Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1820/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 19 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC ICT PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH YÊN BÁI, PHIÊN BẢN 1.0

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng năm 2015;

Căn cứ Luật An ninh mạng năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bn vng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Công văn số 58/BTTTT-KHCN ngày 11/01/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Khoa học Công nghệ về việc hướng dn các nguyên tắc định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 829/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0);

Căn cứ Công văn số 3098/BTTTT-KHCN ngày 13/09/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Khoa học Công nghệ về việc công b bộ chs đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (phiên bản 1.0);

Căn cứ Công văn số 4176/BTTTT-THH ngày 22/112019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh;

Căn cứ Công văn số 988/THH-DVCNTT ngày 24/7/2020 của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc góp ý đối với Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tính Yên Bái;

Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 31/7/2019 của Hội đằng nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư các dự án nhóm B;

Căn cứ Quyết định số 1926/QĐ-UBND ngày 16/11/2010 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt dự án điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 2912/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái, phiên bản 1.0; Quyết định số 2533/QĐ- UBND ngày 31/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt dự án Trung tâm điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu đô thị thông minh tỉnh Yên Bái;

Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 962/TTr-STTTT ngày 11/8/2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc ICT (Công nghệ thông tin và Truyền thông) phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái, phiên bản 1.0 (Có Kiến trúc chi tiết kèm theo), với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục đích và phạm vi áp dụng Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Yên Bái

a) Mục đích

Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái là kiến trúc công nghệ để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các bên liên quan thiết kế, xây dựng các thành phần, chức năng, giải pháp và dịch vụ ứng dụng ICT xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh Yên Bái. Xây dựng kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái nhằm mục đích:

- Đề ra các nguyên tắc, các hướng dẫn để tạo lập, giải thích, phân tích và trình bày kiến trúc, giải pháp ICT cho Đô thị thông minh;

- Đảm bảo tính kết nối liên thông giữa các hệ thống thông tin đã và sẽ được xây dựng trong tỉnh, tránh trùng lặp lãng phí;

- Đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất, dễ hiu, dễ sử dụng, hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái bền vững.

b) Phạm vi áp dụng

- Áp dụng cho việc xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Yên Bái;

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ nội dung, yêu cầu và nguyên tắc của kiến trúc khi triển khai các dự án hướng tới phục vụ cho các dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

2. Định hướng xây dựng Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái

a) Phù hợp với yêu cầu xây dựng đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái

Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái được xây dựng dựa trên cơ sở đáp ứng các nguyên tắc xây dựng đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái:

- Xây dựng đô thị thông minh phải lấy người dân làm trung tâm.

- Tuân thủ hoàn toàn khung kiến trúc đô thị thông minh đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Đồng thời, phải phù hợp với các nền tảng ứng dụng và các thành phần của Chính quyền điện tử được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2912/QĐ-UBND ngày 28/12/2018.

- Có sự kế thừa của những hệ thống công nghệ thông tin đã triển khai trong tỉnh, tránh gây trùng lặp, lãng phí.

- Xây dựng đô thị thông minh gắn kết với đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tạo ra cơ sở để triển khai đô thị thông minh nhanh chóng và bền vững.

- Có tầm nhìn, lộ trình triển khai phù hợp với đề án xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái.

b) Các nguyên tắc xây dựng kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái

Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái cần tuân thủ một số nguyên tắc chính như sau:

- Phân tầng: Kiến trúc phải được thiết kế phân tầng, nghĩa là cần nhóm các chức năng liên quan đến nhau trong từng tầng. Các chức năng ở một tầng khi làm nhiệm vụ của mình có thể sử dụng các chức năng mà tầng dưới nó cung cấp.

- Hướng dịch vụ: kiến trúc phải dựa trên mô hình hướng dịch vụ, nghĩa là được phát triển và tích hợp các thành phần chức năng xoay quanh các quy trình nghiệp vụ.

- Liên thông: Giao diện của mỗi thành phần trong kiến trúc phải được mô tả tường minh để sẵn sàng tương tác với các thành phần khác trong kiến trúc vào thời điểm hiện tại cũng như tương lai.

- Dựa trên tiêu chuẩn mở: Đơn giản trong việc tích hợp với nền tảng khác, đồng thời phát triển ứng dụng có khả năng tái sử dụng, chạy độc lập với nền tảng khác.

- Khả năng mở rộng: Kiến trúc có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo quy mô đô thị, nhu cầu đối với dịch vụ và sự thay đổi của các nghiệp vụ trong đô thị.

- Linh hoạt: Dễ dàng thích ứng với các công nghệ mới để có thể cung cấp nhanh chóng, linh hoạt các dịch vụ của đô thị thông minh.

- Tính ổn định: Khả năng tiếp tục vận hành khi đối mặt với sự cố.

- Đo lường được: Kiến trúc phải được thiết kế thành phần hiển thị thông tin cho phép các bên liên quan quan sát và theo dõi được hoạt động của các thành phần cũng như toàn bộ kiến trúc.

- Chia sẻ: Các thành phần dữ liệu trong kiến trúc được mô tả tưng minh để sẵn sàng cho việc chia sẻ và khai thác chung.

- An toàn: Kiến trúc có phương án đảm bảo an toàn thông tin cho từng thành phần, tầng, cũng như toàn bộ kiến trúc.

- Trung lập: Có tính trung lập đối với nhà cung cấp các sản phẩm, công nghệ IT, nó không thiên vị cũng không hạn chế bất kỳ một công nghệ, sản phẩm nào.

- Dễ sử dụng và bảo trì: Cung cấp công cụ cài đặt, thao tác, quản lý và bảo trì nền tảng.

3. Sơ đồ tổng thể kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái

a) Nền tảng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái (SCP)

Nền tảng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái được xây dựng để tích hợp với các hệ thống thông tin đang vận hành hoặc sẽ xây dựng trong tương lai của tỉnh Yên Bái nhằm hỗ trợ thực hiện các công việc sau:

- Điều phối, vận hành, kiểm soát chất lượng các dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh.

- Theo dõi trạng thái sử dụng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh.

- Theo dõi các sự kiện, giám sát các hoạt động của đô thị.

- Hỗ trợ đưa ra quyết định dựa trên việc tiếp nhận và xử lý dữ liệu.

- Phân phối dữ liệu và thông tin đến người dân.

- Kết nối thông tin với các hệ thống thông tin khác của đô thị.

- Cung cấp các điểm tham chiếu để kết nối nền tảng đô thị thông minh với các dịch vụ của bên thứ ba.

- Quản lý hạ tầng hệ thống thông tin của đô thị. Hỗ trợ tái sử dụng các ứng dụng, thiết bị và cơ sở hạ tầng mạng.

- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

- Phát triển, mở rộng, kết nối, chia sẻ dữ liệu với nền tảng đô thị thông minh của các đô thị khác.

b) Nền tảng tích hợp chia sẻ cấp tỉnh (LGSP)

LGSP là nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh chứa các dịch vụ dùng chung để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi của tỉnh và đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ của tỉnh với các hệ thống bên ngoài; mô hình kết nối của LGSP theo kiến trúc Chính phủ điện tử của cơ quan cấp tỉnh chủ quản phù hợp Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

c) Người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức

Với người dùng chia thành hai đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ khác nhau, đó là:

- Người dùng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu xem thông tin về tỉnh, trao đổi thông tin với Chính quyền tỉnh Yên Bái hoặc sử dụng các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh của tỉnh thông qua app: Yenbai-S (Yen Bai Smart city).

- Người dùng là công chức, viên chức, cán bộ Nhà nước trong tỉnh sẽ sử dụng app: Yenbai-G (Yen Bai Government) để đăng nhập và thực hiện công vụ.

d) Kênh giao tiếp

Các kênh truy cập/tương tác chính bao gồm: cổng thông tin điện tử tỉnh và Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh; Thư điện tử (email); Điện thoại (cố định hoặc di động), máy fax; Kiosk tra cứu thông tin; Mạng xã hội; Kênh trực tiếp; IoT/M2M; Call Center.

đ) ng dụng, dịch vụ đô thị thông minh

Ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh là việc sử dụng Hệ thống đô thị thông minh để thực hiện các hoạt động dịch vụ, công vụ đáp ứng nhu cầu của công dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức .... Đô thị thông minh tỉnh Yên Bái hướng tới sẽ cung cấp các ứng dụng, dịch vụ thông minh gồm:

đ1) ng dụng chia theo lĩnh vực gồm:

- Lĩnh vực giáo dục thông minh: Kho học liệu, bài giảng trực tuyến, ứng dụng cho học sinh, giáo viên, phụ huynh,...

- Lĩnh vực y tế thông minh: Bệnh án điện tử, ứng dụng đăng ký khám bệnh từ xa, đặt lịch khám, an toàn vệ sinh thực phẩm,...

- Lĩnh vực du lịch thông minh: Ứng dụng cho du khách, Cng thông tin du lịch, thông tin nhà hàng, khách sạn,...

- Các lĩnh vực khác như: Tài chính, kế hoạch; tài nguyên, môi trường; nông, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, tư pháp....

đ2) Ứng dụng chia theo đối tượng sử dụng gồm:

- Ứng dụng cho nhà quản lý: Các ứng dụng phục vụ công tác giám sát, chỉ đạo, điều hành như: Thông báo điều hành, Họp thông minh, báo cáo tổng hợp định kỳ,...

- Ứng dụng cho công chức, viên chức: Các hoạt động nghiệp vụ để cán bộ, công chức thực hiện công vụ.

- Ứng dụng cho người dân: Bao gồm các ứng dụng tiện ích phục vụ cho người dân như: Dịch vụ công, phản ánh hiện trường, cổng thông tin,...

- ng dụng cho doanh nghiệp: Cng thông tin doanh nghiệp, diễn đàn cho doanh nghiệp,...

e) Hạ tầng, kỹ thuật công nghệ

Bao gồm các hệ thống vật lý như: Trung tâm tích hợp dữ liệu, Camera, thiết bị IoT, thiết bị lưu trữ và các hệ thống mạng, phần mềm như mạng LAN, WAN, Internet, hệ thống blockchain...

g) Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC)

Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) là nơi tổng hợp các nguồn thông tin, dữ liệu của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, qua đó giúp các lãnh đạo tỉnh giám sát, điều hành, hỗ trợ chỉ huy và quản lý chất lượng dịch vụ đô thị một cách tổng thể, cho phép phân tích dữ liệu lớn, hỗ trợ ra quyết định và xây dựng quy chế, chính sách.

Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) sẽ kết nối đến Nn tảng đô thị thông minh (SCP) qua khối hỗ trợ, điều khiển, hiển thị để lấy dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ ra quyết định và được vận hành liên tục không gián đoạn 24/7.

h) Nguồn dữ liệu

Hệ thống dịch vụ, phần mềm của tỉnh Yên Bái có nhiều nguồn dữ liệu với các định dạng khác nhau (có cấu trúc, phi cấu trúc,...), các nguồn dữ liệu này sẽ được Nền tảng đô thị thông minh thu thập về để xây dựng lên kho dữ liệu tri thức, dữ liệu lớn (Bigdata). Khối dữ liệu sau khi thu thập và phân tích, sẽ được tái hiện lại tại Trung tâm xử lý điều hành thông tin tập trung đa nhiệm toàn bộ hoạt động của đô thị từ đó hỗ trợ công tác giám sát, chỉ huy, điều hành tại trung tâm, một số “Kho dữ liệu” trong đô thị thông minh: Dữ liệu cảm biến; Dữ liệu thiết bị IoT; Dữ liệu Cơ sở dữ liệu đô thị thông minh; Các nguồn dữ liệu khác...

i) ng dụng chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái

Ứng dụng, phần mềm thuộc Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái được xây dựng theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) được chia thành 2 nhóm chính, bao gồm: Dịch vụ nghiệp vụ và Dịch vụ kỹ thuật chung.

k) Cơ sở dữ liệu người dùng

Cơ sở dữ liệu (CSDL) người dùng là một cơ sở dữ liệu tập trung chứa thông tin về người dân tại Yên Bái, phục vụ khai thác thông tin về người dùng cho tất cả các hệ thống phần mềm trong toàn tỉnh. Đây cũng là CSDL người dùng tập trung cho hệ thống xác thực một lần SSO của tỉnh.

CSDL người dùng Yên Bái chứa các thông tin cơ bản về người dùng được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh tự động thông qua quá trình vận hành của các ứng dụng, phần mềm của tỉnh và Cơ sở dữ liệu dân cư sau khi đưa vào hoạt động. Việc phân quyền khai thác (lấy thông tin, thêm thông tin, cập nhật thông tin...) đối với các vùng dữ liệu do hệ thống CSDL người dùng quản lý thông qua mã định danh của ứng dụng.

4. Sơ đồ kết nối trong đô thị thông minh tỉnh Yên Bái

Trong đô thị thông minh tỉnh Yên Bái, tất cả các ng dụng, dịch vụ đô thị thông minh và Chính quyền điện tử đều sử dụng chung Cơ sở dữ liệu người dùng và hệ thống đăng nhập một lần sso thông qua trục kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung LGSP của tỉnh.

Các ứng dụng, dịch vụ thông minh sẽ kết nối với nhau qua Nn tảng đô thị thông minh SCP và Nn tảng tích hợp chia sẻ cấp tỉnh LGSP để lấy dữ liệu phù hợp cung cấp cho người sử dụng. Nn tảng đô thị thông minh kết nối với các trung tâm thành phần OC cùng trung tâm điều hành IOC của tỉnh thông qua các khối hỗ trợ điều khiển hiển thị. Dữ liệu được cung cấp liên tục theo thời gian thực cho nền tảng qua các hệ thống cảm biến, IoT, các Cơ sở dữ liệu khác.

5. Lộ trình thực hiện

TT

Các nhiệm v

Nội dung

I.

Giai đoạn 2020 - 2021

1.

Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái

Triển khai một số nội dung gồm:

(1) Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh (DC).

(2) Xây dựng Hệ thống mạng số liệu chuyên dùng trên địa bàn toàn tỉnh.

(3) Xây dựng Hệ thống Camera giám sát thông minh tỉnh Yên Bái.

(4) Xây dựng Nn tảng chia sẻ cấp tỉnh LGSP.

(5) Triển khai một số thành phần theo khung chính quyền điện tử tỉnh.

2.

Xây dựng Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng (SOC)

Trung tâm được kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia, có chức năng thu thập, xử lý, giám sát an ninh an toàn thông tin nhằm phát hiện và cảnh báo kịp thời hoạt động tấn công mạng; xây dựng hệ thống phòng, chống các cuộc tấn công từ bên ngoài cũng như từ bên trong nhắm vào các hệ thống thông tin quan trọng mà chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai; tổ chức đội ngũ, xây dựng quy trình ứng cứu sự c đ ứng cứu, khôi phục nhanh hoạt động của hệ thống, giảm thiu thiệt hại khi có sự cố xảy ra tại tỉnh.

3.

Xây dựng Trung tâm điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu tập trung đa nhiệm (IOC)

Trung tâm có các chức năng gồm:

(1) Giám sát các chỉ tiêu kinh tế, xã hội.

(2) Giám sát tình hình an ninh trật tự.

(3) Giám sát tình hình giao thông.

(4) Giám sát bảo mật an toàn thông tin.

(5) Tiếp nhận và xử lý phản ánh người dân.

(6) Giám sát hoạt động mạng xã hội.

(7) Giám sát tình hình giải quyết dịch vụ công.

(8) Giám sát tình hình ảnh hưởng môi trường.

(9) Giám sát hoạt động lĩnh vực tài chính tỉnh.

(10) Giám sát lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

(11) Giám sát tình hình hoạt động lĩnh vực y tế.

(12) Giám sát tình hình hoạt động lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

(13) Giám sát hoạt động lĩnh vực du lịch.

(14) Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm.

(15) Điều hành trực tiếp tại hiện trường (Trong các trường hợp khẩn cấp, lụt bão, cháy rừng...).

(16) Điều hành trực tiếp sự kiện lớn của tỉnh.

4.

Xây dựng hệ thống giáo dục thông minh tỉnh Yên Bái

Xây dựng phòng giám sát, điều hành ngành Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục tập trung của Sở Giáo dục và Đào tạo; Phần mềm trung tâm điều hành; Các dịch vụ, tiện ích ngành giáo dục và đào tạo.

5.

Xây dựng hệ thống Y tế thông minh tỉnh Yên Bái

Xây dựng phòng giám sát, điều hành ngành y tế; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành y tế; Phần mềm trung tâm điều hành; Các dịch vụ, tiện ích thông minh ngành y tế; Xây dựng Bệnh viện thông minh.

6.

Xây dựng hệ thống du lịch thông minh tỉnh Yên Bái

Xây dựng phòng giám sát, điều hành ngành du lịch; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; Xây dựng Cổng thông tin điện tử du lịch; Xây dựng và triển khai các tiện ích, ng dụng du lịch thông minh tỉnh Yên Bái.

7.

Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành thông tin kế hoạch - Tài chính tỉnh Yên Bái

- Xây dựng phòng giám sát, điều hành ngành tài chính; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thu, chi ngân sách và quản lý tài sản; Phần mềm trung tâm điều hành thông minh.

- Xây dựng phòng giám sát, điều hành ngành kế hoạch, đầu tư; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý vốn đầu tư, quản lý doanh nghiệp, quản lý Hợp tác xã, quản lý hộ kinh doanh; Phần mềm trung tâm điều hành thông minh.

8.

Xây dựng mô hình thí điểm tại phường Đồng Tâm.

Xây dựng mô hình một phường điểm đẩy mạnh các ng dụng, dịch vụ của Chính quyền điện tử và đô thị thông minh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính quyền và các tiện ích, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp để rút kinh nghiệm nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

II

Giai đoạn 2021 - 2025

1.

Tiếp tục triển khai mở rộng các nhiệm vụ đã triển khai giai đoạn 2020 - 2021

2.

Xây dựng hệ thống quản lý đô thị thông minh thành phố Yên Bái

Giai đoạn 2021 - 2025 triển khai các nội dung quản lý đô thị gồm: Phần mềm GIS nền; Phần mềm quản lý tài sản hạ tầng kỹ thuật(HTKT); Phần mềm nội bộ gồm các phân hệ; Xây dựng bản đồ nền đô thị; Xây dựng CSDL bản đồ cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng; Xây dựng CSDL hồ sơ quy hoạch xây dựng số; Xây dựng CSDL bản đồ hạ tầng kỹ thuật đô thị; Xây dựng bản đồ 3D đô thị; Xây dựng CSDL giấy phép xây dựng, nhà công vụ, trụ sở, chung cư...

3.

Xây dựng hệ thống tài nguyên, môi trường thông minh tỉnh Yên Bái

Xây dựng phòng giám sát, điều hành ngành tài nguyên và môi trường; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường, cơ sở dữ liệu đất đai; Xây dựng và triển khai các tiện ích, ứng dụng về tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái.

4.

Xây dựng dịch vụ thông minh trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội

Xây dựng phòng giám sát, điều hành ngành lao động thương binh xã hội; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, về đào tạo nghề, về lao động, việc làm, về xóa đói, giảm nghèo ...; Xây dựng và triển khai các tiện ích, ứng dụng thông minh về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội tỉnh Yên Bái.

5.

Xây dựng hệ thống nông nghiệp thông minh tỉnh Yên Bái

Xây dựng phòng giám sát, điều hành ngành nông, lâm nghiệp; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sản phẩm nông, lâm nghiệp của tỉnh; Xây dựng Hệ thống phân tích, dự báo; hệ thống giám sát quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm...; Trang bị các thiết bị cảm biến tại một số vùng, cơ sở sản xuất trọng điểm để theo dõi, thu thập số liệu về tình hình sinh trưởng, sâu bệnh của cây trồng, vật nuôi, số liệu về thời tiết, nhiệt độ, m độ...

Trang bị hệ thống cảm biến và kết hợp các trạm quan trắc để thu thập thông tin và ứng dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo để đưa ra cảnh báo thiên tai.

6.

Xây dựng dịch vụ thông minh trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại

Phát triển chuỗi cung ứng thương mại điện tử trong cung cấp sản phẩm chế biến nông sản; Phát triển chuỗi cung ứng thương mại điện tử cung cấp các sản phẩm chế biến lâm sản.

7.

Xây dựng hệ thống quản lý khoa học và công nghệ thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0 tỉnh Yên Bái

Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành khoa học công nghệ, theo mô hình dữ liệu tập trung, cập nhật thời gian thực và có khả năng chia sẻ; Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư, nghiên cứu các ứng dụng, phần mềm phục vụ cho mô hình đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

8.

Xây dựng hệ thống điều hành trong lĩnh vực tư pháp

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin ngành tư pháp bao gồm: Quản lý lý lịch tư pháp; Quản lý hồ sơ công chứng; Hệ thống trợ giúp pháp lý. Cung cấp các tiện ích, dịch vụ thông minh lĩnh vực tư pháp.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cùng các ngành, địa phương có liên quan triển khai Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Yên Bái, phiên bản 1.0 đảm bảo hiệu quả, đúng các quy định của pháp luật.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông của tỉnh thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, vai trò, ý nghĩa và tình hình, kết quả triển khai mô hình đô thị thông minh của tỉnh.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng các tiện ích, dịch vụ của mô hình đô thị thông minh.

- Phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh và các ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định, quy chế và các cơ chế, chính sách liên quan; phối hợp thẩm định các Dự án thành phn đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật chuyên ngành theo quy định.

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao phục vụ hoạt động triển khai đô thị thông minh của tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, ứng dụng các tiện ích, dịch vụ của mô hình đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án thành phần.

4. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định các dự án thành phần; chủ trì tham mưu, đề xuất việc bảo đảm và bố trí kinh phí cho các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong mô hình đô thị thông minh sử dụng nguồn vốn sự nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Kiến trúc được phê duyệt.

5. Các Sở, ban, ngành trong tỉnh

Phối hợp triển khai các nội dung có liên quan của Kiến trúc đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Thực hiện việc chia sẻ ứng dụng và cơ sở dữ liệu, tăng cường và đầy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về vai trò và lợi ích của việc triển khai, ứng dụng mô hình đô thị thông minh gắn với chính quyền điện tử; tình hình, kết quả triển khai mô hình đô thị thông minh tại địa phương.

- Phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh và các ngành liên quan triển khai Kiến trúc tại địa phương mình đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

- Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường Đồng Tâm và các phòng, ban chức năng phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh triển khai mô hình thí điểm đô thị thông minh tại phường Đồng Tâm đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT Tỉnh
y; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, HCTC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đỗ Đức Huy