được nhỏ hơn bộ phận được nối;
Phương pháp lắp dựng phải đảm bảo dễ tháo lắp, bộ phận tháo trước không ảnh hưởng đến bộ phận tháo sau;
Đối với các kết cấu quan trọng, kết cấu yêu cầu độ chính xác cao cần bố trí thêm mốc quan trắc để dễ dàng kiểm tra công tác lắp dựng cốp pha;
Các kết cấu để điều chỉnh vị trí cốp pha (giằng, tăng đơ, vít v.v…) phải đảm bảo vững chắc, không bị biến dạng khi chịu lực lớn;
Đảm bảo kín giữa cốp pha với nền hoặc bê tông đổ trước, tránh mất nước xi măng;
Các lỗ đặt trước phải để theo yêu cầu thiết kế;
Đối với kết cấu có chiều cao lớn phải lắp đặt để đổ bê tông thuận lợi, dễ đầm chặt, không bị phân tầng;
Dung sai sau khi lắp dựng xong quy định ở Bảng 3.2.
2.3. Tháo dỡ cốp pha
a. Bê tông đủ chịu lực mới được dỡ cốp pha, thời gian tối thiểu quy định như sau:
Đối với cốp pha thẳng đứng: mùa đông, đủ 2÷3 ngày; Mùa hè, đủ 1÷2 ngày;
Đối với cốp pha chịu tải trọng: bê tông phải đạt cường độ tối thiểu qui định trong Bảng 3.3.
b. Các nguyên tắc khi tháo dỡ cốp pha:
Tránh làm hư hỏng mặt ngoài, sứt mẻ bê tông; hư hỏng cốp pha;
Tháo ván đứng trước, kiểm tra chất lượng bê tông xem có cần phải xử lý không;
Tháo từ trên xuống, bộ phận thứ yếu trước, bộ phận chủ yếu sau;
Phải tháo nêm hoặc hộp cát trước khi tháo cột chống;
Tháo cột chống: phải theo chỉ dẫn thiết kế thi công. Phải tháo dỡ dần và kiểm tra biến hình của công trình, nếu không có hiện tượng nguy hiểm mới được dỡ bỏ hoàn toàn;
Cần tu sửa, phân loại, bảo quản ngăn nắp cốp pha đã tháo dỡ, không làm ảnh hưởng đến thi công và an toàn lao động;
Chỉ được chất tải 100% khi bê tông đạt mác thiết kế.
2.4. Cầu công tác
Cầu công tác phải chắc chắn, bằng phẳng, ít rung động cả khi đổ bê tông, không ảnh hưởng đến các công tác khác; Cần kiểm tra trước khi cho cầu làm việc;
Cầu công tác phải đủ rộng để đi lại, vận chuyển và tránh nhau dễ dàng;
Có lan can hai bên cầu chắc chắn và cao từ 0,8 m trở lên;
Mép cầu phải có nẹp gờ hai bên cao từ 0,15 m trở lên;
Ván ghép cầu: dùng ván chắc chắn, khe ghép ván phải < 1 cm.
2.5. Một số yêu cầu đối với cốp pha di chuyển ngang và cốp pha di chuyển đứng
Đối với các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép có chiều dài lớn (đường hầm, cống dài v.v…) cần áp dụng cốp pha di chuyển ngang. Hệ chống đỡ phải chắc chắn, tháo, lắp di chuyển nhanh chóng, không bị biến dạng hoặc hư hỏng;
Đối với các kết cấu có chiều cao lớn (đập, tường, cột v.v…), cần áp dụng cốp pha dịch chuyển theo chiều cao;
Căn cứ vào tính chất, thời hạn đổ, mác, tốc độ đổ bê tông, kinh phí làm cốp pha v.v… để lựa chọn phương án thi công bằng thủ công (chiều cao khối đổ nhỏ) hay thi công bằng cơ giới (chiều cao khối đổ lớn hơn 1,2m);
Bảng 3.2 Sai lệch cho phép đối với cốp pha và giằng chống đã xây dựng xong
TT | Tên sai lệch | Trị số sai lệch cho phép (mm) |
1 | Sai lệch về khoảng cách giữa các cột chống đỡ cốp pha cấu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ đỡ, gỗ giằng đóng vào cột chống so với khoảng cách thiết kế: |
|
Trên 1 mét dài: | ± 25 | |
Trên toàn bộ khẩu độ: | ± 75 | |
2 | Sai lệch của mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều dài thẳng đứng. |
|
Móng cống, móng nhà máy v.v...: | ± 5 | |
Móng tường cánh, hố tiêu năng v.v...: | ± 10 | |
Rãnh van, khe phai: | ± 3 | |
Tường, trụ pin: |
| |
Trên 1 mét chiều cao: | ± 2 | |
Trên toàn bộ chiều cao: | ± 10 | |
e) Mặt lèn của dầm: | ± 3 | |
3 | Sai lệch giữa mặt cốp pha nghiêng và các đường giao nhau của chúng so với độ dốc thiết kế: |
|
Trên 1 mét chiều cao: | ± 2 | |
Trên toàn bộ chiều cao: | ± 15 | |
4 | Độ gồ ghề cục bộ của mặt cốp pha để đổ bê tông (dùng thước thẳng 2 mép sát vào ván để kiểm tra) được phép lồi lõm: |
|
Phần mặt bê tông lộ ra ngoài: | ± 3 | |
Phần mặt bê tông không lộ ra ngoài thì không cần nhẵn: | ± 5 | |
5 | Chiều cao của dầm không được nhỏ hơn so với kích thước thiết kế, có thể lớn hơn so với kích thước thiết kế trong phạm vi: | ± 5 |
6 | Sai lệch giữa trục tim công trình và vị trí cốp pha: |
|
Móng: | ± 15 | |
Rãnh van, rãnh phai: | ± 2 | |
Tường, mố, trụ pin: | ± 5 | |
7 | Sai lệch của rãnh cửa cống: |
|
Khoảng cách giữa 2 mép song song không được nhỏ hơn khoảng cách thiết kế, song lớn hơn cũng không quá: | + 3 | |
Sai lệch theo hướng song song: không được cúp vào, có thể rộng ra song không quá: | + 3 | |
Sai lệch theo chiều thẳng đứng của rãnh cửa trên toàn bộ chiều cao: | ± 3 | |
Sai lệch về phía thượng hạ lưu giữa hai rãnh trong cùng một cửa: | ± 3 | |
8 | Sai lệch khoảng cách giữa đan máy điện và đan máy bơm hoặc tua bin của trạm bơm trục đứng và nhà máy thuỷ điện không được lớn hơn thiết kế, có thể nhỏ hơn song không quá: | - 3 |
9 | Sai lệch về độ cao (cao trình) cốp pha so với bản vẽ thiết kế: |
|
a) Bản đáy cống, Đỉnh cống: | ± 15 | |
b) Các đan trong trạm bơm: | - 5 | |
c) Các đan trong nhà máy thuỷ điện: | - 3 | |
d) Cầu thả phai, dàn kéo cửa van: | ± 20 | |
e) Bệ máy đóng mở cửa cống: | ± 10 | |
g) Đỉnh tường cánh gà, trụ pin, mố tiêu năng: | ± 20 |
Bảng 3.3 Cường độ bê tông tối thiểu khi tháo cốp pha
Đặc điểm công trình | Cường độ tối thiểu khi tháo cốp pha, 105Pa (kg/cm2) |
- Khi kết cấu cốp pha không chịu uốn, không chịu nén cũng không phải dựa vào chống đỡ và không bị va chạm như: mặt đứng của tường dày, của trụ lớn, mặt đứng của vòm, mặt nghiêng của tường chắn đất. | 35 |
- Khi kết cấu cốp pha dựa một phần vào chống đỡ, chịu uốn và chịu nén của tải trọng bản thân công trình như: mặt trong của vòm, mặt đứng của tường mỏng và mặt phía dưới của mặt dốc (nếu độ dốc > 45°) | 55 |
- Với điều kiện như 1, 2 (bảng này) và chịu thêm lực nén bên ngoài như: cột, cống vòm có đất đắp bên trên đường hầm qua tầng đá bị phong hoá, đường hầm qua đất. | 100 |
- Khi kết cấu cốp pha hoàn toàn dựa vào chống đỡ và chịu thêm lực nén và lực uốn như: xà, dầm, tấm đan (đan cống vuông, tất cả các mặt phẳng nằm ngang) và mặt phía dưới của mặt dốc (nếu độ dốc < 45°) | 150 |
Cốp pha dịch chuyển theo chiều cao được thiết kế và thi công từ định hình đồng bộ của nhà cung cấp thì phải tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn về lắp đặt, thi công, vận chuyển, tháo dỡ.
Các trường hợp khác phải có qui trình từ thiết kế cốp pha (bulông neo, tấm cốp pha, bulông điều chỉnh, sàn thao tác trên, sàn thao tác dưới, lối lên xuống công trình v.v…), qui trình lắp, đổ bê tông, tháo dỡ cốp pha.
Các qui trình trên phải đảm bảo các yêu cầu:
An toàn cho người và công trình;
Lắp đặt và tháo dỡ nhanh;
Đảm bảo hiệu quả kinh tế, tiến độ và chất lượng công trình.
2.6. Nghiệm thu công tác cốp pha
- Nghiệm thu cốp pha đà giáo là nghiệm thu công việc trung gian, không cần bản vẽ hoàn công.
- Nếu cốp pha chết, được sự đồng ý của chủ đầu tư và được phê duyệt trong biện pháp thi công thì phải vẽ bản vẽ hoàn công, ví dụ cốp pha gạch.
- Để nghiệm thu công tác cốp pha, đà giáo cần kiểm tra theo Bảng 3.4 dưới đây:
Bảng 3.4. Các yêu cầu kiểm tra cốp pha, đà giáo
Các yêu cầu cần kiểm tra | Phương pháp kiểm tra | Kết quả kiểm tra |
Cốp pha đã lắp dựng | ||
Hình dáng và kích thước | Bằng mắt, do bằng thước có chiều dài thích hợp | Phù hợp với kết cấu của thiết kế |
Kết cấu cốp pha | Bằng mắt | Đảm bảo theo quy định TCVN 4453:1995 |
Độ phẳng giữa các tấm ghép nối | Bằng mắt | Mức độ gồ ghề giữa các ≤ 3mm |
Độ kín, khít giữa các tấm cốp pha, giữa cốp pha và mặt nền | Bằng mắt | Cốp pha được ghép kín, khít, đảm bảo không mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông |
Chi tiết chôn ngầm và đặt sẵn | Xác định kích thước, vị trí và số lượng bằng các phương tiện thích hợp | Đảm bảo kích thước, vị trí và số lượng theo quy định. |
Chống dính cốp pha | Bằng mắt | Lớp chống dính phủ kín các mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông |
Vệ sinh bên trong cốp pha | Bằng mắt | Không còn rác, bùn đất và các chất bẩn khác bên trong cốp pha |
Độ nghiêng, cao độ và kích thước cốp pha | Bằng mắt, máy trắc đạc và các thiết bị phù hợp | Không vượt quá các trị số cho phép. |
Độ ẩm của cốp pha gỗ | Bằng mắt | Cốp pha gỗ đã được tưới nước trước khi đổ bê tông |
Đà giáo đã lắp dựng | ||
Kết cấu đà giáo | Bằng mắt, đối chiếu với thiết kế đà giáo | Đà giáo được lắp dựng đảm bảo kích thước, số lượng và vị trí theo thiết kế. |
Cột chống đà giáo | Bằng mắt, dùng tay lắc mạnh các cột chống, các nêm ở từng cột chống | Cột chống được kê, đệm và đặt trên nền cứng, đảm bảo ổn định. |
Độ cứng và ổn định | Bằng mắt, đối chiếu với thiết kế đà giáo | Cột chống được giằng chéo và giằng ngang đủ số lượng, kích thước và vị trí theo thiết kế. |
3. Công tác gia công lắp dựng cốt thép
3.1. Kiểm tra vật liệu đầu vào
Yêu cầu chung: Cốt thép để gia công lắp đặt vào kết cấu bê tông cốt thép phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn cốt thép bê tông:
Đối với cốt thép dùng trong kết cấu BTCT thường:
+ TCVN 1651-2:2018: Thép cốt bê tông cán nóng;
+ TCVN 1651-1:2018: Thép cốt bê tông - Thanh thép vằn.
Đối với thép cốt bê tông dự ứng lực: đạt tiêu chuẩn do thiết kế quy định.
Thay đổi cốt thép so với thiết kế đã được duyệt: chỉ trong trường hợp sau:
Do phát hiện thấy không đảm bảo khả năng chịu lực;
Không có cốt thép đúng như thiết kế;
Bố trí quá nhiều cốt thép so với yêu cầu của kết cấu BTCT.
Cốt thép thay thế phải đảm bảo công trình an toàn, kinh tế và có sự đồng ý của thiết kế, chủ đầu tư và lập thành hồ sơ ghi rõ nội dung thay thế.
Kiểm tra cốt thép:
Thép làm cốt trong bê tông phải ghi rõ trên thép các thông số sau: Chủng loại; Đường kính; Nhà sản xuất; Lô sản xuất.
Nội dung, khối lượng, phương pháp, tính toán, báo cáo kết quả thử kéo và uốn phải theo TCVN 197:2014; TCVN 198:2008.
Yêu cầu chứng chỉ chất lượng cốt thép
Đối với cốt thép do nhà sản xuất được cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền thì không cần có chứng chỉ cho từng thép cụ thể nhưng phải có chứng chỉ của nhà sản xuất và tiêu chuẩn áp dụng để sản xuất cốt thép in trên sản phẩm;
Đối với cốt thép khác phải có chứng chỉ thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế yêu cầu, do phòng thí nghiệm được công nhận thực hiện.
3.2. Kiểm tra trong quá trình gia công, lắp dựng
Uốn cốt thép:
+ Đối với cốt thép có gờ hoặc lưới cốt thép hàn điện thì không cần phải uốn để neo nhưng phải đảm bảo qui định về neo cốt thép.
+ Cốt thép phải được uốn nguội, móc uốn hướng vào trong kết cấu; Khoảng cách từ đầu mép thép đã uốn đến thanh thép tối thiểu là 3,5 d, cụ thể theo bản vẽ thiết kế; Thép sau khi uốn không rạn nứt.
Hàn nối cốt thép
Cốt thép trong kết cấu bê tông chịu tải trọng chấn động thì chỉ dùng phương pháp nối hàn khi nối cốt thép;
Đối với cốt thép đã qua xử lý rút nguội thì chỉ dùng phương pháp nối buộc, không dùng phương pháp nối hàn;
Thợ hàn thép chịu lực phải được đào tạo về hàn và có chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Cường độ que hàn không được nhỏ hơn cường độ thép hàn;
Bề mặt mối hàn sau khi hàn phải có mặt nhẵn hoặc có vảy nhỏ đều, không đóng cục, không cháy, không bị thu hẹp cục bộ, không có khe nứt;
Sau khi hàn nối 2 thanh cốt thép, đường tim của 2 thanh phải trùng nhau;
Thí nghiệm mối hàn theo tiêu chuẩn TCVN 1651-3:2008 - Thép cốt bê tông - Xác định độ bền của các mối hàn trong kết cấu hàn.
Buộc nối cốt thép
Không nên nối buộc đối với cốt thép đường kính > 32 mm;
Khi bố trí nối thép bằng phương pháp buộc ở các điểm dừng thi công phải tránh những vị trí chịu lực lớn, đặc biệt là chịu kéo lớn;
Số mối nối trong một mặt cắt ngang của tiết diện không được vượt quá 50% số thanh chịu kéo;
Chiều dài mối nối buộc tối thiểu theo quy định ở Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Chiều dài nối buộc tối thiểu
Loại cốt thép | Khu vực chịu kéo | Khu vực chịu nén | ||
Dầm hoặc tường | Kết cấu khác | Đầu cốt thép có móc | Không có móc | |
Cốt trơn cán nóng | 40 d | 30 d | 20 d | 30 d |
Cốt có gờ cán nóng | 40 d | 30 d | - | 20 d |
Cốt kéo nguội | 45 d | 35 d | 20 d | 30 d |
Cốt ép nguội | 45 d | 35 d | - | 35 d |
Ghi chú: d là đường kính cốt thép.
Dây thép buộc phải không bị rỉ;
Khi nối 2 thanh, buộc ít nhất là 3 chỗ (ở giữa và hai đầu đoạn nối);
Lưới thép được nối buộc phải buộc ở tất cả các nút.
Lắp dựng cốt thép
Phải đảm bảo: Vị trí, khoảng cách, độ dày lớp bảo vệ cốt thép theo bản vẽ thiết kế đã được duyệt;
Phải có biện pháp đảm bảo cho cốt thép đã lắp dựng xong không bị hỏng và xê dịch vị trí trong quá trình thi công;
Vật dùng để khống chế khoảng cách và lớp bảo vệ cốt thép phải khống chế được, không bị di chuyển trong quá trình thi công, nếu nằm luôn trong bê tông thì không được làm ảnh hưởng đến cường độ bê tông, độ chống thấm, khả năng rỉ cốt thép;
Cốt thép sau khi lắp dựng xong phải có trục tim thẳng, sai số về chiều dày lớp bảo vệ như sau:
Bê tông khối lớn (chiều dày > 1 m): 20 mm;
Móng: 10 mm;
Cột, dầm, vòm, bản: 5 mm
3.3. Nghiệm thu công tác cốt thép
Kiểm tra công tác cốt thép bao gồm các phần việc:
+ Sự phù hợp của các loại cốt thép đã đưa vào sử dụng so với thiết kế;
+ Công tác gia công cốt thép, phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt thép,v.v…;
+ Công tác hàn: bậc thợ, thiết bị que hàn, công nghệ và chất lượng mối hàn.
+ Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.
+ Sự phù hợp của việc thay đổi thiết kế nếu có.
Thời điểm và số lần kiểm tra công tác cốt thép cần được tiến hành như sau:
+ Khi kiểm tra hình dáng kích thước, chỉ tiêu cơ lý vật liệu mỗi lần nhận hàng và thử mẫu trước khi gia công;
+ Trước khi gia công phải kiểm tra quy trình cắt, uốn thép;
+ Trước khi thực hiện công tác hàn phải kiểm tra thiết bị (theo định kỳ 3 tháng 1 lần) và bậc thợ theo quy định;
Ngoài việc kiểm tra mối hàn bằng lấy mẫu khi cần thiết hoặc khi nghi ngờ có thể tiến hành kiểm tra bằng siêu âm theo TCVN 1548 - 1985;
Xác định vị trí, kích thước và số lượng thép chờ và chi tiết đặt sẵn phải được kiểm tra trước khi đổ bê tông;
Kiểm tra các mối nối buộc, lắp dựng cốt thép bằng mắt thường hay thước đo chiều dài và phải tiến hành trong khi lắp dựng và khi nghiệm thu;
Việc kiểm tra bằng tính toán chủng loại cốt thép phải được tiến hành trước khi gia công cốt thép;
Trình tự và nội dung kiểm tra công tác cốt thép theo TCVN 4453:1995:
Bảng 3.6. Trình tự và nội dung kiểm tra công tác cốt thép
Yêu cầu kiểm tra | Phương pháp kiểm tra | Kết quả kiểm tra | Tần số kiểm tra |
Cốt thép | Theo phiếu giao hàng, chứng chỉ và quan sát gờ cốt thép | Có chứng chỉ và cốt thép được cung cấp đúng yêu cầu | Mỗi lần nhận hàng |
Đo lường kính bằng thước kẹp cơ khí | Đồng đều về kích thước tiết diện, đúng đường kính yêu cầu | Mỗi lần nhận hàng | |
Thử mẫu theo: TCVN 197:2014 TCVN 198:2008 | Đảm bảo yêu cầu theo thiết kế | Trước khi gia công | |
Mặt ngoài cốt thép | Bằng mắt | Bề mặt sạch, không bị giảm tiết diện cục bộ | Trước khi gia công |
Cắt và uốn | Bằng mắt | Đảm bảo quy trình kỹ thuật | Khi gia công |
Cốt thép đã uốn | Đo bằng thước có độ dài thích hợp | Sai lệch không vượt quá các trị số cho phép | Mỗi lô, 100 thanh lấy 5 thanh để kiểm tra |
Hàn cốt thép | Thiết bị hàn | Đảm bảo các thông số kỹ thuật | Trước khi hàn và định kỳ 3 tháng 1 lần |
Bằng mắt, đo bằng thước | Mối hàn đảm bảo yêu cầu theo quy định | Sau khi hàn và khi nghiệm thu | |
Thí nghiệm mẫu | Đảm bảo chất lượng. Nếu 1 mẫu không đạt phải kiểm tra lại với số lượng mẫu gấp đôi | Mỗi lô 100 mối hàn, lấy 3 mẫu để kiểm tra cường độ | |
Kiểm tra bằng siêu âm theo TCVN 6735:2018 | Mối hàn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu | Khi cần thiết hoặc khi nghi ngờ | |
Thép chờ và chi tiết đặt sẵn | Xác định vị trí, kích thước và số lượng bằng các biện pháp thích hợp | Đảm bảo các yêu cầu theo quy định của thiết kế | Trước khi đổ bê tông |
Nối buộc cốt thép | Bằng mắt, đo bằng thước | Chiều dài nối chồng đảm bảo theo yêu cầu | Trong và sau khi lắp dựng |
Lắp dựng cốt thép | Bằng mắt, đo bằng thước có chiều dài thích hợp | - Lắp dựng đúng quy trình kỹ thuật. - Chủng loại, vị trí, số lượng và kích thước đúng theo thiết kế - Sai lệch không vượt quá các trị số qui định | Khi lắp dựng và khi nghiệm thu |
Con kê | Bằng mắt, đo bằng thước | Đảm bảo yêu cầu | Khi lắp dựng cốt thép |
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ | Bằng mắt, đo bằng thước | Đảm bảo trị số sai lệch theo qui định | Khi lắp dựng và khi nghiệm thu |
Thay đổi cốt thép | Kiểm tra bằng tính toán | Cốt thép thay đổi phù hợp với các quy định của thiết kế | Trước khi gia công cốt thép |
Khi nghiệm thu công tác cốt thép phải bao gồm các hồ sơ sau đây:
- Bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công.
- Bản vẽ hoàn công bộ phận, phô tô bản vẽ thiết kế, ghi đầy đủ các thông số thi công thực tế trên công trường.
- Những thay đổi của thiết kế thể hiện bằng biên bản xử lý thiết kế, bản vẽ thiết kế sửa đổi, các sửa đổi trên bản vẽ hoàn công.
- Các kết quả kiểm tra chất lượng thép: các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia công cốt thép;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ của của B có chữ ký của kỹ thuật B, đại diện quản lý chất lượng của công ty B.
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu và kết quả nghiệm thu từng lần chưa đạt chất lượng, cần phải sửa chữa.
- Biên bản nghiệm thu.
- Nhật ký thi công
4.1. Kiểm tra vật liệu sử dụng
+ Nước: Theo tiêu chuẩn TCVN 4506:2012. Yêu cầu chung nước phải sạch không nhiễm phèn, không có tính ăn mòn hay nhiễm mặn..vv. Nếu không phải nước máy thì phải mang mẫu nước đi thí nghiệm.
+ Cát: Theo tiêu chuẩn TCVN 10796:2015 và TCVN 7570:2006. Nguồn cấp và phải được mang đi thí nghiệm kiểm tra tính chất cơ lý, kích thước hạt, độ ẩm.
+ Đá: Theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006. Nguồn cấp, yêu cầu chung là hạt phải sạch, kích thước hạt đồng đều theo tiêu chuẩn.
+ Xi măng: Theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 và TCVN 6260:2009.
Xi măng được vận chuyển và bảo quản theo: TCVN 2682:2009.
Xi măng là chất kết dính quan trọng trong hỗn hợp bê tông, khi sử dụng sử dụng phải tuân thủ triệt để các quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về chất lượng. Chủng loại và mác xi măng phải phù hợp với thiết kế và các điều kiện, tính chất, đặc điểm môi trường làm việc của kết cấu công trình. Việc sử dụng bất kỳ loại xi măng nào đều phải có chứng chỉ của nơi sản xuất. Ngoài các chứng chỉ của nơi sản xuất vẫn phải lấy mẫu xi măng để thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý hoá cần thiết theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Việc kiểm tra xi măng tại hiện trường nhất thiết phải tiến hành trong các trường hợp khi thiết kế thành phần bê tông, khi có sự nghi ngờ về chất lượng của xi măng, lô xi măng đã được bảo quản trên 3 tháng kể từ ngày sản xuất.
+ Phụ gia: Sử dụng theo yêu cầu thiết kế và nhà sản xuất.
4.2. Thiết kế cấp phối bê tông:
Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995, TCVN 5574:2012.
Đối với bê tông đổ tại chỗ:
- Đơn vị thi công cần hợp đồng với phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân tiến hành thiết kế cấp phối bê tông với thành phần: cát, đá, xi măng, nước tại hiện trường đối với mác bê tông từ M150 trở lên.
Đối với bê tông thương phẩm:
- Nhà thầu sản xuất bê tông phải cung cấp các kết quả kiểm tra thí nghiệm cốt liệu, xi măng, phụ gia và thiết kế cấp phối của nhà cung cấp, các thông số liên quan đến chất lượng và quy trình cung cấp bê tông (thời gian trộn, thời gian vận chuyển, độ sụt, phụ gia hoạt dẻo..vv).
- Các chứng chỉ chất lượng phải phù hợp với loại BT yêu cầu trong thiết kế và ngày giờ cấp chứng chỉ phải phù hợp với giai đoạn thi công.
- Hiệu chỉnh cấp phối BT tại hiện trường phải giữ nguyên tỷ lệ N/X, trong đó chỉ xét đến độ ẩm của cốt liệu. Khi cần tăng độ sụt hỗn hợp bê tông cho phù hợp với điều kiện thi công thì có thể thêm nước và xi măng để giữ nguyên tỷ lệ N/X.
4.3. Kiểm tra công tác trộn bê tông
Xi măng, cát, đá, sỏi và các chất phụ gia bột để chế tạo hỗn hợp bê tông được cân đong theo khối lượng. Nước và chất phụ gia lỏng cân đong theo thể tích.
Sai số cho phép khi cân đong của thành phần bê tông có thể là:
± 1% cho xi măng và phụ gia dạng bột;
± 3% cho cát đá dăm hoặc sỏi;
± 1% nước và phụ gia lỏng.
Độ chính xác của thiết bị cân đong phải kiểm tra mỗi đợt đổ bê tông.
Thời gian trộn hỗn hợp bê tông được xác định theo dung tích của máy trộn và độ sụt yêu cầu của bê tông.
4.4. Kiểm tra công tác vận chuyển vữa bê tông
Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu:
Phương tiện vận chuyển không để bê tông bị phân tầng, bị chảy nước xi măng và bị mất nước do nắng;
Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển. Thời gian này phải được xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và loại phụ gia sử dụng.
Nếu không có các số liệu thí nghiệm có thể lấy: Thời gian lưu hỗn hợp BT không có phụ gia:
Nhiệt độ | Thời gian vận chuyển cho phép (phút) |
>30 | 30 |
20-30 | 45 |
10-20 | 60 |
5-10 | 90 |
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ áp dụng với cự ly không xa quá 200m, nếu bị phân tầng thì phải trộn lại.
- Nếu vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng vừa đi vừa trộn thì công nghệ vận chuyển được xác định theo các thông số của thiết bị.
- Khi dùng máy bơm bê tông để vận chuyển phải đảm bảo thành phần, độ sụt của hỗn hợp bê tông đồng thời phù hợp với tính năng kỹ thuật của thiết bị bơm.
- Khi vận chuyển bằng băng chuyền phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Băng chuyền phẳng chỉ sử dụng khi chiều dài đường vận chuyển dưới 200m;
+ Tốc độ vận chuyển của băng chuyền không vượt quá 1 m/s;
+ Góc nghiêng của băng chuyền không vượt quá các trị số cho phép bằng 150 đối với độ sụt từ 40-80mm.
4.5. Kiểm tra công tác đổ và đầm bê tông:
Trước khi đổ BT:
- Kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn thao tác, xử lý các khe thi công.
- Kiểm tra, nghiệm thu các vị trí đặt chờ và các hệ thống đi ngầm trong bê tông.
- Kiểm tra công tác vệ sinh công nghiệp: rác, các vật mẫu thừa, bề mặt cốp pha, bề mặt các kết cấu BT đã đổ trước.
- Kiểm tra hệ thống an toàn lao động: lan can biên, dây an toàn, sàn công tác,...
Tất cả các công tác trên phải hoàn tất, đạt yêu cầu chất lượng mới ký biên bản nghiệm thu phần cốp pha, cốt thép, cho phép chuẩn bị đổ BT.
- Kiểm tra công tác chuẩn bị đổ BT của nhà thầu:
+Thiết bị đầm: số lượng, chủng loại, vận hành thử; công tác vận chuyển, cung ứng BT, kiểm tra bố trí nhân lực của nhà thầu: tổ đổ, tổ dầm, tổ trực cốp pha, trực cốt thép, trực điện, trực nước,...
+Kiểm tra tỷ lệ cấp phối cát, đá, xi măng, phụ gia(nếu có), nước. Thống nhất cách đo lường và giám sát khi đổ đại trà (nếu trộn bê tông đổ tại chỗ).
+Kiểm tra độ sụt từng xe, thời gian vận chuyển (nếu đổ bê tông bằng thương phẩm).
- Khi các công tác chuẩn bị đầy đủ mới cho phép đổ BT.
Trong quá trình đổ BT
Công tác đổ bê tông:
- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, cốp pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Phải giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha, đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công để xử lý kịp thời các khiếm khuyết và sự cố.
- Bê tông phải đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một khoảnh đổ theo bản vẽ thiết kế thi công. Trong trường hợp phải ngừng đổ bê tông quá thời gian quy định (phát sinh khe lạnh) thì cần lập biên bản hiện trường, không cho phép tiếp tục đổ bê tông lớp sau mà phải đợi đến khi bê tông đạt đủ cường độ, sau đó xử lý như đối với khe thi công rồi mới được đổ tiếp.
- Đảm bảo chiều dày mỗi lớp đổ theo năng lực trộn, cự ly vận chuyển, khả năng đầm, tính chất của kết cấu và điều kiện thời tiết. Chiều dày mỗi lớp đổ không vượt quá trị số cho trong bảng.
Chiều dày lớp đổ BT:
Phương pháp đầm | Chiều dày cho phép mỗi lớp đổ (cm) |
- Đầm dùi | 1,25 chiều dài phần công tác của dầm (20-40cm) |
- Kết cấu không có cốt thép hoặc có cốt thép đơn | 20 |
- Kết cấu có cốt thép kép | 12 |
- Đầm thủ công | 20 |
- Chiều cao rơi khi đổ BT không được vượt quá 1,5 m để bê tông không bị phân tầng, khi cao hơn phải dùng ống vòi voi, máng nghiêng (đổ móng) hoặc lỗ chờ sẵn trong cột. Nếu chiều cao rơi trên 10m phải dùng ống vòi voi có thiết bị chấn động. Khi dùng máng nghiêng thì máng phải kín và nhẵn. Chiều rộng của máng không được nhỏ hơn 3-3,5 lần đường kính hạt cốt liệu lớn nhất.
Công tác đầm Bê tông:
Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải bảo đảm sao cho khi đầm bê tông được đầm chặt và không bị rỗ.
Phải bảo đảm bê tông được đầm kỹ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng không nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.
Khi cần đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,5 - 2 giờ sau khi đầm lần thứ nhất. Đầm lại bê tông chỉ thích hợp cho các kết cấu có diện tích bề mặt lớn như sàn, mái, sân bãi, mặt đường,….Không đầm lại cho bê tông khối lớn.
- Dùng đầm phù hợp với loại kết cấu:
+ Bản: dùng đầm mặt (các lượt phải chờm lên nhau 3-5 cm);
+ Dầm, cột dùng đầm dùi có công suất khác nhau, kiểm soát vị trí đầm (không bỏ sót), chiều sâu đầm (ăn sâu vào lớp trước 5-10cm).
+ Tường mỏng, kết cấu dầm có nhiều thép: Dùng đầm dùi nhỏ kết hợp với thủ công.
- Phải đầm đúng trình tự để không làm xô lệch cốp pha: các tường, vách phải đổ và đầm từ hai bên vào đối xứng. Bước di chuyển của đầm khống quá 1.5 bán kính.
4.6. Công tác bảo dưỡng bê tông
Bảo dưỡng BT bằng cách giữ ẩm bề mặt: dùng cát, bao tải gai, mùn cưa phun nước theo giờ hoặc be bờ ngâm nước. Đối với cột kích thước lớn nên dùng ống chảy tràn trên đầu cột.
Thời gian bảo dưỡng ẩm (Theo TCVN 8828:2011)
Vùng khí hậu bảo dưỡng bê tông | Tên mùa | Tháng | Cường độ BT đạt % R28 | Thời gian BD ngày đêm |
Vùng A | Hè | IV - IX | 50-55 | 3 |
Đông | X - III | 40-50 | 4 | |
Vùng B | Khô | II-VII | 55-60 | 4 |
Mưa | VIII-I | 35-40 | 2 | |
Vùng C | Khô | XII-IV | 70 | 6 |
Mưa | V-XI | 30 | 1 |
Trong đó:
Rth BD - Cường độ bảo dưỡng tới hạn
Tct BD - Thời gian bảo dưỡng cần thiết
Vùng A - Từ Diễn Châu trở ra Bắc
Vùng B - Phía Đông Trường Sơn và từ Diễn Châu đến Thuận Hải
Vùng C - Tây Nguyên và Nam Bộ.
Đối với bê tông khối lớn việc bảo dưỡng cần đặc biệt chú ý, nhằm khống chế sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và trong lòng khối bê tông nhằm hạn chế các biến dạng gây nứt trong kết cấu trước khi chịu tải trọng.
4.7. Xử lý khiếm khuyết bê tông:
- Nhà thầu đệ trình phương án và phải được Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận.
- Nếu khuyết tật lớn có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình về sau khi đã được xử lý bắt buộc phải phá bỏ làm lại.
4.8. Kiểm tra và nghiệm thu bê tông
a. Kiểm tra
- Công tác kiểm tra chất lượng thi công bê tông toàn khối bao gồm các khâu lắp dựng đà giáo, cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông và dung sai của kết cấu công trình.
- Kiểm tra cốp pha đà giáo, lắp đặt cốt thép được thực hiện theo các yêu cầu đã được trình bầy ở các phần trên.
- Kiểm tra chất lượng bê tông bao gồm việc kiểm tra vật liệu, thiết bị, quy trình sản xuất, các tính chất hỗn hợp bê tông và bê tông đã đông cứng, đặc biệt chú ý tới độ sụt của hỗn hợp bê tông.
- Đối với bê tông trộn tại hiện trường cần kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ đầu tiên.
- Đối với bê tông thương phẩm hoặc bê tông trộn sẵn tại các trạm trộn cần phải kiểm tra mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông.
- Khi có sự thay đổi chủng loại và độ ẩm vật liệu cũng như khi thay đổi thành phần cấp phối bê tông thì phải kiểm tra ngay mẻ trộn đầu tiên, sau đó kiểm tra một lần ít nhất trong một ca.
- Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và được bảo dưỡng theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993.
- Kích thước các viên mẫu chuẩn là 150x150x150 mm, được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ cho cùng một tổ mẫu. Mỗi tổ gồm 3 viên mẫu.
Số lượng tổ mẫu được quy định như sau:
Đối với bê tông khối lớn cứ 500m3 lấy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối khối đổ lớn hơn 1000m3 và cứ 250m3 lấy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông đổ dưới 1000m3;
Đối với móng lớn cứ 100m3 lấy một tổ mẫu nhưng không ít hơn một tổ mẫu cho một khối móng;
Đối với kết cấu khung, cột dầm, bản, vòm vỏ mỏng cứ 20m3 lấy một tổ mẫu. Trường hợp đổ bê tông các kết cấu đơn chiếc có khối lượng ít hơn thì vẫn lấy một tổ mẫu.
Đối với bê tông nền, mặt đường cứ 200m3 lấy một tổ mẫu, nếu khối lượng ít hơn vẫn lấy một tổ mẫu.
Để kiểm tra tính chống thấm nước của bê tông , cứ 500m3 lấy một tổ mẫu nếu khối lượng ít hơn vẫn phải lấy một tổ mẫu.
- Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu được coi là đạt yêu cầu khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế.
- Trong trường hợp cần thiết, và đối với công trình có yêu cầu cao về chất lượng, ngoài việc thử ép mẫu, còn cần tiến hành thí nghiệm bằng các phương pháp không phá huỷ ngay trên kết cấu (dùng phương pháp siêu âm, dùng súng bật nẩy v v…) theo các quy trình thí nghiệm tương ứng (TCVN 239:2006) , hoặc khoan lấy mẫu từ kết cấu. Vị trí khoan lấy mẫu nhất thiết phải được sự đồng ý của thiết kế.
b. Nghiệm thu
Công tác nghiệm thu được tiến hành tại hiện trường trên cơ sở các hồ sơ:
● Biên bản nghiệm thu cốt thép trước lúc đổ bê tông;
● Các chứng chỉ và kết quả thử mẫu , thí nghiệm tại hiện trường nếu có;
● Kích thước hình học kết cấu, các chi tiết đặt sẵn so với thiết kế;
● Bản vẽ hoàn công có ghi đầy đủ các thay đổi thiết kế;
● Các biên bản nghiệm thu phần khuất, kể cả nền móng;
● Sổ nhật ký công trình.
Việc kiểm tra và nghiệm thu công tác BT theo bảng 19 TCVN 4453:1995
Bảng 3.7. Các yêu cầu kiểm tra chất lượng bê tông
Đối tượng kiểm tra | Phương pháp kiểm tra | Mục đích | Tần số kiểm tra | ||
1. Vật liệu | |||||
Xi măng | Xem phiếu giao hàng | Phù hợp đơn đặt hàng | Mỗi lần giao hàng | ||
| Thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý theo TCVN 4029-4032: 1985 | Phù hợp với TCVN 2682:2020 | Theo TCVN 4453:1995 | ||
Cốt liệu | Xác định độ bền thành phần hạt và độ bền của cốt liệu theo tiêu chuẩn hiện hành | Phù hợp với TCVN 10796:2015 và TCVN 7570:2006 | - Lần giao hàng đầu tiên - Khi có nghi ngờ - Khi thay đổi cốt liệu | ||
Phụ gia và chất độn | Xem phiếu giao hàng | Phù hợp đơn đặt hàng | Mỗi lần giao hàng | ||
| Thí nghiệm mẫu bê tông có phụ gia (hoặc chất độn) | Phù hợp với yêu cầu kỹ thuật | Khi có nghi ngờ | ||
Nước | Thí nghiệm phân tích hoá học | Nước không có các chất độc hại, phù hợp với TCVN 10796:2015 | - Khi không dùng nước sinh hoạt công cộng. - Khi có nghi ngờ - Khi thay đổi nguồn nước | ||
2. Thiết bị | |||||
Máy trộn đơn chiếc | Các thông số kỹ thuật | Không có sự cố khi vận hành | Trước khi sử dụng, sau đó theo định kỳ | ||
Hệ thống trạm trộn | |||||
Thiết bị cân đong XM |
|
|
| ||
TB cân đong cốt liệu | Các thông số kỹ thuật | Đảm bảo độ chính xác theo quy định | Trước khi sử dụng, sau đó theo định kỳ | ||
TB cân đong phụ gia chất độn | |||||
TB và dụng cụ cân đong nước | |||||
TB và dụng cụ lấy mẫu thí nghiệm | Bằng các phương tiện kiểm tra thích hợp | Đảm bảo độ chính xác theo quy định | Mỗi lần sử dụng | ||
TB và dụng cụ thử độ sụt | |||||
TB vận chuyển và máy dầm bê tông | Các thông số kỹ thuật | Không có sự cố khi vận hành | Trước khi sử dụng, sau đó theo định kỳ | ||
3. Hỗn hợp bê tông trộn trên công trường | |||||
Độ sụt | Kiểm tra độ sụt theo TCVN 3106:1993 | So sánh với độ sụt quy định | Lần trộn đầu tiên và theo quy định tại Điều 7.1.5 của TCVN 4453:1995 | ||
Độ đồng nhất của bê tông | So sánh các mẫu thử lấy từ các mẻ trộn khác nhau | Để đánh giá sự đồng đều của hỗn hợp bê tông | Khi có nghi ngờ | ||
Độ chống thấm nước | Thí nghiệm theo TCVN 3116: 1993 | So sánh với độ chống thấm nước quy định | Theo quy định của thiết kế | ||
Cường độ nén | Thử mẫu theo TCVN 3118: 1993 | So sánh với cường độ nén quy định | Theo quy định tại Điều 7.1.7 TCVN 4453:1995 | ||
Cường độ kéo khi uốn | Thử mẫu theo TCVN 3119:1993 | So sánh với cường độ kéo quy định | - Khi cần thiết - Theo hợp đồng | ||
4. Hỗn hợp bê tông trộn sẵn sử dụng trên công trường | |||||
Hỗn hợp bê tông | Xem phiếu giao hàng | Đảm bảo theo đơn đặt hàng | Mỗi lần giao hàng | ||
Độ sụt | Kiểm tra độ sụt theo TCVN 3106:1993 | So sánh với độ sụt quy định | Lần giao hàng đầu tiên, sau đó theo tần số lấy mẫu thử | ||
Độ đồng nhất của bê tông | Bằng mắt | So sánh với trạng thái thông thường | Mỗi lần giao hàng | ||
Cường độ nén | Thử mẫu theo TCVN 3118:1993 | So sánh với cường độ nén quy định | Theo quy định tại Điều 7.1.7 TCVN 4453:1995 | ||
Cường độ kéo khi uốn | Thử mẫu theo TCVN 3119: 1993 | So sánh với cường độ kéo quy định | - Khi cần thiết - Theo hợp đồng | ||
5. Quá trình trộn, tạo hình và bảo dưỡng | |||||
- Tỷ lệ pha trộn vật liệu - Tỷ lệ N/X | Bảng thiết bị đo lường (tại nơi trộn) | - Đảm bảo tỷ lệ trộn theo quy định - Tỷ lệ N/X không đổi | Lần trộn đầu tiên, sau đó theo thời gian thích hợp | ||
Quy trình trộn | Đo lường vật liệu, thời gian trộn | - Đảm bảo độ chính xác theo qui định | |||
Vận chuyển hỗn hợp bê tông | Đánh giá độ sụt và độ đồng nhất (tại nơi đổ bê tông) | Hỗn hợp bê tông không bị phân tầng, đảm bảo độ sụt quy định | Mỗi lần vận chuyển | ||
Đổ bê tông | Bằng mắt | Đảm bảo quy trình kỹ thuật tại Điều 6.4 TCVN 4453:1995 | Mỗi lần đổ bê tông | ||
Đầm bê tông | Bằng mắt | Bê tông được đầm chặt tại Điều 6.4.14 TCVN 4453:1995 | Mỗi lần đầm bê tông | ||
Thời gian đầm | Đảm bảo thời gian quy định | ||||
Bảo dưỡng bê tông | Bằng mắt | Phù hợp với TCVN 8828:2011 và TCVN 9357:2012 | Mỗi kết cấu | ||
Tháo dỡ cốp pha đà giáo | Thời gian và cường độ bê tông khi tháo cốp pha đà giáo | Phù hợp với Điều 3.6.2 của TCVN 4453:1995 | Mỗi kết cấu | ||
Các khuyết tật | Bằng mắt | Được sửa chữa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật | Mỗi kết cấu | ||
6. Bê tông đã đông cứng | |||||
Bề mặt kết cấu | Bằng mắt | Không có các khuyết tật | Mỗi kết cấu | ||
Độ đồng nhất | Theo TCVN 9357:2012 | Xác định độ đồng nhất thực tế | Khi có nghi ngờ | ||
Cường độ nén của bê tông | Dùng súng bật nảy và siêu âm theo TCVN 239:2006 | So sánh với cường độ nén quy định | Khi thử mẫu không đạt cường độ | ||
Khoan lấy mẫu từ kết cấu | Xác định cường độ thực tế | Số lượng mẫu thử không đủ theo quy định | |||
Kích thước | Bằng các phương tiện đo thích hợp | Trị số sai lệch theo qui định | Khi có nghi ngờ | ||
VIII. Giám sát thi công nền móng thi công
1. Đặc điểm của công tác giám sát thi công nền móng
Khác với phần công trình trên mặt đất, thi công nền móng có những đặc điểm riêng và thường gặp những yếu tố bất lợi ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thi công. Các đặc điểm khác biệt có thể tổng kết như sau đây:
- Thường có sự sai khác giữa tài liệu khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn nêu trong hồ sơ thiết kế thi công với tình hình đất nền thực tế lúc mở và thi công móng. Cần tìm hiểu kỹ điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn của vùng đất xây dựng và giám sát chặt chẽ quá trình thi công móng, hố móng để phát hiện các sai khác nói trên. Khi phát hiện các sai khác lớn cần báo cho Chủ đầu tư kịp thời xử lý (thay đổi phương án thi công, có khi cả thiết kế), nếu cần phải khảo sát bổ sung;
- Quá trình thi công nền móng thường bị chi phối mạnh bởi sự thay đổi thời tiết (nóng khô, mưa bão, lụt ....). Điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tiến độ công tác thi công nền móng.
- Công nghệ và thiết bị thi công nền móng rất đa dạng, ngay cả trong một dự án xây dựng. Cần thiết nghiên cứu cẩn thận trước khi nhà thầu tiến hành thi công để có phương án giám sát hợp lý cho từng hạng mục công trình. Giám sát chặt chẽ sao cho kinh nghiệm và trình độ của người thi công phải phù hợp đơn thầu.
- Phải có biện pháp xử lý những vấn đề liên quan đến môi trường do thi công gây ra (đất, nước thải lúc đào móng, dung dịch sét khi làm cọc khoan nhồi, ồn và chấn động đối với khu dân cư và công trình ở gần, có thể gây biến dạng hoặc nội lực thêm sinh ra trong công trình hiện hữu nằm gần hố móng mới vv....);
- Móng là kết cấu khuất sau khi thi công (như móng trên nền tự nhiên) hoặc ngay trong lúc thi công (như nền gia cố, móng cọc ....) nên cần tuân thủ nghiêm ngặt việc ghi chép (kịp thời, tỉ mỉ, trung thực) lúc thi công và lưu trữ cẩn thận theo quy định để tránh những phức tạp trong đánh giá khi có nghi ngờ về chất lượng. Căn cứ để giám sát là kế hoạch/văn bản “đảm bảo chất lượng” đã thống nhất và được chủ công trình chấp nhận.
- Các kết quả tính toán dự báo ứng xử đất nền theo các nguyên lý của cơ học đất chỉ mang tính tương đối, cho thấy một khoảng độ lớn của các thông số dự báo. Tuyệt đối hoá các giá trị tính toán dự báo thường dẫn đến các quyết định sai lầm cho thi công, thiết kế và khai thác sử dụng công trình xây dựng.
2. Nội dung và nhiệm vụ của tư vấn giám sát trong giám sát thi công nền móng
Những vấn đề chính Tư vấn giám sát cần giám sát, kiểm tra trong giám sát thi công nền móng có thể liệt kê như sau:
Kiểm tra việc đảm bảo chất lượng thi công (xem mục 4.2)
Giám sát công tác trắc đạc
Giám sát công tác đào hố móng và tiêu nước hố móng
Giám sát thi công gia cố, cải tạo nền
Giám sát thi công đóng, ép cọc
Giám sát công tác trắc đạc:
Tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình. Yêu cầu chung
+ TCVN 9401:2012 Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình.
Tiếp nhận hệ tim mốc định vị, mốc cao độ chuẩn do Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế bàn giao;
Nghiệm thu (ghi vào Nhật ký công trình/lập biên bản) lưới định vị tim trục và các mốc trung gian do Nhà thầu thực hiện trước lúc thi công;
Kiểm tra các thông số trắc đạc (cao độ, thẳng đứng, vị trí ,..vv) của hố móng, từng lớp kết cấu, từng hạng mục trong quá trình thi công;
Kiểm tra hoàn công kích thước, vị trí, cao độ của hố móng, các cấu kiện khi hoàn thành để tính toán khối lượng thực tế.
Dụng cụ kiểm tra: Máy toàn đạc điện tử, máy thủy bình, thước thép, máy chụp hình kỹ thuật số;
Giám sát công tác đào hố móng và tiêu nước hố móng:
Tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCVN 4447:2012 Công tác đất - Thi công và nghiệm thu;
+ TCVN 9361:2012 Công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu;
+ TCVN 9842:2013 Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông - Thi công và nghiệm thu;
+ TCVN 9844:2013 Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu;
+ TCVN 10379:2014 Gia cố đất bằng chất kết dính vô cơ, hóa chất hoặc gia cố tổng hợp, sử dụng trong xây dựng đường bộ - Thi công và nghiệm thu.
Kiểm tra máy móc, thiết bị thi công của Nhà thầu;
Kiểm tra theo biện pháp thi công của Nhà thầu đặc biệt là công tác đóng cọc cừ, tiêu nước mặt, hạ mực nước ngầm... Đối với thi công nổ mìn đào móng trên nền đá cần chú ý kiểm tra biện pháp khoan nổ mìn, biện pháp đào và vận chuyển đất đá sau nổ mìn, lớp bảo vệ…
Kiểm tra biện pháp chống đỡ, bảo vệ hố móng (bảo vệ đáy hố móng, bảo vệ mái hố móng), biện pháp bảo vệ công trình ở gần và công trình ngầm (đường ống, đường cáp ngầm…) sẵn có.
Đối với hố móng sâu cần đặc biệt chú ý kiểm tra kết cấu chống đỡ bên trong hoặc neo bên ngoài. Tùy tầm quan trọng của công trình mà có biện pháp quan trắc thích hợp, đồng thời chuẩn bị sẵn một số giải pháp (vật tư,thiết bị…) phòng cứu khi có hiện tượng sắp xảy ra sự cố hố móng (theo sự cảnh báo của kết quả quan trắc).
Kiểm tra công tác tiêu nước hố móng và hạ thấp mực nước ngầm (Điều 4 TCVN 9903:2014).
Kiểm tra kích thước, vị trí, cao độ hố móng và tình trạng đất, đá tự nhiên ở cốt đáy móng so với yêu cầu thiết kế.
Kiểm tra phương án vệ sinh môi trường và phương án đảm bảo an toàn lao động khi đào hố móng, đặc biệt là khi dùng công nghệ nổ mìn.
Kiểm tra nghiệm thu hố móng (kích thước, cao độ, vị trí, khối lượng, độ thẳng đứng, độ dốc…) sau khi hoàn thành.
Khi nghiệm thu móng của công trình dạng tuyến cần phải kiểm tra:
+ Vị trí tuyến công trình theo mặt bằng và mặt đứng, kích thước công trình.
+ Cao độ đáy, mép biên, độ dốc theo dọc tuyến, kích thước rãnh biên, vị trí và kích thước của hệ thống tiêu nước.
+ Độ dốc mái, chất lượng gia cố mái.
+ Chất lượng đầm đất, độ chặt, khối lượng thể tích khô
+ Biên bản về những bộ phận công trình khuất.
Kiểm tra và nghiệm thu công tác khoan nổ mìn
Việc kiểm tra các công tác khoan nổ mìn phải tiến hành trong suốt quá trình thi công, phải đối chiếu với thiết kế thi công, với các yêu cầu của các quy trình, quy phạm hiện hành, với các định mức về hao phí lao động, vật liệu khoan nổ...
Việc kiểm tra phải được tiến hành:
+ Sau khi khoan xong, phải kiểm tra các lỗ khoan cần đo chiều sâu hướng và thể tích lỗ khoan, kiểm tra hình dạng đường kính, vị trí trên mặt bàn và mặt cắt của lỗ khoan so sánh số liệu thực tế với số liệu trong thiết kế và hộ chiếu khoan.
+ Sau khi nổ mìn phải xem xét bề mặt các mái dốc, sự sập đổ của khối đất đá và đặc biệt là các vị trí nghi ngờ có mìn câm. khi nổ mìn lớn phải đo đạc hố đào và khối đất đá sập đổ.
+ Trong quá trình bốc xúc vận chuyển: Phải đánh giá khối lượng đất đá nổ phá (theo tỷ lệ % của thể tích). Số lượng đá quá cỡ cần phải nổ phá tiếp, xem xét bề mặt đáy và mái hố đào.
+ Sau khi bốc xúc xong (hoặc có thể xong một phần) phải đo vẽ địa hình thực trạng
Phải tiến hành nghiệm thu công tác khoan nổ mìn ngay tại hiện trường có sự tham gia của đại diện bên giao thầu, đơn vị khoan nổ và đơn vị bốc xúc
Khi nổ mìn xong cần so sánh mặt cắt hố đào thực tế với mặt cắt thiết kế, đo đạc lại thể tích đất đá bị phá vỡ. Trong trường hợp nổ văng, hoặc nổ sập cũng phải xác định thể tích của đất đá bị văng hoặc bị sập đổ. Khi có công việc bị che khuất thì phải lập biên bản nghiệm thu từng bộ phận công việc đó.
Khi nghiệm thu các hố móng ở dưới nước phải tiến hành đo 2 lần, lần đầu trực tiếp ngay sau khi nổ phá, lần thứ 2 ngay sau khi bốc xúc hết đất đá ra khỏi hố đào.
Mái dốc của phần đào các tuyến đường giao thông có thể đào vượt quá cao trình thiết kế, học chưa đào hết cục bộ, nhưng phải đảm bảo sự ổn định của mái có đá treo, đá nong chân nằm trên mái đảm bảo tiêu thoát nước và phải bạt lượn dần theo sát mặt cắt thiết kế.
Khối lượng đất đá nổ phá được xác định theo thể tích ở trạng thái liền khối khi chưa bị nổ. Nếu khối lượng đất đá nổ phá ra, thực tế nhỏ hơn 30% so với khối lượng thiết kế thì công tác nổ phá không đạt yêu cầu và phải xem xét khả năng có mìn câm. Việc xử lý các khối mìn câm phải tiến hành theo đúng quy phạm an toàn về công tác nổ.
Khi nổ mìn khối lượng đất đá còn nằm lại trong phạm vi mặt cắt thiết kế của hố đào phải được coi là khối lượng không được nổ văng.
Để xác định đinh khối lượng không được nổ văng ở trạng thái liền khối chưa nổ mìn thì lấy khối lượng đất đá đã nổ phá đo thực tế nhân với hệ số 0,83 đối với đất đá cấp I đến III; Với 0.75 đối với đất đá cấp IV đến XI.
Giám sát thi công gia cố, cải tạo nền:
Cần xác định rõ các thông số kiểm tra sau:
Độ sâu và phạm vi gia cố (đầm nện bề mặt hoặc nén chặt sâu bằng cọc cát, cọc xi măng đất... hoặc bằng phương pháp hoá học);
Chỉ số độ chặt, độ bền, mô đun biến dạng độ thấm xuyên nước so với yêu cầu thiết kế;
Công nghệ dùng trong kiểm tra chất lượng đất nền sau khi cải tạo/gia cố (lấy mẫu, đồng vị phóng xạ, nén tĩnh tại hiện trường, xuyên tĩnh/động vv...);
Công tác nghiệm thu kết quả cải tạo đất nền cần quy định tương ứng với các yêu cầu của thiết kế về kích thước khối đất và các đặc trưng của đất đã gia cố như các số liệu sau đây:
+Mặt bằng và lát cắt khối đất đã cải tạo;
+Lý lịch kỹ thuật của vật liệu đã dùng trong gia cố;
+Lượng vật liệu chất gia cố trong 1m3 đất gia cố (kg/m3);
+Nhật ký kiểm tra công việc;
+Các số liệu về cường độ, mô đun biến dạng tính thấm nước, độ ổn định nước của đất đã cải tạo.
Giám sát thi công đóng, ép cọc
Tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCVN 9394:2012 Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu;
+ TCVN 9395:2012 Cọc khoan nhồi - Thi công và nghiệm thu.
Kiểm tra các công tác chuẩn bị theo nội dung sau:
+ Vận chuyển và sắp xếp cọc thường, cọc ống và cọc ván, định vị các trục của bãi cọc và nơi đóng cọc ván;
+ Kiểm tra các chứng từ của nhà máy về cọc thường, cọc ống và cọc ván;
+ Kiểm tra sự phù hợp giữa nhãn hiệu trên cọc thường, cọc ống và cọc ván với các kích thước thực của chúng, đồng thời kiểm tra các mộng cọc ván bằng cách kéo thước cữ dài hơn 2m dọc theo chúng;
+ Trong trường hợp đơn vị thi công tự sản xuất cọc BTCT thì cần giám sát công tác sản xuất cọc, bao gồm kiểm tra: bản vẽ kết cấu cọc, phiếu kiểm tra vật liệu cọc, phiếu nghiệm thu cốt thép, cường độ ép mẫu bê tông, phương pháp dưỡng hộ, kích thước cọc, chất lượng mặt ngoài của cọc.
+ Đánh dấu cọc thường, cọc ống, cọc ván theo chiều dài
+ Lắp ráp toàn bộ hay từng đoạn cọc thường và cọc ống.
Kiểm tra công tác vận chuyển, bảo quản, nâng, lắp đặt và biện pháp chống hư hỏng;
Kiểm tra việc chọn thiết bị đóng, ép cọc;
Kiểm tra mối nối cọc và mũi cọc;
Kiểm tra trình tự đóng cọc, nguyên tắc để xác định trình tự đóng cọc là:
+ Căn cứ vào mật độ của cọc và điều kiện xung quanh:
Chia khu để nghiên cứu trình tự đóng;
Chia 2 hướng đối xứng, từ giữa đóng ra;
Chia 4 hướng từ giữa đóng ra;
Đóng theo 1 hướng.
+ Căn cứ độ cao thiết kế của móng: Móng sâu hơn - đóng trước, nông hơn - đóng sau;
+ Căn cứ quy cách cọc: Cọc lớn - đóng trước, cọc nhỏ - đóng sau; cọc dài - đóng trước, cọc ngắn - đóng sau;
+ Căn cứ tình hình phân bố cọc: Cọc trong nhóm - đóng trước, cọc đơn - đóng sau;
+ Căn cứ yêu cầu độ chính xác lúc đóng: Độ chính xác thấp - đóng trước, độ chính xác cao - đóng sau
Tiêu chuẩn khống chế việc dừng đóng cọc: Vào cuối quá trình đóng cọc khi độ chối gần đạt tới trị số thiết kế thì việc đóng cọc bằng búa đơn động phải tiến hành từng nhát để theo dõi độ chối cho mỗi nhát; khi đóng bằng búa hơi song động cần phải đo độ lún của cọc, tần số đập của búa và áp lực hơi cho từng phút; khi dùng búa di-ê-zen thì độ chối được xác định từ trị trung bình của loạt 10 nhát sau cùng.
Cọc không đạt độ chối thiết kế thì cần phải đóng bù để kiểm tra sau khi được “nghỉ” theo quy định. Trong trường hợp độ chối khi đóng kiểm tra vẫn lớn hơn độ chối thiết kế thì Tư vấn và Thiết kế nên cho tiến hành thử tĩnh cọc và hiệu chỉnh lại một phần hoặc toàn bộ thiết kế móng cọc.
Trong quá trình hạ cọc, Nhà thầu phải có kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi, ghi chép nhật ký hạ cọc. Tư vấn giám sát hoặc đại diện Chủ đầu tư nên cùng Nhà thầu nghiệm thu theo các quy định về dừng hạ cọc nêu ở phần trên cho từng cọc tại hiện trường, lập biên bản nghiệm thu. Trong trường hợp có các sự cố hoặc cọc bị hư hỏng Nhà thầu phải báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý thích hợp; các sự cố cần được giải quyết ngay khi đang đóng đại trà, khi nghiệm thu chỉ căn cứ vào các hồ sơ hợp lệ, không có vấn đề còn tranh chấp.
Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định thì Nhà thầu phải kiểm tra lại quy trình đóng cọc của mình, có thể cọc đã bị xiên hoặc bị gãy, cần tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và các thí nghiệm kiểm tra độ nguyên vẹn của cọc ( thí nghiệm PIT) và thí nghiệm phân tích sóng ứng suất (PDA) để xác định nguyên nhân, báo Thiết kế có biện pháp xử lý.
Khi đóng cọc đạt độ chối quy định mà cọc chưa đạt độ sâu thiết kế thì có thể cọc đã gặp chướng ngại, điều kiện địa chất công trình thay đổi, đất nền bị đẩy trồi..., Nhà thầu cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sở các hồ sơ sau:
Hồ sơ thiết kế được duyệt;
Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;
Chứng chỉ xuất xưởng của cọc theo các điều khoản nêu trong phần 3 về cọc thương phẩm;
Nhật ký hạ cọc và biên bản nghiệm thu từng cọc;
Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
Các kết quả thí nghiệm động cọc đóng( đo độ chối và thí nghiệm PDA nếu có);
Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cây cọc- thí nghiệm biến dạng nhỏ PIT theo quy định của Thiết kế;
Các kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc.
IX. Giám sát thi công hoàn thiện công trình
Hoàn thiện công trình là công tác phải tiến hành nhằm tạo cho công trình đáp ứng được các mục tiêu sử dụng tiện nghi, mỹ quan.
Hoàn thiện công trình bao gồm nhiều công tác khác nhau như trát hoặc bả bề mặt phủ ngoài kết cấu, láng hoặc lát mặt nền , ốp tường, sơn hoặc quét vôi lên tường, trần nhà, cắt và lắp kính, đánh bóng đồ gỗ và kim loại, chèn kẽ các khe , mạch, trải các lớp phủ thảm . . . Hoàn thiện công trình là khâu cuối cùng của các công tác xây lắp nên chất lượng mỹ quan cũng như tiện nghi của công trình sẽ do chất lượng công tác hoàn thiện quyết định khá nhiều.
Cũng như qui trình giám sát và nghiệm thu các công tác xây lắp khác, giám sát và nghiệm thu công tác hoàn thiện cần được giám sát như là một khâu trong tổng thể quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng. Không thể tách rời riêng một khâu hoàn thiện mà cần thiết gắn kết khâu hoàn thiện với mọi khâu trong quá trình tạo sản phẩm xây dựng.
2. Quá trình giám sát cần chú ý vào các bước sau đây
- Kiểm tra vật liệu sử dụng trong từng công tác hoàn thiện, đối chiếu giữa các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu với catalogues của vật liệu được cung ứng, đối chiếu giữa vật liệu được giới thiệu trong catalogues với hiện vật sẽ sử dụng. Nếu thấy khác biệt hay có điều gì nghi ngờ về chất lượng cần có giải trình của nhà thầu xây lắp và người cung ứng vật tư.
- Vật tư sẽ sử dụng trong khâu hoàn thiện cần có nguồn gốc rõ ràng về nhà sản xuất, người bán hàng và các chỉ tiêu kỹ thuật ghi rõ trong catalogues. Chất lượng vật liệu phải phù hợp với catalogues và catalogues phải phù hợp với các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu.
- Vật tư sử dụng cho hoàn thiện cần được vận chuyển từ nguồn cung cấp đến công trình theo đúng chỉ dẫn về vận chuyển và bốc rỡ. Quá trình vận chuyển vật tư không được làm cho sản phẩm bị biến đổi tính chất , thay đổi hình dạng, kích thước hình học cũng như các tác động khác làm biến đổi chất lượng của sản phẩm. Khi bốc xếp phải đảm bảo nhẹ nhàng, vật tư không bị các tác động va đập cơ học, các thay đổi tính chất hoá học, sinh học so với các tiêu chí chất lượng đã thoả thuận khi thương lượng hợp đồng mua bán.
- Vật tư cần lưu giữ, cất chứa thì nơi cất chứa, lưu giữ phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu , các qui định về cất chứa trong catalogues. Không để lẫn lộn vật tư gây ra những thay đổi về tính chất của vật tư trong quá trình bảo quản và lưu giữ.
- Cần kiểm tra chất lượng các khâu công tác tạo ra kết cấu nền trước khi hoàn thiện. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện mặt bằng để tiếp nhận các khâu hoàn thiện. Mặt tiếp nhận các công tác hoàn thiện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công tác hoàn thiện đề ra như mặt dán phải đủ nhám để bám chất dính kết, đảm bảo phẳng, không có gồ ghề làm giảm chất lượng bề mặt lớp hoàn thiện chẳng hạn.
- Các công việc phải tiến hành trước khi hoàn thiện phải được làm xong để sau khi tiếp nhận công tác hoàn thiện không được đục, phá làm hỏng các lớp hoàn thiện. Những việc này rất đa dạng và dễ quên nên người kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng cần yêu cầu nhà thầu lập biện pháp thi công hoàn thiện trong đó chú ý đến việc chuẩn bị cho khâu hoàn thiện , qui trình hoàn thiện, các tiêu chí phải đạt, phương pháp kiểm tra để nhận biết chất lượng hoàn thiện , công cụ kiểm tra cũng như qui trình kiểm tra.
3. Những khâu cần lưu ý cơ bản có thể được gợi ý trước khi thi công hoàn thiện
- Chèn kín những khe do phần thiết kế kiến trúc tạo nên trong các kết cấu bằng vật liệu thích hợp và các yêu cầu về độ kín khít, độ chặt của vật liệu nhồi, vật liệu gắn kết.
- Khe kẽ giữa những cấu kiện như khe giữa kết cấu nhà và khuôn cửa, sự chống ẩm, chống gỉ, chống mục, mọt của các loại vật liệu kim loại, gỗ, nhựa, độ gắn chắc của khuôn với công trình…
- Kiểm tra các lớp chống thấm trước khi lát, ốp hay tạo các lớp phủ.
- Kiểm tra sự hoàn chỉnh các đường ống phải đặt ngầm như ống dẫn dây điện, ống nước, ống chứa dây dẫn chuyên dùng, các hốc cần chừa cho công tác sau, các chi tiết đặt sẵn cho dạng công tác về sau…
Cần lưu ý đến các yêu cầu về an toàn lao động trong công tác hoàn thiện như biện pháp dàn giáo, sàn công tác, biện pháp chống cháy nổ, biện pháp chống độc, chống tác hại của hoá chất …
Trước khi tiến hành từng khâu hoàn thiện nhà thầu cũng phải lập biện pháp thi công và tư vấn giám sát chất lượng bên cạnh chủ đầu tư phải xem xét kỹ và trình cho chủ nhiệm dự án duyệt trước khi thi công. Không tiến hành hoàn thiện khi chưa duyệt biện pháp thi công hoàn thiện.
Công tác hoàn thiện cần gắn kết với đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy và các qui định khác của Nhà nước như bảo vệ môi trường, hài hoà về màu sắc cũng như các yếu tố khác về truyền thống văn hoá, tính dân tộc. Quá trình thi công không gây phiền phức, mất an toàn cho nhà lân cận cũng như bảo đảm không toả hơi khó chịu, khói , bụi, nước bẩn cho môi trường và khu vực xây dựng.
Sự tuân thủ các qui định của bộ hồ sơ mời thầu và các tiêu chuẩn thi công hoàn thiện đồng thời phải tuân thủ các tiêu chuẩn khác liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện công trình.
X. Mẫu văn bản sử dụng trong quá trình giám sát thi công xây dựng
1. Phiếu yêu cầu nghiệm thu
2. Biên bản nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng
3. Thời gian và địa điểm nghiệm thu:
4. Đánh giá vật liệu nghiệm thu:
5. Kết luận:
XI. Nghiệm thu trong quá trình giám sát thi công xây dựng
1. Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên công việc được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
đ) Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
e) Phụ lục kèm theo (nếu có).
5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
c) Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.
8. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
2. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
2. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.
3. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản
3. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
1. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt;
b) Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Nghị định này;
c) Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng:
a) Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác tạm trong trường hợp việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế, nhưng còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ các tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các nội dung này, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có). Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành;
b) Trường hợp một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản theo các nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong đó phải nêu rõ về phần công trình được tổ chức nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi công và nghiệm thu đối với các phần công trình, hạng mục công trình xây dựng còn lại theo thiết kế; quá trình tiếp tục thi công phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến việc khai thác, vận hành bình thường của phần công trình xây dựng đã được nghiệm thu.
3. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác, sử dụng:
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được phép quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên. Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình.
4. Trường hợp công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng có một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật chủ yếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế và không hoặc chưa đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hoặc nghiệm thu có điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư cùng với các nhà thầu phải làm rõ các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu thiết kế; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của hợp đồng xây dựng;
b) Việc đưa công trình vào khai thác, sử dụng trong trường hợp này chỉ được xem xét đối với các công trình giao thông, công trình cung cấp tiện ích hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ lợi ích cộng đồng trên cơ sở xác định lại các thông số kỹ thuật, các điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. Nội dung biên bản và thành phần ký biên bản nghiệm thu được quy định tại các khoản 2, 6, và 7 Điều này.
6. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
a) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
b) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
c) Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
d) Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
đ) Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
e) Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
g) Phụ lục kèm theo (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
c) Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
d) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
XII. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
(Theo Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP)
1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 bao gồm:
a) Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;
b) Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản này.
2. Thẩm quyền kiểm tra:
a) Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định này thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên; công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
đ) Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo chế độ làm việc của Hội đồng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
4. Nội dung kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
a) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
5. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
a) Sau khi nhận được thông báo khởi công xây dựng công trình của chủ đầu tư quy định tại Phụ lục V Nghị định này, cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra không quá 03 lần đối với công trình cấp đặc biệt và công trình cấp I, không quá 02 lần đối với các công trình còn lại trong quá trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành công trình, trừ trường hợp công trình có sự cố về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng hoặc trường hợp chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này;
b) Căn cứ báo cáo thông tin công trình của chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra và thông báo cho chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và ra văn bản thông báo kết quả kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư; thời hạn ra văn bản không quá 14 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và không quá 7 ngày đối với các công trình còn lại kể từ ngày tổ chức kiểm tra.
6. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình:
a) Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 23 Nghị định này, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, trường hợp công trình không được kiểm tra trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều này thì thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này; ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục. Thời hạn ra văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 30 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu;
c) Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
d) Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.
7. Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng do chủ đầu tư lập dự toán, thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
9. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình.
* Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-UBND ngày 28/9/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa, việc phân công, phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được quy định như sau:
1. Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình xây dựng trong phạm vi quản lý được UBND tỉnh phân công, phân cấp cho Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư hoặc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.
2. Cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc UBND thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và thị xã Nghi Sơn thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình cấp III, cấp IV trên địa bàn quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện (trừ thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm sơn, thị xã Bỉm Sơn và thị xã Nghi Sơn) thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình trên địa bàn quản lý có quy mô sau đây, trừ các công trình quy định tại khoản 4 Điều này:
a) Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng cấp III và cấp IV với quy mô công trình đảm bảo 03 tiêu chí: Tổng diện tích sàn ≤ 1000m2; nhịp kết cấu lớn nhất ≤ 12m; số tầng ≤ 03 tầng.
b) Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp cấp III và cấp IV có diện tích mặt bằng quy hoạch được duyệt ≤ 5,0 Ha.
c) Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III và cấp IV.
d) Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp III và cấp IV.
đ) Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông có quy mô, tính chất như sau:
- Công trình đường bộ (không bao gồm cầu) cấp III và cấp IV.
- Các công trình cầu cấp IV gồm: Cầu đường bộ; cầu vượt dành cho người đi bộ, xe đạp; cầu treo dân sinh; cầu dây võng 1 nhịp nằm trên đường giao thông nông thôn và khổ cầu không lớn hơn 3,5m.
4. Nội dung phân cấp tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng đối với các công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng có quy mô, loại công trình như sau:
a) Các dự án đầu tư xây dựng có công trình bể bơi; công trình dạng cột, trụ, tháp có chiều cao công trình lớn hơn 12m; công trình tường chắn đất có chiều cao công trình trên 6m.
b) Các dự án theo tuyến đi qua địa bàn hành chính 2 đơn vị cấp huyện trở lên và các công trình thuộc thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu của Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KỸ NĂNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA
DẪN NHẬP
Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Phát triển DLCĐ không chỉ mang lại lợi ích cho người dân bản địa mang còn góp phần bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Trên thế giới và Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về DLCĐ và phát triển DLCĐ. Các nghiên cứu hầu hết tập trung vào mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận phát triển DLCĐ, về đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển DLCĐ tại các tỉnh.
Trong những năm qua người dân và khách du lịch (KDL) đã quen với những khu, điểm DLCĐ ở khu vực vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước, Quan Hóa) và khu vực thác Ma Hao (huyện Lang Chánh). Những khu, điểm du lịch này đã đem đến cho du khách cảm giác được khám phá, hưởng thụ các giá trị văn hóa độc đáo, nhiều dịch vụ gần gũi với thiên nhiên, đáp ứng nhiều yêu cầu, trong đó có cả việc tạo ra phần nào cảm giác mạo hiểm vốn đang là xu hướng mà nhiều du khách hướng tới.
Gần đây, Thanh Hóa xuất hiện thêm nhiều khu, điểm du lịch mới với cách làm mới mẻ, sáng tạo. Đó là những khu du lịch ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thường Xuân), dọc lưu vực sông Mã, sông Chu và ven biển huyện Hoằng Hóa. Những khu du lịch này được người dân tự phát tận dụng lợi thế về địa hình, địa vật, sản vật, nét độc đáo trong kiến trúc, văn hóa của cộng đồng đứng ra tổ chức các dịch vụ theo nhu cầu của khách. Bên cạnh đó cũng có những khu DLCĐ có sự tham gia của doanh nghiệp với sự đầu tư hiện đại hơn, cả doanh nghiệp và người dân cùng tham gia khai thác, hưởng lợi.
Những năm gần đây ngành Du lịch đã được tỉnh quan tâm nhiều hơn bằng việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc hữu. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, là 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng của giai đoạn, trong đó chắc chắn Ngành Du lịch và chính quyền các cấp sẽ phải quan tâm, hỗ trợ cả về cơ chế lẫn nâng cao nhân lực nguồn nhân lực để loại hình du lịch sinh thái (DLST) cộng đồng phát triển.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG
I. Khái quát chung về du lịch cộng đồng
1. Khái niệm về du lịch và du lịch cộng đồng
1.1. Khái niệm du lịch
Theo tổ chức Du lịch quốc tế (1994) - hiểu theo phía cầu: Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hoá... và nhìn chung là vì những lý do không phải để kiếm sống.
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng
*Khái niệm cộng đồng
Theo từ điển tiếng Việt, cộng đồng là “toàn thể những người sống thành một xã hội, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối”.
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tương đối rộng rãi để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội: cộng đồng thế giới, cộng đồng Châu Âu, cộng đồng các nước ASEAN... cộng đồng người Do thái, cộng đồng người da đen tại Chicago... gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hội chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, nghề nghiệp, thân phận xã hội như các đảng phái, nhóm người lái xe taxi, nhóm người khiếm thị,…
*Khái niệm du lịch cộng đồng
Khái niệm DLCĐ xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, đã có các cách nhìn nhận và hiểu biết khác nhau về khái niệm này, các khái niệm và định nghĩa khác nhau thường tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lý hoặc nghiên cứu/dự án cụ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc được áp dụng chung như các nguyên tắc về tính bền vững, sự tham gia và lợi ích của các cộng đồng địa phương. Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đã đưa ra định nghĩa về DLCĐ như sau “Du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch mà sự phát triển và quản lý chủ yếu dựa vào nguồn lực là người dân địa phương. Đồng thời, lợi ích kinh tế có được từ hoạt động DLCĐ sẽ được giữ lại cho nền kinh tế địa phương” Định nghĩa này hướng vào đặc điểm đối tượng mà DLCĐ nhắm đến, chịu trách nhiệm cho việc phát triển quản lí DLCĐ.
Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WNF đã định nghĩa DLCĐ như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự khảo sát và tham gia chủ yếu và sự phát triển và quản lý hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch cho cộng đồng”
Trong luật Du lịch 2017, DLCĐ được định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.”
Có 3 mô hình phát triển DLCĐ tại một địa phương:
● Một là cả cộng đồng cùng tham gia vào Du lịch cộng đồng
● Hai là chỉ gồm một bộ phận cộng đồng hoặc hộ gia đình tham gia vào DLCĐ
● Ba là mô hình liên doanh giữa cộng đồng hoặc một số thành viên cộng đồng và đối tác kinh doanh. Mức độ tham gia trong một dự án DLCĐ của cộng đồng có thể khác nhau tùy theo từng nơi.
Một số lựa chọn để cộng đồng tham gia vào hoạt động DLCĐ bao gồm:
- Cá nhân sản xuất và trực tiếp bán sản vật địa phương hoặc thông qua các doanh nghiệp du lịch. Đây là một cách tốt để lan tỏa thu nhập trong cộng đồng.
- Doanh nghiệp du lịch tư nhân được phép cung cấp các dịch vụ cho KDL tại điểm DLCĐ và sau đó chia sẻ lại lợi nhuận cho cộng đồng trên cơ sở thỏa thuận.
- Một số cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch (KDDL) một cách không chính thức (doanh nghiệp vận hành và quản lý bởi cá nhân địa phương), thường thiếu kỹ năng và kiến thức du lịch nên việc thành công cũng còn hạn chế
- Các doanh nghiệp do cộng đồng cùng sở hữu và điều hành (doanh nghiệp cộng đồng): Mô hình này đôi khi có thể thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức hoạt động, nhưng điều này có thể được khắc phục theo thời gian.
- Liên doanh giữa cộng đồng và doanh nghiệp tư nhân: Bao gồm chia quyền sở hữu, hoặc các thỏa thuận chặt chẽ liên quan đến dịch vụ ăn ở hoặc các hoạt động du lịch khác.
Nếu toàn bộ hoặc một bộ phận cộng đồng lựa chọn một trong các phương pháp này, thì cần phải phát triển một chiến lược rõ ràng được thông qua không chỉ bởi các thành viên của cộng đồng địa phương mà còn bởi các bên liên quan khác có quan tâm đến DLCĐ. Thiết lập bộ phận quy hoạch du lịch cùng với các thành viên trong cộng đồng là một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ loại DLCĐ nào.
Nhiều mô hình phát triển DLCĐ trên thế giới, và trong nước đã cho thấy, xây dựng và phát triển DLCĐ giải quyết được rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh trật tự, nó không chỉ mang lại những ảnh hưởng tích cực trong vùng mà còn tác động tích cực đến các vùng khác có tính tương đồng. DLCĐ mang lại rất nhiều ý nghĩa nhưng ý nghĩa mà được cộng đồng dân cư nhìn thấy rõ nhất là việc họ có việc làm thường xuyên mang lại thu nhập, chất lượng cuộc sống được nâng cao; các hành vi ứng xử văn hóa, văn minh được phát triển.
2. Đặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng
2.1. Đặc điểm của khách tham gia Du lịch cộng đồng
Theo Trung tâm Du lịch có trách nhiệm và các chuyên gia du lịch khác, đặc điểm quan trọng của du khách DLCĐ là:
● Tôn trọng các giá trị tự nhiên, lịch sử và văn hóa và các điểm tham quan
● Quan tâm đến các tác động của du lịch đối với môi trường và giá trị bền vững.
● Thích chỗ ở quy mô nhỏ của người dân địa phương.
● Tìm kiếm những khía cạnh chân thực của cuộc sống: đặc sản địa phương, thiết kế mộc mạc và tự nhiên, các yếu tố mang đậm tính truyền thống địa phương.
● Tìm kiếm sự tương tác với con người, lối sống và các nền văn hóa riêng khác nhau của chính họ.
● Không bị thu hút bởi cách tiếp thị hàng loạt.
● Có học vấn cao.
● Có thu nhập tương đối cao
● Không có con cái hoặc có con đủ tuổi để ở nhà một mình.
Khách du lịch bụi và khách du lịch trẻ có ngân sách đi du lịch nhỏ cũng có thể tham gia được DLCĐ vì các dịch vụ ăn ở đi lại của DLCĐ thường rẻ hơn so với các dịch vụ của loại hình du lịch khác.
2.2. Đặc điểm của du lịch cộng đồng
DLCĐ được phát triển dựa trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, vì vậy, DLCĐ có những khác biệt nhất định với các loại hình du lịch khác, cụ thể:
Nội dung khác biệt | DLCĐ | Loại hình DL khác |
Về điểm đến du lịch | - Phát triển dựa trên giá trị văn hóa bản địa - Thường ở vùng hẻo lánh, chưa bị những yếu tố ngoại lai ảnh hưởng - Mức sống còn thấp, nhận thức chưa cao | Dựa vào nhiều yếu tố |
Về cách thức cung cấp dịch vụ | Cư dân địa phương vừa là đối tượng cung cấp vừa là một phần cấu thành nên sản phẩm, dịch vụ | Ít có sự tham gia của cư dân địa phương |
Về sản phẩm (cách thức cung cấp dịch vụ) | Phần lớn do chính cư dân địa phương cung cấp | Do các tổ chức doanh nghiệp cung cấp |
Nhu cầu của khách hàng | - Tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân ở các nền văn hóa khác nhau, - Khám phá thiên nhiên xung quanh khu vực cộng đồng bản địa sinh sống - Thiện nguyện, nhân đạo giúp đỡ cộng đồng | Chủ yếu là nghỉ dưỡng, giải trí, mua sắm.... |
2.3. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
DLCĐ là một loại hình du lịch đặc biệt, trong đó nhấn mạnh vào lợi ích của các cộng đồng dân cư tại điểm đến. Vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên tắc nhất định trong việc phát triển DLCĐ như sau:
Nguyên tắc 1: Bình đẳng xã hội.
Các thành viên của cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch được chú trọng. Các lợi ích kinh tế được chia đều; không chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các thành viên cộng đồng.
Nguyên tắc 2: Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên.
Đây là nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng. Trong quá trình hoạt động DLCĐ, tất cả các thành phần tham gia đều phải có ý thức và hành động cụ thể tôn trọng và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch (TNDL), đó chính là văn hóa địa phương và các tài nguyên thiên nhiên.
Nguyên tắc 3: Chia sẻ lợi ích.
Việc chia sẻ lợi ích từ DLCĐ đòi hỏi cộng đồng có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác. Trong việc chia sẻ lợi ích, doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia cho tất cả những người tham gia, và một phần riêng đóng để góp cho toàn bộ cộng đồng địa phương thông qua quỹ cộng đồng, quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác như y tế và giáo dục.
Nguyên tắc 4: Sở hữu và sự tham gia của địa phương.
DLCĐ nếu được phát triển đúng hướng sẽ khai thác một cách có hiệu quả các giá trị văn hóa - xã hội và các nguồn lực của cộng đồng địa phương nhằm đạt được kết quả trong các hoạt động du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương chính là cách thức tạo ra các sản phẩm DLCĐ và phải là từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, đánh giá và thậm chí là quản lý là phương thức đảm bảo sự sở hữu cũng như tối đa hóa sự tham gia của cộng đồng và lợi ích họ có được từ các hoạt động du lịch. Khi nhận thức được những lợi ích mà DLCĐ mang lại cho cuộc sống, người dân địa phương sẽ ý thức hơn về việc gìn giữ các TNDL, các giá trị văn hóa - xã hội của cộng đồng mình để các hoạt động du lịch chuyên nghiệp hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
3. Điều kiện cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng
3.1. Có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn với khả năng thu hút KDL.
Điều kiện cơ bản để nguồn tài nguyên chính là tiền đề hay cơ sở để tổ chức các hoạt động du lịch. Mức độ thu hút khách của một khu vực phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chủng loại, tính độc đáo ... của nguồn tài nguyên, vào vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong việc bảo tồn tôn tạo giá trị của tài nguyên vùng.
3.2. Có cộng đồng địa phương sinh sống hoặc liền kề khu vực phát triển du lịch.
Phong tục tập quán, lối sống, học vấn, quy mô cộng đồng, cơ cấu nghề nghiệp... là những tham số cần được xác định rõ ràng. DLCĐ có thể được phát triển cùng với nhận thức sâu sắc về cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của họ khi tham gia vào du lịch
- Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho cơ sở hoạt động DLCĐ.
- Các tình nguyện viên sẽ hỗ trợ các điểm du lịch mùa nước lũ...
- Phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý du lịch cho các hộ gia đình.
- Nhân sự tiếp thị (marketing) du lịch giỏi và tâm huyết với nghề.
3.3. Có cơ chế chính sách và các biện pháp khuyến khích hợp lý từ các tổ chức quản lý, các ngành liên quan để tạo ra một môi trường thuận lợi cho DLCĐ.
- Xây dựng chế độ phân chia lợi nhuận hợp lý
- Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, giá cả tại các cơ sở du lịch nhằm tránh tình trạng ô nhiễm, tình trạng chèn ép, giành giật khách và các biểu hiện không lành mạnh khác
3.4. Có thị trường khách đủ lớn về số lượng và đảm bảo chất lượng (khả năng chi trả), ổn định cho vùng, đảm bảo việc làm cho cộng đồng, thu nhập đều đặn cho họ.
3.5. Đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất phục vụ du khách phải được đầu tư và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, phải tôn thêm nét đẹp của điểm tham quan, khu du lịch và hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh như:
+ Xây dựng nhà vệ sinh sạch, đẹp và phù hợp cảnh quan, kiến trúc (truyền thống hay hiện đại).
+ Cần có bảng hiệu chỉ dẫn đến các khu vực nhà vệ sinh
+ Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (mây tre lá, lục bình ....)
+ Trang bị sọt rác (rác sinh hoạt, rác công nghiệp) tại các nơi một cách thẩm mỹ và khoa học.
+ Cấm vứt rác thải, súc vật trên sông rạch.
CSVC phục vụ KDL (phòng, kiến trúc nhà hàng, vật dụng…) phải thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam, tránh các yếu tố ngoại lai, gây phản cảm cho du khách.
3.6. Đảm bảo các yếu tố về môi trường
- Bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường cảnh quan được sạch đẹp và văn minh.
- Đầu tư xây dựng CSVC phục vụ du lịch gắn với sự thân thiện môi trường thiên nhiên như tận dụng năng lượng mặt trời, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, thiết kế phòng lấy ánh sáng, gió từ thiên nhiên, tránh các thiết bị gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế rác thải công nghiệp, nên sử dụng các sản phẩm từ địa phương ( mây, tre, lá, lục bình…).
- Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan tại tất cả các tuyến điểm mà du khách đặt chân qua.
4. Vai trò của du lịch cộng đồng và của các bên tham gia vào DLCĐ
4.1. Vai trò của du lịch cộng đồng
Từ những phân tích ở trên, thể hiện rất rõ vai trò của DLCĐ đối với đất nước
- Nhất thiết phải có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng, từ đó cộng đồng sẽ giúp du khách hiểu được những giá trị của cộng đồng mình.
- Phải góp phần vào quá trình bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn, bao gồm sự đa dạng sinh thái, nguồn nước, các di tích văn hoá lịch sử.
- Phải đóng góp cho sự thịnh vượng kinh tế của cộng đồng địa phương.
- Phải cung cấp được những sản phẩm du lịch (SPDL) với các đặc trưng tiêu biểu về văn hoá, xã hội và môi trường của cộng đồng địa phương.
Có thể thấy, DLCĐ hình thành và phát huy tác dụng theo hướng đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững, cụ thể là mang lại lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế. Đây là ba trụ cột của tam giác phát triển bền vững (triple bottom line) Đóng góp về xã hội
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
- Thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng
- Trao quyền cho cộng đồng
- Tăng quyền cho phụ nữ trong cộng đồng
- Phát huy niềm tự hào dân tộc
- Truyền tải kiến thức và kỹ năng mang tính cộng đồng cho các thế hệ sau
- Nâng cao nhận thức về vệ sinh và an toàn
Đóng góp về kinh tế
- Nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương
- Cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
Đóng góp về môi trường:
- Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng địa phương
- Nâng cao nhận thức của du khách về tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên
4.2. Vai trò của các bên tham gia vào du lịch cộng đồng
Cộng đồng dân cư địa phương: Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) khẳng định: “Du lịch phải là hoạt động có lợi nhuận cho quốc gia và cho cộng đồng sở tại. Do đó, cộng đồng địa phương nên tham gia các hoạt động du lịch và chia sẻ quyền bình đẳng trong lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà hoạt động du lịch đem lại”. Cộng đồng cư dân đóng vai trò xuyên suốt trong hoạt động du lịch vừa là chủ thể tham gia vào việc phát triển du lịch vừa là nhà quản lý, có trách nhiệm bảo tồn TNDL và họ cũng chính là người trực tiếp thấy được sự biến đổi của hệ sinh thái, môi trường. Cộng đồng cư dân là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, trong nhiều trường hợp cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên quê hương của họ, là nền tảng cho phát triển DLCĐ bền vững.
Khách du lịch là chủ thể chính được phục vụ trong DLCĐ vừa là nguồn động lực, kinh tế cho cộng đồng cư dân có thể bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa đến nhiều du khách hơn nữa. Họ là người tạo ra công ăn việc làm là nguồn thu để cư dân địa phương có việc làm đem lại nguồn GDP giúp địa phương cũng như đất nước phát triển. Họ còn là nguồn marketing cực kì hữu hiệu có thể truyền tải những thông tin những điều hay mới lạ mà họ trải nghiệm tới những người bạn bè hoặc trên các trang mạng xã hội .... Chính vì thế KDL vừa là chủ thể chính trong DLCĐ.
Chính quyền địa phương: Để khai thác hết giá trị vốn có của TNDL, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với cộng đồng cư dân thành một khối đoàn kết tương trợ nhau cùng đưa du lịch của địa phương phát triển. Để phát triển điểm DLCĐ khả thi, tránh trùng lặp, tăng sự kết nối với các địa bàn trung tâm du lịch thì cần sự hỗ trợ của Sở Du lịch tham mưu, ban hành các chính sách: hỗ trợ quy hoạch, đầu tư hạ tầng; hỗ trợ xây dựng và phát triển SPDL; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng như xúc tiến, quảng bá du lịch...
Các bên liên quan
Bộ công an: đảm bảo về mặt pháp lí cụ thể là mặt giấy tờ xuất nhập cảnh của các du khách, đảm bảo an ninh trật tự cho khách tham quan...
Bộ thông tin và truyền thông: ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, đưa DLCĐ đến với thế giới qua các ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối, đổi mới sáng tạo trong hoạt động KDDL, nắm bắt xu thế chung
Bộ Giao thông vận tải: cung cấp thông tin phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải nhằm tạo điều kiện để phía đối tác tiếp cận, nắm bắt; đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nối các quốc lộ đến các khu và điểm du lịch quốc gia
Doanh nghiệp du lịch:
- Xây dựng tuyến hành trình thu hút được KDL
- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch dịch vụ,
- Xây dựng sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm
- Tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề
- Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ
- Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều đối tượng lao động địa phương
- Đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tại địa phương.
- Xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương, ứng dụng công nghệ 4.0
5. Các tác động của du lịch cộng đồng
Vấn đề | Tác động tích cực | Tác động tiêu cực |
Môi trường | - Chính quyền, dân địa phương, nhà đầu tư, KDL, công ty lữ hành đều chung tay góp sức bảo vệ môi trường địa phương - Được đầu tư nhiều thiết bị, máy móc dùng để chứa, xử lí rác thải. | - Tăng xả thải từ dịch vụ du lịch. - Không có sự đồng bộ trong quản lí cũng như xử lí rác thải từ dịch vụ du lịch. - Quá tải cơ sở vật chất (CSVC) |
Cộng đồng dân cư địa phương | - Tiêu thụ nông sản giúp người dân địa phương cải thiện được thu nhập đáp ứng cho cuộc sống thường nhật. - Dân bản địa có thể tiếp tục nghề đã và đang làm nhưng áp dụng thêm việc phục vụ theo nhu cầu tò mò tìm hiểu của KDL - Người dân có thể chuyển đổi nghề dễ dàng ngay tại địa phương của mình. - Dân địa phương có thể tự mở homestay, tự quản lí và đón khách | - Giá những vật dụng, hàng thiết yếu sẽ tăng - Mất bình ổn giá khiến nhiều gia đình dân cư không thể thoát nghèo do chi tiêu sinh hoạt chỉ tăng về giá chứ không tăng số lượng hay chất lượng. - Cơn sốt bất động sản gây thiếu hụt đất sản xuất và nuôi trồng, thu hẹp không gian sống. |
Văn hóa bản địa | - Ngày càng được nhiều người biết đến và phát triển. - Sự giao thoa văn hóa giúp văn hóa bản địa nhận ra thiếu sót, yếu kém để sửa đổi cho phù hợp mà không làm mất đi nét đặc sắc vốn có. - Cư dân sẽ tăng niềm tự hào hơn về nguồn gốc nơi mình sinh ra,. - Bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương, mang lại thu nhập cho các thế hệ tiếp nối | - Có thể giao thoa thành nền văn hóa mới, khiến văn hóa bản địa dần bị mai một và biến mất. - Có sự tham gia từ bên ngoài vào hưởng lợi khiến cộng đồng dân cư cảm thấy bị bóc lột, bị lừa sẽ đình công, ảnh hưởng xấu tới việc phát triển du lịch và có thể làm tiêu tan việc phát triển DLCĐ tại địa phương. |
6. Các loại hình của du lịch cộng đồng
STT | Các loại hình | Khái niệm |
1 | Du lịch homestay | Homestay là loại hình “du lịch xanh”, thay vì ở khách sạn hoặc nhà nghỉ, KDL sẽ ở tại nhà người dân địa phương, có thể tìm hiểu văn hoá và cuộc sống người bản địa gần gũi và thực tế hơn |
2 | Du lịch văn hóa | Hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc, lịch sử và khảo cổ học của địa phương. Các yếu tố văn hoá thu hút KDL là các phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống, những di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và các sản phẩm văn hoá hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số. |
3 | Du lịch sinh thái | Là hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên, gắn với bản sắc văn hoá, địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Du khách sẽ tìm hiểu về nét bản sắc văn hoá - xã hội của địa phương và quan tâm tới vấn đề môi trường tại đây. |
4 | Du lịch nông nghiệp | Là hình thức du lịch tạo ra các sản phẩm phục vụ du khách chủ yếu dựa vào nền tảng hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại khu vực nông thôn ở các khu nông nghiệp du khách có thể tham quan và tham gia vào công việc của dân bản địa mà không ảnh hưởng đến hệ sinh thái của gia đình chủ nhà như: Vườn cây ăn trái, trang trại kết hợp nông lâm, trang trại thảo dược, trang trại động vật... |
5 | Du lịch làng quê | Cũng giống du lịch nông thôn nhưng du khách chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn, bản, tận hưởng cuộc sống thanh bình, yên ả của làng quê, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của bà con nông dân. Dân làng cung cấp dịch vụ về ăn, ở, nhà trọ, du khách ở lại qua đêm trong những ngôi làng, cùng gia đình chủ nhà. |
6 | Du lịch làng nghề | Du khách không đơn thuần đến xem nghệ nhân làm sản phẩm, mua sắm, tham quan mà còn được tìm hiểu văn hóa truyền thống, những giá trị nhân văn trong nó và giá trị phi vật thể tồn tại từ ngàn năm; không chỉ ngắm phong cảnh làng quê mà còn thăm nơi sản xuất, thậm chí tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm. Điều này tạo nên sức hấp dẫn riêng của du lịch làng nghề. |
II. Du lịch cộng đồng bền vững
1. Khái niệm du lịch cộng đồng bền vững
Du lịch bền vững trong tiếng Anh được là Sustainable Tourism, được nhắc đến lần đầu năm 1992 bởi Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) trong một buổi Hội nghị về Môi trường và Phát triển tại Riode Janeriro (1992): “DLBV là sự phát triển toàn diện về các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, đồng thời quan tâm đến người dân bản địa, bảo tồn các nguyên tài nguyên và có kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Phát triển DLBV cũng cần duy trì được các giá trị văn hóa, sự đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái, đồng thời góp phần hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
Tại khoản 14 Điều 3 Luật Du lịch 2017 định nghĩa: Phát triển DLBV là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.
Hiểu một cách đơn giản nhất thì DLBV tức là hướng đến việc giảm thiểu tối đa các chi phí, nâng cao lợi ích du lịch cho khách thập phương và người dân bản địa. Đây cũng là hướng đi bền vững, lâu dài, không làm ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái. Bản chất của DLBV là:
- Thân thiện với môi trường
- Gần gũi về xã hội và văn hóa
- Phát triển kinh tế địa phương
2. Tam giác du lịch cộng đồng bền vững
2.1. Môi trường bền vững
Tính bền vững môi trường có nghĩa là việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không vượt quá khả năng của thiên nhiên để các nguồn nguyên liệu có thể tự bổ sung nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên của các thế hệ tương lai.
2.2. Kinh tế bền vững
Tính bền vững kinh tế - phát triển ổn định trong thời gian dài, tạo ra sự công bằng: lợi ích được phân phối công bằng giữa các thành phố, giữa các vùng, giữa các cộng đồng và giữa các cá nhân, mang đến sự giàu có cho càng nhiều người càng tốt
2.3. Xã hội bền vững
* Bền vững về văn hóa: là phát triển, đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng các giá trị văn hóa và truyền thống được truyền lại cho thế hệ tương lai.
3. Yếu tố để thực hiện thành công hoạt động du lịch cộng đồng
Như vậy, để có thể phát triển thành công, DLCĐ cần có sự hợp tác và phối hợp hoạt động một cách đáng kể giữa các đối tác mang tính chiến lược bao gồm:
- Cộng đồng địa phương;
- Các cơ sở kinh doanh tư nhân
- Các cơ quan của chính phủ: xây dựng chính sách và thiết lập môi trường hoạt động
DLCĐ là loại hình du lịch có hình thức KDDL dựa trên những tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm văn hóa địa phương vùng miền KDDL; là loại hình du lịch xã hội bền vững được khởi xướng và vận hành chủ yếu bởi địa phương và người bản xứ; hướng tới quyền lợi và sự giàu mạnh của địa phương thay vì lợi ích cá nhân, cân bằng quyền lực trong cộng đồng, nuôi dưỡng và bảo tồn văn hóa bản địa, và đồng thời có trách nhiệm với môi trường.
Việc tham gia vào DLCĐ mang tính tự nguyện dựa trên sự trao đổi và thống nhất giữa ban quản lý địa phương với các hộ gia đình. Dù tham gia hay không tham gia, dù tham gia nhiều hay ít thì các hộ gia đình có trách nhiệm chung trong việc xây dựng những hình ảnh tốt đẹp nhất về DLCĐ tại địa phương mình
DLCĐ là một loại hình du lịch, vì vậy nó cần đầy đủ các yêu cầu để phát triển như những loại hình du lịch khác. Hiện nay, phát triển DLCĐ chủ yếu theo hướng tự phát và mọi người vẫn chưa thực sự hiểu thế nào là DLCĐ. Thực tế, du lịch theo cách này mang tính phong trào. Chúng ta đang học hỏi cách làm nhưng không biết phân tích, áp dụng cụ thể, hiệu quả vào từng địa phương. Không chỉ thế, nhiều nơi còn đang lầm tưởng rằng phát triển homestay chính là DLCĐ. Do vậy DLCĐ cần được quy hoạch, có chính sách phát triển và quảng bá du lịch địa phương, thu hút sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, kêu gọi sự tham gia của cư dân và các cấp chính quyền địa phương kết hợp với đào tạo nâng cao năng lực làm du lịch đến từng cá thể, từng hộ gia đình.
CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG SINH THÁI MIỀN NÚI THANH HÓA
I. Tài nguyên du lịch các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa
Là một trong những tỉnh có diện tích lớn của Việt Nam nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía nam, Thanh Hóa là vùng đất có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc sắc. Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, thấp dần từ tây sang đông gồm có vùng núi, trung du, đồng bằng, vùng ven biển. Khí hậu của tỉnh thuộc vùng chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23°C - 24°C, nằm ở độ cao không lớn lại nằm kề biển nên mùa đông ở đây không lạnh lắm, mùa hè dịu mát hơn
Suốt chiều dài của lịch sử Tổ quốc, Thanh Hóa là địa phương tương đối ổn định về mặt địa giới hành chính, là địa bàn sinh tụ của 7 dân tộc anh em: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ và Khơ Mú mà mỗi tộc người mang một sắc thái riêng, tạo nên bức tranh lung linh đa sắc màu của văn hóa xứ Thanh. Với vị trí địa lý đặc biệt, nơi đây hội tụ đầy đủ tiềm năng của ba vùng kinh tế: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển, nguồn tài nguyên đất - nước - khoáng sản rất phong phú. Vùng đất này được ví như hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam.
Thanh Hóa có vị trí chiến lược quan trọng, đóng vai trò kết nối vùng đồng bằng Sông Hồng, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ; có hệ thống giao thông với hệ thống đường bộ, đường sắt Bắc - Nam đi qua; có cửa khẩu quốc tế, cảng biển, cảng hàng không quốc tế. Cùng với đó, Thanh Hóa sở hữu nguồn TNDL phong phú, đặc sắc, có giá trị quốc gia và quốc tế. Đến năm 2022, toàn tỉnh có 1.535 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, 5 di tích quốc gia đặc biệt là, Lam Kinh, Hang Con Moong, Đền Bà Triệu, Đền Lê Hoàn và thắng cảnh Sầm Sơn.
Đối với những du khách say mê lịch sử không thể bỏ qua di tích thành nhà Hồ với kiến trúc giống như những thành đá ở Ý và Hy Lạp, các di vật của người Việt cổ (Núi Đọ, Đông Sơn), khu di tích Lam Kinh...Tới đây du khách sẽ được thưởng thức chiêm ngưỡng hệ thống văn hóa phi vật thể của Thanh Hóa đa dạng và đặc sắc với các loại hình nghệ thuật, các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ như hò sông Mã, hát xẩm xoan, múa đèn Đông Anh, trò diễn Xuân Phả... và nhiều hoạt động văn hoá khác.
Về ẩm thực, nhiều món ngon của xứ Thanh đã nức tiếng cả nước xưa nay, trong đó có nhiều sản vật trong lịch sử từng dùng để tiến vua. Bên cạnh đó các làng nghề xứ Thanh với lớp lớp nghệ nhân tài hoa đã làm ra những sản phẩm nổi tiếng cả nước, để lại di sản đồ sộ, là nguồn tài nguyên không nhỏ cho du khách khám phá.
Cùng với Sầm Sơn, Hải Tiến,… ở vùng thượng du, với dáng núi, hình sông quanh co uốn khúc, sơn kỳ thủy tú, thảm thực vật đa dạng, phong phú, Thanh Hóa được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh nổi tiếng, như Vườn quốc gia Bến En có phong cảnh núi hồ đẹp cùng những cây cổ thụ hàng ngàn tuổi và nhiều động vật quý hiếm, Khu BTTN Pù Luông, Suối cá thần Cẩm Lương, thành phố Thanh Hóa nổi bật nhất là thắng cảnh Hàm Rồng - Sông Mã và nhiều di tích, lễ hội văn hóa đặc sắc vệ tinh. Những tài nguyên đó là điều kiện rất thuận lợi để Thanh Hóa phát triển ngành công nghiệp không khói, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Chắc chắn Thanh Hóa sẽ là điểm dừng chân tuyệt vời đối với nhiều KDL trong và ngoài nước.
Với bản sắc văn hóa độc đáo đa dạng, tạo nên bức tranh nhiều màu sắc về đời sống văn hóa, xã hội. Xác định du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa có nhiều chủ trương, quyết sách nhằm phát huy lợi thế vị trí địa lý, các giá trị tài nguyên để phát triển du lịch.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã tiếp tục xác định phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh. Tỉnh sẽ tập trung khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong kinh tế dịch vụ, thuộc nhóm các tỉnh có ngành du lịch phát triển của cả nước. Bên cạnh việc phát triển mạnh SPDL biển, đẩy mạnh xây dựng và đa dạng hóa SPDL văn hóa, tỉnh quan tâm và đầu tư phát triển DLCĐ, DLST văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Vườn Quốc gia Bến En (Như Thanh), Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước), thác Ma Hao (Lang Chánh), hang Bo Cúng và núi Lá Hoa (Quan Sơn), suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), đền Cửa Đặt (Thường Xuân), bản Năng Cát (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh), tuyến du lịch dọc sông Mã...
Thanh Hóa sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu, điểm du lịch, làm cơ sở để thu hút đầu tư khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển du lịch; chú trọng thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, ưu tiên các dự án có SPDL chất lượng cao, độc đáo và khác biệt, để xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch của tỉnh; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng nguồn nhân lực du lịch có chất lượng và tính chuyên nghiệp cao, chú trọng văn hóa ứng xử và phong cách phục vụ; xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, nâng cao sức hấp dẫn du khách. Phấn đấu năm 2025, đón 16 triệu lượt KDL, trong đó khách quốc tế 850.000 lượt; đưa du lịch trở thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng.
II. Thực trạng hoạt động DLCĐ ở các huyện miền núi Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nguồn TNDL tự nhiên vô cùng phong phú đa dạng, trù phú với nhiều di tích, rừng, hồ, núi, hang động, thác nước và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp có hệ thống di tích lịch sử-văn hóa dày đặc, với hơn 1.500 di tích được xếp hạng, trong đó có Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, Di tích Am Tiên... là những cơ sở quan trọng để Thanh Hóa tổ chức khai thác, phát triển nhiều loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách. Đáng chú ý, tính đến thời điểm này, Thanh Hóa đã quy hoạch được 55 khu, điểm du lịch, trong đó 45 quy hoạch đã được phê duyệt, 10 quy hoạch đang chờ phê duyệt.
Vùng Trung du miền núi Thanh Hóa rộng hơn 8.000km2, chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, địa hình nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, có 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Thạch Thành; là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Mông, Dao… có nhiều nét độc đáo về văn hóa dân tộc thiểu số đặc sắc gắn với các lễ hội, lịch sử, danh lam thắng cảnh ... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLCĐ, góp phần cải thiện đời sống cho dân cư địa phương.
Vài năm gần đây, đồng bào các dân tộc vùng miền núi Thanh Hóa từng bước làm quen và hăng hái tham gia các hoạt động phát triển DLCĐ, DLST.... Loại hình du lịch này cũng bắt đầu hình thành và phát triển tại khu du lịch Pù Luông, Vườn quốc gia Bến En, tại những nơi có tài nguyên quý giá về văn hóa phi vật thể gồm các lễ hội truyền thống, các điệu hò, làn điệu dân ca, dân vũ, các loại hình nghệ thuật, làng nghề truyền thống, phong tục tập quán...
Với lợi thế về “điểm đến xanh”, “tuyến du lịch xanh” an toàn, hấp dẫn, nhiều khu DLST, DLCĐ ở các huyện miền núi Thanh Hóa như Thác Mây (Thạch Thành), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước), Bến En (Như Thanh), suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Bản Mạ (Thường Xuân), bản Hang (Quan Hóa)... đang trở thành điểm thu hút lượng lớn du khách trong nước và quốc tế.
Bá Thước là huyện miền núi cao, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Thanh Hóa, vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung bộ và vùng đồng bằng sông Hồng. Trong không gian phát triển du lịch của tỉnh, Bá Thước đóng vai trò là điểm nhấn về sinh thái và bản sắc văn hóa cộng đồng của người Thái và người Mường vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam.
Theo thống kê của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bá Thước, trong 5 tháng đầu năm 2022, Khu Du lịch Pù Luông đón 21.318 lượt khách (khách quốc tế 1.318 lượt, khách trong nước 20.000 lượt), trong đó có khoảng 300 lượt khách leo núi. Loại hình du lịch chinh phục đỉnh núi phát triển không chỉ giúp du khách có cơ hội khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, mà chính người dân địa phương cũng được hưởng lợi. Trên các tuyến leo núi dần hình thành các lán nghỉ phục vụ nhu cầu lưu trú qua đêm và nhu cầu ăn, uống của du khách. Tính tới thời điểm hiện tại, huyện Bá Thước có 73 cơ sở lưu trú dạng homestay, hàng chục người chuyên tổ chức các đoàn leo núi và làm nghề porter.
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông cách thành phố Thanh Hoá khoảng 130 km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 210 km bao gồm các phần đất thuộc 5 xã huyện Quan Hoá là: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm và 5 xã huyện Bá Thước là: Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao và xã Ban Công.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được thành lập năm 1999, với diện tích 17.662 ha, gồm 13.320 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha phân khu phục hồi sinh thái. Pù Luông là tên gọi của đồng bào dân tộc Thái có nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng. Không chỉ đa dạng về các loài động vật thực vật, hệ sinh thái khu BTTN Pù Luông còn hấp dẫn bởi cảnh quan mang đặc trưng của vùng Tây Bắc Việt Nam với những đồi, núi trùng điệp, những thửa ruộng bậc thang, vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ của những nếp nhà sàn giản dị ở các làng bản ven suối
Làng văn hóa DLCĐ bản Kho Mường, xã Thành Sơn (Bá Thước) được xây dựng nằm trong thung lũng thuộc vùng đệm của Khu BTTN Pù Luông. Nơi đây có nhiều lợi thế như: thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, ôn hòa, truyền thống văn hóa bản địa đặc trưng, với những cánh rừng nguyên sinh, những nếp nhà sàn cùng đời sống sinh hoạt đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Thái, luôn gợi cảm giác cho KDL về một vùng đất bình yên, trong lành và thơ mộng. Bản có hang động, dòng suối mang vẻ đẹp nguyên sơ, được bao bọc bởi cảnh núi non hùng vỹ, uốn lượn, ... Du khách đến đây không chỉ được thăm hang Dơi, mà còn thả bộ khám phá vẻ đẹp bản làng, với những thửa ruộng bậc thang; được tìm hiểu lễ cúng người khai phá làng gắn với nơi thờ thần làng tại Kho Mường; trải nghiệm xông, tắm lá bằng bài thuốc của người Thái; thưởng thức ẩm thực và đặc sản: lợn cỏ, gà ri, cá dầm xanh, quýt, cam... Vùng đất này có truyền thống đấu tranh cách mạng gắn với các di tích lịch sử - văn hóa; có nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc, là điều kiện tốt để phát triển DLCĐ, tham quan tìm hiểu đời sống văn hóa và tập quán sản xuất của người dân bản địa.
Khác với bản Kho Mường, du khách đến với làng văn hóa DLCĐ bản Hiêu, xã Cổ Lũng chủ yếu để có cơ hội được ngắm thác Hiêu - thác nước tự nhiên hùng vĩ và hệ thống sinh thái rừng tự nhiên phong phú của vùng lõi Khu BTTN Pù Luông.
Bản Hiêu vẫn giữ nhiều nét sinh hoạt truyền thống của người Thái, Mường. Cung đường đến thác Hiêu - bản Hiêu đẹp, thơ mộng và thuận tiện giao thông. Cách thị trấn Cành Nàng 25km, nằm trên cung đường di chuyển từ Khu Du lịch Mai Châu, Hòa Bình khiến bản Hiêu thuận tiện hơn trong quá trình đón khách. Bản Hiêu có thể kết nối với các khu di tích lịch sử nổi tiếng như: Đồn Cổ Lũng, sân bay Cổ Lũng... để tạo thành tuyến du lịch trải nghiệm khép kín trong xã. Bản Hiêu còn là quê hương của đặc sản vịt Cổ Lũng, cùng các sản vật từ rừng như: măng, gà... sẽ mang đến cho du khách những điều thi vị. Tại bản Hiêu hiện đã có cơ sở nuôi hươu sao, có thể bảo vệ loài hươu sao gắn với xây dựng câu chuyện truyền thuyết của cộng đồng về sự hình thành của bản Hiêu - câu chuyện đẹp về tinh thần lao động, sáng tạo của người Thái được lưu truyền nơi đây.
Bản Đôn - xã Thành Lâm, là điểm sáng DLCĐ ở huyện Bá Thước (Thanh Hóa), với những dãy núi cao hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín vàng ươm, như trải thảm bên những triền đồi, những ngôi nhà sàn ẩn hiện trong lùm cây, không khí lại vô cùng mát mẻ. Nếu nhìn từ trên xuống bản Đôn đẹp và yên bình như một bức tranh thủy mặc. Cách trung tâm huyện Bá Thước gần 14km, bản Đôn có 159 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái.
Các dự án làng văn hóa DLCĐ tại Pù Luông, bản Kho Mường, bản Hiêu, bản Đôn đang mở ra cơ hội trở thành điểm đến thú vị, hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế, trở thành sản phẩm DLCĐ đạt đẳng cấp 5 sao của chương trình OCOP. Qua đó làm tăng lượng khách đến hàng năm, đưa thu nhập từ DLCĐ trở thành nguồn thu chính của bản, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân trong huyện, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước.
Mục tiêu của tỉnh Thanh hóa đến năm 2025 là tăng thu nhập, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương thông qua DLCĐ. Phát triển dịch vụ bán hàng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang phát triển nông nghiệp và du lịch, tạo việc làm cho người dân, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số, khôi phục làng nghề truyền thống. Đến năm 2030, phát triển DLCĐ theo hướng mô hình làng văn hóa du lịch 4.0, ứng dụng công nghệ để chia sẻ thông tin, kết nối thị trường, thúc đẩy phát triển SPDL, phát triển sinh kế của người dân gắn với du lịch và nông nghiệp, đặc biệt gắn kết với chương trình OCOP của tỉnh, thu hút KDL trong và ngoài nước, tăng trưởng kinh tế của huyện được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo cho người dân địa phương sống trong vùng bảo tồn thiên nhiên Pù Luông giảm xuống. Các dự án này cũng sẽ dự kiến góp phần tăng ít nhất 30% KDL đến bản Kho Mường và bản Hiêu; đồng thời tăng ít nhất 30% thu nhập cho người dân địa phương.
Thanh Hóa được quy hoạch xây dựng 2 làng văn hóa du lịch thuộc 2 xã Thành Sơn (bản Kho Mường) và Cổ Lũng (bản Hiêu) ở Bá Thước, theo Công văn 161/VPĐP-OCOP ngày 12-3-2019.
Huyện Quan Sơn được “thiên phú” nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và thơ mộng như: hang Bo Cúng, hang Nang Non, hang Pha Bái, hang Co Láy, hang Pha Khua... Bên cạnh đó, huyện Quan Sơn còn có hệ thống thác nước đẹp như Cánh Đăng (bản Ngàm), Sa Va (bản Pa), thác Ma Hao (bản Din)... Xung quanh các dòng thác được bao bọc bởi hệ thống rừng nguyên sinh xanh tốt với nhiều thảm thực vật phong phú, đa dạng. Cùng với kho tàng văn hóa đậm đà sắc thái văn hóa truyền thống cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa phong phú... là điều kiện quan trọng để huyện Quan Sơn phát triển du lịch.
Đến Quan Sơn, du khách không chỉ được ngắm cảnh thiên nhiên đẹp tựa bức tranh thủy mặc, mà còn được tìm hiểu kiến trúc truyền thống của những nếp nhà sàn của người Thái, Mường; thưởng thức những món ăn được chế biến công phu từ nguồn nguyên liệu gần gũi sẵn có của núi rừng; được đắm mình trong những làn điệu dân ca, dân vũ, điệu múa đặc sắc; ngắm nhìn sự khéo léo của các cô gái Thái, Mường bên khung cửi dệt nên những sản phẩm thổ cẩm độc đáo; tham quan di tích lịch sử cầu Phà Lò...
Địa lý Quan Sơn, có một phần diện tích nằm trong khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, đồng thời nằm ở vị trí giáp ranh giữa các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Xuân Liên, Pù Luông và Khu bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia Nam Xam (CHDCND Lào). Huyện cũng tiếp giáp, kết nối với trung tâm phát triển DLCĐ huyện Bá Thước, Mai Châu (Hòa Bình)...
Nhiều ngôi nhà sàn trong huyện vẫn được bảo tồn. Các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian (khèn bè, khua luống, cồng chiêng), nghề dệt, các lễ hội truyền thống (lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái), văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa (di tích cầu Phả Lò, đền thờ Tư Mã Hai Đào) được gìn giữ, phát huy.
Cùng với đó, chợ phiên Na Mèo - phiên chợ chỉ họp vào sáng thứ bảy hàng tuần, hàng hóa chủ yếu là những sản vật của đồng bào các dân tộc Việt - Lào khu vực biên giới là điểm nhấn không thể bỏ qua khi đến Quan Sơn.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, du lịch huyện Quan Sơn gặp không ít trở ngại, không thu hút được nhiều KDL. Để phát huy tiềm năng du lịch của địa phương, tháng 3/2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND huyện Quan Sơn xây dựng tour du lịch Quan Sơn - Viêng Xay (tỉnh Hủa Phăn, Lào). Đây là cơ hội giới thiệu, quảng bá SPDL tới du khách trong, ngoài nước, tăng cường liên kết với các đơn vị lữ hành, thúc đẩy việc khảo sát, xây dựng các tour, tuyến du lịch. Qua đó, mở ra cơ hội thu hút đầu tư và phát triển du lịch Quan Sơn.
Theo báo cáo của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quan Sơn, số lượng khách và doanh thu từ dịch vụ du lịch hàng năm trên địa bàn huyện vẫn hạn chế, với bình quân mỗi năm chỉ đón khoảng 1.000 lượt khách tới tham quan, trải nghiệm.
Dù có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên nhưng đến nay toàn huyện mới chỉ có một điểm du lịch được đầu tư phát triển là bản Ngàm (xã Tam Thanh).
Bản Ngàm xã Sơn Điện,huyện Quan Sơn là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã mang một vẻ đẹp đặc sắc rất riêng. Bản Ngàm có 75 hộ thì có 20 hộ làm du lịch, hầu hết là đồng bào dân tộc Thái. Nằm bên con sông Luồng thơ mộng, hùng vĩ, bản Ngàm có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, xứ sở của những điệu xòe, điệu khặp Thái dặt dìu uyển chuyển. Nơi đây vẫn giữ được những ngôi nhà sàn bề thế, với kiến trúc truyền thống. Đến bản Ngàm, du khách sẽ được khám phá những nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt của cư dân địa phương, thưởng thức ẩm thực mới lạ và các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ hấp dẫn, đặc biệt, du khách sẽ được nghỉ ngơi thư giãn, tắm mó nước dẫn từ đầu nguồn khe suối, hay xuôi bè đánh cá trên sông Luồng, tận hưởng nét độc đáo trong cuộc sống của đồng bào Thái và nghỉ ngơi trong nhà sàn rộng rãi với chăn, đệm sạch sẽ, thơm tho do chính đồng bào làm ra.
Đề án phát triển DLCĐ huyện Quan Sơn đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với DLST đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Quan Sơn đón 8.000 lượt KDL, trong đó có 2.500 lượt khách quốc tế, tổng thu đạt 6.870 triệu đồng. Đến năm 2025 phấn đấu 100% hộ tham gia DLCĐ sử dụng nước sinh hoạt, nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh; 100% điểm đến DLCĐ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách; 100% thôn, bản phát triển du lịch có hệ thống thu gom rác thải, xử lý nước thải.
Lang Chánh là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Thanh Hóa, là vùng đất có quá trình giao thoa, tiếp biến và hội nhập văn hóa lâu đời giữa các tộc người Thái - Mường - Kinh tạo nên nét văn hóa với những sắc thái riêng.
Đất và người Lang Chánh vô cùng tự hào vì đã có những đóng góp quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh (thế kỷ XV). Nhiều sự tích, truyền thuyết dân gian về cuộc khởi nghĩa vẫn còn được lưu giữ, trao truyền qua các thế hệ; nhiều địa danh do chủ tướng Lê Lợi đặt tên trên địa bàn huyện vẫn còn vẹn nguyên. Đặc biệt, 3 cụm di tích- danh thắng có liên quan tới anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã được xếp hạng cấp tỉnh, gồm: di tích lịch sử văn hóa Chùa Mèo (thị trấn Lang Chánh), di tích danh lam thắng cảnh thác Ma Hao (xã Trí Nang), thác Hón Lối (xã Giao Thiện); có 01 di tích đang đề nghị cấp tỉnh công nhận: di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Đài lương Quận công Lê Phúc Hoạch (xã Đồng Lương). Ngoài ra, ở từng làng bản trong huyện còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán, các trò chơi, trò diễn dân gian và nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Lang Chánh luôn ý thức đầy đủ, sâu sắc: những di sản lịch sử - văn hóa là vô giá và góp phần quan trọng đối với giáo dục truyền thống, trở thành nguồn lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trong những năm qua, tuyến DLCĐ bản Năng Cát - thác Ma Hao cùng với điểm du lịch tâm linh Chùa Mèo (đỉnh Miêu Thiền tự) nằm trong tuyến du lịch số 5 của tỉnh đã được khai thác hiệu quả, hằng năm đạt từ 8.000 - 10.000 lượt khách thăm quan. Đồng thời, khuyến khích, các hộ kinh doanh lưu trú thông qua việc tập huấn, hỗ trợ kiến thức DLCĐ, hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình phụ trợ; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khuyến khích sản xuất các SPDL mang đậm bản sắc dân tộc và đặc trưng của địa phương, như: khăn, túi, váy thổ cẩm, đồ lưu niệm mây tre đan, kẹo nhãn, mật ong, măng khô, cá tầm, cá hồi... qua đó từng bước giúp người dân địa phương có nguồn thu nhập ổn định từ du lịch, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, hướng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Huyện Lang Chánh đã công bố quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu DLST bản Năng Cát, thác Ma Hao được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2120/QĐ-UBND (ngày 9-6-2020). Khu DLST được phân khu quy hoạch cụ thể, đảm bảo được xây dựng trên cơ sở bảo vệ nguồn “sinh thuỷ”, cảnh quan, môi trường, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan...
Bản Năng Cát, thác Ma Hao (huyện Lang Chánh) là điểm đến thú vị với du khách nhờ nhiều cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, là nơi lưu giữ nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa. Bản Năng Cát có tổng cộng hơn 130 hộ dân, chủ yếu là người dân tộc Thái. Cuộc sống ở đây vẫn theo hướng tự cung tự cấp, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, lâm nghiệp nên còn rất nhiều khó khăn. Khi đến với bản Năng Cát, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ mà thiên nhiên ban tặng.
Quan Hóa, mảnh đất mường Ca Da cổ với những câu chuyện kì bí của người xưa, và những nét văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Tận dụng những ưu thế đó, Quan Hóa đã chú trọng phát triển DLCĐ. Ngoài bản Hang, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa cũng đang phát triển DLCĐ bản Bút, xã Nam Xuân.
Bản Bút xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa nằm trong vùng thung lũng rộng lớn, bao quanh là hơn 1000 ha rừng nguyên sinh nên khí hậu quanh năm mát mẻ và trong lành. Ở đây có hồ Pha Đay, diện tích ~ 2,2 ha nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.200m so với mực nước biển. Hồ Pha Đay được bao bọc giữa rừng cây trên núi đá vôi hàng nghìn năm tuổi tạo nên bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Bản Bút là nơi định cư của 105 hộ dân tộc Thái, những nếp nhà sàn truyền thống với nét kiến trúc đặc trưng là điểm nhấn trong bức tranh tuyệt đẹp của miền sơn cước này.
Xã Nam Xuân nói chung và bản Bản bút nói riêng đang hướng tới phát triển DLCĐ dựa trên việc hình thành, mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ mới nhưng vẫn mang đậm tính truyền thống đặc trưng để du khách trải nghiệm. Trong đó, tập trung các tour khám phá, nghỉ dưỡng, nghiên cứu văn hóa, học kỹ năng sống... hướng tới các đối tượng du khách quốc tế, khách từ các thành phố lớn, nhóm gia đình nghỉ dưỡng cuối tuần, học sinh - sinh viên dã ngoại, khách tìm hiểu văn hoá. Với đặc điểm địa hình có nhiều dãy núi đá vôi, núi đất và núi đá xen kẽ, tạo thành những thung lũng lớn, nhỏ. ..là những danh lam thắng cảnh đầy tiềm năng cho phát triển DLST văn hóa, cộng đồng. Thêm vào đó, sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, lễ hội và ẩm thực truyền thống với các hoạt động thể thao dân gian như: Hội Cồng chiêng, hội tung còn, Khua luống, đánh pàm, đẩy gậy, kéo co; văn hóa, văn nghệ có múa sạp Múa bát, khặp Thái, thổi khèn bè, đốt lửa trại,... đã trở thành “SPDL đặc thù” thu hút KDL trong và ngoài nước.
Đến với xã Nam Xuân, đến với Bản Bút, du khách có thể trải nghiệm dịch vụ homestay, nghỉ ngơi trong nhà sàn của người Thái, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt cùng người dân... mang lại cảm giác gần gũi như ở nhà. Bản bút khá thuận lợi trong việc trao đổi, mua bán các đặc sản, sản vật của địa phương. Người dân Bản Bút có nhiều món ăn độc đáo mang đậm đặc trưng của người Người Thái Thanh Hóa, được chế biến từ các loại rau rừng, động vật, nông sản thu hái từ trên rừng, dưới suối, trong vườn. Bên cạnh trải nghiệm ẩm thực, du khách có thể cùng nấu ăn, gặt lúa trên ruộng bậc thang, đánh bắt cá, trồng rau, đan lát, thêu thùa, dệt thổ cẩm với gia chủ; trải nghiệm Chèo thuyền độc mộc trên lòng Hồ Pha đay ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ dưới tán cây rừng còn hoang sơ, thưởng thức rượu cần trên nhà sàn để rồi cảm nhận mối giao hoà giữa con người và thiên nhiên hoà quyện vào nhau, để tâm hồn thư giãn sau những công việc thường ngày. Ngoài ra du khách có thể ghé thăm một số danh lam thắng cảnh, hang động đẹp, huyền bí như: Hang Phi, Núi đá Pha Đanh và ruộng bậc thang quanh bản...
Trong thời gian qua, việc phát triển loại hình DLCĐ tại huyện Quan Hóa còn mang tính nhỏ lẻ, chưa đồng bộ và thiếu tập trung, việc cung ứng dịch vụ du lịch của các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các SPDL còn chưa mang tính đặc thù, cộng đồng địa phương tham gia cung ứng và phát triển DLCĐ tại huyện Quan Hóa còn hạn chế.
Không chỉ Pù Luông (Bá Thước), bản Ngàm, Sơn Điện hay vùng biên Sơn Thủy - Na Mèo (Quan Sơn), ở các địa phương thuộc khu vực dân tộc, miền núi tỉnh Thanh Hóa đã và đang tận dụng tiềm năng, thế mạnh điều kiện tự nhiên, văn hóa để phát triển DLCĐ. Trong đó nổi bật như điểm DLCĐ bản Mạ, xã Xuân Cẩm (Thường Xuân); thôn Thượng thuộc điểm du lịch Thác Mây, xã Thạch Lâm (Thạch Thành); bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa), suối cá thần xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy...
Không chỉ Pù Luông (Bá Thước), bản Ngàm, Sơn Điện hay vùng biên Sơn Thủy - Na Mèo (Quan Sơn), ở các địa phương thuộc khu vực dân tộc, miền núi tỉnh Thanh Hóa đã và đang tận dụng tiềm năng, thế mạnh điều kiện tự nhiên, văn hóa để phát triển DLCĐ. Trong đó nổi bật như điểm DLCĐ bản Mạ, xã Xuân Cẩm (Thường Xuân); thôn Thượng thuộc điểm du lịch Thác Mây, xã Thạch Lâm (Thạch Thành); bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa), suối cá thần xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy... Các địa phương trên cũng đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con dân tộc về giải pháp bảo vệ, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm kết nối đồng bộ các dịch vụ, tạo tour trọn gói và khép kín, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn các huyện miền núi còn những hạn chế nhất định, đó là: hạ tầng giao thông và cơ sở hạ tầng tại một số điểm du lịch chưa được chú trọng, quan tâm đầu tư; việc phát triển du lịch đang còn nhỏ lẻ, dàn trải; mô hình DLCĐ chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, lợi thế; SPDL còn nghèo nàn và đơn điệu, chủ yếu SPDL ẩm thực, không có sản phẩm đặc thù; nhận thức của cộng đồng dân cư về du lịch còn chưa được đầy đủ; nguồn nhân lực tham gia làm du lịch chưa được đào tạo bài bản, nên kỹ năng giao tiếp, ứng xử và tham gia vào các hoạt động KDDL chưa cao.
III. Phân tích SWOT về phát triển DLCĐ các huyện miền núi Thanh Hóa
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá toàn diện về các mặt tự nhiên, kinh tế, dịch vụ, văn hóa,. của các huyện miền núi Thanh Hóa đã rút ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho việc đào tạo nhân lực làm DLCĐ tại các huyện miền núi Thanh Hóa thể hiện như sau:
Điểm mạnh (S) | Điểm yếu (W) |
- Văn hóa dân tộc đa dạng, đặc sắc theo các dân tộc về cơ bản vẫn được giữ gìn. - Thiên nhiên hùng vỹ, có nhiều khu du lịch hấp dẫn du khách. - Nằm trong vùng các khu du lịch Bá Thước, Quan Sơn, Lang Chánh, ... - Sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của lãnh đạo Tỉnh và Huyện. - Hạ tầng du lịch cơ bản có homestay ngày càng phát triển và đáp ứng dịch vụ của du khách. | - Hạ tầng giao thông, nhà hàng, khách sạn chưa phát triển. - Hệ thống du lịch lữ hành trong tỉnh chưa phát triển. - Chưa có cơ chế cho người tham gia và phát triển DLCĐ tại các địa phương. - Nhận thức người dân làm DLCĐ các bộ quản lý du lịch còn hạn chế, nhất là kỹ năng quản lý, kỹ năng cung cấp dịch vụ, làm tour cho du khách còn hạn chế. |
Cơ hội (O) | Thách thức (T) |
- Sự quan tâm sát sao của chính quyền các cấp Tỉnh, Huyện về phát triển du lịch. - Huyện Bá Thước được đưa vào quy hoạch vùng phát triển du lịch trọng tâm của Tỉnh - Nhu cầu về DLCĐ, du lịch trải nghiệm, du lịch khám phá ở cả du khách trong nước du và khách quốc tế đều tăng - Nằm trên tuyến đường nối các khu du lịch trong vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải Đông Bắc với Nam Trung bộ, nên có nhiều cơ hội đón khách đoàn | - Cạnh tranh giữa các vùng du lịch với nhau đòi hỏi phải tự nâng cao chất lượng dịch vụ và quảng bá hình ảnh. - Việc coi trọng phát triển du lịch cũng dẫn đến việc bản sắc văn hóa dân tộc và tài nguyên thiên nhiên bị xâm hại. - Phát triển DLCĐ chưa có quy hoạch, mang tính tự phát. - Nằm giữa các tỉnh có nền tảng hạ tầng du lịch phát triển nên Thanh Hóa có nhiều thách thức trong việc khai thác và thực hiện DLCĐ mang bản sắc riêng của mình. |
Trên cơ sở phân tích SOWT về phát triển DLCĐ ở các huyện miền núi Thanh Hóa, việc đánh giá các tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch rất quan trọng, là cơ sở tiền đề cho các đề xuất, các giải pháp phát triển DLCĐ sau này.
1. Một số mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu
1.1. Kinh nghiệm phát triển DLCĐ của Vườn quốc gia Ba Bể (Cao Bằng)
Vườn quốc gia Ba Bê, Huyện Cho Ra, tỉnh Cao Bằng được thành lập năm 1977 cách Hà Nội 150 km về phía Tây Bắc. Năm 1988 Ban Quản lý rừng Ba Bể đã xây dựng Phòng Du lịch với nhiệm vụ phát triển một loạt các hoạt động du lịch như xây dựng tuyến đi bộ leo núi, các homestay ở các bản làng người dân tộc ở Pác Ngòi và Bó Lù. Năm 2002, 1/5 lượng khách của vườn khoảng 28.500 du khách trong đó khoảng 8.500 KDL nước ngoài đã lựa chọn nghỉ đêm tại một trong những bản này.
● Nguồn thu nhập và sự chia sẻ
Bản người Tày ở Pác Ngòi, và bản người Dzao ở Bó Lù cùng có 111 hộ gia đình, trong đó 10 hộ có dịch vụ nhà nghỉ tại gia; nhiều hộ gia đình khác kinh doanh ăn uống, tổ chức các chuyến tham quan bằng thuyền trong khu vực hồ, hay các buổi trình diễn văn hoá và mô phỏng các hoạt động làm đồ mỹ nghệ. Khoảng 25 người dân tộc thiểu số làm hướng dẫn viên cho Vườn, Đây chính là nền tảng xây dựng mối liên hệ giữa những người dân địa phương và chính quyền địa phương.
● Sự tham gia của cộng đồng
Việc phát triển các nhà nghỉ của Ba Bể là sáng kiến của Phòng Du lịch của Vườn. Thời gian mới thành lập dự án có rất ít sự liên hệ hợp tác giữa Phòng Du lịch và dân địa phương song tình trạng này dần được cải thiện. Mỗi làng có rất nhiều các nhóm hoạt động như: hướng dẫn, biểu diễn văn nghệ và bảo vệ khu vực với nhiệm vụ theo dõi, giám sát các hoạt động trong phạm vi làng. Đội trưởng mỗi nhóm này sẽ chủ động làm việc với những người có trách nhiệm trong Phòng Du lịch của Vườn
Phát triển sản phẩm: Phòng Du lịch Vườn chịu trách nhiệm về các dịch vụ tiếp thị du lịch do người dân trong cộng đồng cung cấp. Phòng du lịch Vườn có thể cung cấp các khoản vay cho các thành viên cộng đồng nếu nhận thấy những khoản vay này sẽ giúp phát triển một số sản phẩm theo nhu cầu.
● Lập kế hoạch và hợp tác
Cứ 6 tháng một lần, Phòng du lịch của Vườn Quốc gia Ba Bể sẽ xem xét một bản đề cương kế hoạch về việc nghiên cứu nhu cầu đối với việc điều phối KDL, và nghiên cứu việc phát triển các tuyến đi bộ leo núi mới kết hợp với các hoạt động du lịch mới, bản kế hoạch này không bao gồm việc xác định ngân quỹ. Các vấn đề tài chính sẽ được Ban quản lý Vườn giải quyết, trong đó bao gồm cả những vấn đề duy trì các mối quan hệ với bên ngoài của Vườn cũng như của Phòng Du lịch. Cả Phòng Du lịch và người dân trong khu vực đều nhận thức được rằng “bảo tồn” là để “phát triển” và phát triển nhằm bảo tồn. Du lịch có thể là một nguồn thu khác, và như vậy thì sức ép lên các khu rừng sẽ được giảm bớt.
● Thách thức
Dự án du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Ba Bể đang phải đối mặt với một số thách thức, như: Thiếu sự điều phối các mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý của chính phủ và Vườn quốc gia; thiếu cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Hơn nữa, vấn đề đào tạo như các khâu kỹ năng lễ tân, ngoại ngữ, và các bộ phận dịch vụ khác còn đang thiếu. Một trong những vấn đề nan giải nhất đó là sự thiếu hiểu biết của người dân địa phương về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
● Bài học kinh nghiệm
Các sáng kiến du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực Vườn quốc gia Ba Bể hỗ trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn. Mỗi thành viên trong cộng đồng chịu trách nhiệm về vệ sinh môi trường cảnh quan, gìn giữ bản làng rất sạch sẽ.
Các sáng kiến du lịch dựa vào cộng đồng đóng góp rất nhiều cho việc bảo tồn bản sắc văn hoá. Kết quả là KDL đánh giá rất cao những nét văn hoá đặc trưng này
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của Mai Châu (Hòa Bình)
Bản Lác, Mai Châu là nơi cư trú của người Thái trắng cách thị xã Hoà Bình 60 km, thuộc tỉnh Hoà Bình. Bản Lác là một trong những điểm thu hút KDL. Ngày nay khoảng 3.000 KDL tham quan mỗi năm đến chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn truyền thống và những trang phục nhiều màu sắc của những phụ nữ dân tộc và để tìm kiếm sự yên tĩnh tránh xa những ồn ào và ô nhiễm của các khu đô thị.
Trước khi đến với bản, KDL được yêu cầu mua vé tại Ủy ban Huyện, giá vé là 5.000VND/người. Lợi nhuận thu được từ việc bán vé vào cửa sẽ được gửi trực tiếp về các cơ quan quản lý cấp Huyện và nguồn lợi này sẽ được chia sẻ với các làng bản một cách gián tiếp, khi cần 24 hộ trong số 93 hộ gia đình trong bản đã tham gia một cách tích cực trong các phần khác nhau của dịch vụ du lịch như: dịch vụ nhà nghỉ tại gia, biểu diễn văn hoá, mô phỏng các nghề thủ công, các chuyến tham quan quanh bản làng. Các hộ gia đình với các mối liên hệ trực tiếp với các công ty du lịch tại Hà nội có xu hướng thu hút được nhiều khách hơn so với các hộ khác.
Giá của các nhà nghỉ tại gia tại Bản Lác là 50.000VND/người/đêm bao gồm ăn, uống. KDL không phải trả tiền cho các màn mô phỏng các nghề thủ công truyền thống nhưng họ phải thanh toán cho các chương trình biểu diễn văn hoá và các tour tham quan. Bán các đồ thủ công là một trong những nguồn thu chính của cộng đồng. Cuối năm các hộ gia đình này phải chuyển 10% doanh thu của họ cho các cơ quan quản lý Huyện. Tuy nhiên, số tiền này được sử dụng như thế nào và nó có thể phục vụ cho bản làng như thế nào thì chưa rõ ràng. 90% thu nhập được tạo ra có xu hướng sử dụng cho mục đích tiêu dùng hoặc nâng cấp nhà.
● Sự tham gia của cộng đồng
Người địa phương chịu trách nhiệm chính về các hoạt động trong bản Lác, cử ra một người chịu trách nhiệm kiểm tra số KDL đến và đi. Cộng đồng sẽ chịu trách nhiệm trả lương cho nhân viên này việc vận chuyển đến và đi từ Bản do các công ty du lịch, những đơn vị cùng chia sẻ việc cung cấp các hướng dẫn viên.
Trong làng không có đơn vị cụ thể để hướng dẫn việc phát triển các hoạt động du lịch, vì vậy mỗi hộ gia đình tự quản lý và điều chỉnh việc kinh doanh của mình, duy trì mối quan hệ và hợp đồng với các công ty du lịch trên cơ sở cá nhân. Tuy nhiên khi có vấn đề nảy sinh, các hộ dân này có xu hướng kết hợp với nhau để tìm giải pháp. Và khi có bất kỳ sự vi phạm những qui định bất thành văn này của làng thì người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước người lãnh đạo cao nhất trong làng.
● Phát triển và tiếp thị sản phẩm:
Để hỗ trợ cho các nhu cầu cơ bản của du khách, người dân bản tự cung cấp các dịch vụ khá tốt cho du khách ngủ, nghỉ bản, đồ ăn, hướng dẫn, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, hàng thủ công và tất cả các loại đồ uống không cồn. Thậm chí có thể thuê máy ảnh hay xe đạp/xe máy của người dân. Chưa thấy có báo cáo về các hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài.
KDL sinh thái thích nghỉ lại bản và muốn đi trekking và điều này nhạy cảm với những tác động văn hoá và môi trường.Hiện tại, các công ty lữ hành chủ yếu làm tiếp thị. Đôi khi tỉnh cũng giới thiệu và quảng bá Mai Châu là điểm đến qua phương tiện thông tin và truyền hình địa phương.
● Lập kế hoạch và hợp tác
Vì không có một đơn vị quản lý chính thức nào trong bản Lác và không có quỹ bản, nên do đó không có cả kế hoạch phác thảo cho việc phát triển các lĩnh vực du lịch tại bản. cũng giống như các cơ quan quản lý cấp tỉnh hiện nay cũng chưa phân rõ trách nhiệm quản lý của các cấp, mặc dù Mai Châu là một điểm du lịch khá nổi tiếng song vẫn chưa có một bộ phận quản lý du lịch riêng hay bất kỳ một kế hoạch phát triển du lịch cụ thể.
Bên cạnh sự hợp tác với các công ty du lịch, người dân ở bản Lác cũng có rất ít mối quan hệ hai chiều với các tổ chức hoặc cơ quan các cấp lãnh đạo nhà nước. Mặc dù người dân rất mong muốn các tổ chức bên ngoài tới thăm và có thể cung cấp các khoá đào tạo về ngoại ngữ, về chế biến thức ăn, về các kỹ năng lễ tân, nhưng họ không biết cụ thể để có thể liên hệ trực tiếp. Vì trong số họ rất nhiều người có trình độ học vấn thấp và rất ít người có thể nói được tiếng Anh. Điều này khó có thể thay đổi nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ từ các tổ chức trung gian.
Mặc dù ý tưởng phát triển du lịch hay các mục tiêu/mục đích phát triển du lịch, quy hoạch hay chiến lược không được cấp thôn bản đề cập tới, dân địa phương đều biết rằng: để phát triển du lịch tại thôn bản của họ cần phải bảo tồn các đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán truyền thống, nhà sàn... Các vấn đề liên quan tới du lịch như các chương trình vệ sinh thôn bản và nguồn nước sạch là các chủ đề được bàn thảo sôi nổi trong các cuộc họp thôn bản. Hơn nữa, nguồn nhân lực được nhìn nhận là nhân tố chính để phát triển du lịch. Như vậy, xây dựng năng lực và đào tạo là rất rất cần thiết. Việc này đòi hỏi được các tổ chức và ban ngành hữu quan quan tâm.
● Thách thức:
Thách thức chủ yếu của bản Lác là thiết lập một cơ cấu tổ chức quản lý - ví dụ như một ban quản lý ở bản - nhiệm vụ cụ thể của ban này là điều tiết sự phát triển các hoạt động du lịch của bản. Cơ cấu tổ chức này chịu trách nhiệm cho việc phát triển phác thảo kế hoạch hàng năm ví dụ như: các hoạt động xây dựng cần được tiến hành và có thể xây dựng và duy trì hợp đồng với các tổ chức bên ngoài có thể cung cấp các khoá đào tạo cho dân bản. Hiện nay, dường như không ai trong làng muốn nhận trách nhiệm lãnh đạo trong việc này, có thể vì thế mà sẽ dẫn tới một số vấn đề trong thời gian tới.
● Bài học kinh nghiệm
Hầu hết các bài học rút ra được là cuộc sống truyền thống đích thực của đồng bào dân tộc Thái là động lực lớn thu hút du lịch. Như vậy, việc bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc này là một nhu cầu. Các hoạt động bán hàng thủ công được tổ chức tốt và môi trường chưa có sự quấy rầy từ bên ngoài được coi là những điểm hay cộng thêm vào giá trị chuyến đi tới Mai Châu.
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của Sapa (Lào Cai)
● Giới thiệu chung
Huyện Sapa thuộc tỉnh Lào Cai cách Hà Nội khoảng 370 km về phía Bắc. Mặc dù đây đã được coi là một điểm du lịch khá nổi tiếng từ thời thuộc địa nhưng trên thực tế nó mới chỉ được phát triển mạnh vào khoảng những năm 1990. Kể từ đó hàng năm số lượng khách đến với Sapa không ngừng tăng lên nhanh chóng.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch ở Sapa đã mở ra rất nhiều khả năng và cơ hội phát triển cho khu vực này. Song cùng với những thuận lợi trên cũng có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, đó là làm cách nào để đảm bảo sự phát triển bền vững và có thể chia sẻ lợi ích cho cộng đồng mà không phải là chỉ tập trung ở một số ít người. Đề cập tới vấn đề này, năm 2001 Tổ chức phát triển SNV của Hà Lan (SNV Netherlands Development Organization) cùng với Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên thế giới (IUCN World Conservation Union) đã tiến hành dự án kéo dài 3 năm với tên gọi Hỗ trợ Phát triển DLBV Huyện Sapa “Support sustainable tourism in Sapa”. Trong dự án này một trung tâm dịch vụ và thông tin du lịch (Tourism Information and Service Center) đã được thành lập ở thị trấn Sapa, và các tuyến trekking, các nhà nghỉ tại gia ở các bản người dân tộc đã được xây dựng với sự cộng tác của các đại diện cộng đồng các bản Sín Chải và Bản Dền. Dự án cũng đã tham gia xây dựng hệ thống phí và quỹ. Tuy nhiên hệ thống này vẫn chưa đi vào hoạt động. Điểm khác biệt chủ yếu của dự án CBT ở Sín Chải và Bản Dền là việc sử dụng các phương pháp xây dựng kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển và sự tham gia một cách tích cực của cộng đồng địa phương trong quá trình thực hiện. Điều này làm cho dự án thực sự mang tính chất cộng đồng.
● Nguồn thu và chia sẻ
Cộng đồng người H’Mông ở Sín Chải định cư cách thị trấn Sapa vài km có khoảng 120 gia đình trong đó 40 gia đình cung cấp các dịch vụ và SPDL bao gồm: nhà nghỉ tại gia, (hiện có 5 nhà), trek, đồ ăn và đồ uống, các hoạt động thể thao, biểu diễn văn hoá và trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ như dệt vải, thêu.... Từ khi có sáng kiến dự án DLCĐ, Sín Chải đã đón rất nhiều KDL. Phần lớn nguồn thu từ hoạt động này (75%) sẽ được gia đình cung cấp dịch vụ giữ lại. Thông thường nguồn thu này chủ yếu dùng để nâng cấp nhà, mua các vật dụng thiết yếu và phân bón. Trong số 25% còn lại, 10% được trả cho các thành viên Ban quản lý Trekking của bản và 10% sẽ được sung công quỹ để sử dụng cho những mục đích duy tu và nâng cấp đường sá, cải tạo các trang thiết bị phục vụ du lịch. Thông qua hệ thống phân phối này đảm bảo tất cả mọi thành viên của Bản Sín Chải đều có lợi từ du lịch mà không chỉ cho những người trực tiếp tham gia.
● Sự tham gia của cộng đồng
Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Lào Cai và huyện Sapa là những đơn vị có ý tưởng xây dựng các dự án CBT ở Sapa đầu tiên, sau đó kêu gọi sự giúp đỡ của IUCN và SNV để phát triển các loại hình du lịch và dịch vụ. Ngân quỹ chủ yếu được hỗ trợ từ Ford Foundation and Bread for the World.
Việc xây dựng một ban quản lý ở Sín Chải đã giúp cho việc thúc đẩy sự tham gia một cách chủ động của cộng đồng địa phương trong việc thiết kế và quản lý các hoạt động. Thành viên của Ban quản lý chịu trách nhiệm cho việc tổ chức các buổi trình diễn văn hoá và các hoạt động thể thao, việc kiểm tra các trang thiết bị ở các nhà nghỉ homestay, trồng cây, và duy tu bảo dưỡng đường mòn. Vì vậy, thông thường trước khi đưa ra các quyết định quan trọng, Ban quản lý sẽ phải tư vấn cho cộng đồng địa phương.
● Hợp tác và lập kế hoạch
Dự án Sapa là kết quả của nỗ lực giữa SNV và IUCN và Huyện Sapa đó là những thành viên của Ban hỗ trợ và phát triển du lịch cấp Huyện. Ban này đã tổ chức những cuộc hội thảo, họp trong suốt 3 tháng để thảo luận về tiến trình của dự án và quyết định về phương hướng phát triển trong tương lai. Mỗi năm một lần Ban Điều hành sẽ triệu tập tất cả các thành viên có liên quan của dự án như các cơ quan cấp huyện, tỉnh, những người có thẩm quyền của dự án và các tổ chức phi chính phủ khác (NGOs) để thảo luận về vai trò của việc hỗ trợ từ bên ngoài. ở mức độ không chính thức cao hơn, các nhân viên của (TISC) trung tâm thông tin và dịch vụ thường xuyên liên hệ với các công ty du lịch, các hướng dẫn viên địa phương và những doanh nghiệp nhỏ để chia sẻ kinh nghiệm và thông tin.
Huyện Sapa hiện nay đang tiến hành phát triển kế hoạch du lịch của mình ở mức cộng đồng, Ban quản lý sẽ sử dụng phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng để quyết định các hoạt động cần được thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa có một kế hoạch chính thức cho việc này.
● Thách thức
Mặc dù dự án DLCĐ của Sapa được coi là một trong những mô hình thành công từ trước tới nay, vẫn tồn tại một số thách thức cần được giải quyết, ví dụ như: Rất cần thiết phải có sự điều phối trong quan hệ hợp tác giữa dự án và các cơ quan quản lý tỉnh, và điều này có tính chất thúc đẩy hơn nữa tính hiệu quả của dự án, cần có môi trường nhất định trong việc phát triển và cải tiến quảng bá và tiếp thị. Đây là vấn đề hết sức khó khăn bởi lẽ phần lớn dân số ở đây đều không biết chữ và tất nhiên là việc cải tiến các hoạt động quảng cáo gần đây của Trung tâm thông tin như phát triển khu triển lãm về văn hoá các dân tộc thiểu số, phát hành các tờ rơi quảng cáo về Sapa và các dịch vụ, sản phẩm của DLCĐ là rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm thông tin và dịch vụ du lịch đang tiến hành lập kế hoạch để cung cấp nền tảng kiến thức văn hoá và đào tạo kỹ năng tiếng cũng như khả năng hỗ trợ xây dựng cho tất cả các hộ tiểu thương có liên quan. Một thách thức khác nữa là tiếp thị và quảng bá; ai là đối tác tốt nhất để làm việc này? Sự thay đổi vị trí của dự án (từ phòng văn hoá sang phòng du lịch) và cuối cùng là thay đổi tất cả các nhân viên đã làm chậm rất nhiều tiến độ dự án và mất nhiều chuyên môn và kiến thức. Du lịch cũng là lĩnh vực mới mẻ và hiện nay đang thiếu các khoá đào tạo chuyên ngành theo nhu cầu cho địa phương từ các trường, viện đào tạo chuyên ngành về du lịch.
● Bài học kinh nghiệm
Hầu hết các bài học quan trọng là du lịch dựa vào cộng đồng cần nhiều nỗ lực và thời gian mới có thể thành công, Du lịch bao gồm xây dựng phát triển các sản phẩm dịch vụ, quản lý địa phương và tham gia kinh doanh tới tiếp thị và quảng bá. Các phương pháp đào tạo xây dựng năng lực cụ thể là cần thiết cho tất cả các bên tham gia như: Chính phủ, cộng đồng, hướng dẫn viên và công ty kinh doanh.
2. Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển DLCĐ ở các huyện miền núi Thanh Hóa
Các huyện miền núi Thanh Hóa có hệ thống TNDL phong phú, có tiềm năng phát triển DLCĐ khá giống với những đặc điểm tại Làng văn hoá DLCĐ Bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình), Thiên Hương (Hà Giang), và Sapa (Lào Cai). Vì vậy chúng ta có thể học tập và đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ việc phát triển DLCĐ của Hòa Bình, Hà Giang và Lào Cai.
Thứ nhất, chú trọng công tác quy hoạch bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật để phát triển du lịch đồng thời đảm bảo cho việc công tác bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng của nhà thờ, đình, chùa, các di tích lịch sử. Vừa bổ sung thêm các yếu tố mới để tạo tính hấp dẫn trong du lịch nhưng cũng giữ lại nét văn hoá vốn có của các huyện miền núi Thanh Hóa.
Thứ hai, tại nơi có TNDL văn hóa nên có thêm hoạt động mới mẻ cho KDL được trải nghiệm để chuyến tham quan để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, độc đáo. Ví dụ hướng dẫn du khách tham gia vào các hoạt động của quá trình làm nghề truyền thống hay tham gia vào những hoạt động thường ngày của người dân địa phương.
Thứ ba, các cấp chính quyền và các ngành chức năng cần tạo ra mối liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lữ hành để thu hút thêm thị trường KDL. Thêm vào đó cần làm tốt việc quảng bá SPDL, công tác xúc tiến, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng địa phương, động viên, hướng dẫn người dân làm KDDL tránh tình trạng tự phát, chạy theo lợi nhuận.
Cuối cùng, để phát triển DLCĐ, các cấp quản lý cần tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, tư duy của từng cộng đồng, bởi lẽ:
- Mỗi địa phương có những hình thức khai thác DLCĐ khác nhau dựa trên những tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú của mình. Nhiều địa phương đã biến hình thức DLCĐ trở ngành kinh tế quan trọng của địa phương như: Bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình), Thiên Hương (Hà Giang), Sapa (Lào Cai), Quảng Ngãi, Quảng Nam, Sầm Sơn, Huế, Nghệ An (Bản Yên Thành - Con Cuông), Hà Tây (làng Vạn Phúc, Phú Vinh), Ninh Bình (Gia Vân - Gia Viễn), vườn quốc gia Ba Vì, Hòa Bình (Mai Châu), Hải Phòng (Cát Bà), Mèo Vạc, Khâu Vai...
- Do phát triển tự phát nên mỗi cộng đồng, mỗi vùng miền có những cách khai thác khác nhau. Chính sự khai thác không bài bản ấy đã khiến cho việc khai thác du lịch của cộng đồng trở nên nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm, dịch vụ du lịch còn rất nghèo nàn, không thu hút và giữ chân du khách. Chính vì thế mà hiệu quả đem lại thấp cho cộng đồng.
- DLCĐ là một loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho nhiều quốc gia nhưng nếu thiếu sự quản lý sẽ dễ gây những tệ nạn xấu, tạo ấn tượng không tốt cho du khách
V. Xây dựng mô hình phát triển DLCĐ tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa
1. Các mục tiêu và cơ chế để xây dựng mô hình phát triển DLCĐ tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa
1.1. Các mục tiêu
- Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng để bảo tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn góp phần phát triển bền vững tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa
- Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa nhằm giải quyết công ăn việc làm cho đại đa số người dân bản địa
- Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là để nâng cao trình độ và nhận thức cho cộng đồng tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa
- Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa
- Phát triển DLCĐ là để khuyến khích cộng đồng xây dựng và tạo ra SPDL đặc trưng của các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa
- Phát triển du lịch và xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa nhằm tạo ra các điều kiện tốt nhất cho cộng đồng dân cư.
1.2. Cơ chế để mô hình được thực hiện
Hoạt động phát triển du lịch có tham gia của cộng đồng địa phương tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa đặt dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương, hướng dẫn của các đơn vị nghiệp vụ chuyên môn. Để đạt các mục tiêu phát triển DLBV, bảo vệ TNDL và nâng cao đời sống cộng đồng dân cư tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa, cần có sự quản lý của chính quyền các cấp, lãnh đạo các thôn có TNDL. Công tác quản lý thông qua các công cụ quản lý và chính sách quản lý. Cần có sự quan tâm hướng dẫn của các nghiệp vụ chuyên môn địa phương để cho phát triển du lịch đi đúng quỹ đạo.
- Cơ chế quản lý thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh.
Để phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư tại các huyện miền núi, Thanh Hóa cần có một cơ chế quản lý qua các chỉ tiêu pháp lệnh trên cơ sở cân nhắc hài hòa mối quan hệ giữa các bên tham gia trong đó chú trọng mối quan hệ lợi ích kinh tế của cộng đồng và nhà nước, giữa địa phương thôn xã với lợi ích chính quyền cấp trên.
Thực hiện cơ chế tự quản của cộng đồng trong hoạt động cung cấp các dịch vụ và bảo vệ tài nguyên môi trường (có thể đặt tên là Ban quản lý DLCĐ). Tự quản của cộng đồng có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch và công tác bảo vệ bảo tồn tài nguyên môi trường tại các điểm khu du lịch. Không xác định được vai trò tự quản của cộng đồng có ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế nói chung mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề khác như xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng. Tự quản của cộng đồng là xác lập vai trò làm chủ và chủ sử dụng, chứ không phải xác lập vai trò chủ sở hữu. Tự quản cũng được đề cập đến các hoạt động trong từng thành viên và trong toàn bộ cộng đồng, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với phát triển du lịch và bảo vệ TNDL. Tự quản cộng đồng tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa chủ yếu trên góc độ về các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá cho khách và tự quản đối với tài nguyên thiên nhiên. Tự quản đồng nghĩa với phát triển làm cho phong phú các loại hình dịch vụ và bảo tồn tài nguyên.
- Cộng đồng hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, hoạt động kinh doanh tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa cũng phải chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu khi đó mới đảm bảo cho du lịch của các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa phát triển.
- Cơ chế tham gia của cộng đồng vào các chương trình hành động phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Tham gia của cộng đồng là từ đầu cộng đồng dân cư tham gia thảo luận vạch các chủ trương, kế hoạch trong quá trình triển khai, thực hiện các kế hoạch, chương trình và cộng đồng dân cư cũng được tham gia chia sẻ các lợi ích cho cộng đồng từ hoạt động du lịch..
2. Nguyên tắc xây dựng mô hình phát triển DLCĐ tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa
● Tối đa hóa sự tham gia của cộng đồng địa phương các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa vào hoạt động du lịch:
Tăng quyền lực cho cộng đồng dân cư tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa trong việc tham gia vào hoạt động du lịch từ việc tham gia vào quá trình quy hoạch đến việc tổ chức, quản lý, thực hiện và giám sát để đạt được sự phát triển bền vững cả về kinh tế xã hội, tài nguyên và môi trường.
● Đảm bảo phát triển bền vững:
Một nguyên tắc quan trọng để xây dựng mô hình phát triển DLCĐ là đảm bảo phát triển bền vững kinh tế, chính trị, xã hội, tài nguyên và môi trường tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa. Thực tế phát triển du lịch nếu không tính toán đầy đủ mọi yếu tố trên, nếu đi chệch hướng hoặc coi trọng, xem nhẹ một vấn đề thì dẫn đến không đảm bảo cho phát triển bền vững và mô hình không thể hoạt động. Tuy nhiên, trong các yếu tố phát triển bền vững thì lợi ích của cộng đồng cần phải được tôn trọng và quan tâm. Bên cạnh đó, khi phát triển mô hình cộng đồng cần phải đảm bảo không có sự lệ thuộc của cộng đồng vào các nguồn trợ giúp bên ngoài cả về tài chính cũng như kỹ thuật. Thực tế đã cho thấy rằng khi phát triển các mô hình tương tự nếu chỉ đầu tư tài chính và trợ giúp kỹ thuật cho cộng đồng sẽ tạo sự lệ thuộc của cộng đồng vào các nguồn trợ giúp. Điều này rất dễ dẫn tới việc sau khi các tổ chức hoặc đơn vị chấm dứt hoạt động phát triển mô hình và các nguồn trợ giúp trên không còn nữa thì mô hình sẽ tự động ngừng lại bởi cộng đồng đã quen với việc được người khác giúp đỡ trong hoạt động phát triển và trở nên thụ động không đủ năng lực và động lực để tự mình giải quyết công việc. Một ví dụ có thể kể đến là các quan chức trong cộng đồng phụ trách việc quản lý dự án phát triển mô hình nếu được trả thêm lương từ phía dự án sẽ mất động lực làm việc quản lý mô hình khi dự án kết thúc bởi lúc đó khoản tiền lương trả cho công việc đó không còn nữa.
● Cộng đồng dân cư hưởng các lợi ích từ việc phát triển du lịch:
Cần phải đảm bảo cộng đồng dân cư được trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Việc phát triển du lịch sẽ không mang lại kết quả tích cực và không đảm bảo được tính bền vững nếu như cuộc sống của người dân địa phương bị làm phiền, tài nguyên tại nơi cư trú của người dân bị du khách sử dụng trong khi đa phần lợi ích lại qua tay các công ty du lịch, các hướng dẫn viên sau đó chỉ cơ một phần nhỏ đến tay người dân.
● Chia sẻ nguồn lợi từ du lịch trong cộng đồng dân cư:
Đây là một nguyên tắc không thể thiếu được trong quá trình xây dựng mô hình phát triển DLCĐ tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa. Các nguồn lợi được xác định bao gồm các nguồn thu từ các dịch vụ do cộng đồng dân cư tham gia cũng như phí thăm quan khi khách tới cộng đồng. Việc chia sẻ này không phải là chia đều lợi ích trong cộng đồng mà được thực hiện dưới hình thức tạo điều kiện và cơ hội đồng đều cho các cá thể, các hộ trong cộng đồng trong việc cung ứng các dịch vụ cho khách. Các khoản thu từ phí thăm quan hay các khoản thu khác sẽ được dùng để phục hồi và duy trì các nguồn tài nguyên được sử dụng phục vụ khách trong cộng đồng.
● Bồi dưỡng năng lực cho người dân địa phương:
Người dân phải được đào tạo để nâng cao nhận thức và kiến thức về quản lý và KDDL trong cộng đồng mình. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các yếu tố kể trên. Xét cho cùng nếu muốn người dân tham gia vào các hoạt động du lịch trong cộng đồng mình từ khâu hoạch định đến thực hiện, quản lý, kiểm soát và đánh giá, cũng như bảo vệ môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội, tự nhiên.. thì người dân phải có được các kiến thức cơ bản về các vấn đề trên. Nếu không được trang bị các kiến thức, có được các năng lực cần thiết việc để cho cộng đồng địa phương chủ động tham gia vào hoạt động du lịch sẽ lợi bất cập hại.
● Hiệu quả và sự khác biệt phải được thể hiện trong quá trình phát triển mô hình
Để khuyến khích và tạo sự tin tưởng cho cộng đồng địa phương tham gia và duy trì mô hình cần phải cho cộng đồng địa phương thấy được sự khác biệt giữa việc làm theo mô hình và không theo mô hình. Điều này phải được thể hiện rõ qua sự cải thiện về kinh tế, điều kiện môi trường sống... giữa trước khi thực hiện và sau khi thực hiện, giữa các khu vực thực hiện và các khu vực không thực hiện.
3. Đề xuất mô hình phát triển DLCĐ tại các huyện miền núi Thanh Hóa
3.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng
Trong đó:
: Mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố tham gia hoạt động phát triển DLCĐ tại điểm đến.
Cơ quan quản lý điểm đến được hiểu là: Các cơ quan quản lý cấp trung ương, địa phương, cấp tỉnh, huyện, xã..., các tổ chức xã hội có liên quan đến việc quản lý và khai thác điểm du lịch
Cộng đồng dân cư tại điểm đến: thành phần dân cư, các nhóm dân tộc tại điểm đến có tham gia trực tiếp, gián tiếp và chịu ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch.
TNDL tại điểm du lịch: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
Các nhân tố tác động khác bao gồm: Các công ty du lịch, các nhà kinh doanh các dịch vụ du lịch bổ trợ, các tổ chức phi chính phủ có dự án hỗ trợ địa phương...
Qua mô hình trên chúng ta có thể thấy rõ vai trò và tác động của các yếu tố thành phần là tương đồng và có vị trí như nhau trong việc thúc đẩy sử phát triển du lịch. Trong đó, lần đầu tiên cộng đồng địa phương được đề cập đến như là một thành viên tích cực và có ý nghĩa quyết định bên cạnh các cơ quan quản lý các cấp
Hình 1.9: Mô hình phát triển DLCĐ tại các huyện miền núi Thanh Hóa
Mô hình DLCĐ sẽ có tính khả thi cao nếu lựa chọn được đội ngũ quản lý hiệu quả và tuân thủ nguyên tắc. Chất lượng hoạt động của DLCĐ cần có đội ngũ quản lý cam kết, nguyên tắc và có kỹ năng phát triển DLCĐ. Tất cả các bên liên quan trong cộng đồng cần nhất trí với cách thức quản lý và vận hành ngay từ đầu. Đội ngũ quản lý có thể được lựa chọn hoàn toàn từ cộng đồng, hoặc có thể bao gồm các thành viên bên ngoài như các tổ chức phi chính phủ hoặc các công ty du lịch. Điều quan trọng nhất là người quản lý cần có kỹ năng quản lý như khuyến khích được cách làm việc theo nhóm, đáng tin cậy, công bằng, chuyên nghiệp và minh bạch.
Vai trò và trách nhiệm của đội ngũ quản lý cần phải được làm rõ ràng ngay từ khi lựa chọn được đội ngũ quản lý, cần thiết lập ngay cơ chế trao đổi thông tin cởi mở giữa đội ngũ quản lý và cộng đồng. Điều này đảm bảo rằng toàn bộ các thành viên trong cộng đồng và các bên liên quan đến DLCĐ đều coi mình là một người tham gia vào quá trình ra quyết định và có trách nhiệm góp phần vào mục tiêu chung.
3.2. Quy trình phát triển du lịch cộng đồng
DLCĐ thường được triển khai thông qua mô hình phát triển với các bước tuần tự như sau: tổ chức, nhận dạng các giá trị cộng đồng, xác định tầm nhìn chiến lược, phân tích nguồn lực du lịch, phân tích môi trường vĩ mô và lập kế hoạch marketing.
Bước 1: Thiết lập tổ chức
Thiết lập các tổ chức ở cấp địa phương hay các uỷ ban hành động để đưa ra các thủ tục thẩm định, đánh giá. Những tổ chức này phải duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng và thiên về xu hướng hoạt động.
Bước 2: Nhận dạng các giá trị cộng đồng
Xác định những mong muốn của cộng đồng đối với việc tổ chức và tham gia vào hoạt động du lịch. Cân nhắc những tác động tích cực và tiêu cực lên đời sống cộng đồng địa phương. Điều tra trong cộng đồng để nhận dạng những mối quan tâm và giá trị của họ. Từ đó, xác định phạm vi cho hoạt động du lịch.
Bước 3: Xác định tầm nhìn chiến lược
Thông qua các cuộc họp cộng đồng để xác định tầm nhìn chiến lược và đặt ra các mục tiêu chủ chốt. Tìm kiếm sự tham gia, cam kết và nhất quán của cộng đồng.
Bước 4: Phân tích nguồn lực du lịch
Xác định các yếu tố thu hút khách của cộng đồng. Phân loại và xếp hạng tài nguyên theo mức độ hấp dẫn và những đối tượng khách có thể thu hút. Đánh giá trên cơ sở khảo sát chi tiết chất lượng mỗi điểm du lịch và các thị trường mục tiêu.
Bước 5: Phân tích môi trường vĩ mô
Xác định các chi phí mang tính kinh tế, xã hội và môi trường do tác động của hoạt động du lịch. Lên kế hoạch để giảm thiểu hay trang trải chi phí.
Bước 6: Lên kế hoạch marketing
Coi các điểm du lịch như là những đơn vị cụ thể, xác định mục tiêu về các mặt: kinh tế, môi trường và con người. Phân tích mối tương quan giữa chi phí và lợi ích từ hoạt động du lịch.
Triển khai các chiến lược marketing cho mỗi một điểm du lịch.
Yêu cầu về tài chính cho việc nhân rộng và phát triển mô hình không lớn. Các khoản chi phí chính chỉ nằm trong mảng khảo sát, đánh giá, giảng dạy và các thiết bị giảng dạy. Các khoản chi phí này rất khiêm tốn so với việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng. Với khoản chi khiêm tốn như vậy các địa phương ở vùng sâu vùng xa hoàn toàn có thể thực hiện được với nguồn ngân sách eo hẹp của mình.
Có thể lồng ghép một phần vào các chương trình phát triển xã hội khác như tuyên truyền về vệ sinh, sức khoẻ, gìn giữ môi trường, khôi phục và gìn giữ các nét văn hoá truyền thống, xoá mù chữ và tái mù chữ, các chương trình tình nguyện của sinh viên...
Sự trợ giúp về định hướng của chính quyền địa phương vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLCĐ vừa là khung quy định để hướng các hoạt động du lịch trong cộng đồng theo hướng bền vững và giúp duy trì hoạt động của mô hình DLCĐ.
4.1. Các căn cứ xây dựng và phát triển mô hình DLCĐ ở các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa
● Yếu tố tài nguyên: bao gồm cả TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn của điểm đến và của các vùng lân cận.
Lưu ý:
- Kết hợp điểm tham quan Khu di tích với các điểm tham quan văn hóa - tôn giáo khác như chùa, nhà cổ, nhà truyền thống ....
- Khôi phục, chọn lọc, sửa chữa và nâng cấp các ngôi nhà xưa, nhà cổ nhằm phục vụ du khách, những người có nhà cổ này cũng phải được hưởng lợi từ hoạt động DLCĐ này.
- Đưa các thôn bản, với các làng nghề truyền thống vào chương trình tham quan một cách hợp lý
● Yếu tố con người
Nhân sự (nguồn nhân lực) đáp ứng nhu cầu cho cơ sở hoạt động DLCĐ, phải có
- Chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ
- Hiểu tâm lý du khách
- Hướng đến việc đào tạo khả năng ngoại ngữ (nếu muốn thu hút mạnh du khách đến nhiều và lâu dài) - nhân viên có tâm huyết với nghề
- Nhân viên phục vụ phải có ngoại hình tương đối và trang phục lịch sự.
Những gia đình đưa nhà của mình vào phục vụ lưu trú cho khách kiểu “Homestay”
- Trong gia đình phải có 2 đến 3 thế hệ gia đình sống cùng gồm ông bà già (các cụ, người lớn tuổi, không bệnh nặng), cha mẹ và cháu, chắc...
- Những thành viên trong gia đình phải được tư vấn về tâm lý phục vụ du khách, những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp với du khách xa lạ sẽ sinh hoạt và lưu trú tại nhà mình qua đêm.
Nguồn nhân sự tình nguyện viên
- Sẽ phối hợp với các ban ngành địa phương để có lực lượng tình nguyện viên phục vụ hoặc hỗ trợ du khách, các điểm du lịch vào mùa nước lũ, mùa đông khách.
- Các tình nguyện viên này có thể là những sinh viên, những người có khả năng ngoại ngữ và biết ít nhiều về nghiệp vụ du lịch để dự phòng phục vụ cho một số đối tượng khách đặc biệt..
● Yếu tố về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du khách
- Đầu tư và hoàn thiện CSVC nhằm đáp ứng nhu cầu của KDL như:
+ NHÀ DÂN (kiểu Homestay)
○ Vệ sinh
○ Sạch sẽ
○ Tránh ẩm mốc
○ Hôi hám...
+ PHÒNG NGỦ của khách:
○ Tốt nhất là phòng riêng, một gian riêng cho khách
○ Hạn chế việc đốt nhang khói quá nhiều
○ Cửa khóa dễ sử dụng và an toàn
○ Nếu có dành riêng cho khách hộc tủ, ngăn kéo có khóa thì càng tốt.
○ Có đèn ngủ, chiếu sáng ra nhà vệ sinh một cách hợp lý
○ Không được gần nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ PHÒNG VỆ SINH, NHÀ VỆ SINH:
○ Cho khách dùng nhà vệ sinh riêng. Nếu phục vụ nhiều du khách phải có vài nhà vệ sinh để đảm bảo du khách không bị “kẹt nhà vệ sinh”.
○ Trang bị dụng cụ cơ bản trong nhà vệ sinh: xà phòng (màu trắng), móc treo quần áo, vòi xịt nước bồn cầu, giấy vệ sinh (trắng), sọc rác có nắp đậy kín...
○ Bồn cầu phải sạch và thay mới (bồn cầu) khi cần thiết, tránh màu vàng ố của nước nhiễm phèn.
○ Thường xuyên lau chùi nhà vệ sinh và bồn cầu, thậm chí dùng nước hoa, xà phòng mùi dễ chịu để khử mùi hôi của nhà vệ sinh.
○ Có bảng hiệu chỉ dẫn đến các khu vực nhà vệ sinh
○ Bảng chỉ dẫn, cơ sở vật chất thiết bị theo hướng truyền thống càng tốt.
○ Có sọt rác cho khách dùng: nên 2 sọt: sot “rác thải sinh hoạt” và sọt “rác thải công nghiệp”
○ Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (mây tre lá, lục bình ....)...
○ Trang thiết bị, vật dụng phục vụ du khách (phòng ốc, kiến trúc nhà hàng, vật dụng phải thể hiện bản sắc văn hóa vùng miền, mang tính đặc trưng của các huyện miền núi Thanh Hóa, tránh các yếu tố ngoại lai, gây phản cảm cho du khách.
○ Nguồn nước phục vụ du khách phải đảm bảo an toàn vệ sinh như: được xử lý PH, ... Tránh bị phèn, nước có vị chua, vàng ...
+ NHÀ ĂN:
- Cho khách dùng nhà ăn hoặc phòng ăn riêng
- Bố trí nhà ăn ở không gian thoáng mát, gần vườn cây hoặc nơi có cảnh quan đẹp như: sông ngòi, kênh rạch, vườn cây, ao cá.
Lưu ý:
○ Bàn + ghế sạch sẽ (nên bố trí bàn, ghế gỗ )
○ Chén, đũa, tô ly sạch sẽ
○ Không nên phục vụ, dọn chén, tô, ly bằng mũ (nhựa) vì những dụng cụ này dễ trầy xước, dễ bám bụi, khó lau chùi nên thường để lại vết dơ ... gây phản cảm đối với du khách. Ngoài ra đồ nhựa để thức ăn nóng (như canh, nước lẩu …) sẽ phát sinh ra các hợp chất, hóa chất có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và gây ung thư.
○ Nên phục vụ, dọn chén, tô bằng sành sứ hoặc đất nung; ly, tách bằng thủy tinh hoặc sành sứ; đũa bằng tre hoặc gỗ từ cây dừa
○ Không để dụng cụ ăn uống (chén, đũa, ly, tách, nồi..) quá cũ và dơ bẩn
○ Nhà ăn không được gần nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm hay sọt rác, nơi thường có phát sinh mầm bệnh.
+ MÓN ĂN: ẩm thực phục vụ khách + Căn cứ vào nhu cầu khách: Khách quốc tế khác khách nội địa (Việt Nam)
○ Khách miền Bắc: khẩu vị nhạt (lạt), nhiều bột ngọt (hay gọi Mì chính)
○ Khách miền Trung: khẩu vị hơi mặn
○ Khách miền Đông Nam Bộ (Tp.HCM): khẩu vị mặn mặn- ngọt ngọt, nhưng không quá ngọt như người Miền Tây
○ Khách quốc tế không thích cá có nhiều xương, thích ăn thịt, cá phile, đặc biệt khách Châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan. không thích bột ngọt. Vì thế, những món lẩu, những món canh, những món ăn cần nước dùng, nước súp có độ ngọt, chúng ta có thể dùng các loại củ quả làm tăng độ ngọt cho món nước thay vì phải dùng bột ngọt như: củ sắn, củ cải trắng, củ cà rốt.
Lưu ý:
- Cân nhắc kỹ trước khi giới thiệu KDL quốc tế: một món ăn xa lạ với họ.
- Vì thế, cần phải tham khảo hoặc học chế biến món ăn phục vụ du khách => Món ăn không chỉ ngon, phù hợp khẩu vị họ mà còn trình bày đẹp mắt... => Món ăn sẽ tuyệt vời và hấp dẫn du khách hơn khi họ được giới thiệu loại đó có tác dụng chữa trị hay ngăn ngừa một chứng bệnh nào đó.
- Hầu hết khách quốc tế không ăn được các loại mắm đặc sản của người Việt chúng ta như: mắm nêm, mắm linh, mắm lóc, mắm thái, lẩu mắm ...
+ Căn cứ vào chế độ ăn kiêng:
○ Khách ăn chay
○ Khách ăn kiêng
○ Khách không ăn: thịt heo, mỡ heo, những thứ liên quan đến heo như khách đạo Hồi: Iran, Iraq, Ả Rập Xê Út, Koét, Indonisia, Malaysia ...
○ Khách không ăn: thịt bò, những thứ liên quan đến bò như: Ân Độ, một số ít khách Malaysia
+ ĐẦU BẾP, NHÂN VIÊN PHỤC VỤ:
○ Không được để móng tay dài, nên cắt ngắn hoặc giữ vệ sinh sạch sẽ
○ Nhân viên phục vụ bàn ăn không nên sơn móng tay lòe loẹt.
○ Không đeo nhẫn tay trong khi chế biến thức ăn hoặc trong khi phục vụ
○ Không trang điểm son phấn quá lòe loẹt.
○ Phải để tóc tai gọn gàng hoặc búi lên tránh tóc rơi xuống thức ăn
+ Nhân viên phục vụ:
○ Phải học bưng bê thức ăn, bài trí bàn ăn (ở nhà hàng điểm du lịch lớn)
○ Phải học cách chào hỏi khách
● Yếu tố về môi trường
- Cảnh quan xung quanh nhà dân & xung quanh khu vực dân cư:
+ Phải tôn thêm nét đẹp của điểm tham quan, điểm du lịch và hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh như:
○ Người dân nên thường xuyên vệ sinh khu vực nhà mình
○ Sửa chữa hoặc xây dựng nhà hoặc nhà vệ sinh phải phù hợp cảnh quan, kiến trúc (truyền thống hay hiện đại). Dĩ nhiên sửa chữa phải tùy thuộc vào nguồn tài chính của gia đình và địa phương.
○ Nhà dân nên trồng thêm cây xanh, hoa, dây leo hoặc hoa leo quanh nhà. Ưu tiên trồng các loại hoa thôn dã, dân dã của làng quê, tránh trồng những loại cây, loại hoa nở có mùi khó chịu cho khách.
+ Nhà dân cho thuê có thể trình bày những nông cụ sản xuất của gia đình hoặc địa phương cho khách tham quan như: cuốc, lưỡi cày, lưỡi liềm (hái), rổ, lờ, lưới bắt cá, cần câu, máy thu hoạch lúa.
+ Nhà dân cho thuê có thể tái hiện, minh họa những đống rơm, ụ rơm dùng để tích trữ cho trâu bò ăn vào mỗi độ giáp Tết...
- Người dân cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau chùi lu nước, mái nước, vại nước. hoặc vệ sinh chuồng gà, vịt ... xung quanh tạo không gian sạch đẹp
+ Những nhà dân phục vụ phòng ngủ cho khách không nên hoặc hạn chế chăn nuôi gà, vịt.
+ Phối hợp với các cấp địa phương giữ gìn vệ sinh và cảnh quan khu vực, địa bàn mà du khách thường đi qua (bằng các phương tiện truyền thông của địa phương, tuyên truyền thực tiếp hoặc thông qua các buổi họp ở ấp, họp ở xã).
- Chính quyền địa phương cần:
○ Có bảng hiệu chỉ dẫn đến các khu vực nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh khu dân cư
○ Cấm vứt rác thải, súc vật trên sông rạch.
○ Bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường cảnh quan được sạch đẹp và văn minh.
○ Đầu tư xây dựng CSVC phục vụ du lịch sự thân thiện môi trường thiên nhiên như tận dụng năng lượng mặt trời, sử dụng thiết bị tiết kiệm điện, thiết kế phòng lấy ánh sáng, gió từ thiên nhiên, tránh các thiết bị gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế rác thải công nghiệp, nên sử dụng các sản phẩm từ địa phương (mây, tre, lá, lục bình.).
● Yếu tố quản lý nhà nước.
- Xây dựng chế độ phân chia lợi nhuận hợp lý: sự hợp tác tích cực từ chính quyền, các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến và người dân địa phương.
- Nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực, vệ sinh môi trường, giá cả tại các cơ sở du lịch nhằm tránh tình trạng ô nhiễm, tình trạng chèn ép, giành giật khách và các biểu hiện không lành mạnh khác.
- Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan tại tất cả các tuyến điểm mà du khách đặt chân qua. Công tác này phải làm đều đặn và xuống tận cơ sở, thôn ấp, đặc biệt là các hộ trực tiếp phục vụ KDL
4.2. Những lưu ý khi xây dựng và phát triển DLCĐ ở các huyện miền núi Thanh Hóa
1/ Cải tạo lại nhà cửa nhằm đáp ứng nhu cầu phòng cho khách vì hiện tại nhà dân nhìn chung còn đơn giản nên chưa đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ du khách
2/ Hãy chọn nhà dân theo hướng đạt chuẩn: tránh quy mô quá nhỏ lẻ
3/ Cải tạo vườn, có thể bổ sung thêm vài loại cây để bảo đảm lúc nào du khách đến cũng có cây trái trên cây.
4/ Mua trái cây (cùng loại trái cây nhà vườn trồng) để phục vụ du khách.
5/ Cần khôi phục và nâng cấp các làng nghề đưa vào phục vụ du khách. Các làng nghề phải đảm bảo lúc nào cũng có thể phục vụ, làm nghề tại cơ sở cho khách tham quan chiêm ngưỡng.
6/ Nâng cấp làng nghề nghĩa là các làng nghề phải học thêm một vài loại sản phẩm khác để đan trực tiếp cho du khách xem hoặc cho khách trực tiếp tham gia vào một công đoạn của quá trình sản xuất ra sản phẩm. Lưu ý mỗi nhà, mỗi cơ sở phải chuyên về những sản phẩm riêng biệt, không được trùng lặp.
7/ Cải tạo mặt bằng, cơ sở sản xuất của các làng nghề trong điều kiện có thể để đảm bảo sự thoải mái cho du khách đến tham quan như: nhà mái che mưa - nắng, ghế, bàn, điều kiện vệ sinh, kệ trưng bày sản phẩm...
8/ Mở quầy bán hàng lưu niệm mà chính người dân địa phương sản xuất, nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia vào loại hình du lịch này.
9/ Phục vụ ẩm thực và âm nhạc, nhạc cụ truyền thống, các điểm du lịch hoặc nhà dân (homestay) nếu khách có nhu cầu.
10/ Các nghệ sỹ biểu diễn cũng cần phải
- Chọn lọc từ giọng ca đến ngoại hình tương đối
- Được biểu diễn những bài hát hoặc những lớp diễn có chọn lọc về nội dung và hình thức mang tính giáo dục hoặc giải trí thẩm mỹ. Chú trọng những bài hát ca ngợi về quê hương về những người anh hùng, những nhân vật lịch sử của địa phương....
- Cần có nhiều bài hát, nhiều lớp diễn để đáp ứng nhu cầu cho những du khách quay lại lần 2, lần 3
- Sử dụng trang phục truyền thống như một cách quảng bá văn hóa địa phương
11/ Phải trang bị cho những nhân viên phục vụ, những hộ dân làm du lịch thêm về kiến thức du lịch như:
○ Chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng
○ Tâm lý giao tiếp
○ Ẩm thực
○ thống nhất tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường và CSVC phục vụ KDL
12/ Cần có sự đồng thuận và sự thống nhất rõ ràng giữa các hộ dân trực tiếp tham gia KDDL, giữa chính quyền địa phương và các tổ chức lữ hành cung cấp KDL.
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN MIỀN NÚI, TỈNH THANH HÓA
I. Chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng
Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: “Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của cả nước”. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: “Đặc biệt chú trọng đến các SPDL sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các SPDL đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, DLST ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng”. Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường “đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu DLST, du lịch văn hóa...”
Theo thống kê của Bộ Nội Vụ, nước ta có hơn 81.000 thôn, làng, xã, ấp, buôn, bản, sóc…(gọi chung là làng xã) với nhiều yếu tố hấp dẫn du lịch. Một số làng xã hiện nay là những điểm tham quan được ưa chuộng và nhiều làng xã khác có triển vọng trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Hoạt động du lịch làng quê, dựa vào cộng đồng cư dân bản địa thành công sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt cho đất nước, cho địa phương và làng xã, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Để phát triển các loại hình du lịch gắn với làng quê, sinh thái tự nhiên, dựa vào cộng đồng thành công thì ngoài việc quy hoạch, định hướng, hỗ trợ vốn, phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích phát triển du lịch làng quê của nhà nước thì vấn đề hết sức quan trọng là làm sao để người dân biết cách tiếp đón, quản lý khách và nhận được những lợi ích sòng phẳng từ hoạt động du lịch.
- Những làng xã được chọn làm điểm tham quan du lịch cần phải không quá xa hoặc quá khó khăn để du khách tiếp cận dễ dàng với các phương tiện giao thông: Ô tô, các phương tiện giao thông thô sơ (xe ngựa, xe trâu, xe bò).
- Những làng xã làm DLCĐ nếu có sửa sang nâng cấp nhà cửa, đường sá, cầu cống. phải chú trọng giữ vẻ đẹp cổ kính, truyền thống, những ngôi nhà cổ, dậu cây xanh, vườn tược, lối đi sạch đẹp, các nhà vệ sinh sạch sẽ.. Nếu làng nào có các nghề thủ công truyền thống thì làng đó càng hấp dẫn du khách. Đừng để quá trình đô thị hóa, bê tông hóa làm mất đi sự hấp dẫn.
- Khuyến khích các điểm du lịch làng nghề quy hoạch khu vực sản xuất và bán hàng riêng để KDL được tham quan, tìm hiểu quá trình sản xuất, tăng thêm sự hấp dẫn, bởi vì phát triển hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề là xuất khẩu tại chỗ, thu ngoại tệ về cho cá nhân và địa phương.
- Trước khi vào làng nghề, hướng dẫn viên phải thông tin cho KDL về điểm tham quan, phong tục tập quán của làng xã (nếu có) để khách tiếp nhận dễ dàng.
- Cần phải có bảng chỉ dẫn đặt ở các lối vào làng, các điểm du lịch để định hướng cho khách tham quan. Ở các khu sản xuất, bán hàng thủ công mỹ nghệ, điểm dừng chân, cửa hàng giải khát, nhà vệ sinh... nhất thiết phải có bảng chỉ đường.
- Làng, điểm du lịch nào muốn xây dựng cơ sở lưu trú du lịch phải tính toán kỹ và cần được quy hoạch để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách nghỉ lại qua đêm mà không phá vỡ quy hoạch chung cũng như cảnh quan môi trường xung quanh.
- Xây dựng những SPDL phù hợp với từng nhu cầu của thị trường. Song song đó, tạo những sản phẩm hướng đến thị trường chuyên biệt.
- Thiết kế chương trình dựa trên thế mạnh, nét đặc trưng của từng khu vực để tạo nét nổi bật riêng, làm điểm nhấn du lịch cho địa phương mình.
- Nâng cao tính giáo dục trong các chương trình tour DLCĐ nhằm thu hút du khách đến với làng quê, thông qua các hình thức DLST, du lịch kết hợp nghiên cứu, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá
Vận dụng vào thực tế TNDL và thực trạng phát triển du lịch ở các huyện miền núi Thanh Hóa, có thể khẳng định: Phát triển DLCĐ phải tôn trọng các giá trị văn hóa, di sản và truyền thống của từng địa phương. Thực tế chứng minh rằng, phát triển DLCĐ sẽ giúp cho nhiều giá trị văn hóa và di sản được gìn giữ và khôi phục.
II. Công tác đào tạo nhân lực du lịch ở địa phương
Du lịch là ngành rất phát triển ở Việt Nam và việc điều hành một dự án DLCĐ không giống như các doanh nghiệp nhỏ khác - cơ sở của thành công dựa trên kỹ năng và kiến thức tốt. Do đó, nhân viên địa phương cần xây dựng năng lực du lịch và đào tạo về một loạt lĩnh vực như kiến thức về doanh nghiệp du lịch, quản lý tài chính, marketing vv…
Với chủ trương phát triển SPDL đa dạng, khác biệt, riêng có, tăng sự trải nghiệm cho du khách dựa trên lợi thế TNDL huyện, thành phố, những năm gần đây, DLCĐ của tỉnh Thanh Hóa nói chung, các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa nói riêng đang phát triển mạnh mẽ. Bởi thế mạnh của DLCĐ là kết hợp được cả yếu tố cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, để có thể phát triển DLCĐ một cách hiệu quả, người dân cần được trang bị thêm những kỹ năng cần thiết như nghệ thuật kinh doanh, giao tiếp ứng xử, giới thiệu, thuyết minh, biết bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đúng cách. Ở Thanh Hóa vẫn còn tồn tại tình trạng làm DLCĐ một cách manh mún, nhỏ lẻ, thiếu kiến thức, chuyên nghiệp. Những tồn tại này có thể khắc phục nếu người dân được trang bị đầy đủ các kỹ năng làm du lịch, như:
1. Đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
Các hộ gia đình hải thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý du lịch của các cơ quan như Sở du lịch hoặc các trung tâm tư vấn du lịch cộng cộng; phải chuẩn bị, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng trước khi phục vụ du khách, tránh trường hợp làm đến đâu học đến đó
Việc giúp cộng đồng địa phương phát triển du lịch được tiến hành theo hướng bồi dưỡng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cùng với các sự trợ giúp về định hướng và chính sách của chính quyền các cấp tại cộng đồng có các lợi thế như sau:
Nhờ được bồi dưỡng về năng lực, cộng đồng địa phương có đủ kiến thức cơ bản và khả năng đóng góp ý tưởng, tham gia vào hoạt động hoạch định, kinh doanh và quản lý du lịch. Trở nên chủ động và có tiếng nói hơn trong hoạt động du lịch tại cộng đồng của mình.
Việc bồi dưỡng năng lực khuyến khích cộng đồng địa phương phát huy nội lực, không tạo ra sự phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài. Điều này là một yếu tố quan trọng bảo đảm tính bền vững của việc phát triển mô hình DLCĐ đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số. Lý do là bởi nếu phát triển theo hướng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng sẵn các mô hình, hoạt động vừa đòi hỏi nguồn tài chính lớn vừa tạo ra sự lệ thuộc của cộng đồng địa phương vào nguồn tài chính và sự trợ giúp bên ngoài. Điều này rất dễ khiến cho hoạt động và mô hình DLCĐ tự động dừng lại khi không còn các nguồn tài chính rót vào cũng như không còn các sự trợ giúp khác.
Phát triển năng lực địa phương nhằm xây dựng và duy trì DLCĐ bền vững. DLCĐ hoàn toàn phụ thuộc vào người dân. Những trải nghiệm của KDL phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân cung cấp - đây là những người đã được đào tạo các kỹ năng và năng lực cần thiết để cung cấp các sản phẩm DLCĐ. Đánh giá và thấu hiểu tầm quan trọng về nguồn nhân lực chính là chìa khóa xác định xem liệu cộng đồng đó có khả năng duy trì và phát triển DLCĐ một cách bền vững hay không.
2. Đào tạo các kỹ năng cơ bản và các kỹ năng mềm
Đào tạo các kỹ năng và nghiệp vụ để phát triển và điều hành dự án DLCĐ là rất cần thiết. Các trình độ kỹ năng phải được thể hiện theo các cấp độ quản lý khác nhau, vai trò và trách nhiệm của từng vị trí chuyên môn, do đó cần xác định các kỹ năng nào hiện đã có sẵn trong cộng đồng và các kỹ năng cần đạt được thông qua đào tạo và xây dựng năng lực. Việc đào tạo này có thể dựa vào: Các lao động đã có kỹ năng, thành viên cộng đồng đã có các kỹ năng cao trong một lĩnh vực hoặc lãnh đạo cộng đồng (cả chính thức và không chính thức) say mê và sẵn sàng tham gia xây dựng năng lực; Các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước; các tổ chức tài trợ hoạt động trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, môi trường hoặc phát triển cộng đồng. Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài trợ; Các tổ chức tình nguyện; Các cơ quan, hiệp hội và tổ chức du lịch (công và tư) có thể là các đối tác xây dựng năng lực xuất sắc đặc biệt trong các lĩnh vực như marketing, xúc tiến và quy hoạch nguồn nhân lực; Các cơ sở giáo dục đào tạo chính quy và phi chính quy;
Các kỹ năng cần đào tạo đối với ban quản lý du lịch cộng đồng, như:
● Các vấn đề pháp lý liên quan đến DLCĐ (như an toàn lao động, an ninh...)
● Kỹ năng quản lý (đặc biệt về tài chính và quản lý nguồn nhân lực)
● Kỹ năng làm việc và đàm phán thương mại với các công ty du lịch
● Kỹ năng tiếp thị (5P - Sản phẩm, giá cả, xúc tiến, địa điểm, đối tác)
● Kỹ năng giám sát và phân tích
● Quản lý xung đột và giao tiếp đa văn hóa
● Kỹ năng quản lý văn hóa và môi trường
● Kỹ năng về ngôn ngữ
Kỹ năng liên quan đến vận hành các nhóm chức năng, như:
● Kỹ năng quản lý du khách và chăm sóc khách hàng
● Đạo đức làm việc tốt
● Kỹ năng phát triển sản phẩm (đối với hàng thủ công mỹ nghệ, vui chơi giải trí, thực phẩm và đồ uống, ...)
● Kỹ năng quản lý môi trường và văn hóa
● Kỹ năng về ngôn ngữ
Ngoài các kỹ năng xuyên suốt như kỹ năng quản lý văn hóa và môi trường, kỹ năng giao tiếp cơ bản, kỹ năng lãnh đạo, cần phải đào tạo thêm các kỹ năng cụ thể cho từng đối tượng, như:
Đối tượng | Kỹ năng |
Chủ sở hữu /người điều hành | - Các kỹ năng phát triển sản phẩm - Hiểu về sự năng động của các doanh nghiệp du lịch - Hiểu các vấn đề pháp lý - Các kỹ năng tài chính và kế toán - Các kỹ năng giám sát và phân tích - Quản lý marketing và chính sách giá - Các kỹ năng marketing và truyền thông |
Cấp giám sát | - Các kỹ năng quản lý chung - Các kỹ năng giám sát và phân tích - Các kỹ năng lãnh đạo và đào tạo - Quản lý xung đột và giao tiếp giữa các nền văn |
Cấp nhân viên | - Các kỹ năng nghiệp vụ (vd. Phục vụ nhà hàng, phục vụ buồng, lập kế hoạch thực đơn, chế biến món ăn vv.) - Các kỹ năng hướng dẫn và phiên dịch, hoạt náo - Kỹ năng sử dụng công cụ, nhạc cụ và biểu diễn văn hóa truyền thống - Đạo đức nghề nghiệp tốt |
III. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
1. Hệ thống sản phẩm du lịch của Thanh Hóa
Đa dạng hóa SPDL là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thu hút KDL. Hiện tại Thanh Hóa đã có các SPDL biển (Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa...), du lịch thăm quan văn hóa tâm linh (di tích Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Đền Sòng cô Chín Giếng, Suối cá thần Cẩm Thủy, .), Du lịch nghỉ dưỡng núi, check-in ( Pù Luông, Thác Voi, Thác Mây, Bản Đôn, Bản Ngàm....) Với thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”, trong thời gian qua tỉnh Thanh Hóa thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển SPDL an toàn, cao cấp, có tính cạnh tranh cao. Đây được xác định là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao năng lực, tính hấp dẫn của điểm đến và thích ứng với tình hình mới.
Sản phẩm DLST, DLCĐ bước đầu được xây dựng khá thành công, trở thành thế mạnh của du lịch Thanh Hóa, dần hình thành chỗ đứng và sức hút riêng đối với du khách. Phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có, tích cực, chủ động đầu tư, khai thác, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung xây dựng và triển khai đề án phát triển sản phẩm DLCĐ tại các địa phương: Xã Trí Nang (huyện Lang Chánh), xã Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy) và các huyện: Bá Thước, Như Thanh, Vĩnh Lộc, Như Xuân, Thường Xuân, Quan Sơn, Quan Hóa. Trên cơ sở đó, nhiều điểm, tour, tuyến du lịch hình thành và tạo nên sản phẩm DLCĐ hoàn thiện, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước: Làng Năng Cát (huyện Lang Chánh), bản Hiêu, bản Đôn (Khu du lịch Pù Luông - Bá Thước), bản Hang (huyện Quan Hóa), bản Ngọc (huyện Cẩm Thủy), bản Ngàm (huyện Quan Sơn).
Ngoài ra, việc xây dựng các SPDL bổ trợ khác cũng được triển khai, như: Đề án phát triển tuyến du lịch đường sông, hình thành SPDL “ngược xuôi sông Mã”, tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ Khu du lịch biển Hải Tiến... Đặc biệt, tour du lịch kết nối từ bản Ngàm, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đến Viêng Xay (Hủa Phăn) của nước bạn Lào mới được công bố và đưa vào trải nghiệm cách đây không lâu hứa hẹn sẽ là SPDL mang lại cho du khách nhiều độc đáo, thú vị.
Đặc biệt, Sáng 2-4-2022, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức lễ ra mắt SPDL thông minh và đón khách tham quan Chính điện Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa. Ứng dụng du lịch thông minh đã số hóa thành công nhiều địa điểm du lịch của Thanh Hóa với các tính năng: Trải nghiệm du lịch VR 360; trải nghiệm du lịch nội khu bằng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR; tìm kiếm và tra cứu thông tin du lịch. Hiện tại tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Mobifone thực hiện số hoá du lịch tại các địa danh nổi tiếng, như: Khu di tích Lam Kinh; Pù Luông; Thành nhà Hồ; Đền Nưa - Am Tiên. Tỉnh cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp cho KDL tại các khu du lịch trọng điểm, trong đó có các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch, thuyết minh du lịch tự động; 100% các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh được lắp dựng hệ thống mạng internet không dây công cộng phục vụ KDL; 100% máy tra cứu thông tin du lịch và dịch vụ được lắp tại các khu vực: Cảng hàng không Thọ Xuân, Ga Thanh Hóa, Cửa khẩu quốc tế Na Mèo và các khu du lịch trọng điểm.
2. Đa dạng hóa SPDL phát triển DLCĐ ở các huyện miền núi Thanh Hóa
Được thiên nhiên ưu đãi nên Thanh Hóa có cảnh sắc tươi đẹp, văn hóa truyền thống lâu đời. Ẩm thực Thanh Hóa nổi tiếng là phong phú đa dạng và ngon nhưng chúng ta chưa biết nâng giá trị ẩm thực đó lên thành nghệ thuật để thu hút du khách. Cần phải có những hoạt động quảng bá, giới thiệu ẩm thực Thanh Hóa cho du khách. Trình bày và hướng dẫn cho khách biết cách thưởng thức ẩm thực như thế nào, có giá trị dinh dưỡng ra sao, đặc biệt, lưu ý nghệ thuật trưng bày vì du khách không chỉ ăn bằng miệng mà còn thưởng thức bằng mắt.
Dưới đây là một vài lưu ý khi thiết kế xây dựng SPDL mới, đặc biệt là để đa dạng hóa hệ thống sản phẩm đáp ứng nhu cầu của du khách đến với DLCĐ của các huyện miền núi Thanh Hóa.
- Cần thiết kế những SPDL mới và luôn tạo sự độc đáo bất ngờ đối với du khách. Kích thích sinh nhu cầu mới cho du khách, hấp dẫn KDL quay lại nhiều lần
- Cần thiết kế SPDL mang tính giáo dục và khám phá cao
- Cần đưa các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như dân ca, hò vè, múa... của địa phương phục vụ du lịch.
- Khai thác các giá trị văn hóa bản địa bên cạnh bảo vệ và phát huy.
- Cần khai thác và gìn giữ những phong tục tập quán, những giá trị truyền thống của các cư dân tại điểm đến, tạo nét hấp dẫn riêng cho từng vùng miền.
- Cần tận dụng các lễ hội truyền thống của địa phương làm phong phú thêm SPDL của địa phương mình.
- Các nhà hàng, các điểm du lịch có thể mở những lớp dạy nấu ăn cho du khách trong thời gian ngắn.
- Các địa phương có tài nguyên DLCĐ, có những điểm tương đồng, cần nghiên cứu và định hướng rõ sản phẩm dịch vụ du lịch của địa phương mình nhằm hấp dẫn KDL.
- Làng xã nào có làng nghề truyền thống, có trang trại, ao hồ ... có thể phát triển các dịch vụ như học làm hàng thủ công, chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh, trồng hoa, chế biến các món ăn hương vị đồng quê... để giữ chân du khách lâu hơn.
- Các hộ dân làm du lịch cần thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kiến thức và nghiệp vụ du lịch của các cơ quan quản lý nhà nước hoặc đơn vị doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức phục vụ du khách.
- Chuyển từ số lượng sang chất lượng trong hoạt động phát triển DLCĐ
- Cần tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước để quảng bá hình ảnh của bản làng mình đến khắp mọi nơi trong và ngoài nước thông qua các dịp như: các hội chợ du lịch, các lễ hội, các liên hoan ẩm thực..
IV. Ban hành bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch
Nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử văn minh của tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch, tại Quyết định số 718/QĐ-BVHTT&DL ngày 2-3-2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành “Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch” Đối tượng, phạm vi áp dụng gồm KDL; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động KDDL và cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch. Tổ chức, cá nhân KDDL cần cung cấp đầy đủ thông tin về các quy định của pháp luật, nội quy của điểm đến, cách thức sử dụng dịch vụ; thông tin về văn hóa, tập quán, tín ngưỡng tại điểm đến; có bảng nội quy, hướng dẫn, cảnh báo KDL về hoạt động du lịch tại điểm đến.
Ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch là yếu tố quan trọng, cần thiết để phát triển DLBV, có chất lượng, có chiều sâu, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Thanh Hóa, đặc biệt là trong công cuộc phát triển DLCĐ ở các huyện miền núi Thanh Hóa sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.
Trong “Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch” Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra các “Khẩu hiệu tuyên truyền” về ứng xử văn minh du lịch như sau:
1. Nâng cao hình ảnh du khách Việt.
2. Du lịch có hiểu biết và có trách nhiệm.
3. Việt Nam - Điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh.
4. Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch.
5. Du lịch hướng tới sự chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả.
6. Ứng xử văn minh là tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người.
7. Nói không với dịch vụ kém chất lượng.
8. Ứng xử đúng mực, thái độ thân thiện, tinh thần tận tụy.
9. Xếp hàng là văn minh.
10. Nói lời hay, cử chỉ đẹp.
Sau đây trích dẫn nội dung “Những điều cần làm đối với khách du lịch “Những điều cần làm đối với cộng đồng dân cư” và”Những điều cần làm đối với điểm tham quan, điểm du lịch” trong Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch
1. Những điều cần làm đối với khách du lịch
Thông điệp về ứng xử văn minh của khách du lịch là “Văn minh - Tự trọng - Trách nhiệm” và được cụ thể hóa 20 nội dung của nguyên tắc như sau:
Hình 1.11: Bản quy chuẩn hành vi ứng xử đối với khách du lịch (Nguồn: Internet)
2. Những điều cần làm đối với cộng đồng dân cư
2.1. Nội dung quy tắc ứng xử
1. Lịch sự, nói lời hay, cử chỉ đẹp, thân thiện với khách du lịch.
2. Nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ du khách khi có yêu cầu.
3. Xếp hàng theo thứ tự, không chen lấn xô đẩy khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động tại nơi công cộng.
4. Tôn trọng, giúp đỡ, ưu tiên, nhường đường cho khách du lịch.
5. Sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp.
6. Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ cảnh quan và môi trường; giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng; hưởng ứng các phong trào xã hội về bảo vệ môi trường.
7. Tuân thủ các quy định, bảng chỉ dẫn, biển báo tại các khu, điểm du lịch.
8. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng.
9. Giữ thái độ nhã nhặn, lịch sự khi giải quyết sự cố đối với khách du lịch.
10. Không “chèo kéo”, đeo bám khách du lịch.
11. Không có lời nói, cử chỉ, hành vi thô tục, thiếu văn hóa, trêu chọc hay có hành động khiếm nhã với khách du lịch.
12. Không có hành vi, cử chỉ kỳ thị, phân biệt đối xử với khách du lịch.
13. Không tranh giành, gây gổ với khách du lịch.
14. Không xả rác, khạc nhổ, đi vệ sinh bừa bãi, hút thuốc lá ở những nơi không được phép.
15. Không khắc, vẽ lên tường, tượng, bia đá, cây xanh, công trình kiến trúc, hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên bãi cỏ, trêu chọc vật nuôi tại các khu, điểm du lịch và nơi công cộng.
16. Không bán các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã cho khách du lịch.
2.2. Thông điệp về ứng xử văn minh của cộng đồng dân cư:
Hiếu khách - Thân thiện - Văn minh
3. Những điều cần làm đối với điểm tham quan, điểm du lịch
3.1. Nội dung quy tắc ứng xử
1. Đảm bảo môi trường cảnh quan sạch đẹp, thân thiện.
2. Bố trí nhà vệ sinh sạch sẽ, thùng đựng rác ở nơi thuận tiện, thân thiện với môi trường cảnh quan.
3. Ứng xử đúng mực, thân thiện, tôn trọng khách du lịch.
4. Lắp đặt các biển chỉ dẫn, hướng dẫn du lịch, bảng nội quy, biển cảnh báo để đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.
5. Đặt quầy thông tin, bảng chỉ dẫn tại nơi dễ thấy,dễ nhìn,thuận tiện cho KDL
6. Cung cấp dịch vụ tiện lợi cho du khách như wifi, tra cứu thông tin.
7. Tiếp nhận và nhanh chóng giải quyết phản hồi của du khách.
8. Có trách nhiệm với môi trường và xã hội.
9. Không cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng.
10. Không tăng giá dịch vụ, vé tham quan đột xuất không có kế hoạch và không thông báo trước.
11. Không có thái độ phân biệt đối xử với khách du lịch.
12. Không để cảnh quan môi trường “nhếch nhác”, xả thải bừa bãi.
13. Không để hiện tượng ăn xin, ăn mày, trộm cắp, chèo kéo khách du lịch tại các điểm tham quan.
14. Không khuyến khích khách du lịch cho tiền người ăn xin, trẻ em.
15. Không để khách chờ đợi quá lâu khi xảy ra sự cố. Nếu xảy ra sự cố hãy giải thích, xin lỗi và mong được thông cảm.
3.2. Thông điệp về ứng xử văn minh của điểm tham quan, điểm du lịch
Sạch sẽ - Hấp dẫn - Bản sắc -Thân thiện
V. Marketing điểm đến du lịch cộng đồng
1. Marketing thông qua các đối tác khu vực tư nhân
Các nhà điều hành du lịch hay các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch là đối tác với dự án DLCĐ thường đã có chiến lược marketing chắc chắn kết hợp với các phương pháp và nguồn lực để xúc tiến trực tiếp tới khách hàng. Do đó, lồng ghép dự án DLCĐ vào chiến lược marketing của đối tác là rất quan trọng.
Ví dụ:
- Yêu cầu công ty đối tác điều hành tour đưa điểm DLCĐ vào trong lịch trình và trang web của họ;
- Yêu cầu các khách sạn đối tác đưa thông tin về điểm DLCĐ vào sổ tay hướng dẫn khách, trưng bày tài liệu giới thiệu DLCĐ ở tiền sảnh, có bàn lễ tân chỉ dẫn cho khách về điểm DLCĐ;
- Yêu cầu các điểm du lịch trưng bày tài liệu giới thiệu về DLCĐ ở phòng vé...
2. Marketing thông qua Chính phủ.
Làm cho các khách hàng, các đối tác này biết đến điểm DLCĐ và các sản phẩm là điều rất quan trọng, do đó Marketing thông qua chính phủ được coi là chương trình Marketing bài bản nhất đem lại hiệu quả tốt nhất, thể hiện tầm vĩ mô của chiến lược quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch. Bằng cách này, các trung tâm xúc tiến du lịch của Chính phủ, các cơ quan du lịch từ cấp trung ương đến cấp huyện sản xuất các tài liệu marketing như tài liệu tự giới thiệu, sổ tay hướng dẫn, bản đồ, trang web và thậm chí các chương trình và quảng cáo trên ti vi.
Ví dụ điển hình: Hội Nông dân An Giang đã thực hiện được chương trình này: Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch, trung tâm thông tin du lịch của huyện, vv... đã đưa thông tin về du lịch An Giang trên diện rộng, thống nhất và chi tiết về mặt thông tin, chọn lọc về hình ảnh.
Giá của các sản phẩm DLCĐ phụ thuộc phần lớn vào thị trường mục tiêu (ví dụ: cao cấp, cấp thấp, nội địa, quốc tế vv...). Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng giá cho SPDL nhưng nguyên tắc cơ bản luôn là tính gộp tất cả các chi phí thiết kế, điều hành, tổ chức thực hiện và khấu hao (kể cả các khoản thuế), sau đó cộng một tỷ lệ lợi nhuận vào. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến giá của sản phẩm như quy định của chính phủ, những người đề xướng dự án DLCĐ muốn “định vị” các sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường như thế nào, cũng như chiến lược giá của các đối tác khác, cụ thể:
KDL quốc tế trong các tour có tổ chức: chiến lược giá trung bình đến giá cao
Khách du lịch nội địa: chiến lược giá thấp đến trung bình
Khách du lịch lẻ: chiến lược giá thấp đến trung bình
Khách hàng tìm lời khuyên từ các khách hàng khác thông qua internet. “Các nhóm mới” hay những nhóm mới có sở thích chung, các cộng đồng và các trang mạng xã hội là các nguồn định hướng và kiến thức chính. Ví dụ: Facebook, Twitter, YouTube, và TripAdvisor
- Internet sẽ định hướng các bước phát triển tương lai trong việc phân phối lữ hành/ du lịch
- Những thay đổi về công nghệ sẽ mang lại tiến bộ trong lĩnh vực điện thoại di động và ti vi kỹ thuật số, dữ liệu về sản phẩm phong phú hơn cho người tiêu dùng, và phát triển các hệ thống thanh toán điện tử mới
- Các thông điệp marketing dựa trên các trải nghiệm và cảm tưởng sẽ có tầm quan trọng hơn trong các quyết định du lịch.
- Các sản phẩm thiết kế riêng và được cá nhân hóa sẽ trở nên quan trọng hơn.
- Các lợi điểm bán hàng độc nhất sẽ trở nên quan trọng hơn nhưng sẽ cần được mở rộng thành các lợi điểm bán hàng trải nghiệm độc nhất.
VI. Đánh giá chất lượng DLCĐ tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa
Các chỉ số cơ bản điển hình để xây dựng mô hình du lịch cộng đồng
Các tác động kinh tế | - Số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp về du lịch - Tỷ lệ việc làm truyền thống của địa phương so với việc làm về du lịch - Thu nhập trực tiếp và gián tiếp từ du lịch trong cộng đồng - Tiêu dùng cho các dự án phát triển cộng đồng từ các quỹ phát sinh từ du lịch cộng đồng (bao gồm các loại dự án và đối tượng thụ hưởng) - Số lượng và các loại hình doanh nghiệp du lịch địa phương - Doanh thu, mức lãi và lỗ của doanh nghiệp du lịch cộng đồng - Nghề nghiệp, mức độ sử dụng của doanh nghiệp DLCĐ (kể cả tính mùa vụ) |
Các tác động xã hội | - Số lượng thành viên cộng đồng tham gia các khóa đào tạo liên quan đến du lịch (bao gồm loại hình, trình độ và thời gian khóa học) - Tỷ lệ phụ nữ làm việc trong lực lượng lao động về du lịch địa phương (kể cả thâm niên, mức trợ cấp so với đồng nghiệp nam) - Số lượng nữ doanh nhân trong các doanh nghiệp du lịch địa phương - Số lượng và loại hình các sự kiện văn hóa truyền thống được hỗ trợ và các điểm di sản văn hóa được bảo vệ và nâng cấp - Khối lượng thông tin phản hồi tích cực và tiêu cực của các đối tác về dự án DLCĐ (kể cả đối tác, loại thông tin, hình thức phản hồi) |
Các tác động môi trường | - Số lượng và loại hình dự án bảo tồn môi trường được thực hiện liên quan tới DLCĐ - Mức độ ô nhiễm trong cộng đồng và môi trường - Mức độ hủy hoại môi trường thiên nhiên địa phương do KDL và các nhà điều hành tour gây ra - Số lượng thành viên cộng đồng tham dự các khóa đào tạo liên quan đến môi trường (bao gồm loại hình, trình độ và thời gian khóa học) - Mức độ sử dụng nguồn lực hoặc sẵn có nguồn lực (điện, nước, đất, …) - Mức độ quản lý và xử lý chất thải |
KDL thường đánh giá chất lượng của điểm DLCĐ qua 8 yếu tố cơ bản:
● Truyền thống văn hóa của địa phương
● Dịch vụ giải trí địa phương có thể cung cấp
● Điều kiện ăn và uống (tính địa phương, vệ sinh, tính đa dạng, giá thành.)
● Phương tiện giao thông
● Phương tiện liên lạc
● Điều kiện ngủ, nghỉ
● Sự niềm nở của địa phương
● Nhân sự quản lý và thực hiện
Để tối ưu hóa nguồn thu cho địa phương, ban chỉ đạo DLCĐ và người dân cần luôn lưu ý để:
Thu hút được lượng du khách đến nhiều nhất
Thời gian lưu trú dài (để tăng cơ hội mua sắm),
Chi phí mua sắm của khách (cần tạo ra nhiều sản phẩm để khách mua sắm)
Lượng khách quay trở lại
Xây dựng mô hình DLCĐ tại các thông bản của người dân tộc thiểu số nói chung tại các thông bản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở các huyện miền núi Thanh Hóa nói riêng ngoài vấn đề giữ gìn bản sản văn hóa thì rất cần chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường.
Để đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chống ô nhiễm môi trường du lịch trước tiên phải giáo dục đội ngũ nhân sự trong ngành du lịch về đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai, tuyên truyền giáo dục đối với du khách ý thức về tôn trọng và bảo vệ các bản sắc văn hóa, môi trường tự nhiên ở những nơi họ đến du lịch.
Thứ ba, tiến hành giáo dục cư dân địa phương để họ hiểu được ý nghĩa và vai trò quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương mình, nâng cao tư tưởng và phẩm chất văn hóa, tăng cường năng lực phân biệt hành vi đúng sai, đẹp xấu, chống lại những hành vi văn hóa lai căng.
Thứ tư, Các cơ sở DLCĐ hạn chế tối đa đầu tư xây dựng các điểm du lịch quy mô nhỏ không có khả năng đáp ứng nhu cầu du khách và thiếu sự liên kết với các tuyến điểm khác, các doanh nghiệp lữ hành để tạo thành những SPDL hấp dẫn.
Cuối cùng là, rất cần sự phối hợp, cộng tác với các cấp, các ban ngành trong việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường và bảo đảm tuyệt đối an ninh trật tự cho du khách.
TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN
1. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa
2. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển DLCĐ ở Thanh Hóa
3. Dự báo xu hướng tăng trưởng/phát triển mô hình/hoạt động DLCĐ ở các huyện miền núi Thanh Hóa
4. Xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng cụ thể
5. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng sinh thái miền núi
6. Các yêu cầu/kỹ năng cần có của người làm du lịch cộng đồng
7. Chính sách hỗ trợ phát triển hộ gia đình cá thể làm du lịch cộng đồng
8. Hoạt động tuyên truyền, đào tạo kỹ năng làm DLCĐ cho cư dân địa phương.
TÀI LIỆU TẬP HUẤN DÀNH CHO NHÓM CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 1838/QĐ-UBND ngày 30/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
1.1. Mục tiêu tổng quát:
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn;
Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển;
Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân;
Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số;
Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em;
Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
a) Mục tiêu cụ thể:
Góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và tập trung thực hiện các dự án theo thứ tự ưu tiên đến năm 2025 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội:
- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020;
- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; phấn đấu 50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn;
- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn (khu vực III) và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào;
- Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%;
- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%;
- 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng;
- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.
b) Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa tối thiểu 3.250 km đường nông thôn phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân; giải quyết nước sinh hoạt cho hơn 268.860 hộ; xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung. Xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho hơn 320 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, hơn 1.100 trường Phổ thông Dân tộc bán trú; 07 cơ sở dự bị đại học và đại học, 03 trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú khu vực.
- Giải quyết nhu cầu cấp thiết của hộ dân tộc thiểu số, trong đó:
+ Giải quyết đất ở cho hơn 17.400 hộ;
+ Giải quyết nhà ở cho hơn 18.300 hộ;
+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho hơn 47.200 hộ;
+ Giải quyết sinh kế cho hơn 271.800 hộ;
+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 236.700 hộ;
+ Hỗ trợ xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung với hơn 32.200 hộ thụ hưởng.
- Sắp xếp, ổn định dân cư cho hơn 81.500 hộ, bao gồm:
+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân di cư tự do cho hơn 17.400 hộ;
+ Bố trí định canh, định cư cho hơn 9.300 hộ dân tộc thiểu số;
+ Bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới cho hơn 8.400 hộ;
+ Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn và khu vực cần thiết khác cho hơn 46.400 hộ.
- Thực hiện chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” cho hơn 5.000 em học sinh dân tộc thiểu số khó khăn/năm;
- Tối thiểu 80% phụ nữ có thai được phổ biến kiến thức, khám thai định kỳ, hỗ trợ y tế, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho 100% trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Đào tạo nghề cho khoảng 2,25 triệu người; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 4 triệu hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
- Tổ chức khoảng 320 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ 200 dự án sưu tầm, phục dựng, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; bảo tồn 120 lễ hội, 80 làng bản, buôn truyền thống phục vụ phát triển du lịch; xây dựng 240 mô hình văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, 800 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu tư xây dựng 3.590 thiết chế văn hoá, thể thao thôn; hỗ trợ đầu tư xây dựng 80 điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin cho khoảng 30.000 cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hơn 60.000 người có uy tín trong cộng đồng làm hạt nhân chính trị, nòng cốt ở cơ sở; bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc cho hơn 224.900 cán bộ, công chức, viên chức.
2. Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện chương trình
2.1. Phạm vi của Chương trình:
Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2.2 Đối tượng của Chương trình:
- Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số;
- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (HTX), các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
2.3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến hết năm 2025.
3. Các dự án thành phần của chương trình
3.1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
a) Mục tiêu:
- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn chưa có đất ở, nhà ở hoặc có nhà ở tạm, dột nát được hỗ trợ đất ở, xây dựng nhà ở đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Phấn đấu đạt 90% hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức của địa phương được giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề.
- Góp phần đạt 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Tăng cường tạo việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và địa bàn sinh sống.
b) Nội dung:
- Nội dung số 01: Hỗ trợ đất ở
- Nội dung số 02: Hỗ trợ nhà ở
- Nội dung số 03: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề
- Nội dung số 04: Hỗ trợ nước sinh hoạt:
3.2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết
a) Mục tiêu:
Nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, du canh, du cư, di cư tự do; giải quyết sinh kế, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng.
b) Nội dung:
- Hỗ trợ khảo sát vị trí, địa điểm phục vụ công tác quy hoạch, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:
- Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình
- Hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép:
3.3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị
a) Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân
- Mục tiêu: Tạo việc làm, thu nhập cho người dân làm nghề rừng; hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
+ Mục tiêu: Hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý.
+ Mục tiêu: Bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gien dược liệu đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Mục tiêu: Thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
c) Tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu: Xây dựng các mô hình gắn kết quân dân, mô hình giảm nghèo bền vững gắn phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng thế trận phòng thủ và thế trận bảo đảm hậu cần tại các địa bàn chiến lược.
3.4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc
a) Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Mục tiêu:
Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn; đầu tư đường đến trung tâm xã và cứng hóa đường đến trung tâm xã, liên xã, cụ thể: 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.
b) Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc
- Mục tiêu: Củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh dân tộc thiểu số để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người dân tộc thiểu số.
3.5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a) Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Mục tiêu: Củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú; đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tốt việc tổ chức dạy - học (bao gồm cả các hoạt động dạy và học trực tuyến), nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, nội trú. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ.
b) Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu:
+ Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
c) Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu:
+ Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tìm kiếm được việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng.
d) Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.
- Mục tiêu: Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình (bao gồm: Quy trình triển khai dự án, tiểu dự án của Chương trình; quy trình, kỹ năng làm chủ đầu tư, nghiệp vụ đấu thầu, quản lý tài chính và thanh quyết toán; quy trình lập kế hoạch; kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện), các kỹ năng về phát triển cộng đồng và các nội dung liên quan khác cho cán bộ cơ sở thực hiện Chương trình cấp xã và cấp thôn.
3.6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
- Mục tiêu: Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người.
3.7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
- Mục tiêu: Cải thiện sức khoẻ của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ. Tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
3.8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
- Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
3.9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
a) Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù
- Mục tiêu:
+ Xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với các dân tộc khác trong vùng; góp phần nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, hỗ trợ cải thiện chất lượng dân số, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc; đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng đồng và xây dựng cơ sở chính trị ở thôn bản vững mạnh; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái tại Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
b) Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu:
+ Chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là nhóm các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù;
+ Trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào năm 2025;
+ Giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao;
+ Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
3.10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình
a) Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
- Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín.
+ Mục tiêu: Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Biểu dương, tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp của các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
- Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Mục tiêu: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho già làng, trưởng bản, người có uy tín, chức sắc tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số và Nhân dân.
- Nội dung số 3: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Mục tiêu: Bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng các mô hình điểm giúp đồng bào kịp thời tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gặp vướng mắc, tranh chấp pháp luật.
b) Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mục tiêu: Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm của địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới. Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
c) Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình.
- Mục tiêu: Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo Chương trình thực hiện đạt được mục tiêu đề ra.
1. Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 1 tháng 11 năm 2019 phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
2. Quyết định số 1719/QĐ-TTG ngày 14 tháng 10 năm 2021 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
3. Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
4. Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 4 tháng 3 năm 2022 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn i: từ năm 2021 đến năm 2025.
5. Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2022 Ban hành kế hoạch thực hiện các nội dung do bộ giáo dục và đào tạo chủ trì thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn i: từ năm 2021 đến năm 2025
6. Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26 tháng 5 năm 2022 Quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2030; giai đoạn i: từ năm 2021 đến năm 2025
7. Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn i: từ năm 2021 đến năm 2025
8. Quyết định số 495/QĐ-UBDT ngày 27 tháng 8 năm 2022 phê duyệt kế hoạch truyền thông về CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025
9. Quyết định số 2415/QĐ-BYT ngày 5 tháng 9 năm 2022 ban hành hướng dẫn thực hiện dự án 7- chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn i: từ năm 2021 đến năm 2025
10. Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
11. Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 9 năm 2022 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025
12. Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2022 hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn i: từ năm 2021 đến năm 2025
2. Các văn bản của Tỉnh Thanh Hóa
1. Quyết định số 404-QĐ/TƯ ngày 5 tháng 3 năm 2021 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025
2. Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2021 của UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc xác định các nhiệm vụ cụ thể cùng trách nhiệm, thời hạn, tiến độ hoàn thành của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, trong việc triển khai thực hiện Chương trình; đồng thời yêu cầu tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong việc tiến hành các hoạt động triển khai Chương trình
3. Công văn số 7776/UBND-KHTH ngày 22 tháng 6 năm 2022 của UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh.
4. Quyết định số 01-QĐ/BCĐ ngày 2 tháng 7 năm 2021 của Ban chỉ đạo 404 về việc Ban hành Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình Mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025
5. Quyết định số 02-QĐ/BCĐ ngày 2 tháng 7 năm 2021 của Ban chỉ đạo 404 về việc phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình Mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025
6. Nghị quyết số 258/2022/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỉ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025.
7. Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về ban hành Quy định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
8. Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
9. Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất thuộc các chương trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
10. Quyết định số 01/2023/QĐ-UBND ngày 12 tháng 1 năm 2023 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định về Quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giao cho cộng đồng tự thực hiện xây dựng công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) thuộc các chương trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
11. Văn bản số 5746/SKHĐT-THQH ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Sở Kế hoạch & Đầu tư về việc Hướng dẫn một số nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới sử dụng ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 của Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới và Chương trình MTQG Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
12. Văn bản số 4324/SNN&PTNN-KL ngày 14 tháng 10 năm 2022 của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn về triển khai Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 về việc Hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình MTQG Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025
13. Văn bản số 5630/SGTVT-TĐKHKT ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Sở Giao thông Vận tải về việc hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn về thiết kế đường giao thông thôn, bản phục vụ sản xuất kinh doanh và dân sinh thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 được áp dụng cơ chế đặc thù theo Quyết định số 3223/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
14. Văn bản số 8116/SXD-HĐXD ngày 1 tháng 11 năm 2022 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn thiết kế công trình phục vụ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân trên địa bàn xã, thôn, bản (giếng khoan, giếng đào, nước tự chảy, bể chứa nước, đường ống cấp nước sạch đến hộ gia đình, bể lọc, bể chứa…); sân thể thao thôn bản (sân bóng đá, bóng chuyền…) thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 được áp dụng cơ chế đặc thù theo Quyết định số 3223/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Câu hỏi thảo luận
1. Nêu những nội dung cơ bản của các dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG về Phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
2. Anh/ chị đánh giá như thế nào về các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình?
3. Trong 10 dự án thành phần của Chương trình, anh/chị quan tâm đến dự án nào nhất? Tại sao?
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030. Theo anh/chị, làm thế nào để phát huy được vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các bạn trẻ, vào quá trình phát triển KTXH ở địa phương?
5. Nêu đề xuất của anh/chị với Chương trình (nếu có).
Dẫn nhập
Sản xuất theo chuỗi giá trị không phải là mô hình mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở Việt Nam, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Ngày 09/02/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 194/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu chung của Đề án là hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường, đồng thời có thể kiểm soát tốt các vấn đề an toàn thực phẩm. Cho đến thời điểm hiện tại, đa số các tỉnh thành trên cả nước đã và đang triển khai thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05-07/2018 và Quyết định số 194/QĐ-TTg - phê duyệt đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, trong đó có tỉnh Thanh Hóa.
Để thực hiện những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị và phát triển sản xuất theo nhóm cộng đồng trong thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết 06/2022/NQ- HĐND và Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND. Theo đó, Nghị quyết 06 quy định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình MTQG (giai đoạn 2021-2025) và Nghị quyết 08 quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình MTQG trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. Để việc thực hiện những chính sách này thành công, việc đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng trong phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị là cần thiết và là bước đầu tiên trong quá trình triển khai Chương trình.
Tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ năng phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và phát triển sản xuất theo nhóm cộng đồng trong thực hiện các chương trình MTQG (giai đoạn 2021-2025) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
I. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp là gì?
Khái niệm liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp được giải thích tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP như sau: “Liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp là hình thức liên kết theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”
Tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 98/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ: Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Nhận thức về sản xuất theo chuỗi giá trị:
Sản xuất theo chuỗi giá trị được hiểu theo nghĩa hẹp là một loạt các hoạt động thực hiện trong một doanh nghiệp để sản xuất ra một sản phẩm nhất định; hiểu theo nghĩa rộng, là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ,...) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Sản xuất theo chuỗi giá trị gồm các nhân tố con người và hoạt động sản xuất, cải tiến sản phẩm thông qua kết nối các nhà sản xuất hàng hóa với các nhà chế biến và thị trường.
Sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp, vì thế, là một tập hợp những hoạt động do nhiều người khác nhau tham gia thực hiện để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp, sau đó bán cho người tiêu dùng. Mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị nông nghiệp giúp các mắt xích đơn lẻ liên kết lại với nhau để tăng giá trị, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản. Có thể hình dung một chuỗi sản xuất nông sản điển hình như sơ đồ sau:
Liên kết chuỗi:
Một chuỗi sản xuất có thể được thực hiện bởi một tác nhân hoặc nhiều tác nhân. Về lý thuyết về một tác nhân có thể thực hiện toàn bộ các hoạt động trong chuỗi, tuy nhiên, trong thực tế, các hoạt động của có thể thực hiện nhiều tác nhân khác nhau. Các tác nhân này có thể liên kết với nhau theo chiều ngang và theo chiều dọc.
Liên kết theo chiều ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng 1 hoạt động, 1 mắt xích của chuỗi, ví dụ nông dân và nông dân liên kết với nhau thành lập tổ đội, hợp tác xã sản xuất, phân phối hoặc chế biến sản phẩm.
Liên kết theo chiều dọc là liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi, ví dụ các nhà máy chế biến liên kết với nông dân, với hợp tác xã sản xuất để có được nguyên vật liệu đầu vào cho chế biến; hoặc các nhà bán lẻ liên kết với nông dân sản xuất sản phẩm cho họ phân phối.
Ngoài ra, còn có sự liên kết giữa các tác nhân vận hành và các tác nhân hỗ trợ. Các tác nhân hỗ trợ là các bên cung cấp các dịch vụ như tài chính, khoa học công nghệ, nhân lực, các dịch vụ hành chính công cho các tác nhân vận hành. Ví dụ: Ngân hàng cho vay vốn, các viện nghiên cứu cung cấp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho sản xuất, chế biến….
Nhìn chung, liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Để tạo nên một chuỗi sản xuất hiệu quả, các đối tượng tham gia chuỗi phải có sự phối hợp đồng đều và chặt chẽ với nhau. Vì vậy, liên kết là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của việc xây dựng một chuỗi sản phẩm hàng hóa từ nông trại tới bàn ăn. Do đó, nhà nước có chủ trương và chính sách hỗ trợ xây dựng các mối liên kết để đảm bảo xây dựng và phát triển sản xuất theo chuỗi thành công.
1. Dự án Khu Liên hợp sản xuất chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện với tổng mức đầu tư 36.000 tỷ đồng tại xã Minh Sơn (Ngọc Lặc).
Đây là dự án đầu tư có tính chiến lược, thể hiện sức hút, sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Sau khi đi vào hoạt động, dự án đã thu mua nông sản của người dân để làm nguyên liệu sản xuất nước trái cây và sản xuất thức ăn chăn nuôi; qua đó, giúp thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện đời sống của người dân, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, mở ra hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho huyện Ngọc Lặc nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
2. Dự án đầu tư của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản T9 tại Như Xuân
Mới thành lập tháng 5-2022 nhưng đã có những tác động tích cực đến phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của người dân tại một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Để thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với người dân, Công ty đã xây dựng phương án liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây xoài keo, chanh leo tại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.. Theo phương án của công ty, giai đoạn 2023-2025 sẽ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho khoảng 10.000 ha các loại cây xoài, chanh leo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, với cơ chế công ty đầu tư ứng trước 50% giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân trong quá trình trồng, chăm sóc.
Cùng với việc xây dựng phương án sản xuất, công ty đã thực hiện liên kết sản xuất cây chanh leo, xoài keo ở các huyện Như Xuân, Lang Chánh, Nông Cống, Ngọc Lặc.... Bước đầu, cây chanh leo cho thu hoạch sau trồng 6 tháng, năng suất từ 25 tấn/ha/năm, doanh thu ước đạt 400-500 triệu đồng/ha/năm. Toàn bộ sản lượng chanh leo đã được thu hoạch của người dân đã được công ty thu mua.
3. Nhà máy chế biến tre luồng Bamboo King Vina và mô hình chuỗi giá trị tre, luồng tại Lang Chánh
Trên diện tích 15ha, nhà máy chế biến tre luồng của Công ty CP Bamboo King Vina sẽ tiêu thụ trên 500.000 tấn tre luồng mỗi năm, tạo việc làm cho 1500 lao động và hàng chục nghìn lao động gián tiếp tại Lang Chánh và các huyện lân cận; đồng thời, hướng tới sự phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất tre luồng tại huyện Lang Chánh và các huyện miền núi. Đây là một dự án rất có ý nghĩa đối với miền núi Thanh Hóa, là nơi có diện tích tre luồng lớn nhất cả nước với khoảng 78.000 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi như Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân…. Sản lượng khai thác luồng trung bình khoảng 1,2 triệu tấn/ năm.
1. Lập nhóm liên kết và xác định hình thức liên kết:
a. Lập nhóm liên kết: Theo các quy định tại Nghị định 27/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-UBDT, nhóm liên kết sản xuất được hỗ trợ phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các chương trình MTQG, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án, mô hình sản xuất có trên 70% người dân tham gia là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo. Ưu tiên dự án, kế hoạch liên kết do doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ, hoặc HTX có trên 50% số thành viên là phụ nữ đề xuất.
Các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), HTX tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số.
b. Xác định hình thức liên kết: Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 98/2018/NĐ-CP, có 7 hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp, như sau:
1. Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
2. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
3. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
4. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
5. Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
6. Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
7. Liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
c. Ký hợp đồng liên kết: Các bên tham gia nhóm liên kết ký kết hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện nhằm thực hiện các hình thức liên kết đã được xác định.
d. Chọn chủ trì liên kết: Trường hợp doanh nghiệp hoặc hợp tác xã ký hợp đồng liên kết trực tiếp với cá nhân, nông dân thì doanh nghiệp hoặc hợp tác xã sẽ là chủ trì liên kết. Đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau thì các bên thống nhất cử ra chủ trì liên kết. Chủ trì liên kết đứng ra xây dựng hồ sơ đề nghị hỗ trợ sản xuất cho nhóm.
2. Khảo sát, lập hồ sơ dự án, kế hoạch liên kết:
a. Khảo sát dự án: Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đơn vị chủ trì liên kết phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến triển khai dự án, kế hoạch liên kết để xác định sự phù hợp, cần thiết của liên kết trên địa bàn. Sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất về sự phù hợp, Đơn vị chủ trì liên kết tiến hành lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch liên kết theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 98/2018/NĐ-CP
b. Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết: Đơn vị chủ trì liên kết lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch và đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 98/2018/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị của chủ trì liên kết (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục 1- Ban hành kèm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP);
- Dự án liên kết (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục 1- Ban hành kèm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP) hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục 1- Ban hành kèm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP);
- Bản thỏa thuận cử đơn vị chủ trì liên kết (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục 1- Ban hành kèm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP) đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau;
- Bản sao chụp các chứng nhận hoặc bản cam kết về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục 1- Ban hành kèm theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP);
- Bản sao chụp hợp đồng liên kết.
c. Nộp hồ sơ:
- Đối với các dự án, kế hoạch liên kết trên phạm vi từ 02 huyện, thị xã, thành phố trở lên (liên kết cấp tỉnh): Đơn vị chủ trì liên kết nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp (hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến) tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; cụ thể như sau:
Bảng 1: Nộp, thẩm định và phê duyệt hồ sơ
Loại dự án | Cơ quan nhận hồ sơ | Thẩm định | Thời gian thẩm định (ngày) | Thời gian phê duyệt (ngày) |
Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Hội đồng thẩm định | 7 | 3 |
Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi | Ban dân tộc | Hội đồng thẩm định | 7 | 3 |
Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới | Sở Nông nghiệp và PTNT | Hội đồng thẩm định | 7 | 3 |
- Đối với các dự án, kế hoạch liên kết trên phạm vi một huyện, thị xã, thành phố (liên kết cấp huyện): Đơn vị chủ trì liên kết nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp (hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến) tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân cấp huyện; cụ thể như sau:
Bảng 2: Các dự án và nộp hồ sơ hỗ trợ thuộc liên kết cấp huyện
Loại dự án | Cơ quan nhận hồ sơ | Thẩm định | Thời gian thẩm định (ngày) | Thời gian phê duyệt (ngày) |
Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững | Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội | Hội đồng thẩm định | 7 | 3 |
Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi | Phòng dân tộc | Hội đồng thẩm định | 7 | 3 |
Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới | Phòng NN và PTNT/ Phòng kinh tế | Hội đồng thẩm định | 7 | 3 |
- Trường hợp từ chối phê duyệt hỗ trợ dự án, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho Đơn vị thực hiện liên kết biết, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
3. Điều kiện để dự án được hỗ trợ
Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 98/2018/NĐ-CP, dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
3. Liên kết đảm bảo ổn định:
a) Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm;
b) Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm.
4. Dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
4. Nội dung hỗ trợ, mức và phương thức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
a. Nội dung hỗ trợ: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 21, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, nội dung hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình phù hợp với từng chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó ưu tiên thực hiện các nội dung hỗ trợ đối tượng liên kết:
- Đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường.
- Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
- Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.
- Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
b. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ: Theo quy định tại Khoản 5, Điều 21, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện chương trình MTQG đối với sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị như sau:
- Hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch liên kết thông qua đơn vị chủ trì liên kết.
c. Thực hiện: Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất ký hợp đồng với đơn vị chủ trì liên kết triển khai thực hiện dự án, kế hoạch liên kết; giám sát, thanh toán, giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành nội dung, hoạt động của dự án, kế hoạch liên kết theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định.
I. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhóm cộng đồng là gì?
Theo Khoản 11 Điều 3 Nghị định 27/2022/NĐ-CP, hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng là phương thức hỗ trợ cộng đồng dân cư thực hiện dự án, phương án phát triển sản xuất do chính cộng đồng dân cư đề xuất, tổ chức thực hiện.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định 27/2022/NĐ-CP, để nhận được sự hỗ trợ, nhóm liên kết sản xuất cộng đồng cần đáp ứng được những điều kiện sau:
- Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định 27/2022/NĐ-CP và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương: Các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án, mô hình có trên 70% người dân tham gia là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
- Cộng đồng dân cư đề xuất dự án phát triển sản xuất là nhóm hộ được Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật; nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện; nhóm hộ do Ban phát triển thôn làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
- Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi.
- Hộ tham gia dự án phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án.
2. Các nội dung ưu tiên hỗ trợ dành cho nhóm liên kết sản xuất cộng đồng
Theo Khoản 4 Điều 22 của Nghị định 27/2022/NĐ-CP, nội dung hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình MTQG sẽ theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản Chương trình để phù hợp với từng Chương trình. Trong đó ưu tiên thực hiện các nội dung sau:
- Tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các thành viên tổ nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm.
- Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.
- Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm.
3. Trình tự lập hồ sơ dự án, phương án sản xuất liên kết theo nhóm cộng đồng
3.1. Lập hồ sơ dự án
Theo Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa: Cộng đồng dân cư cần phối hợp, thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến triển khai dự án để xây dựng hồ sơ đề xuất dự án. Thành phần thủ tục, nội dung hồ sơ thực hiện theo Điều 5 của Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Mẫu hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất như sau:
1. Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025: Thực hiện theo Mẫu số 02, Phụ lục 2- Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
2. Đối với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, hồ sơ đề nghị gồm:
a. Biên bản họp dân theo Mẫu số 01 Phụ lục 3- Mẫu hồ sơ ban hành kèm theo Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND
b. Đơn đề nghị của cộng đồng dân cư theo Mẫu số 02 Phụ lục 3- Mẫu hồ sơ ban hành kèm theo Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND
c. Dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng theo Mẫu số 03 Phụ lục 3- Mẫu hồ sơ ban hành kèm theo Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND
3.2. Nộp hồ sơ
a. Cộng đồng dân cư gửi 01 bộ hồ sơ đề xuất dự án, phương án sản xuất trực tiếp (hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến) tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến triển khai thực hiện dự án, phương án sản xuất.
b. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt.
3.3. Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng chuyên môn tiếp nhận hồ sơ tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Tổ thẩm định và tiến hành thực hiện thẩm định dự án, phương án sản xuất; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt, cụ thể như sau:
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế): Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Đối với dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
- Phòng Dân tộc: Đối với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phê duyệt, Phòng chuyên môn tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân xã nơi dự kiến triển khai thực hiện dự án và cộng đồng dân cư được biết, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
3.4. Phê duyệt dự án, phương án sản xuất
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Tổ thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định phê duyệt dự án, phương án sản xuất.
Trường hợp từ chối phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho Cộng đồng dân cư biết, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
3.5. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ
a. Hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.
b. Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, phương án sản xuất thông qua người đại diện do cộng đồng lựa chọn.
3.6. Phương thức thực hiện
Theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 27/2022/NĐ-CP như sau:
a. Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất ký hợp đồng với đại diện tổ nhóm cộng đồng; hướng dẫn, giám sát, thanh toán, giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành nội dung, hoạt động của dự án, phương án sản xuất theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định.
b. Thực hiện cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng theo từng dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Cộng đồng tự quản lý, tổ chức thực hiện việc quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng. Trường hợp cộng đồng không đủ năng lực quản lý, cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cử cán bộ hỗ trợ cộng đồng quản lý, tổ chức quay vòng luân chuyển.
+ Cơ quan, đơn vị được giao dự toán kinh phí thực hiện dự án, phương án quyết toán chi ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng theo số chi đã thực thanh toán và số chi đã hạch toán chi ngân sách nhà nước của dự án theo quy định Luật Ngân sách nhà nước.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tỷ lệ quay vòng, trình tự luân chuyển, quy trình theo dõi, giám sát của cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và các nội dung khác về quản lý luân chuyển của cộng đồng.
+ Trường hợp dự án kết thúc và đối tượng tham gia dự án không còn nhu cầu sử dụng vốn bằng tiền hoặc hiện vật để quay vòng, luân chuyển, tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất quyết định thu hồi vốn bằng tiền hoặc bán hiện vật thu tiền nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan, đơn vị mở tại kho bạc nhà nước để sử dụng hỗ trợ thực hiện dự án, phương án mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có) hoặc thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Phần 3. Câu hỏi và thảo luận
Xác định và phân tích một số chuỗi giá trị có thể phát triển ở địa phương
Xác định các sản phẩm có thế mạnh của địa phương: Tổ chức theo nhóm, tùy theo quy mô lớp học, mục đích, định hướng thành phần lớp học để chia số nhóm và số người trên nhóm.
Đặt câu hỏi thảo luận cho nhóm để biết được các kết quả về:
- Cây trồng vật nuôi phổ biến và có lợi thế ở địa phương;
- Các hoạt động lõi và tác nhân của chuỗi;
- Các hoạt động hỗ trợ và các tác nhân thực hiện hoạt động hỗ trợ của chuỗi.
Kết thúc nội dung thảo luận cần vẽ ra được các chuỗi nông sản phẩm hàng hóa của địa phương, xác định được các đơn vị, đang tham gia vào các hoạt động của chuỗi.
Đánh giá hiện trạng hoạt động của các chuỗi: Giá trị, liên kết trong chuỗi, tác nhân chủ trì chuỗi.
KỸ NĂNG LÀM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, PHÁT HUY THẾ MẠNH VĂN HÓA, SINH THÁI CỦA TỈNH THANH HÓA
Dẫn nhập
Du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển về kinh tế của một quốc gia. Du lịch được xem như một công cụ xoá đói giảm nghèo nhanh ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Với nguồn thu nhập ngày càng được đảm bảo, đời sống vật chất ngày càng nâng cao, nhu cầu thỏa mãn về mặt tinh thần của con người ngày càng lớn, thị hiếu đi du lịch của con người ngày một thay đổi, các sản phẩm du lịch cũng luôn được sáng tạo đổi mới. Một trong số những loại hình du lịch đang rất thu hút du khách hiện nay chính là loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ).
DLCĐ là loại hình do cộng đồng dân cư tổ chức các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội nhằm phát triển du lịch bền vững.
Vài năm gần đây, DLCĐ ở Thanh Hóa phát triển mạnh nhờ vào tài nguyên thiên nhiên núi rừng và nếp sinh hoạt phong phú của nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. DLCĐ đang giúp Thanh Hóa tạo nét hấp dẫn riêng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã có các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch khu vực miền núi, nhân rộng nhiều mô hình DLCĐ tại các thôn, bản. Người dân sẽ là chủ thể để phát triển du lịch. Chính quyền các địa phương tổ chức những đợt tập huấn, đào tạo cách làm du lịch, từ dịch vụ ăn uống, ứng xử với khách, tổ chức biểu diễn những điệu múa dân gian. Bên cạnh đó, thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường liên kết du lịch với các tỉnh, thành phố và các đơn vị lữ hành, tổ chức nhiều sự kiện, đẩy mạnh quảng bá để tăng lượng khách nội địa và quốc tế trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
I. Khái niệm du lịch và du lịch cộng đồng
Cùng với sự ra đời của các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, sáng chế mới, đời sống kinh tế của con người không ngừng tăng lên và ngày càng được cải thiện. Con người ngày càng có nhiều điều kiện để tham gia vào các chuyến du lịch. Du lịch đang và sẽ trở thành một nhu cầu xã hội không thể thiếu của con người. Là một hiện tượng kinh tế, xã hội, môi trường có quy mô toàn cầu, du lịch còn được xem là ngành công nghiệp không khói, sẽ làm ra nhiều của cải nhất và nhạy cảm nhất.
Khái niệm về du lịch một cách đầy đủ cần bao hàm được những yếu tố cấu thành của nó. Không giống như các sản phẩm khác, du lịch có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng lớn nhất từ hầu hết các ngành kinh tế khác.
Theo quan điểm của MC.Intosh ( Mỹ ) thì du lịch là: “Tổng hợp các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa du khách, các nhà cung ứng sản phẩm du lịch, chính quyền và cộng đồng địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón du khách”. Trong đó:
Du khách: Những người đi tìm các trải nghiệm và thoả mãn về vật chất và tinh thần khác nhau. Ước muốn của các đối tượng này sẽ xác định địa điểm du lịch được lựa chọn và các hoạt động được thực hiện tại địa điểm đó.
Sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp cho cơ sở du lịch và khách du lịch: Các nhà kinh doanh xem du lịch là một cơ hội để kiếm lợi nhuận bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chính quyền sở tại: Xem du lịch chủ yếu là một hoạt động kinh tế có mang lại thu nhập cho dân chúng, ngoại tệ cho quốc gia và tiền thuế cho ngân quỹ.
Cư dân địa phương: Xem du lịch là cơ hội tạo việc làm, thu nhập và giao lưu văn hoá.
Theo tổ chức Du lịch quốc tế (1994) - hiểu theo phía cầu : Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hoá... và nhìn chung là vì những lý do không phải để kiếm sống.
Theo hiệp hội Du lịch Đông Nam Á - hiểu theo cung: Du lịch là việc cung ứng và làm marketing cho các sản phẩm và dịch vụ với mục đích đem lại sự hài lòng cho du khách.
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
2. Khái niệm du lịch cộng đồng
2.1. Khái niệm cộng đồng
Theo các chuyên gia môi trường, cộng đồng là “một nhóm công dân chung sống tại một khu vực địa lý, cùng chia sẻ một hệ thống giá trị, các nhu cầu và lợi ích chung”.
Theo từ điển tiếng Việt, cộng đồng là “toàn thể những người sống thành một xã hội, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối”.
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng tương đối rộng rãi để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội. Theo nghĩa rộng nhất là nói đến những khối tập hợp, các liên minh rộng lớn như cộng đồng thế giới, cộng đồng Châu Âu, cộng đồng các nước ASEAN. Nhỏ hơn, danh từ được áp dụng cho một kiểu xã hội, căn cứ vào những đặc tính tương đối về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo như: cộng đồng người Do thái, cộng đồng người da đen tại Chicago và nhỏ hơn nữa danh từ cộng đồng được sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng hay một nhóm người nào đó có những đặc tính chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, nghề nghiệp, thân phận xã hội như các đảng phái, nhóm người lái xe taxi, nhóm người khiếm thị, ...
Khi nói tới khái niệm cộng đồng, cũng cần phải hiểu được các thành phần tạo nên một cộng đồng. Đó là:
Yếu tố khu vực địa lý: đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, là cơ sở để xác định ranh giới của cộng đồng để phân biệt giữa cộng đồng này với cộng đồng khác.
Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế có ý nghĩa trong sự tồn tại của cộng đồng. Kinh tế không những đảm bảo về chất cho cuộc sống của những người trong cộng đồng mà còn là đòn bẩy của sự phát triển, có sự phát triển kinh tế thì mới có sự phát triển xã hội. Tuy vậy, ở mỗi cộng đồng khác nhau thì nghề nghiệp cũng khác nhau, tạo nên sự đa dạng của ngành nghề trong cộng đồng.
Yếu tố văn hoá: Đây là biểu thị có tính tổng hợp khi nhận biết cộng đồng, trong đó, đặc biệt chú ý đến các khía cạnh như truyền thống lịch sử, tộc người, tôn giáo, hệ thống giá trị chuẩn mực, phong tục, tập quán, tất cả các yếu tố này tạo nên nền văn hoá độc đáo của cộng đồng.
Như vậy, cộng đồng là những người dân chung sống tại một khu vực địa lí, họ sử dụng và chia sẻ văn hóa và lưu truyền những nét văn hóa ấy với nhau trong khu vực địa lí đó để tạo thành văn hóa riêng của cộng đồng mình. Những người trong một cộng đồng thường có chung dòng máu hoặc quan hệ hôn nhân. Họ cũng có thể cùng chung tôn giáo, quan điểm chính trị, đẳng cấp và quan niệm sống.
2.2. Khái niệm du lịch cộng đồng
Hiện đã có những định nghĩa, khái niệm để nói về DLCĐ, giúp người đọc hiểu, nhận biết và phân biệt được loại hình du lịch này với các loại hình du lịch khác.
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đã đưa ra định nghĩa về DLCĐ như sau “Du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch mà sự phát triển và quản lý chủ yếu dựa vào nguồn lực là người dân địa phương. Đồng thời, lợi ích kinh tế có được từ hoạt động DLCĐ sẽ được giữ lại cho nền kinh tế địa phương” Định nghĩa này hướng vào đặc điểm đối tượng mà DLCĐ nhắm đến và sẽ chịu trách nhiệm cho việc phát triển quản lí DLCĐ.
Theo Responsible Ecological Social Tours Project (REST), một tổ chức du lịch hoạt động tại Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về DLCĐ “là phương thức du lịch có tính đến tính bền vững về môi trường và văn hóa xã hội. Nó được quản lý và sở hữu bởi cộng đồng, vì cộng đồng, với mục đích tạo điều kiện cho du khách nâng cao nhận thức và tìm hiểu về cộng đồng và cách sống của địa phương”. Định nghĩa này cũng đã nêu rõ được trách nhiệm của cộng đồng trong DLCĐ và kèm theo đó là mục tiêu phát triển bền vững của DLCĐ.
Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WNF định nghĩa DLCĐ: “là loại hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự khảo sát và tham gia chủ yếu và sự phát triển và quản lý hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch cho cộng đồng”
Trong luật Du lịch 2017, DLCĐ được định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 (có hiệu lực từ 01/01/2018) như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.”
Trong nước, vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồng lần đầu tiên đã được đề cập tới trong Hội thảo Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam năm 2003 được tổ chức tại Hà Nội và xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hoá thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế”.
Như vậy, DLCĐ là loại hình du lịch có hình thức kinh doanh du lịch dựa trên những tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm văn hóa địa phương vùng miền để kinh doanh du lịch.
DLCĐ là loại hình du lịch xã hội bền vững được khởi xướng và vận hành chủ yếu bởi địa phương và người bản xứ, hướng tới quyền lợi và sự giàu mạnh của địa phương thay vì lợi ích cá nhân, cân bằng quyền lực trong cộng đồng, nuôi dưỡng và bảo tồn văn hóa bản địa, và đồng thời có trách nhiệm với môi trường.
Việc tham gia vào DLCĐ mang tính tự nguyện dựa trên sự trao đổi và thống nhất giữa ban quản lý DLCĐ địa phương với các hộ gia đình. Dù tham gia hay không tham gia, dù tham gia nhiều hay ít thì các hộ gia đình có trách nhiệm chung trong việc xây dựng những hình ảnh tốt đẹp nhất về DLCĐ tại địa phương mình.
Theo Tài liệu hướng dẫn phát triển DLCĐ, có 3 mô hình phát triển DLCĐ tại một địa phương:
Mô hình thứ nhất là cả cộng đồng cùng tham gia vào DLCĐ
Mô hình thứ hai chỉ gồm một bộ phận cộng đồng hoặc hộ gia đình tham gia vào DLCĐ;
Mô hình thứ ba là mô hình liên doanh giữa cộng đồng hoặc một số thành viên cộng đồng và đối tác kinh doanh. Mức độ tham gia trong một dự án DLCĐ của cộng đồng có thể khác nhau tùy theo từng nơi.
Một số lựa chọn để cộng đồng tham gia vào hoạt động DLCĐ bao gồm:
- Cá nhân sản xuất và bán hàng địa phương (hoa quả, hàng thủ công ...) cho du khách trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp du lịch. Đây là một cách tốt để lan tỏa thu nhập trong cộng đồng.
- Doanh nghiệp du lịch tư nhân (thường ở bên ngoài cộng đồng - Doanh nghiệp tư nhân bên ngoài) được phép cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch tại điểm DLCĐ và sau đó chia sẻ lại lợi nhuận cho cộng đồng trên cơ sở thỏa thuận.
- Một số cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch một cách không chính thức (doanh nghiệp vận hành và quản lý bởi cá nhân địa phương), thường các cá nhân này thiếu kỹ năng và kiến thức du lịch nên việc thành công cũng còn hạn chế.
- Các doanh nghiệp do cộng đồng cùng sở hữu và điều hành (doanh nghiệp cộng đồng): Mô hình này đôi khi có thể thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức hoạt động, nhưng điều này có thể được khắc phục theo thời gian.
- Liên doanh giữa cộng đồng và doanh nghiệp tư nhân: Bao gồm chia quyền sở hữu, hoặc các thỏa thuận hợp đồng chặt chẽ liên quan đến dịch vụ ăn ở cho khách hoặc các hoạt động du lịch khác.
Nếu toàn bộ hoặc một bộ phận cộng đồng lựa chọn một trong các phương pháp này, thì cần phải phát triển một chiến lược rõ ràng được thông qua không chỉ bởi các thành viên của cộng đồng địa phương mà còn bởi các bên liên quan khác có quan tâm đến DLCĐ. Điều này đặc biệt cần thiết nếu chọn mô hình doanh nghiệp do cộng đồng cùng sở hữu và điều hành. Thiết lập một bộ phận quy hoạch du lịch cùng với các thành viên trong cộng đồng là một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ loại DLCĐ nào.
Nhiều mô hình phát triển DLCĐ trên thế giới, khu vực và trong nước đã chứng minh, nơi nào xây dựng và phát triển DLCĐ thì nơi đó giải quyết được rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh trật tự, nó không chỉ mang lại những ảnh hưởng tích cực trong vùng mà còn tác động tích cực đến các vùng khác có tính tương đồng. DLCĐ mang lại rất nhiều ý nghĩa nhưng ý nghĩa mà được cộng đồng dân cư nhìn thấy rõ nhất là việc họ có việc làm thường xuyên mang lại thu nhập, chất lượng cuộc sống được nâng cao; các hành vi ứng xử văn hóa, văn minh được phát triển.
II. Đặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng
1. Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Theo Luật Du lịch 2017, khái niệm DLCĐ đã chỉ rõ đây là loại hình du lịch hướng đến cộng đồng địa phương. Chính vì thế, hoạt động khai thác, quản lí, thực hiện sẽ luôn có sự tham gia của người dân địa phương. Người dân địa phương giữ vai trò chủ đạo, trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến, đưa ra các giải pháp, tham gia các cuộc họp cùng với các bên liên quan để phát triển DLCĐ tại địa phương mình.
Ngoài ra, chính cộng đồng địa phương sẽ là chủ thể quản lý, tổ chức và hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Cộng đồng dân cư địa phương sẽ là nguồn lực chính phát triển và duy trì các hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương bao gồm: Ăn uống, lưu trú, vận chuyển, sản xuất hàng hóa địa phương, dịch vụ vui chơi, giải trí, ...
Cùng với việc khai thác du lịch tại địa phương mình, người dân địa phương cũng sẽ đảm nhận việc bảo tồn và giữ gìn những nét văn hóa độc đáo khi đón tiếp du khách, trực tiếp quản lí và giám sát quá trình khai thác du lịch.
DLCĐ sẽ đem lại nguồn lợi cho các bên tham gia vào quá trình khai thác du lịch nhưng chủ yếu nguồn lợi của loại hình du lịch này sẽ hướng đến cộng đồng dân cư địa phương là chủ yếu để có thể đem lại nguồn thu nhập dồi dào hơn cho người dân nơi đây và nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của những người dân xưa nay chỉ sống bằng những ngành nghề truyền thống với thu nhập thấp và cũng là nguồn thu hút nhân lực địa phương, đem lại cho người dân một công việc để họ có thể thoát khỏi cảnh thất nghiệp, có nguồn thu nhập ổn định cho riêng mình.
Các dịch vụ DLCĐ cung cấp cho du khách có sự độc đáo, khác biệt, hấp dẫn các khách du lịch mang đậm dấu ấn văn hóa của địa phương. Vì văn hóa của mỗi nơi có những điểm giống và khác nhau nên sản phẩm DLCĐ để có thể thu hút nhiều khách du lịch thì phải thật hấp dẫn, mang đậm màu sắc văn hóa của địa phương và khác biệt với các vùng lân cận khác để có thể tạo ra sự tò mò thích thú cho du khách khiến họ muốn đặt chân đến thăm và trải nghiệm những văn hóa, phong tục đó tại chính địa phương.
Hoạt động du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng, vì vậy cần giải quyết thật tốt các vấn đề đặt ra ở đây là làm cách nào cộng đồng địa phương thu hút được nguồn khách; du khách chi tiêu như thế nào và doanh thu từ DLCĐ sẽ được chia sẻ thế nào, tái đầu tư ra sao.
DLCĐ không quá phức tạp, nhìn chung sẽ có một số đặc điểm sau:
Công bằng về mặt xã hội: các thành viên của cộng đồng chủ yếu tham gia vào việc lên kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng. Điều này không có nghĩa là hoạt động du lịch được triển khai ở cấp địa phương mà nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào quá trình tổ chức, thực hiện các hoạt động du lịch. Từ đó lợi ích kinh tế được chia sẻ công bằng và rộng khắp, không chỉ riêng cho các công ty du lịch mà còn dành cho các thành viên của cộng đồng.
Tôn trọng các giá trị văn hoá của cộng đồng: thực tế cho thấy loại hình du lịch nào cũng có ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương. Điều quan trọng là các giá trị văn hoá của cộng đồng được bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp tích cực của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là cư dân địa phương bởi không có đối tượng nào có thể bảo vệ và duy trì các giá trị văn hoá tốt hơn chính họ.
2. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
DLCĐ là loại hình du lịch đặc biệt, trong đó nhấn mạnh vào lợi ích của các cộng đồng dân cư tại điểm đến du lịch. Vì vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch dựa vào cộng đồng đã đưa ra một số nguyên tắc nhất định trong việc phát triển DLCĐ như sau:
- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch thực hiện và quản lý, đầu tư phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng phù hợp với khả năng của họ. Khả năng của cộng đồng bao gồm: khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, cộng đồng; các điều kiện khả năng tài chính, năng lực của cộng đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng. Theo nguyên tắc này cộng đồng cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch. Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển cho lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khoẻ giáo dục v.v..
- Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và văn hoá hướng tới sự phát triển bền vững
III. Điều kiện cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng
Để có thể phát triển DLCĐ, địa phương cần có TNDL, trong đó có TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa. Cùng với đó, hai nguồn tài nguyên này cần phải độc đáo, hấp dẫn để có thể thu hút KDL. TNDL càng độc đáo, hấp dẫn bao nhiêu thì sức hút của nó đối với KDL càng mạnh bấy nhiêu. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định địa phương có thể triển khai DLCĐ.
2. Nguồn lao động từ địa phương
DLCĐ là loại hình du lịch phát triển tại địa phương và mang lại lợi ích trực tiếp cho cư dân địa phương. Chính vì vậy, người dân địa phương cần phải đồng ý tham gia vào nguồn lao động du lịch. Người dân địa phương sẽ không chỉ làm các nghề truyền thống thông thường mà phải học thêm các kĩ năng thuyết minh, giới thiệu, cùng với đó, người dân có thể đổi sang làm nghề khác để có thể phục vụ cho KDL. Điều này cần một nguồn lao động địa phương dồi dào và sự đồng thuận đồng ý học thêm các kĩ năng hay thay đổi nghề để đáp ứng với việc phát triển DLCĐ tại địa phương.
Nguồn lao động là dân cư địa phương là yếu tố quan trọng để các TNDL ở địa phương có thể được khai thác và đem lại nguồn lợi cho địa phương mình. Không những thế, vì có thời gian sống lâu năm tại quê hương nên việc nắm bắt thông tin, cách làm và văn hóa của địa phương là việc đơn giản đối với người dân nơi đây. Vì thế dân cư địa phương khi tham gia vào phát triển DLCĐ sẽ thành công hơn những người lao động từ nơi khác đến và cũng sẽ đảm bảo được nguồn lợi của DLCĐ sẽ đem lại lợi ích cho người dân nơi đây, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
Để một điểm du lịch có thể phát triển thì cơ sở vật chất kĩ thuật của nơi đó phải đáp ứng được nhu cầu của KDL. Đối với DLCĐ, là loại hình phát triển du lịch dựa trên những TNDL mà địa phương sẵn có, cơ sở vật chất tại địa phương ấy cũng phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cần thiết cho du khách.
- Cơ sở hạ tầng của địa phương cần phải đáp ứng được tối thiểu là đường bộ để KDL có thể tiếp cận được với các điểm du lịch của địa phương.
- Thông tin liên lạc, đường truyền tới các khu vực khác cũng cần phải được đảm bảo trong quá trình khách nghỉ dưỡng tại địa phương: đường truyền internet, WIFI
- Các công trình đảm bảo đáp ứng tối đa những nhu cầu cơ bản của con người: Mạng lưới điện của địa phương, các cơ sở lưu trú, nguồn nước sạch ....
- Có thị trường khách đủ lớn về số lượng và đảm bảo chất lượng (khả năng chi trả), ổn định cho vùng, từ đó đảm bảo khối lượng công ăn việc làm cho cộng đồng, thu nhập đều đặn.
4. Chính sách phát triển du lịch cộng đồng
Để có thể phát triển DLCĐ một cách tối ưu và có tính khoa học, phát huy hết tiềm năng, địa phương cần những chính sách phát triển cụ thể: hướng dẫn người dân tham gia khai thác du lịch, cải thiện tình trạng cơ sở vật chất yếu kém, quảng bá DLCĐ ở địa phương
Để có thể phát triển DLCĐ, các cơ quan địa phương cần họp bàn cùng các chuyên gia, các nhà khoa học, các công ty lữ hành, các nhà đầu tư và người dân để có thể đưa ra những phương án đem lại lợi ích cho cả địa phương cũng như cho các bên tham gia vào DLCĐ. Việc khai thác du lịch phái tính đến số lượng khách tham quan để phát triển DLCĐ tại địa phương một cách bền vững, vừa khai thác nhưng vừa bảo tồn TNDL tự nhiên và văn hóa của địa phương.
IV. Vai trò của du lịch cộng đồng và của các bên tham gia
1. Vai trò của du lịch cộng đồng
Về kinh tế, DLCĐ là nguồn lợi, nguồn thu nhập dồi dào cho người dân địa phương. Khi địa phương phát triển DLCĐ, dân cư địa phương sẽ có thêm cơ hội việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân mà vốn từ trước tới nay chỉ làm các ngành nghề truyền thống, thu nhập thấp. Cùng với nguồn lợi từ vật chất, đời sống của người dân địa phương cũng sẽ được nâng cao, người dân địa phương cũng dần thoát khỏi cảnh nghèo khó, từ đó cuộc sống của họ cũng được cải thiện, không phải lo lắng quá nhiều về việc tiền bạc, chi tiêu trong gia đình hàng ngày.
Về xã hội, DLCĐ góp phần đem lại lợi ích cho xã hội. Người dân địa phương trước chỉ làm đi làm lại những công việc truyền thống nay sẽ học thêm các kĩ năng, các kiến thức để có thể tham gia vào quá trình khai thác DLCĐ. Khi DLCĐ phát triển, các cơ sở vật chất của địa phương cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn. Các công trình chung, công trình xã hội sẽ được nâng cấp, bảo dưỡng, thay mới sao cho có thể tạo điều kiện tốt và thích hợp nhất trong quá trình DLCĐ diễn ra. Điều này có lợi cho người dân địa phương khi đường sá được nâng cấp, bảo dưỡng, điện lưới quốc gia truyền tải về mạnh mẽ, ổn định hơn và các công trình chung cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn.
Về môi trường, DLCĐ cũng là động lực để người dân cùng chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn cho môi trường sống của chính mình. Khi DLCĐ phát triển, môi trường sạch sẽ là điều kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến số lượng du khách tới thăm và tiếng tăm của địa phương. Chính vì thế, DLCĐ góp phần làm cho môi trường địa phương được cải thiện, đưa ra các phương án xử lí triệt để nhằm mục đích đem lại một môi trường sống xanh - sạch - đẹp cho người dân địa phương và cho cả các khách du lịch.
Về các giá trị văn hóa, DLCĐ cũng nâng cao ý thức bảo tồn TNDL và văn hóa bản địa đặc sắc của địa phương. Để phát triển được DLCĐ thì quan trọng nhất là TNDL và nền văn hóa bản địa độc đáo. Vì thế trong mỗi cá nhân sẽ tự phải nhắc nhở và truyền đạt lại cho con cháu của mình rằng quê hương mình may mắn có được những TNDL đó và cần phải bảo tồn, chăm sóc để không bị mai một. Chính quyền địa phương cùng với người dân tham gia, vận động người dân và KDL tuy khai thác DLCĐ nhưng đi song song với khai thác là bảo tồn để TNDL và văn hóa bản địa tồn tại cho tới các đời sau.
Những giá trị khác: giúp con người hiểu nhau hơn, tăng cường tình đoàn kết, sẻ chia lợi ích và các giá trị giữa người với người, tuyên truyền về sự bình đẳng, góp phần gìn giữ những giá trị tốt đẹp và loại trừ những thói xấu trong đời sống người dân tạo nên một cộng đồng làm dịch vụ văn minh, phát triển bền vững.
2. Vai trò của các bên tham gia vào du lịch cộng đồng
2.1. Cộng đồng dân cư địa phương
Cộng đồng cư dân đóng vai trò xuyên suốt trong hoạt động du lịch vừa là chủ thể tham gia vừa là nhà quản lý, có trách nhiệm bảo tồn TNDL và họ cũng chính là người trực tiếp thấy được sự biến đổi của hệ sinh thái, môi trường, văn hóa được duy trì bảo tồn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người dân nơi đây. Chính vì thế DLCĐ nên đặt lợi ích của người dân lên trên hết, khuyến khích họ tham gia vào hoạt động du lịch và cộng đồng cư dân thì họ vừa có thể phát triển kinh tế tại địa phương vừa có thể lưu giữ những nét văn hóa của quê hương xứ sở.
DLCĐ ngày càng phát triển, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) khẳng định: “Du lịch phải là hoạt động có lợi nhuận cho quốc gia và cho cộng đồng sở tại. Do đó, cộng đồng địa phương nên tham gia các hoạt động du lịch và chia sẻ quyền bình đẳng trong lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà hoạt động du lịch đem lại”. Cộng đồng cư dân là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, trong nhiều trường hợp cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên quê hương của họ. Chính vì thế vai trò của cộng đồng cư dân địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho việc phát triển DLCĐ bền vững.
2.2. Khách du lịch
Là chủ thể chính được phục vụ trong DLCĐ nên khi tham quan du lịch thì họ ngoài việc được khám phá nét văn hóa mới tại địa phương thì họ cũng chính là người tạo ra công ăn việc làm là nguồn thu để cư dân địa phương có việc làm đem lại nguồn GDP giúp địa phương cũng như đất nước phát triển.
KDL cũng góp phần vào việc phát triển DLCĐ bằng việc góp phần làm phát triển kinh tế tại cộng đồng khi tham gia du lịch. Họ còn là nguồn marketing cực kì hữu hiệu có thể truyền tải những thông tin những điều hay mới lạ mà họ trải nghiệm tới những người bạn bè hoặc trên các trang mạng xã hội với thời đại 4.0 thì những thông tin sẽ được lan tỏa nhanh chóng và địa phương du lịch sẽ được nhiều người biết đến mà không tốn chi phí quảng cáo hay marketing nào. Chính vì thế KDL vừa là chủ thể chính trong DLCĐ vừa là nguồn động lực, kinh tế cho cộng đồng cư dân có thể bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa đến nhiều du khách hơn nữa.
2.3. Chính quyền địa phương
Để khai thác được hết giá trị vốn có của TNDL, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với cộng đồng cư dân thành một khối đoàn kết tương trợ nhau cùng đưa du lịch của địa phương đó phát triển. Để phát triển các điểm DLCĐ khả thi, tránh trùng lặp, tăng sự kết nối với các địa bàn trung tâm du lịch thì cần có sự hỗ trợ của Sở Du lịch tham mưu và ban hành các chính sách như hỗ trợ quy hoạch, đầu tư hạ tầng; hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng như xúc tiến, quảng bá du lịch...
2.4. Doanh nghiệp lữ hành
Các doanh nghiệp cần xây dựng tuyến hành trình thu hút KDL và cần tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề chuyên về dẫn các tour cộng đồng để có thể hiểu rõ và truyền tải thông tin chính xác và chân thực nhất đến du khách khi họ trải nghiệm.
Các doanh nghiệp cần đào tạo chuyên môn vững cho các hướng dẫn khi dẫn các tour về cộng đồng để tạo ấn tượng tốt với du khách từ đó có thể tạo niềm tin cũng như uy tín của công ty mà khi du khách nhìn vào họ có thể chọn chúng ta làm người hướng dẫn họ đi tham quan.
Doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch dịch vụ, xây dựng sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị hiếu khách du lịch. Các khách sạn, nhà hàng không ngừng đổi mới chất lượng dịch vụ, phát huy sản phẩm ẩm thực địa phương để có thể chiều lòng và đáp ứng được nhu cầu khám phá ẩm thực của những thực khách khó tính nhất.
Doanh nghiệp du lịch đóng góp rất lớn vào việc giải quyết công ăn việc làm cho nhiều đối tượng lao động, từ trình độ kỹ năng thấp tới trình độ cao và gián tiếp thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực du lịch phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Ngoài ra các doanh nghiệp du lịch cần đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm khi tham quan du lịch của du khách.
Cuối cùng, các doanh nghiệp du lịch cần tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, ứng dụng công nghệ 4.0 tuyên truyền về các điểm DLCĐ qua các bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, ... và trang web chính chủ của công ty; đồng thời chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, tích cực tham gia các chương trình tập huấn nâng cao tay nghề cho người dân địa phương để cho ra một nguồn nhân lực dồi dào có tay nghề gây ấn tượng tốt với du khách từ đó DLCĐ tại đó sẽ được nâng tầm và phát triển.
V. Các loại hình của du lịch cộng đồng
STT | Các loại hình | Khái niệm |
1 | Du lịch homestay | Homestay là một loại hình “du lịch xanh”, thay vì ở khách sạn hoặc nhà nghỉ, KDL sẽ ở tại nhà người dân địa phương, có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tê hơn để tìm hiểu văn hoá và cuộc sống người bản địa. |
2 | Du lịch văn hóa | Đây là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc, lịch sử và khảo cổ học của địa phương để khai thác du lịch. Các yếu tố văn hoá thu hút KDL là các phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống, những di tích lịch sử, kiến trúc,nghệ thuật và các sản phẩm văn hoá hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số. |
3 | Du lịch sinh thái | Du lịch sinh thái là hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên, gắn với bản sắc văn hoá, địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. KDL sẽ tìm hiểu về nét bản sắc văn hoá - xã hội của địa phương và quan tâm tới vấn đề môi trường tại đây. |
4 | Du lịch nông nghiệp | Đây là hình thức du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ cho KDL chủ yếu dựa vào nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại khu vực nông thôn ở các khu nông nghiệp du khách có thể tham quan và trải nghiệm như: Vườn cây ăn trái, trang trại kết hợp nông lâm, trang trại thảo dược, trang trại động vật. KDL có thể xem và tham gia vào công việc của dân bản địa mà không ảnh hưởng đến hệ sinh thái của gia đình chủ nhà. |
5 | Du lịch làng quê | Cũng giống như du lịch nông thôn nhưng KDL chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn, bản, tận hưởng một cuộc sống thanh bình, yên ả của làng quê, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của bà con nông dân. Dân làng cung cấp dịch vụ về ăn, ở, nhà trọ dành cho những du khách có nhu cầu ngủ qua đêm. Du khách ở lại qua đêm trong những ngôi làng, cùng với một gia đình. |
6 | Du lịch làng nghề | Du lịch làng nghề không chỉ đơn thuần là đến xem các nghệ nhân làm sản phẩm, hay đến mua sắm, tham quan làng nghề mà còn được tìm hiểu về văn hóa truyền thống, những giá trị nhân văn trong nó và giá trị phi vật thể tồn tại từ ngàn năm. Du khách không chỉ được ngắm phong cảnh du lịch làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của du lịch làng nghề. |
VI. Du lịch cộng đồng bền vững
1. Khái niệm phát triển bền vững
Du lịch bền vững trong tiếng Anh được gọi là Sustainable Tourism. Khái niệm du lịch bền vững được nhắc đến lần đầu tiên năm 1992, tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro.
Căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Luật Du lịch 2017 định nghĩa: Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.
Khái niệm du lịch bền vững được định nghĩa bởi Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) trong một buổi Hội nghị về Môi trường và Phát triển tại Riode Janeriro (1992): “Du lịch bền vững là sự phát triển toàn diện về các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, đồng thời quan tâm đến người dân bản địa, bảo tồn các nguyên tài nguyên và có kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Phát triển du lịch bền vững cũng cần duy trì được các giá trị văn hóa, sự đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái, đồng thời góp phần hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
Hiểu một cách đơn giản nhất thì du lịch bền vững tức là hướng đến việc giảm thiểu tối đa các chi phí, nâng cao lợi ích du lịch cho khách thập phương và người dân bản địa. Đây cũng là hướng đi bền vững, lâu dài, không làm ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái.
Hình thức du lịch này nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát
Du lịch bền vững có ba hợp phần chính, được ví như “ba chân”: Môi trường - Văn hóa xã hội - Kinh tế.
Thân thiện với môi trường: Du lịch bền vững có tác động thấp đến môi trường tự nhiên và khu bảo tồn biển. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm...) và cố gắng có lợi cho môi trường, bảo vệ môi trường một cách tối đa nhất
Gần gũi về xã hội và văn hóa: Loại hình du lịch này không những không gây hại đến các cấu trúc xã hội và văn hóa của cộng đồng địa phương mà còn tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương, khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành chương trình du lịch và quản lí chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.
Phát triển kinh tế địa phương: Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt.
2. Tam giác du lịch cộng đồng bền vững
2.1. Môi trường bền vững
Tính bền vững môi trường có nghĩa là việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không vượt quá khả năng của thiên nhiên để các nguồn nguyên liệu có thể tự bổ sung nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên của các thế hệ tương lai.
- Bảo tồn tài nguyên tự nhiên và động vật hoang dã
- Đánh giá đúng đắn với môi trường
- Quan tâm và phục hồi những khu vực bị tàn phá
- Có kế hoạch và quản lý.
2.2. Kinh tế bền vững
Tính bền vững kinh tế - phát triển ổn định trong thời gian dài,tạo ra sự công bằng: lợi ích được phân phối công bằng giữa các thành phố, giữa các vùng, giữa các cộng đồng và giữa các cá nhân, mang đến sự giàu có cho càng nhiều người càng tốt
- Việc làm: việc làm được tạo ra không chỉ tại các cơ sở trực tiếp phục vụ khách du lịch mà còn trong cả các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp thương mại được hưởng lợi từ việc tăng sức chi tiêu tại địa phương;
Thường được chính phủ khuyến khích vì các lợi ích kinh tế;
- Tài chính: tăng việc trao đổi ngoại tệ, GNP, thuế, thu nhập (cá nhân và doanh nghiệp)
2.3. Xã hội bền vững
- Bền vững văn hóa - phát triển, đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng các giá trị văn hóa và truyền thống được truyền lại cho thế hệ tương lai.
- Trao đổi văn hóa, ngôn ngữ, sức khỏe, vùng miền, hành vi đạo đức
- Ngoài nghỉ ngơi thư giãn, du khách có cơ hội gặp gỡ và hiểu hơn về những nền văn hóa khác
- Địa phương sẽ được tiếp cận văn minh, phụ nữ trở nên độc lập, vai trò các cá nhân sẽ được quan tâm.
- Bảo tồn và phát huy nghệ thuật, âm nhạc, thủ công mỹ nghệ, đàn hát
- Giúp cho địa phương nhận biệt được đặc tính của nó
- Hồi sinh các phong tục tập quán và phục hồi các di tích lịch sử
- Tạo ra các thị trường mới cho nghệ thuật bản địa và hàng thủ công, nhằm khuyến khích niềm tự hào của cộng đồng về văn hóa bản địa.
3. Yếu tố để thực hiện thành công hoạt động du lịch cộng đồng
Như vậy, để có thể phát triển thành công, DLCĐ cần có định hướng phát triển cùng với các tiêu chí đánh giá cụ thể, và không thể thiếu sự hợp tác, phối hợp hoạt động một cách đáng kể giữa các đối tác mang tính chiến lược bao gồm:
- Cộng đồng địa phương;
- Các cơ sở kinh doanh tư nhân
- Các cơ quan của chính phủ: xây dựng chính sách và thiết lập môi trường hoạt động
DLCĐ là một loại hình du lịch, vì vậy nó cần đầy đủ các yêu cầu để phát triển như những loại hình du lịch khác. Hiện nay, phát triển DLCĐ chủ yếu theo hướng tự phát và mọi người vẫn chưa thực sự hiểu thế nào là DLCĐ. Thực tế, du lịch theo cách này mang tính phong trào. Chúng ta đang học hỏi cách làm nhưng không biết phân tích, áp dụng cụ thể, hiệu quả vào từng địa phương. Không chỉ thế, nhiều nơi còn đang lầm tưởng rằng phát triển homestay chính là DLCĐ. Do vậy DLCĐ cần được quy hoạch, có chính sách phát triển và quảng bá du lịch địa phương, thu hút sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, kêu gọi sự tham gia của cư dân và các cấp chính quyền địa phương kết hợp với đào tạo nâng cao năng lực làm du lịch đến từng cá thể, từng hộ gia đình.
Phương hướng phát triển du lịch cộng đồng
- Ưu tiên hỗ trợ phát triển vùng du lịch cộng đồng.
- Xây dựng sản phẩm OCOP, làm thương hiệu cho từng địa phương.
- Tạo bộ tiêu chí chuẩn cho du lịch cộng đồng.
- Đào tạo và tập huấn về mô hình du lịch cộng đồng cho người dân.
- Công nhận du lịch cộng đồng là mô hình đa dạng nguồn thu.
- Có văn bản hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng dựa vào nội lực vùng đất.
- Tổ chức hội thảo về du lịch cộng đồng địa phương.
- Nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn.
Các tiêu chí đánh giá sự tham gia vào du lịch cộng đồng tại Việt Nam:
- Truyền thống văn hoá của địa phương.
- Nhân sự quản lý, thực hiện.
- Dịch vụ giải trí địa phương có thể cung cấp.
- Sự niềm nở của cộng đồng.
- Điều kiện ăn uống, ngủ nghỉ.
- Phương tiện giao thông, liên lạc.
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG SINH THÁI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI THANH HÓA
I. Tài nguyên du lịch của các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa
Suốt chiều dài của lịch sử Tổ quốc, Thanh Hóa là địa phương tương đối ổn định về mặt địa giới hành chính, là địa bàn sinh tụ của 7 dân tộc anh em: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ và Khơ Mú mà mỗi tộc người mang một sắc thái riêng, tạo nên bức tranh lung linh đa sắc mầu của văn hóa xứ Thanh. Với vị trí địa lý đặc biệt, nơi đây hội tụ đầy đủ tiềm năng của ba vùng kinh tế: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển, nguồn tài nguyên đất - nước - khoáng sản rất phong phú. Vùng đất này là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam.
Là một trong những tỉnh có diện tích lớn của Việt Nam nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía nam, Thanh Hóa là vùng đất có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc sắc. Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, thấp dần từ tây sang đông gồm có vùng núi, trung du, đồng bằng, vùng ven biển. Khí hậu của tỉnh thuộc vùng chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23°C - 24°C. Nằm ở độ cao không lớn lại nằm kề biển nên mùa đông ở đây không lạnh lắm, mùa hè dịu mát hơn
Thanh Hóa có vị trí chiến lược quan trọng, đóng vai trò kết nối vùng đồng bằng Sông Hồng, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ; có hệ thống giao thông với hệ thống đường bộ, đường sắt Bắc - Nam đi qua; có cửa khẩu quốc tế, cảng biển, cảng hàng không quốc tế. Cùng với đó, Thanh Hóa sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, có giá trị quốc gia và quốc tế. Đến năm 2022, toàn tỉnh có 1.535 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, 5 di tích quốc gia đặc biệt là, Lam Kinh, Hang Con Moong, Đền Bà Triệu, Đền Lê Hoàn và thắng cảnh Sầm Sơn.
Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Bờ biển dài trên 100km với nhiều bãi tắm đẹp mà nổi tiếng nhất là Sầm Sơn: bãi biển phẳng, nước xanh như ngọc tràn ngập ánh nắng với nhiều điểm du lịch phụ cận như đền Độc Cước, hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, khu đầm lầy nước mặn Quảng Cư, Quảng Tiên có nhiều chim thú, cây cỏ và hải sản. Hàng năm có hàng triệu du khách tới Sầm Sơn tắm biển và nghỉ ngơi. Huyện Nga Sơn sát tỉnh Ninh Bình có động Từ Thức (nơi Từ Thức gặp tiên). Động có rất nhiều điều kỳ thú do thiên nhiên tạo ra như Đường lên trời, Kho gạo, Kho khỉ, Chuông...
Đối với những du khách say mê lịch sử không thể bỏ qua di tích thành nhà Hồ với kiến trúc giống như những thành đá ở Ý và Hy Lạp, các di vật của người Việt cổ (Núi Đọ, Đông Sơn), khu di tích Lam Kinh. Tới đây du khách sẽ được thưởng thức chiêm ngưỡng hệ thống văn hóa phi vật thể của Thanh Hóa đa dạng và đặc sắc với các loại hình nghệ thuật, các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ như hò sông Mã, hát xẩm xoan, múa đèn Đông Anh, trò diễn Xuân Phả. và nhiều hoạt động văn hoá khác. Về ẩm thực, nhiều món ngon của xứ Thanh đã nức tiếng cả nước xưa nay, trong đó có nhiều sản vật trong lịch sử từng được dùng để tiến vua. Bên cạnh đó các làng nghề xứ Thanh với lớp lớp nghệ nhân tài hoa đã làm nên những sản phẩm nổi tiếng cả nước, hiện để lại một di sản đồ sộ, là nguồn tài nguyên không nhỏ cho du lịch khám phá.
Cùng với Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa... ở khu vực thượng du, với dáng núi, hình sông quanh co uốn khúc, sơn kỳ thủy tú, thảm thực vật đa dạng, phong phú, Thanh Hóa được thiên nhiên ban tặng rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng, như Vườn quốc gia Bến En có phong cảnh núi hồ đẹp cùng những cây cổ thụ hàng ngàn tuổi và nhiều động vật quý hiếm, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Suối cá thần Cẩm Lương. Khu vực thành phố Thanh Hóa nổi bật nhất là thắng cảnh Hàm Rồng - Sông Mã và nhiều di tích, lễ hội văn hóa đặc sắc vệ tinh. Những tài nguyên đó là điều kiện hết sức thuận lợi để Thanh Hóa phát triển ngành công nghiệp không khói, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Chắc chắn Thanh Hóa sẽ là điểm dừng chân không thể bỏ qua đối với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Với bản sắc văn hóa độc đáo đa dạng, tạo nên bức tranh nhiều màu sắc về đời sống văn hóa, xã hội. Xác định du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa có nhiều chủ trương, quyết sách nhằm phát huy lợi thế vị trí địa lý, các giá trị tài nguyên để phát triển du lịch.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã tiếp tục xác định phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh. Tỉnh sẽ tập trung khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong kinh tế dịch vụ, thuộc nhóm các tỉnh có ngành du lịch phát triển của cả nước. Bên cạnh việc phát triển mạnh sản phẩm du lịch biển, đẩy mạnh xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa, tỉnh quan tâm và đầu tư phát triển DLCĐ, du lịch sinh thái văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Vườn Quốc gia Bến En (Như Thanh), Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước), thác Ma Hao (Lang Chánh), hang Bo Cúng và núi Lá Hoa (Quan Sơn), suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), đền Cửa Đặt (Thường Xuân), bản Năng Cát (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh), tuyến du lịch dọc sông Mã..
Thanh Hóa sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu, điểm du lịch, làm cơ sở để thu hút đầu tư khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển du lịch; chú trọng thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, ưu tiên các dự án có sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo và khác biệt, để xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch của tỉnh; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng nguồn nhân lực du lịch có chất lượng và tính chuyên nghiệp cao, chú trọng văn hóa ứng xử và phong cách phục vụ; xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, nâng cao sức hấp dẫn du khách. Phấn đấu năm 2025, đón 16 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế 850.000 lượt; đưa du lịch trở thành 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng.
II. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi Thanh Hóa
Vùng Trung du miền núi Thanh Hóa có diện tích rộng hơn 8.000km2, chiếm đến 3/4 diện tích của cả tỉnh, với địa hình nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Thạch Thành. Thanh Hóa có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú đa dạng, trù phú với nhiều di tích, rừng, hồ, núi, hang động, thác nước và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Vùng miền núi Thanh Hóa là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số như Mường, Thái, Mông, Thổ, Khơ Mú, Dao... nên có những nét độc đáo về văn hóa dân tộc thiểu số đặc sắc gắn với các lễ hội truyền thống, lịch sử, danh lam thắng cảnh ... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, qua đó góp phần cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho dân cư địa phương.
Vài năm gần đây, đồng bào các dân tộc vùng miền núi Thanh Hóa từng bước làm quen và hăng hái tham gia các hoạt động phát triển DLCĐ, du lịch sinh thái.... Loại hình du lịch này cũng bắt đầu hình thành và phát triển tại khu du lịch Pù Luông, Vườn quốc gia Bến En Cùng với đó còn có một nguồn tài nguyên quý giá về văn hóa phi vật thể gồm các lễ hội truyền thống, các điệu hò, làn điệu dân ca, dân vũ, các loại hình nghệ thuật, làng nghề truyền thống, phong tục tập quán... tồn tại và phát triển ở các địa phương khá phong phú và đặc sắc...
Với lợi thế về “điểm đến xanh”, “tuyến du lịch xanh” an toàn, hấp dẫn, nhiều khu du lịch sinh thái, DLCĐ ở các huyện miền núi Thanh Hóa như Thác Mây (huyện Thạch Thành), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước), Bến En (huyện Như Thanh), suối cá thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy), Bản Mạ (huyện Thường Xuân), bản Hang (huyện Quan Hóa)... đang trở thành điểm thu hút lượng lớn du khách trong nước và quốc tế.
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông cách thành phố Thanh Hoá khoảng 130 km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 210 km bao gồm các phần đất thuộc 5 xã huyện Quan Hoá là: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm và 5 xã huyện Bá Thước là: Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao và xã Ban Công. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được thành lập năm 1999, với diện tích 17.662 ha, gồm 13.320 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha phân khu phục hồi sinh thái. Pù Luông là tên gọi của đồng bào dân tộc Thái có nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng. Không chỉ đa dạng về các loài động vật thực vật, hệ sinh thái khu BTTN Pù Luông còn hấp dẫn bởi cảnh quan mang đặc trưng của vùng Tây Bắc Việt Nam với những đồi, núi trùng điệp, những thửa ruộng bậc thang, vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ của những nếp nhà sàn giản dị ở các làng bản ven suối
...Nơi đây được đánh giá là một trong những khu bảo tồn có giá trị đa dạng sinh học tầm quốc gia và quốc tế, được xem là khu vực có tiềm năng rất lớn để phát triển DLCĐ. Đặc biệt, nơi đây có thác nước bản Hiêu xã Cổ Lũng, hệ thống hang động kỳ thú mới được phát hiện và thắng cảnh làng, bản còn giữ nguyên bản sắc văn hoá Mường - Thái chưa bị pha trộn nhiều. Thiên nhiên đã ban tặng cho khu bảo tồn một nơi nghỉ mát lý tưởng Son - Bá - Mười thuộc xã Lũng Cao; cảnh quan hấp dẫn của rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, hang Kho Mường huyền bí thuộc xã Thành Sơn bản Đôn xã Thành Lâm (Bá Thước). .. Từ nay đến năm 2025, huyện Bá Thước phấn đấu xây dựng Khu du lịch sinh thái Pù Luông trở thành khu du lịch sinh thái cộng đồng trọng điểm của tỉnh, là điểm đến hấp dẫn của du khách suốt 4 mùa trong năm.
Bản Kho Mường thuộc xã vùng cao Thành Sơn, huyện Bá Thước, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 150km. Kho Mường nằm ở thung lũng thuộc vùng đệm của Khu BTTN Pù Luông nên không khí mát mẻ, trong lành.
Nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ với núi đồi trập trùng, hang động, suối đá kỳ thú, những thửa ruộng bậc thang quanh co, những ngôi nhà sàn người Thái truyền thống lợp mái rơm, mái cọ. Trong bản có 60 hộ dân, chủ yếu là người dân tộc Thái. Trước đây, người dân trong bản sinh sống bằng nghề trồng lúa, ngô, sắn... nên kinh tế còn nhiều khó khăn.
Một vài năm gần đây, xác định phát triển DLCĐ là một loại hình du lịch đem lại nguồn thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời góp phần gìn giữ, bảo vệ những nét văn hóa truyền thống, huyện Bá Thước đã tập trung xây dựng bản Kho Mường trở thành điểm DLCĐ hấp dẫn du khách. Ngày 27/10/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4591-QĐ/UBND về việc phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình điểm DLCĐ bản Kho Mường tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”. Mục tiêu là phát triển điểm DLCĐ bản Kho Mường trở thành một sản phẩm DLCĐ có thương hiệu, có giá trị, có sức cạnh tranh cao, trở thành một sản phẩm OCOP mang thương hiệu của địa phương. Theo dự án, đến năm 2025, điểm DLCĐ bản Kho Mường phấn đấu đón khoảng 7.300 lượt khách; năm 2030 đón khoảng 9.300 lượt khách, trong đó có 50% khách lưu trú và có 50% khách du lịch quốc tế.
Bản Đôn - xã Thành Lâm, là điểm sáng du lịch cộng đồng ở huyện Bá Thước (Thanh Hóa), với những dãy núi cao hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín vàng ươm, như trải thảm bên những triền đồi, những ngôi nhà sàn ẩn hiện trong lùm cây, không khí lại vô cùng mát mẻ. Nếu nhìn từ trên xuống bản Đôn đẹp và yên bình như một bức tranh thủy mặc. Cách trung tâm huyện Bá Thước gần 14km, bản Đôn có 159 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái.
Khoảng chục năm về trước, nơi đây còn rất hoang vắng với chỉ vài chục nóc nhà. Người dân chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, hái măng rừng. Từ khi chính quyền đẩy mạnh các phát triển du lịch, tiềm năng của vùng đất đã được đánh thức, như một cuộc cách mạng đối với bản Đôn. Đặc biệt, kể từ khi một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào bản, xây dựng các khu nghỉ dưỡng, phát triển dịch vụ du lịch; đồng thời một số hộ dân trong bản cũng đã nhanh chóng tiếp cận với định hướng, nhu cầu thị trường, chớp thời cơ tham gia các lớp đào tạo về DLCĐ để xây dựng mô hình homestay..., qua đó đã thu hút được du khách không chỉ trong nước mà còn được nhiều khách quốc tế tìm đến nghỉ dưỡng, tham quan, làm cho bản Đôn trở nên sinh động và phát triển nhanh chóng.
Bản Mạ ở thị trấn Thường Xuân là điểm DLCĐ “mới nổi” của đồng bào dân tộc Thái, được du khách tìm về mỗi dịp lễ, cuối tuần và khi Tết đến Xuân về.
Bản Mạ, nằm ngay sát bờ sông Chu hiền hòa, thơ mộng, trải dài, vắt vẻo men theo sườn núi, thấp thoáng những ngôi nhà sàn truyền thống làm bằng gỗ xen lẫn những thảm rừng thực vật màu xanh trải dài ngút ngàn làm đắm say, hút hồn nhiều du khách tham quan, nghỉ dưỡng. Buổi sáng, du khách có thể “săn mây” men theo sườn núi, chụp ảnh kỷ niệm đẹp như ở thiên đình. Đến với bản Mạ du khách được hòa mình với phong tục tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Thái và ăn những món dân dã đậm đà khó quên. Trước đây, khi chưa có cầu bắc qua sông Chu, việc kết nối giao thương với bên ngoài của đồng bào Thái ở đây rất khó khăn. Cách đây 7 đến 8 năm, một cây cầu treo chắc chắn bắc qua sông Chu đã được xây dựng, nối bản Mạ với tuyến đường lên Cửa Đặt và xuôi về thị trấn Thường Xuân để đi khắp nơi. Kể từ đây, đồng bào Thái bản Mạ đã từng bước làm đổi thay bộ mặt nông thôn bằng cách làm DLCĐ, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng thức những nét đẹp tinh hoa, truyền thống, ngắm cảnh sơn thủy hữu tình, không khí trong lành và các món ẩm thực của đồng bào người Thái. Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, tẩm ướp gia vị cầu kỳ, cẩn thận, ăn rất ngon miệng như canh uôi, măng rừng, canh đắng, thịt trâu gác bếp, cá nướng, các loại chẻo, gà nướng, thịt lợn cỏ nướng, cơm lam, xôi ngũ sắc, rêu đồ...Phương pháp chế biến món ăn cũng hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm từ ngàn xưa để lại và được lưu giữ từ đời này qua đời khác, chứ không có bất kỳ trường lớp nào truyền dạy. Khi du khách đến DLCĐ ở bản Mạ, còn có thể đi tham quan thêm đền Cửa Đạt, trong đó có đền Cầm Bá Thước, đền Đức Ông, đền bà Chúa Thượng Ngàn; Khu Di tích lịch sử Hội thề Lũng Nhai; Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên... Hiện nay, bản Mạ có 57 hộ dân, với 246 nhân khẩu, là bản có 100% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Hiện bản vẫn bảo tồn được trên 30 ngôi nhà sàn cổ, 7 hộ duy trì được nghề truyền thống như thêu, dệt thổ cẩm và đan lát. Du khách đến đây được hòa mình, trải nghiệm cùng cuộc sống của đồng bào Thái, được tìm hiểu các phong tục tập quán qua nếp nhà sàn cổ, cách dệt vải, xe tơ ở các khung cửi; trồng lúa, ngắm ruộng bậc thang...Vào dịp lễ hội mùa Xuân còn có những nét văn hóa và trò chơi mang đậm bản sắc bản địa nơi đây như cồng chiêng, khua luống, nhảy sạp, đánh cù, cà kheo, ném còn, đu đưa, đu quay…
Xã Xuân Thái, huyện Như Thanh gần đây được nhiều du khách biết đến và lựa chọn là điểm tham quan, trải nghiệm DLCĐ, bởi nơi đây có nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn và vẫn giữ được những truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào Thái. Rời xa ồn ào chốn thị thành để về với những miền quê đáng sống hay hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng, yên bình những ngày cuối tuần là xu hướng của nhiều người hiện nay. Mặc dù mới đi vào hoạt động được vài tháng nhưng điểm du lịch cộng đồng Hoa Mua với không gian tự nhiên rộng thoáng, có hồ, núi, rừng đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ ngơi, đặc biệt vào dịp cuối tuần và nghỉ lễ; hay như thôn Làng Lúng vào những sớm mai, khi những vạt nắng vàng đã buông dài trên đồng cỏ, long lanh nơi sóng nước, mây trời, cỏ cây một màu xanh ngắt.
Không ai nghĩ rằng ở một xã xa trung tâm huyện lại có một nơi được nhiều người ví như “trời tây” tuyệt đẹp đến vậy. Hiện nay, các hộ làm du lịch có 6 chiếc lều vải cho khách thuê nghỉ. Ở đây có bãi cỏ rộng, bằng phẳng, một bên là đồi núi, một bên là hồ nước sông Mực trong xanh, có thể tắm mát. Đồng bào ở đây sẽ chuẩn bị những món ăn đặc trưng như: gà nướng, thịt trâu nướng, thịt lợn nướng, ốc, cua, cá sông, măng, cơm lam kèm rượu cần, rượu men lá để du khách thưởng thức. Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn do người dân chế biến ngay tại chỗ, với kỹ thuật và phong cách chế biến dân dã, hấp dẫn. Tối đến, đội văn nghệ của làng sẽ phục vụ du khách những tiết mục hát múa đặc sắc của người Thái. Du khách cũng có thể cùng nhảy múa, ca hát với bà con quanh đống lửa. Không khí trong lành, thơ mộng, người dân hiền hòa mến khách khiến ai đến đây cũng phải xao động, mở lòng trước vẻ đẹp yên bình của thiên nhiên và con người nơi đây. Trước khi cắm trại, du khách có thể tham quan hang Thủ Lợn, nằm ở lưng chừng ngọn núi có hình con lợn rừng, cách bãi cỏ Làng Lúng không xa. Hang có chiều dài khoảng 200m, với nhiều nhũ đá đẹp, hình thù kỳ thú. Hiện nay, hang Thủ Lợn đang được đầu tư đường lên, cải tạo bằng phẳng phía trong hang để tạo lối đi thuận lợi cho du khách vào tham quan. Lắp hệ thống điện, trồng hoa tạo khuôn viên, làm nhà đón khách, làm bể bơi...
Bản Bút xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa nằm trong vùng thung lũng rộng lớn, bao quanh là hơn 1000 ha rừng nguyên sinh nên khí hậu quanh năm mát mẻ và trong lành. Ở đây có hồ Pha Đay, diện tích ~ 2,2 ha nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.200m so với mực nước biển. Hồ Pha Đay được bao bọc giữa rừng cây trên núi đá vôi hàng nghìn năm tuổi tạo nên bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Bản Bút là nơi định cư của 105 hộ dân tộc Thái, những nếp nhà sàn truyền thống với nét kiến trúc đặc trưng là điểm nhấn trong bức tranh tuyệt đẹp của miền sơn cước này. Xã Nam Xuân nói chung và bản Bản bút nói riêng đang hướng tới phát triển DLCĐ dựa trên việc hình thành, mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ mới nhưng vẫn mang đậm tính truyền thống đặc trưng để du khách trải nghiệm. Trong đó, tập trung các tour khám phá, nghỉ dưỡng, nghiên cứu văn hóa, học kỹ năng sống... hướng tới các đối tượng du khách quốc tế, khách từ các thành phố lớn, nhóm gia đình nghỉ dưỡng cuối tuần, học sinh - sinh viên dã ngoại, khách tìm hiểu văn hoá. Với đặc điểm địa hình có nhiều dãy núi đá vôi, núi đất và núi đá xen kẽ, tạo thành những thung lũng lớn, nhỏ. ..là những danh lam thắng cảnh đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái văn hóa, cộng đồng. Thêm vào đó, sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, lễ hội và ẩm thực truyền thống với các hoạt động thể thao dân gian như: Hội Cồng chiêng, hội tung còn, Khua luống, đánh pàm, đẩy gậy, kéo co; văn hóa, văn nghệ có múa sạp Múa bát, khặp Thái, thổi khèn bè, đốt lửa trại,... đã trở thành “sản phẩm du lịch đặc thù” thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.Đến với xã Nam Xuân, đến với Bản Bút, du khách có thể trải nghiệm dịch vụ homestay, nghỉ ngơi trong nhà sàn của người Thái, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt cùng người dân... mang lại cảm giác gần gũi như ở nhà. Bản bút khá thuận lợi trong việc trao đổi, mua bán các đặc sản, sản vật của địa phương. Người dân Bản Bút có nhiều món ăn độc đáo mang đậm đặc trưng của người Người Thái Thanh Hóa, được chế biến từ các loại rau rừng, động vật, nông sản thu hái từ trên rừng, dưới suối, trong vườn. Bên cạnh trải nghiệm ẩm thực, du khách có thể cùng nấu ăn, gặt lúa trên ruộng bậc thang, đánh bắt cá, trồng rau, đan lát, thêu thùa, dệt thổ cẩm với gia chủ; trải nghiệm Chèo thuyền độc mộc trên lòng Hồ Pha đay ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ dưới tán cây rừng còn hoang sơ, thưởng thức rượu cần trên nhà sàn để rồi cảm nhận mối giao hoà giữa con người và thiên nhiên hoà quyện vào nhau, để tâm hồn thư giãn sau những công việc thường ngày. Ngoài ra du khách có thể ghé thăm một số danh lam thắng cảnh, hang động đẹp, huyền bí như: Hang Phi, Núi đá Pha Đanh và ruộng bậc thang quanh bản...
Bản Ngàm xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn là bản nông thôn mới kiểu mẫu của xã mang một vẻ đẹp đặc sắc rất riêng. Bản Ngàm có 75 hộ thì có 20 hộ làm du lịch, hầu hết là đồng bào dân tộc Thái. Nằm bên con sông Luồng thơ mộng, hùng vĩ, bản Ngàm có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, xứ sở của những điệu xòe, điệu khặp Thái dặt dìu uyển chuyển. Nơi đây vẫn giữ được những ngôi nhà sàn bề thế, với kiến trúc truyền thống. Đến bản Ngàm, du khách sẽ được khám phá những nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt của cư dân địa phương, thưởng thức ẩm thực mới lạ và các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ hấp dẫn, đặc biệt, du khách sẽ được nghỉ ngơi thư giãn, tắm mó nước dẫn từ đầu nguồn khe suối, hay xuôi bè đánh cá trên sông Luồng, tận hưởng nét độc đáo trong cuộc sống của đồng bào Thái và nghỉ ngơi trong nhà sàn rộng rãi với chăn, đệm sạch sẽ, thơm tho do chính đồng bào làm ra.
Bản Năng Cát, thác Ma Hao (huyện Lang Chánh) là điểm đến thú vị với du khách nhờ nhiều cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, là nơi lưu giữ nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa. Bản Năng Cát có tổng cộng hơn 130 hộ dân, chủ yếu là người dân tộc Thái. Cuộc sống ở đây vẫn theo hướng tự cung tự cấp, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, lâm nghiệp... nên còn rất nhiều khó khăn. Khi đến với bản Năng Cát, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ mà thiên nhiên ban tặng.
Đến với bản làng của bà con, du khách có cơ hội trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Thái, thưởng thức các món ăn ngon do chính người dân bản địa chế biến. Bản Năng Cát, thác Ma Hao cho thấy nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để làm DLCĐ hiệu quả, người dân bản địa cần được hỗ trợ nhiều về quy trình, cách làm du lịch và cần sự hỗ trợ đồng bộ từ các cấp chính quyền, các doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành trên cả nước. Từ năm 2020, bản Năng Cát đã được các cấp chính quyền cùng các nhà đầu tư hướng dẫn phát triển mô hình du lịch sinh thái có quy củ. Từ đó tới nay, hệ thống đường, cây cảnh xung quanh đã và đang bước đầu được xây dựng.
Không chỉ Pù Luông (Bá Thước), bản Ngàm, Sơn Điện hay vùng biên Sơn Thủy - Na Mèo (Quan Sơn), ở các địa phương thuộc khu vực dân tộc, miền núi tỉnh Thanh Hóa đã và đang tận dụng tiềm năng, thế mạnh điều kiện tự nhiên, văn hóa để phát triển DLCĐ. Trong đó nổi bật như điểm DLCĐ bản Mạ, xã Xuân Cẩm (Thường Xuân); thôn Thượng thuộc điểm du lịch Thác Mây, xã Thạch Lâm (Thạch Thành); bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa), suối cá thần xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy... Các địa phương trên cũng đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con dân tộc về giải pháp bảo vệ, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm kết nối đồng bộ các dịch vụ, tạo tour trọn gói và khép kín, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trên địa bàn các huyện miền núi còn những hạn chế nhất định, đó là: hạ tầng giao thông và cơ sở hạ tầng tại một số điểm du lịch chưa được chú trọng, quan tâm đầu tư; việc phát triển du lịch đang còn nhỏ lẻ, dàn trải; mô hình DLCĐ chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, lợi thế; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn và đơn điệu, chủ yếu sản phẩm du lịch ẩm thực, không có sản phẩm đặc thù; nhận thức của cộng đồng dân cư về du lịch còn chưa được đầy đủ; nguồn nhân lực tham gia làm du lịch chưa được đào tạo bài bản, nên kỹ năng giao tiếp, ứng xử và tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch chưa cao..
1. Một số mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu trong cả nước
1.1. Kinh nghiệm phát triển DLCĐ của Vườn quốc gia Ba Bể (Cao Bằng)
Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập năm 1977 nằm trong địa phận Huyện Cho Ra, tỉnh Cao Bằng khoảng 150 km về phía tây bắc Hà Nội. Năm 1988 Ban Quản lý rừng Ba Bể đã xây dựng Phòng Du lịch với nhiệm vụ phát triển một loạt các hoạt động du lịch như xây dựng các tuyến đi bộ leo núi, các homestay ở các bản làng người dân tộc ở Pác Ngòi và Bó Lù. Năm 2002, 1/5 lượng khách của vườn khoảng 28.500 du khách trong đó khoảng 8.500 khách du lịch nước ngoài đã lựa chọn nghỉ đêm tại một trong những bản này.
* Nguồn thu nhập và sự chia sẻ
Bản người Tày ở Pác Ngòi, và bản người Dzao ở Bó Lù cùng có 111 hộ gia đình, mười trong số này có dịch vụ nhà nghỉ tại gia; rất nhiều các hộ gia đình khác có kinh doanh đồ ăn và đồ uống, tổ chức các chuyến tham quan bằng thuyền trong khu vực hồ, hay các buổi trình diễn văn hoá và mô phỏng các hoạt động làm đồ mỹ nghệ. Khoảng hai mươi nhăm người dân tộc thiểu số làm hướng dẫn viên cho Vườn, Đây chính là nền tảng xây dựng mối liên hệ giữa những người dân địa phương và chính quyền địa phương.
* Sự tham gia của cộng đồng
Việc phát triển các nhà nghỉ tại gia của Ba Bể là sáng kiến của Phòng Du lịch của Vườn. Trong thời gian mới thành lập của dự án có rất ít sự liên hệ hợp tác giữa Phòng Du lịch và người dân địa phương song tình trạng này đã dần được cải thiện. Trong mỗi làng có rất nhiều các nhóm hoạt động, ví dụ như: nhóm hướng dẫn, nhóm biểu diễn văn nghệ và nhóm bảo vệ khu vực với nhiệm vụ theo dõi, giám sát các hoạt động trong phạm vi làng. Đội trưởng của mỗi nhóm này sẽ phải làm việc với những người có trách nhiệm trong Phòng Du lịch của Vườn để trao đổi ý kiến.
Phát triển sản phẩm: Phòng Du lịch Vườn chịu trách nhiệm về các dịch vụ tiếp thị du lịch do người dân trong cộng đồng cung cấp. Phòng du lịch Vườn có thể cung cấp các khoản vay cho các thành viên cộng đồng nếu nhận thấy những khoản vay này sẽ giúp phát triển một số sản phẩm theo nhu cầu.
* Lập kế hoạch và hợp tác
Cứ 6 tháng một lần, Phòng du lịch của Vườn Quốc gia Ba Bể sẽ xem xét một bản đề cương kế hoạch về việc nghiên cứu nhu cầu đối với việc điều phối khách du lịch, và nghiên cứu việc phát triển các tuyến đi bộ leo núi mới kết hợp với các hoạt động du lịch mới, bản kế hoạch này không bao gồm việc xác định ngân quỹ. Các vấn đề tài chính sẽ được Ban quản lý Vườn giải quyết, trong đó bao gồm cả những vấn đề duy trì các mối quan hệ với bên ngoài của Vườn cũng như của Phòng Du lịch. Cả Phòng Du lịch và người dân trong khu vực đều nhận thức được rằng “bảo tồn” là để “phát triển” và phát triển nhằm bảo tồn. Du lịch có thể là một nguồn thu khác, và như vậy thì sức ép lên các khu rừng sẽ được giảm bớt.
* Thách thức
Dự án du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Ba Bể đang phải đối mặt với một số thách thức, có thể kể đến như: Thiếu sự điều phối các mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý của chính phủ, và Vườn quốc gia; thiếu cơ chế lập kế hoạch hiệu quả. Hơn nữa, vấn đề đào tạo như các khâu kỹ năng lễ tân, ngoại ngữ, và các bộ phận dịch vụ khác còn đang thiếu. Một trong những vấn đề nan giải nhất đó là sự thiếu hiểu biết của người dân địa phương về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
* Bài học kinh nghiệm
Các sáng kiến du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực Vườn quốc gia Ba Bể hỗ trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn. Bản thân các thành viên trong cộng đồng chịu trách nhiệm về các chương trình vệ sinh môi trường cảnh quan, họ gìn giữ bản làng rất sạch sẽ.
Các sáng kiến du lịch dựa vào cộng đồng đóng góp rất nhiều cho việc bảo tồn các bản sắc văn hoá. Kết quả là du khách đánh giá rất cao những nét văn hoá đặc trưng này.
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của Mai Châu (Hòa Bình)
Bản Lác nằm cách thị xã Hoà Bình 60 km, thuộc tỉnh Hoà Bình, Huyện Mai Châu là nơi cư trú của người Thái trắng. Bản Lác là một trong những điểm thu hút khách du lịch. Ngày nay khoảng 3.000 khách du lịch tham quan mỗi năm đến chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn truyền thống và những trang phục nhiều màu sắc của những phụ nữ dân tộc và để tìm kiếm sự yên tĩnh tránh xa những ồn ào và ô nhiễm của các khu đô thị.
Trước khi đến với bản, khách du lịch được yêu cầu mua vé tại Ủy ban Nhân dân Huyện, giá vé là 5.000VND/người. Lợi nhuận thu được từ việc bán vé vào cửa sẽ được gửi trực tiếp về các cơ quan quản lý cấp Huyện và nguồn lợi này sẽ được chia sẻ với các làng bản một cách gián tiếp, khi cần 24 hộ trong số 93 hộ gia đình trong bản đã tham gia một cách tích cực trong các phần khác nhau của dịch vụ du lịch như: dịch vụ nhà nghỉ tại gia, biểu diễn văn hoá, mô phỏng các nghề thủ công, các chuyến tham quan quanh bản làng. Các hộ gia đình với các mối liên hệ trực tiếp với các công ty du lịch tại Hà nội có xu hướng thu hút được nhiều khách hơn so với các hộ khác.
Giá của các nhà nghỉ tại gia tại Bản Lác là 50.000VND/người/đêm bao gồm ăn, uống. Khách du lịch không phải trả tiền cho các màn mô phỏng các nghề thủ công truyền thống nhưng họ phải thanh toán cho các chương trình biểu diễn văn hoá và các tour tham quan. Bán các đồ thủ công là một trong những nguồn thu chính của cộng đồng. Cuối năm các hộ gia đình này phải chuyển 10% doanh thu của họ cho các cơ quan quản lý Huyện. Tuy nhiên, số tiền này được sử dụng như thế nào và nó có thể phục vụ cho bản làng như thế nào thì chưa rõ ràng. 90% thu nhập được tạo ra có xu hướng sử dụng cho mục đích tiêu dùng hoặc nâng cấp nhà.
* Sự tham gia của cộng đồng
Mặc dù người dân địa phương chịu trách nhiệm chính về các hoạt động trong bản Lác, việc vận chuyển đến và đi từ Bản do các công ty du lịch tại Hà Nội, những đơn vị cùng chia sẻ việc cung cấp các hướng dẫn viên nói tiếng Anh. Trong làng cử ra một người chịu trách nhiệm kiểm tra số khách du lịch đến và đi. Cộng đồng sẽ chịu trách nhiệm trả lương cho nhân viên này.
Trong làng không có một đơn vị cụ thể để hướng dẫn việc phát triển các hoạt động du lịch, vì vậy mỗi hộ gia đình tự quản lý và điều chỉnh việc kinh doanh của mình, duy trì mối quan hệ và hợp đồng với các công ty du lịch trên cơ sở cá nhân. Tuy nhiên khi có vấn đề nảy sinh, các hộ dân này có xu hướng kết hợp với nhau để tìm giải pháp. Và khi có bất kỳ sự vi phạm những qui định bất thành văn này của làng thì người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước người lãnh đạo cao nhất trong làng.
* Phát triển và tiếp thị sản phẩm:
Để hỗ trợ cho các nhu cầu cơ bản của du khách, người dân bản tự cung cấp các dịch vụ khá tốt cho du khách ngủ, nghỉ bản, đồ ăn, hướng dẫn, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, hàng thủ công và tất cả các loại đồ uống không cồn. Thậm chí có thể thuê máy ảnh hay xe đạp/xe máy của người dân. Chưa thấy có báo cáo về các hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài.
Khách du lịch sinh thái thích nghỉ lại bản và muốn đi trekking và điều này nhạy cảm với những tác động văn hoá và môi trường.
Hiện tại, các công ty lữ hành chủ yếu làm tiếp thị. Đôi khi tỉnh cũng giới thiệu và quảng bá Mai Châu là điểm đến qua phương tiện thông tin và truyền hình địa phương.
* Lập kế hoạch và hợp tác
Vì không có một đơn vị quản lý chính thức nào trong bản Lác và không có quỹ bản, nên do đó không có cả kế hoạch phác thảo cho việc phát triển các lĩnh vực du lịch tại bản. cũng giống như các cơ quan quản lý cấp tỉnh hiện nay cũng chưa phân rõ trách nhiệm quản lý của các cấp, mặc dù Mai Châu là một điểm du lịch khá nổi tiếng song vẫn chưa có một bộ phận quản lý du lịch riêng hay bất kỳ một kế hoạch phát triển du lịch cụ thể.
Bên cạnh sự hợp tác với các công ty du lịch, người dân ở bản Lác cũng có rất ít mối quan hệ hai chiều với các tổ chức hoặc cơ quan các cấp lãnh đạo nhà nước. Mặc dù người dân rất mong muốn các tổ chức bên ngoài tới thăm và có thể cung cấp các khoá đào tạo về ngoại ngữ, về chế biến thức ăn, về các kỹ năng lễ tân, nhưng họ không biết cụ thể để có thể liên hệ trực tiếp. Vì trong số họ rất nhiều người có trình độ học vấn thấp và rất ít người có thể nói được tiếng Anh. Điều này khó có thể thay đổi nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ từ các tổ chức trung gian.
Mặc dù ý tưởng phát triển du lịch hay các mục tiêu/mục đích phát triển du lịch, quy hoạch hay chiến lược không được cấp thôn bản đề cập tới, người dân địa phương đều biết rằng: để phát triển du lịch tại thôn bản của họ cần phải bảo tồn các đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán truyền thống, nhà sàn... Các vấn đề liên quan tới du lịch như các chương trình vệ sinh thôn bản và nguồn nước sạch là các chủ đề được bàn thảo sôi nổi trong các cuộc họp thôn bản. Hơn nữa, nguồn nhân lực được nhìn nhận là nhân tố chính để phát triển du lịch. Như vậy, xây dựng năng lực và đào tạo là rất rất cần thiết. Việc này đòi hỏi được các tổ chức và ban ngành hữu quan quan tâm.
* Thách thức:
Thách thức chủ yếu của bản Lác là thiết lập một cơ cấu tổ chức quản lý - ví dụ như một ban quản lý ở bản - nhiệm vụ cụ thể của ban này là điều tiết sự phát triển các hoạt động du lịch của bản. Cơ cấu tổ chức này chịu trách nhiệm cho việc phát triển phác thảo kế hoạch hàng năm ví dụ như: các hoạt động xây dựng cần được tiến hành và có thể xây dựng và duy trì hợp đồng với các tổ chức bên ngoài có thể cung cấp các khoá đào tạo cho dân bản. Hiện nay, dường như không ai trong làng muốn nhận trách nhiệm lãnh đạo trong việc này, có thể vì thế mà sẽ dẫn tới một số vấn đề trong thời gian tới.
* Bài học kinh nghiệm
Hầu hết các bài học rút ra được là cuộc sống truyền thống đích thực của đồng bào dân tộc Thái là động lực lớn thu hút du lịch. Như vậy, việc bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc này là một nhu cầu. Các hoạt động bán hàng thủ công được tổ chức tốt và môi trường chưa có sự quấy rầy từ bên ngoài được coi là những điểm hay cộng thêm vào giá trị chuyến đi tới Mai Châu.
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của Sapa (Lào Cai)
* Giới thiệu chung
Huyện Sapa thuộc tỉnh Lào Cai cách Hà Nội khoảng 370 km về phía Bắc. Mặc dù đây đã được coi là một điểm du lịch khá nổi tiếng từ thời thuộc địa nhưng trên thực tế nó mới chỉ được phát triển mạnh vào khoảng những năm 1990. Kể từ đó hàng năm số lượng khách đến với Sapa không ngừng tăng lên nhanh chóng.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch ở Sapa đã mở ra rất nhiều khả năng và cơ hội phát triển cho khu vực này. Song cùng với những thuận lợi trên cũng có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, đó là làm cách nào để đảm bảo sự phát triển bền vững và có thể chia sẻ lợi ích cho cộng đồng mà không phải là chỉ tập trung ở một số ít người. Đề cập tới vấn đề này, năm 2001 Tổ chức phát triển SNV của Hà Lan (SNV Netherlands Development Organization) cùng với Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên thế giới (IUCN World Conservation Union) đã tiến hành dự án kéo dài 3 năm với tên gọi Hỗ trợ Phát triển Du lịch Bền vững Huyện Sapa “Support sustainable tourism in Sapa”. Trong dự án này một trung tâm dịch vụ và thông tin du lịch (Tourism Information and Service Center) đã được thành lập ở thị trấn Sapa, và các tuyến trekking, các nhà nghỉ tại gia ở các bản người dân tộc đã được xây dựng với sự cộng tác của các đại diện cộng đồng các bản Sín Chải và Bản Dền. Dự án cũng đã tham gia xây dựng hệ thống phí và quỹ. Tuy nhiên hệ thống này vẫn chưa đi vào hoạt động. Điểm khác biệt chủ yếu của dự án CBT ở Sín Chải và Bản Dền là việc sử dụng các phương pháp xây dựng kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển và sự tham gia một cách tích cực của cộng đồng địa phương trong quá trình thực hiện. Điều này làm cho các dự án thực sự mang tính chất cộng đồng.
* Nguồn thu và chia sẻ
Cộng đồng người H’Mông ở Sín Chải định cư cách thị trấn Sapa vài km có khoảng 120 gia đình trong đó 40 gia đình cung cấp các dịch vụ và sản phẩm du lịch bao gồm: nhà nghỉ tại gia, (hiện có 5 nhà), trek, đồ ăn và đồ uống, các hoạt động thể thao, biểu diễn văn hoá và trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ như dệt vải , thêu.... Từ khi có sáng kiến dự án DLCĐ, Sín Chải đã đón rất nhiều khách du lịch. Phần lớn nguồn thu từ hoạt động này (75%) sẽ được gia đình cung cấp dịch vụ giữ lại. Thông thường nguồn thu này chủ yếu dùng để nâng cấp nhà, mua các vật dụng thiết yếu và phân bón. Trong số 25% còn lại, 10% được trả cho các thành viên Ban quản lý Trekking của bản và 10% sẽ được sung công quỹ để sử dụng cho những mục đích duy tu và nâng cấp đường sá, cải tạo các trang thiết bị phục vụ du lịch. Thông qua hệ thống phân phối này đảm bảo tất cả mọi thành viên của Bản Sín Chải đều có lợi từ du lịch mà không chỉ cho những người trực tiếp tham gia.
* Sự tham gia của cộng đồng
Ủy Ban Nhân dân tỉnh Lào Cai và huyện Sapa là những đơn vị có ý tưởng xây dựng các dự án CBT ở Sapa đầu tiên, sau đó kêu gọi sự giúp đỡ của IUCN và SNV để phát triển các loại hình du lịch và dịch vụ. Ngân quỹ chủ yếu được hỗ trợ từ Ford Foundation and Bread for the World.
Việc xây dựng một ban quản lý ở Sín Chải đã giúp cho việc thúc đẩy sự tham gia một cách chủ động của cộng đồng địa phương trong việc thiết kế và quản lý các hoạt động. Thành viên của Ban quản lý chịu trách nhiệm cho việc tổ chức các buổi trình diễn văn hoá và các hoạt động thể thao, việc kiểm tra các trang thiết bị ở các nhà nghỉ homestay, trồng cây, và duy tu bảo dưỡng đường mòn. Vì vậy, thông thường trước khi đưa ra các quyết định quan trọng, Ban quản lý sẽ phải tư vấn cho cộng đồng địa phương.
* Hợp tác và lập kế hoạch
Dự án Sapa là kết quả của nỗ lực giữa SNV và IUCN và Huyện Sapa đó là những thành viên của Ban hỗ trợ và phát triển du lịch cấp Huyện. Ban này đã tổ chức những cuộc hội thảo, họp trong suốt 3 tháng để thảo luận về tiến trình của dự án và quyết định về phương hướng phát triển trong tương lai. Mỗi năm một lần Ban Điều hành sẽ triệu tập tất cả các thành viên có liên quan của dự án như các cơ quan cấp huyện, tỉnh, những người có thẩm quyền của dự án và các tổ chức phi chính phủ khác (NGOs) để thảo luận về vai trò của việc hỗ trợ từ bên ngoài. ở mức độ không chính thức cao hơn, các nhân viên của (TISC) trung tâm thông tin và dịch vụ thường xuyên liên hệ với các công ty du lịch, các hướng dẫn viên địa phương và những doanh nghiệp nhỏ để chia sẻ kinh nghiệm và thông tin.
Huyện Sapa hiện nay đang tiến hành phát triển kế hoạch du lịch của mình. ở mức cộng đồng, Ban quản lý sẽ sử dụng phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng để quyết định các hoạt động cần được thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa có một kế hoạch chính thức cho việc này.
* Thách thức
Mặc dù dự án DLCĐ của Sapa được coi là một trong những mô hình thành công từ trước tới nay, vẫn tồn tại một số thách thức cần được giải quyết, ví dụ như: Rất cần thiết phải có sự điều phối trong quan hệ hợp tác giữa dự án và các cơ quan quản lý tỉnh, và điều này có tính chất thúc đẩy hơn nữa tính hiệu quả của dự án, cần có môi trường nhất định trong việc phát triển và cải tiến quảng bá và tiếp thị. Đây là vấn đề hết sức khó khăn bởi lẽ phần lớn dân số ở đây đều không biết chữ và tất nhiên là việc cải tiến các hoạt động quảng cáo gần đây của Trung tâm thông tin như phát triển khu triển lãm về văn hoá các dân tộc thiểu số, phát hành các tờ rơi quảng cáo về Sapa và các dịch vụ, sản phẩm của DLCĐ là rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm thông tin và dịch vụ du lịch đang tiến hành lập kế hoạch để cung cấp nền tảng kiến thức văn hoá và đào tạo về kỹ năng tiếng cũng như khả năng hỗ trợ xây dựng cho tất cả các hộ tiểu thương có liên quan. Một thách thức khác nữa là tiếp thị và quảng bá; ai là đối tác tốt nhất để làm việc này? Sự thay đổi vị trí của dự án (từ phòng văn hoá sang phòng du lịch) và cuối cùng là thay đổi tất cả các nhân viên đã làm chậm rất nhiều tiến độ dự án và mất nhiều chuyên môn và kiến thức. Du lịch cũng là lĩnh vực mới mẻ và hiện nay đang thiếu các khoá đào tạo chuyên ngành theo nhu cầu cho địa phương từ các trường, viện đào tạo chuyên ngành về du lịch.
* Bài học kinh nghiệm
Hầu hết các bài học quan trọng là du lịch dựa vào cộng đồng cần nhiều nỗ lực và thời gian mới có thể thành công, Du lịch bao gồm xây dựng phát triển các sản phẩm dịch vụ, quản lý địa phương và tham gia kinh doanh tới tiếp thị và quảng bá. Các phương pháp đào tạo xây dựng năng lực cụ thể là cần thiết cho tất cả các bên tham gia như: Chính phủ, cộng đồng, hướng dẫn viên và công ty kinh doanh
1.4. Du lịch cộng đồng tại làng văn hóa Thiên Hương, Hà Giang
Hà Giang không chỉ nổi tiếng với những cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những con đường đèo dốc và hiểm trở hay những cánh đồng hoa thơ mộng mà còn hấp dẫn du khách bởi hình thức DLCĐ. Càng về sau, hình thức du lịch này càng trở nên phổ biến hơn.
Làng văn hóa Thiên Hương là nơi sinh sống của các dân tộc Nùng, Tày, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 5 km về hướng Đông Bắc. Điểm đặc biệt thu hút du khách là những nét đẹp văn hóa truyền thống xa xưa vẫn được giữ nguyên bởi cư dân địa phương. Bên cạnh, du khách sẽ bất ngờ với những ngôi nhà cổ được xây bằng đất nện, mái ngói âm dương cổ. Du khách sẽ được sống trong những không gian cổ kính và khám phá cuộc sống bình dị, độc đáo của người dân. Đây là niềm tự hào về DLCĐ Hà Giang.
Vào tháng 3 âm lịch hằng năm, làng văn hóa Thiên Hương còn gây ấn tượng bởi những cây đa cổ thụ trên trăm tuổi, thậm chí có cây cổ thụ tới 700 tuổi, di sản quý giá của người dân. Tại đây, họ lập đền thần rừng và cúng bái để cầu bình an, sức khỏe, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
Du khách khi ở đây sẽ được mặc những bộ trang phục truyền thống mang theo lễ vật bao gồm các món ăn đặc sắc như thịt lợn đen, xôi nếp nương, thịt gà,... Sau đó, cơ hội hòa mình cùng không khí lễ hội rộn ràng và được thưởng hương vị món ăn truyền thống.
Nhận xét, đánh giá
Qua tìm hiểu, nhóm tác giả thấy DLCĐ giúp người dân ở đây nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống, và là cách giữ gìn, bảo tồn, phát huy và quảng bá những nét đẹp truyền thống hấp dẫn khách du lịch, mang lại những trải nghiệm đa dạng về văn hóa, bản sắc dân tộc, tín ngưỡng và tương tác với cộng đồng địa phương. Từ đó giúp du khách có được cái nhìn sâu sắc về văn hóa và cuộc sống hàng ngày của những người dân địa phương.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Do du lịch cộng đổng ở đây tăng trưởng khá nóng nên dẫn đến hậu quả an ninh trật tự mất kiểm soát, chất lượng dịch vụ không được đảm bảo, tiềm năng du lịch bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Địa hình hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn kém.
Vì vậy, chính quyền địa phương của 1 điểm du lịch cần phải có định hướng, kế hoạch phát triển rõ ràng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức làm du lịch của người dân địa phương, tăng cường hoạt động quảng bá, quảng cáo, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân địa phương và cả khách du lịch để bảo vệ môi trường.
1.5. Du lịch công đồng tại xã Cẩm Thanh, Quảng Nam
Di sản đô thị Hội An là thương hiệu du lịch nổi tiếng không chỉ có khu phố cổ, mà còn các vùng phụ cận giàu tiềm năng du lịch. Hội An đã phát triển các mô hình du lịch mang tính cộng đồng để giảm áp lực du khách ở khu phố cổ.
Xã Cẩm Thanh - Vùng đệm khu bảo tồn Cù Lao Chàm là nơi tạo ra các sản phẩm đặc sắc mang tính nhân văn là du lịch sinh thái, đem lại đời sống mới cho người dân cũng như vùng quê này. Ở đây du khách có thể trải nghiệm các hoạt động sinh hoạt, tham gia văn nghệ với người dân, hát hò khoan, đối tráp, du thuyền câu cá trong dừa nước. Vào mùa du lịch cao điểm, hàng ngàn du khách đổ về Cẩm Thanh từ Hội An chứng tỏ sức hấp dẫn của điểm du lịch này.
Làng Trà Quế, xã Cẩm Hà là địa điểm được biết đến với các loại rau thơm. Khi khách tới tham quan, người dân kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức tour hướng dẫn khách những kỹ thuật canh tác, tự tay mình cuốc đất trồng rau, gánh nước tưới rau, học chế biến các món ăn từ rau tại làng nghề. Qua nhiều năm phát triển mô hình này, làng rau Trà Quế đã trở thành điểm hấp dẫn ngày càng đông du khách, đem lại nguồn lợi tức đáng kể cho người dân địa phương.
* Nhận xét, đánh giá
Mặc dù đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhưng nhóm tác giả thấy chưa thật sự khởi sắc. Nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu, chính sách thúc đẩy phát triển và cạnh tranh còn hạn chế, chất lượng phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao của khách du lịch khi chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng bởi tốc độ phát triển quá nhanh chóng. Các loại hình dịch vụ chủ yếu theo hướng đại trà, không có tính liên kết kéo theo nhiều bất cập. Lá dừa bị khai thác bừa bãi làm quà tặng cho khách, tốc độ xây dựng ồ ạt làm phá vỡ cảnh quan sinh thái.
Qua đó, để đảm bảo việc phát triển DLCĐ, xã Cẩm Thanh cần phải thực hiện công tác bảo tồn thật tốt, phải biết đổi mới, sáng tạo để thu hút khách du lịch, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh, nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường
2. Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch cộng đồng ở các huyện miền núi Thanh Hóa
Các huyện miền núi Thanh Hóa có hệ thống tài nguyên du lịch lịch tự nhiên và văn hóa phong phú, có tiềm năng phát triển DLCĐ khá giống với những đặc điểm tại Làng văn hoá DLCĐ Bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình), Thiên Hương (Hà Giang), và Sapa (Lào Cai). Vì vậy chúng ta có thể học tập và đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ việc phát triển DLCĐ của Hòa Bình, Hà Giang và Lào Cai.
Thứ nhất, chú trọng công tác quy hoạch bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật để phát triển du lịch đồng thời đảm bảo cho việc công tác bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng của nhà thờ, đình, chùa, các di tích lịch sử. Vừa bổ sung thêm các yếu tố mới để tạo tính hấp dẫn trong du lịch nhưng cũng giữ lại nét văn hoá vốn có của các huyện miền núi Thanh Hóa
Thứ hai, tại các nơi có tài nguyên du lịch văn hóa nên có thêm các hoạt động mới mẻ cho khách du lịch được trải nghiệm để chuyến tham quan để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, độc đáo. Ví dụ như hướng dẫn du khách tham gia vào các hoạt động của quá trình làm các nghề truyền thống hay tham gia vào những hoạt động thường ngày của người dân địa phương.
Thứ ba, các cấp chính quyền và các ngành chức năng cần tạo ra mối liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lữ hành để thu hút thêm thị trường khách du lịch. Thêm vào đó cần làm tốt việc quảng bá sản phẩm du lịch, công tác xúc tiến, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng địa phương, động viên, hướng dẫn người dân làm kinh doanh du lịch tránh tình trạng tự phát, chạy theo lợi nhuận.
CHƯƠNG 3: HƯỚNG DẪN HỘ DÂN LÀM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
I. Xây dựng bản quy chuẩn hành vi ứng xử cho du khách
1. Khái niệm bản quy chuẩn hành vi ứng xử cho du khách
Quy chuẩn hành vi ứng xử là một bảng thông tin liệt kê những điều cấm kỵ, những hành động du khách không được làm nhằm giúp du khách dê hòa nhập với điểm đến.
2. Lý do cần bản quy chuẩn hành vi ứng xử cho du khách
- Hướng dẫn du khách hiểu được văn hóa tại địa phương.
- Giúp du khách tránh được những tác động/ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, truyền thống tại địa phương.
- Tạo cảm giác thoải mái cho cả du khách và dân địa phương.
- Giúp cho du khách hiểu hơn về văn hóa của cộng đồng
- Giúp cho du khách có cách cư xử thích hợp với dân địa phương.
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa dân địa phương và du khách.
3. Các bước thiết lập bản quy chuẩn hành vi ứng xử cho du khách
- Thảo luận với dân địa phương để xác định những điều cấm kị.
- Lập danh sách những điều không nên làm.
- Trình ủy ban nhân dân xã.
- Trình phòng văn hóa thông tin huyện.
- Phát hành bản quy chuẩn hành vi ứng xử khi nhận được sự đồng ý từ địa phương
- Đặt bản quy chuẩn hành vi ứng xử tại cổng làng.
II. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cộng đồng
1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng
1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một bộ phận đặc thù trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất diễn ra bình thường và liên tục.
1.2. Một số yếu tố của cơ sở hạ tầng:
- Đường bộ/đường sắt
- Nhà vệ sinh
- Nước
- Năng lượng
- Xử lý rác thải
- Các tòa nhà
- Công trình kiến trúc.
1.3. Vai trò của cơ sở hạ tầng đối với du lịch cộng đồng
- Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cộng đồng trong cuộc sống hàng ngày
- Là nền tảng của du lịch cộng đồng:
. Điểm thu hút
. Có thể tiếp cận địa phương
. Đưa du khách tới địa phương
. Giữ du khách ở tại địa phương.
1.4. Quản lý các tuyến đường
Kiểm tra hiện trạng các tuyến đường
Tiến hành kiểm tra hiện trạng các tuyến đường tại địa phương
- Những tuyến đường dẫn tới các điểm du lịch tại địa phương
- Những tuyến đường nào hay được sử dụng trong du lịch.
Đánh giá
Tiến hành đánh giá các tuyến đường thường được sử dụng cho du khách:
* Tình trạng:
- Khô hay ướt
- An toàn
- Còn nguyên vẹn hay đã sạt lở, hư hỏng
- Có dễ sử dụng không
- Có tiện sử dụng không
* Khả năng tiếp cận
- Còn tồn tại không
- Có các bảng chỉ dẫn không.
Nâng cấp các tuyến đường
* Các loại nâng cấp
Giải phóng mặt bằng, lấp đất, xây mới một số phần của đường, thêm thiết bị an toàn
* Các vật liệu được sử dụng để nâng cấp đường
- Đá
- Cát/ đất
- Tre/ gỗ
- Gạch/xi măng/bê tông.
Bảo dưỡng
* Bảo dưỡng thường xuyên
- Tần suất: Một lần mỗi tháng
- Công việc: dọn dẹp, xử lý trơn trượt, làm sạch, thoát nước..
* Bảo dưỡng không thường xuyên
- Kiểm tra để phát hiện sự không an toàn
- Sửa chữa điều kiện không an toàn.
2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng
2.1. Khái niệm:
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ cơ sở vật chất của các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp khác, tham gia sản xuất ra các dịch vụ và hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu trong thời gian đi du lịch của du khách.
2.2. Các loại cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng
* Cơ sở vật chất của các cơ sở vận tải du lịch
- Chịu sự quản lý của công ty vận tải du lịch hoặc các công ty vận tải dân dụng,
- Hoạt động vận chuyển khách du lịch và hành lý của họ đến các điểm du lịch theo các tuyến du lịch nhất định.
Cơ sở vật chất gồm:
- Các phương tiện vận chuyển (ô tô, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ...),
- Các phòng bán vé và phòng chờ,
- Các phòng cung cấp dịch vụ ngoại vi ở bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng...
Ngoài ra, các cơ sở vận tải du lịch có thể kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cửa hàng thương nghiệp...
- Số lượng các cơ sở kinh doanh vận tải du lịch, công suất cơ sở vật chất... phụ thuộc vào số lượng khách du lịch đến các khu du lịch, kết cấu hạ tầng hiện có trong vùng...
- Chất lượng các phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào:
. Kết cấu hạ tầng trên địa bàn,
. Đặc điểm của các tập khách du lịch đến các điểm đến.
* Cơ sở vật chất của các cơ sở lưu trú, ăn uống
Là nhóm quan trọng nhất trong cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,
Chịu sự quản lý của ngành du lịch và các ngành khác có tham gia kinh doanh du lịch.
Ví dụ: ở Việt Nam ngành nào cũng kinh doanh khách sạn, các tổ chức trung ương, chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân quận cũng quản lý khách sạn.
Cơ sở vật chất gồm: các công trình kiến trúc đặc biệt và thiết bị phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ, giải trí... của khách du lịch.
Vị trí: thường tập trung ở các điểm du lịch, trung tâm du lịch, đầu mối giao thông và các khu tập trung dân cư...
Các cơ sở kinh doanh lưu trú cũng có thể kinh doanh cả vận tải du lịch, nhà hàng, vui chơi, giải
*Cơ sở vật chất của các cơ sở vui chơi, giải trí
Nhóm cơ sở vật chất này rất đa dạng, chủ yếu do ngành du lịch và chính quyền địa phương quản lý.
Quản lý: các đơn vị, cá nhân kinh doanh dịch vụ giải trí, phục vụ khách du lịch như: công viên, vũ trường, sòng bạc, phòng karaoke...
Vị trí: thường tập trung ở các điểm du lịch, trung tâm du lịch.
Ngoài ra, nằm rải rác tại các doanh nghiệp DL cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí.
*Cơ sở vật chất của các đại lý du lịch và công ty lữ hành
Cơ sở vật chất:
- Các văn phòng,
- Các đại diện
- Chi nhánh
Vị trí: chủ yếu ở các trung tâm du lịch, các khu dân cư.
Quản lý: do ngành du lịch quản lý.
Chức năng: trung gian và tổ chức, hướng dẫn du lịch.
*Cơ sở vật chất của mạng lưới cửa hàng thương nghiệp
Là thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật tham gia vào việc đáp ứng nhu cầu mua hàng hoá của khách du lịch.
Vị trí: ở các trung tâm du lịch, các điểm dân cư, để bán hàng cho khách du lịch và dân cư địa phương.
Quản lý: ngành du lịch và ngành thương mại.
Ngoài ra, thành phần này còn được trang bị ở các doanh nghiệp du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu mua bán của khách
Ví dụ: khách sạn có trung tâm thương mại của khách sạn, cửa hàng bách hoá, cửa hàng bán hàng lưu niệm cho khách.
*Cơ sở vật chất thuộc ngành khác quản lý
Là nhóm cơ sở vật chất của các cơ sở kinh doanh, hành chính sự nghiệp... thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau, tham gia vào việc thoả mãn các nhu cầu đa dạng khác của khách du lịch.
Ví dụ: Cơ sở thể thao, Y tế, Văn hoá, Bảo hiểm, Ngân hàng, Thông tin...
Giá trị của cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng
- Tầm quan trọng của điểm tham quan chính và phụ
- Có thể sử dụng trong hoạt động kinh doanh du lịch
- Khôi phục cơ sở vật chất có thể giúp khôi phục văn hóa, truyền thống
- Giúp các hoạt động kinh tế khác cùng phát triển
Khôi phục cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng
- Xác định tình trạng ban đầu của cơ sở vật chất
- Xác định các vật liệu thích hợp để sử dụng cho phục hồi cơ sở vật chất.
- Xác định phương pháp và kỹ thuật xây dựng ban đầu của cơ sở vật chất.
- Xác định nguồn nhân lực và tài chính.
III. Các kỹ năng cần có của người làm du lịch cộng đồng
Với chủ trương phát triển sản phẩm du lịch đa dạng và khác biệt tăng sự trải nghiệm cho du khách dựa trên lợi thế tài nguyên du lịch huyện, thành phố, những năm gần đây, DLCĐ tỉnh Thanh Hóa nói chung, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa nói riêng đang phát triển mạnh mẽ. Bởi thế mạnh của DLCĐ là kết hợp được cả yếu tố cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, để có thể phát triển DLCĐ một cách hiệu quả, người dân cần được trang bị thêm những kỹ năng cần thiết như nghệ thuật kinh doanh, giao tiếp ứng xử, giới thiệu, thuyết minh, biết bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đúng cách. Ở Thanh Hóa vẫn còn tồn tại tình trạng làm DLCĐ một cách manh mún, nhỏ lẻ, thiếu kiến thức, chuyên nghiệp. Những tồn tại này có thể khắc phục nếu người dân được trang bị đầy đủ các kỹ năng làm du lịch, như:
Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong của con người (với tư cách là đối tượng giao tiếp), đồng thời biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới mục đích đã định. Trong mối quan hệ với du khách, những người làm du lịch cần có kỹ năng giao tiếp tốt, biết nghệ thuật ứng xử và một số nguyên tắc khi giao tiếp để tạo được ấn tượng tốt đẹp với du khách.
Kỹ năng giao tiếp thể hiện bằng các kỹ năng cụ thể như: Kỹ năng đón tiếp và tạo ấn tượng ban đầu với du khách, Kỹ năng tổ chức phục vụ ăn uống cho du khách,. Kỹ năng thuyết minh và hướng dẫn du lịch, Kỹ năng tiếp thị, quảng bá du lịch địa phương, Kỹ năng xử lý đàm phán thương lượng, Kỹ năng xử lý tình huống...
Để có được những kỹ năng này đòi hỏi người làm du lịch phải được tiếp thu và đào tạo những kiến thức cơ bản về du lịch, du khách, ... một cách bài bản và có niềm tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc, văn hóa bản địa, am hiểu về sản phẩm du lịch, về văn hóa địa phương cũng như những hiểu biết về tôn giáo, chính trị, xã hội khác
Nghệ thuật giao tiếp ứng xử với khách hàng
- Chủ động xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng: Gọi điện hỏi thăm khách hàng cũ, tìm kiếm, chia sẻ với khách hàng mới,.
- Luôn tươi cười: Khách hàng sẽ cảm thấy sự gần gũi, thân thương khi mua hàng. Với những khách hàng khó tính hoặc yêu cầu cao, bạn nên giữ thái độ vui vẻ, tránh xung đột.
- Kiên nhẫn lắng nghe khách hàng: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cực kỳ quan trọng. Trong kinh doanh, kỹ năng này cần được phát huy tối đa. Lúc này, bạn sẽ hiểu khách hàng cần gì, vấn đề ở đâu để biết cách khắc phục tốt nhất. Kỹ năng lắng nghe cũng giúp hình thành cách giao tiếp ứng xử tốt.
- Chào hỏi thân thiện, nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ: Đây là cách giao tiếp ứng xử thông minh. Có thể hôm nay khách hàng không mua sản phẩm của bạn nhưng nhờ giao tiếp tốt, họ sẽ chọn quay lại.
Nguyên tắc giao tiếp
- Tôn trọng đối tượng giao tiếp, luôn luôn theo tuổi tác
- Biết quan sát - lắng nghe, biết trên dưới - phải trái
- Nói phải rõ ràng, dễ hiểu, không nói mỉa mai, “nói mát”, tránh lối nói gây cảm giác không tốt cho người khác
- Không đề cập chủ đề nhạy cảm, gây hiểu lầm hoặc dùng từ chuyên ngành, từ cổ, ngôn từ quá hoa mỹ
- Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên, không đột nhiên im lặng, nói lấp lửng, tỏ vẻ bí mật
- Nên giữ khoảng cách vừa phải khi giao tiếp
- Giao tiếp ứng xử có văn hóa, đạo đức, nếu không thể nói thật, sẽ không nói dối. Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp.
- Khi nói chuyện, nhìn thẳng vào người đối diện, thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải căng thẳng cho cả hai.
- Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo người này trong khi nói chuyện với người khác.
- Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài hước bạn tạo ra cho mọi người vui vẻ.
- Không hướng mắt nhìn xuống chân sẽ gây những cảm giác không hay ở người đối diện, thường là người bi quan, thiếu tự tin, kẻ phạm tội hay có cử chỉ này
- Không nhìn vào khuyết điểm trên thân thể của đối tượng giao tiếp, có thể không cố ý nhưng đôi khi ánh mắt của bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ.
2. Kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể
Các hoạt động tập thể có ý nghĩa quan trọng, nó giúp tạo bầu không khí sôi nổi, vui tươi và gắn bó, liên kết các thành viên, giúp cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân/ tổ chức với nhau... vai trò của việc tổ chức các hoạt động tập thể ngày càng được coi trọng và đưa vào hầu hết các chương trình du lịch của du khách. Các hoạt động tập thể được tổ chức dưới hình thức các trò chơi vui nhộn hoặc các cuộc thi mang tính giải trí. Bởi vì:
- Trò chơi là một hoạt động tự nhiên bày ra để vui chơi và giải trí, rất cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người.
- Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách, trí lực.
- Trò chơi nhỏ là một cuộc vận động sinh hoạt do một người hoặc nhiều người tổ chức cho một số người tham gia theo một quy ước có sẵn, trong một thời gian, địa điểm để đem lại ý nghĩa riêng cho mỗi người và của tất cả mọi người.
Đối với loại hình DLCĐ, việc tổ chức các hoạt động tập thể được coi là một phương pháp để truyền tải các giá trị văn hóa truyền thống, mô phỏng sinh động các tài nguyên văn hóa phi vật thể.. Giúp du khách hiểu hơn về văn hóa bản địa, tạo cơ hội phục hồi và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể trong DLCĐ được coi là kỹ năng không thể thiếu của người làm du lịch. Điều đó có nghĩa là người tổ chức các hoạt động tập thể phải có kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng dẫn chương trình, làm sôi động bầu không khí, dẫn dắt người chơi, nắm bắt được tâm lý và tác động đc vào suy nghĩ của người chơi, hướng họ đến những trạng thái tâm lý tích cực.
Người tổ chức trò chơi ngoài khả năng tạo bầu không khí sinh động, vui vẻ cho tập thể, còn phải biết khai thác góc cạnh giáo dục của trò chơi. Muốn như vậy, các bạn cần phải rèn luyện một số đức tính cũng như cần có một số điều kiện sau:
- Thật tâm yêu thích công việc của mình, thật tâm yêu mến du khách và dễ dàng hòa nhập với họ.
- Coi trò chơi như một công cụ giáo dục, một việc làm đứng đắn
- Bản thân phải vui vẻ, hăng hái thì mới lôi cuốn mọi người.
- Đã từng điều khiển trò chơi nhiều lần, có vốn liếng phong phú về trò chơi.
- Biết tường tận mọi biến thái của trò chơi và tiên liệu các tình huống có thể xảy ra
- Bản lĩnh vững vàng, tài năng đa dạng, ứng biến nhanh nhạy... và có thể biến tất cả các bài học thành trò chơi.
- Biết tự rút cho mình những bài học về những sai phạm, vấp váp hay thành công sau mỗi lần điều khiển một trò chơi.
- Biết dẫn dắt mọi người chấp hành nghiêm chỉnh luật chơi, nhưng cũng biết xem kết quả của trò chơi là “chơi”.
- Có một giọng nói to, rõ ràng, mạch lạc... để giải thích và điều khiển trò chơi
- Ngoài ra còn phải có sổ tay ghi chép phân loại và sưu tầm trò chơi.
Để đảm bảo mọi hoạt động tập thể được tổ chức thành công, người tổ chức cần phải:
- Tránh tổ chức, hướng dẫn những trò chơi mà mình không đủ hoặc không vững kiến thức về trò chơi đó.
- Tránh tình trạng không chuẩn bị trước, làm qua loa, nói một đường làm một nẻo
- Tránh áp đặt người chơi, tranh cãi hoặc to tiếng với người chơi.
- Tùy theo chương trình sinh hoạt tập thể mà có những trang phục thích hợp, không nên phô trương và cũng không nên quá sơ sài, luộm thuộm.
- Tránh hiện tượng thiên vị hoặc cố tình bắt phạt một người nào đó vì lý do hiềm khích cá nhân.
- Những hình phạt các bạn làm sai cũng nên dừng lại ở mức độ nhắc nhở, nội dung phạt phải vui, tế nhị, tạo được không khí vui vẻ giữa người chơi và người bị phạt.
3. Kỹ năng chế biến món ăn truyền thống
DLCĐ mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nhiên thiên, môi trường và văn hoá địa phương. Đến với các điểm DLCĐ, ngoài việc tận tưởng không gian yên bình nguyên sơ, không khí trong lành, tìm hiểu các phong tục tập quán, lễ hội... du khách còn mong muốn được thưởng thức những món ăn địa phương, thưởng thức những tinh hoa ẩm thực vùng miền do đó việc đưa các món ăn truyền thống vào thực đơn của du khách là điều hiển nhiên.
Việc cung cấp các món ăn truyền thống chính thực hiện các một mục tiêu của phát triển DLCĐ, đó là lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống, nhấn mạnh những nét độc đáo của văn hóa địa phương, quảng bá ẩm thực địa phương, làm phong phú sản phẩm du lịch địa phương, đáp ứng nhu cầu của du khách, tạo ra nguồn thu nhập cho cư dân địa phương.... Và sẽ không có gì tuyệt vời hơn là được thưởng thức những món ăn truyền thống do chính những người dân địa phương chế biến, những nghệ nhân ẩm thực thầm lặng.
Kỹ năng chế biến các món ăn truyền thống bắt nguồn sâu xa từ những thói quen ăn uống, từ sự đúc kết kinh nghiệm của những người đi trước cộng với sự khéo léo, tinh tế của chính người chế biến. Ngoài ra, người đầu bếp rất cần phải được học về cân bằng dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. để đảm bảo đem đến những món ăn truyền thống ngon miệng, đẹp mắt và an toàn.
Mỗi hộ dân kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng đều có thể được coi như 1 doanh nghiệp quy mô nhỏ. Trong rất nhiều kỹ năng cần có của người làm du lịch cộng đồng thì kỹ năng quản lý tài chính được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất nhưng cũng là phạm trù rất rộng và có nhiều sự khác biệt khi ở các quy mô kinh doanh khác nhau.
Để có thể quản lý được vấn đề tài chính trong kinh doanh, các hộ gia đình và các doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện những việc sau đây:
- Xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng.
- Sử dụng phần mềm quản lý tài chính phù hợp
- Có kế hoạch mua vật tư, hàng hóa, vật dụng hợp lý, tránh làm lãng phí nguồn vốn.
- Kiểm soát chặt chẽ việc xuất- nhập hàng hóa và số lượng hàng hóa lưu kho.
- Có kế hoạch kiểm soát công nợ chặt chẽ, thường xuyên và hợp lý
- Lưu ý kiểm soát nhân viên, phòng tránh việc gian lận, trục lợi bất chính
Nhìn chung, quản lý tài chính là tổng hợp của nhiều kỹ năng liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn, yêu cầu mỗi người/ mỗi hộ gia đình cần học tập và rèn luyện để làm chủ đồng tiền một cách thông minh. Trong đó có thể kể đến các kỹ năng cơ bản như kỹ năng quản lý chi tiêu, kỹ năng quản lý ngân sách, quản lý rủi ro….
Kỹ năng quản lý chi tiêu: Đây là kỹ năng quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính. Người làm kinh doanh cần rèn luyện, cải thiện thói quen mua sắm, tiêu dùng thật hợp lý cho nhu cầu cá nhân cũng như cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khá nhiều doanh nghiệp gặp vấn đề với việc tiêu tiền không kiểm soát, gây nhiều hệ lụy tài chính, vay nợ… Vì vậy, cần lập một bảng kế hoạch chi tiêu một cách rõ ràng, khoa học, xác định được nhu cầu cần thiết, nói không với những khoản chi lãng phí, đảm bảo tiêu chí “Giảm chi và mua sắm thông minh”.
Kỹ năng quản lý ngân sách: Đây là năng lực thống kê, đánh giá và điều chỉnh quản lý tài chính thông minh theo từng trường hợp, bao gồm:
- Cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời
- Chú ý đến thuế
- Luôn có các phương án dự phòng/ thay thế/ hỗ trợ…
- Dự trù ngân sách cho các mục tiêu và kế hoạch hành động trong tương lai.
Việt Nam là đất nước trăm triệu dân với 54 dân tộc anh em là 54 màu sắc riêng biệt độc đáo tạo nên một bức tranh văn hóa Việt Nam rực rỡ. Khi đến với mỗi vùng miền, mỗi điểm du lịch du khách đều mong muốn có được những dấu ấn đặc biệt mạnh mẽ, khó phai.
Ngoài các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng chế biến các món ăn truyền thống đang rất được coi trọng hiện nay thì không thể không nhắc đến các kỹ năng đặc biệt khác như: Kỹ năng sử dụng công cụ lao động và sáng tạo công cụ lao động, Kỹ năng sử dụng nhạc cụ truyền thống hoặc diễn xướng nghệ thuật dân gian Kỹ năng làm nghề, sản xuất (thủ công, mỹ nghệ...), ...
Những kỹ năng này vẫn cần có sự đào tạo bài bản, thực tế hiện nay có nhiều trường lớp đào tạo những kỹ năng này, nhưng trên hết, điều làm nên sự hấp dẫn, thu hút và khác biệt đó là sự khéo léo, tinh tế và tình yêu, niềm tự hào của chính người dân địa phương về văn hóa của họ. Những dụng cụ lao động hoặc nhạc cụ độc đáo mà du khách vừa có thể xem cách thức nó hoạt động vừa có thể mua làm quà lưu niệm dưới dạng mô hình tinh xảo hoặc thô mộc....; những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tại địa phương mà du khách vừa có thể mua vừa có thể trải nghiệm quy trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm đó.. Đều sẽ là những kỷ niệm tuyệt vời, những chất xúc tác mạnh mẽ để du khách nhớ mãi và có thể sẽ nhiều lần còn quay lại nơi đây.
TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN
- Thực trạng hoạt động DLCĐ tại các huyện miền núi thanh hóa
- Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển DLCĐ ở thanh hóa
- Dự báo xu hướng tăng trưởng/phát triển mô hình/hoạt động DLCĐ ở các huyện miền núi thanh hóa
- Xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng cụ thể
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng sinh thái miền núi Thanh Hóa
- Mong muốn/ kỳ vọng của cư dân địa phương khi tham gia vào hoạt động DLCĐ.
- 1Quyết định 3006/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 2Kế hoạch 100/KH-UBND về đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai ở các cấp thực hiện Chương trìinh mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Kế hoạch 111/KH-UBND về đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2023
- 4Kế hoạch 117/KH-UBND triển khai Tiểu Dự án 4, Dự án 5 Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình các cấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sơn La, năm 2023
- 5Kế hoạch 111/KH-UBND triển khai Tiểu dự án 4, Dự án 5 “Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình các cấp” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024
- 1Luật du lịch 2005
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 4Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 5Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư
- 6Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Luật Đầu tư 2020
- 9Luật Du lịch 2017
- 10Luật Đầu tư công 2019
- 11Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 12Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 13Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 14Nghị quyết 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 15Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 16Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 17Quyết định 194/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 19Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 23/2021/QĐ-UBND về phân công, phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu và chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 21Quyết định 693/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Kế hoạch thực hiện các nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
- 22Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 23Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 24Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 25Thông tư 01/2022/TT-UBDT quy định về Quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 26Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 27Nghị quyết 258/2022/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
- 28Quyết định 495/QĐ-UBDT năm 2022 phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 29Quyết định 2415/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn thực hiện Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 30Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 31Thông tư 10/2022/TT-BYT hướng dẫn triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 32Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 33Quyết định 752/QĐ-UBDT năm 2022 phê duyệt Khung chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 34Quyết định 3006/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 35Quyết định 01/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giao cho cộng đồng tự thực hiện xây dựng công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền) thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 36Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 37Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND quy định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 38Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 39Kế hoạch 100/KH-UBND về đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai ở các cấp thực hiện Chương trìinh mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 40Kế hoạch 111/KH-UBND về đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2023
- 41Kế hoạch 117/KH-UBND triển khai Tiểu Dự án 4, Dự án 5 Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình các cấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sơn La, năm 2023
- 42Kế hoạch 111/KH-UBND triển khai Tiểu dự án 4, Dự án 5 “Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình các cấp” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024
Quyết định 1838/QĐ-UBND năm 2023 về Bộ tài liệu đặc thù thực hiện tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp, thuộc Tiểu dự án 4, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 1838/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/05/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Đầu Thanh Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/05/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra