Hệ thống pháp luật

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN CÁN SỰ ĐẢNG
THANH TRA CHÍNH PHỦ

---------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 1821-QĐ/BCS

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH THANH TRA

Căn cứ Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

Căn cứ Kế hoạch số 03-KH/TW, ngày 01/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị,

BAN CÁN SỰ ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định năm chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Ngành Thanh tra (có văn bản kèm theo).

Điều 2. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc Ngành Thanh tra có trách nhiệm phấn đấu, rèn luyện thường xuyên theo các chuẩn mực đạo đức này.

Điều 3. Các cấp ủy đảng, thủ trưởng các cơ quan Thanh tra, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm phổ biến đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc đơn vị mình: đưa việc thực hiện quy định này vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của đảng bộ, chi bộ, cơ quan, đơn vị và kiểm điểm đánh giá công tác hàng năm.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 62-QĐ/BCS, ngày 30/10/2007 của Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- ĐUK các cơ quan TW(b/c);
- Các đ/c Ủy viên BCSĐ TTCP;
- Các đ/c Đảng ủy viên;
- Lưu VP, TCĐU.

TM. BAN CÁN SỰ ĐẢNG
BÍ THƯ




Huỳnh Phong Tranh

 

NĂM CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC

CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH THANH TRA
(Kèm theo Quyết định số 1821-QĐ/BCS ngày 30/12/2011 của Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ)

1. Có lập trường, quan điểm cách mạng vững vàng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; luôn nêu cao trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao: Phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất.

2. Có phong cách, phương pháp làm việc khoa học, đổi mới: sâu, sát công việc: coi trọng nguyên tắc, kỷ cương; phân tích xử lí vấn đề khách quan, công tâm, có lí, có tình, có tính thuyết phục cao.

3. Có tinh thần học tập, cầu tiến bộ, nghiên cứu, tiếp cận cái mới: không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực cá nhân về mọi mặt; coi trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo đánh giá hiệu quả công việc.

4. Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cá nhân trong sáng, lành mạnh; nói đi đôi với việc làm; hành động có văn hóa; gương mẫu, tiêu biểu trong lối sống sinh hoạt cá nhân; có tinh thần xây dựng và đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; tích cực đấu tranh bài trừ tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu; gương mẫu, không lợi dụng chức quyền để vụ lợi.

5. Có tấm lòng vì dân, thương dân, gần gũi, tôn trọng nhân dân, biết chia sẻ, thông cảm với nhân dân khi xử lí công việc; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của nhân dân; hoạt động vì lợi ích của đất nước, của nhân dân; thường xuyên sinh hoạt với nhân dân nơi cư trú đúng quy định của Nhà nước.

 

TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại.

2. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý trí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng.

3. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

4. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người.

5. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.