Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1804/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 15 tháng 08 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC KINH DOANH DU LỊCH MẠO HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi và bổ sung một số điều Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC KINH DOANH DU LỊCH MẠO HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định tạm thời về quản lý hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm đối với các đơn vị được giao quản lý, khai thác địa điểm tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm; các doanh nghiệp tổ chức và kinh doanh hoạt động du lịch mạo hiểm; khách du lịch tham gia các chương trình du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh hoạt động du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Các đơn vị được giao quản lý địa điểm tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm; các doanh nghiệp tổ chức và khai thác kinh doanh hoạt động du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Khách du lịch khi tham gia các chương trình du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Các hoạt động du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bao gồm: leo vách đá (rock climbing), leo núi (moutain climbing), đi bộ băng rừng (trekking), đu dây vượt thác (canyoning), đu cáp trượt (zipline), chèo thuyền vượt ghềnh thác (white water rafting), chèo thuyền Ca-dắc (kayak), dù lượn (paragliding), đu dây mạo hiểm "hành trình trên cao" (high rope course), các trò chơi giải trí mang tính chất mạo hiểm khác liên quan đến khách du lịch.
2. Tùy theo từng loại hình du lịch mạo hiểm, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động du lịch mạo hiểm bao gồm: mũ bảo hiểm, áo phao cứu sinh, túi ngủ, túi khô, quần áo bảo hộ, dây leo, móc khóa, lều bạt, các dụng cụ bảo vệ đầu gối, khuỷu tay, máy bộ đàm, thuyền bè cao su, dù lượn,...
Chương II
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC VÀ KINH DOANH DU LỊCH MẠO HIỂM
Điều 4. Điều kiện về các thủ tục pháp lý liên quan
Các doanh nghiệp tham gia tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm phải có các điều kiện sau:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng nội dung đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Tổng cục Du lịch cấp (đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế) hoặc văn bản xác nhận thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận (đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa).
3. Có chương trình du lịch mạo hiểm cụ thể và phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thẩm định và xác nhận đảm bảo điều kiện (sau khi khảo sát kỹ về: lộ trình tổ chức, quy trình vận hành, thời gian và địa điểm vận hành, số lượng tối đa khách tham gia mỗi lần, định mức về số lượng hướng dẫn viên phụ trách đoàn khách tính theo quy mô số lượng khách, quy định về độ tuổi và sức khỏe của khách phù hợp từng loại hình du lịch mạo hiểm, các yêu cầu về trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách khi tham gia... trước khi đưa vào phục vụ du khách).
4. Hợp đồng, thỏa thuận với đơn vị trực tiếp quản lý địa điểm tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm (trường hợp doanh nghiệp tổ chức du lịch mạo hiểm không được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý, khai thác địa điểm tổ chức).
5. Đăng ký giá bán chương trình du lịch mạo hiểm với cơ quan thuế tại địa phương; niêm yết giá bán công khai tại văn phòng giao dịch.
Điều 5. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Doanh nghiệp tham gia tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để phục vụ cho loại hình du lịch mạo hiểm đã đăng ký:
1. Có trụ sở, văn phòng, bảng hiệu giao dịch.
2. Đầu tư đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho từng loại hình du lịch mạo hiểm; trang thiết bị phải có chứng nhận xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và còn thời hạn bảo hành từ nhà sản xuất; được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định và cấp chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật theo đúng quy định.
3. Có quy trình về việc lưu giữ, bảo quản và bảo trì các trang thiết bị chuyên dụng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và hạn sử dụng của nhà sản xuất.
4. Trang bị hệ thống thông tin liên lạc, dụng cụ y tế, túi thuốc cấp cứu và một số dụng cụ cần thiết khác phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn.
Điều 6. Điều kiện về nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch mạo hiểm
Doanh nghiệp tham gia tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm phải sử dụng hướng dẫn viên du lịch có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ bao gồm:
1. Thẻ hướng dẫn viên (quốc tế hoặc nội địa) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và còn hiệu lực.
2. Có chứng chỉ đào tạo đối với hoạt động du lịch mạo hiểm (phù hợp với từng loại hình) do các tổ chức, cơ sở có chức năng đào tạo trong và ngoài nước cấp hoặc giấy chứng nhận đã tham gia các khóa đào tạo về du lịch mạo hiểm do ngành chức năng phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức.
3. Có giấy chứng nhận đã tham gia các khóa đào tạo về công tác sơ cấp cứu, cứu hộ cứu nạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức.
4. Có hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và hướng dẫn viên theo đúng quy định.
Điều 7. Về sử dụng lao động người nước ngoài
Các doanh nghiệp tham gia hoạt động tổ chức và kinh doanh hoạt động du lịch mạo hiểm có sử dụng lao động là người nước ngoài phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/2/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Điều 8. Điều kiện về thông tin liên lạc và cứu hộ cứu nạn
1. Thông tin liên lạc: Doanh nghiệp tham gia hoạt động tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm phải trang bị đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo yêu cầu liên lạc trong phạm vi tổ chức chương trình du lịch và liên lạc được với các đơn vị bên ngoài trong trường hợp cứu hộ cứu nạn.
2. An toàn cứu nạn:
a) Doanh nghiệp tham gia hoạt động tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm phải đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý và kỹ thuật.
b) Doanh nghiệp tham gia hoạt động tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm phải cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách về chương trình du lịch mạo hiểm, cảnh báo du khách những nguy hiểm tiềm ẩn có thể gặp phải trong quá trình tham gia chương trình du lịch mạo hiểm, ký hợp đồng cung cấp dịch vụ và mua bảo hiểm du lịch cho du khách khi tham gia du lịch mạo hiểm (khuyến khích lựa chọn riêng gói bảo hiểm dành cho loại hình du lịch mạo hiểm).
c) Doanh nghiệp tham gia hoạt động tổ chức và kinh doanh du lịch mạo hiểm soạn thảo biểu mẫu và cung cấp bản cam kết về đảm bảo năng lực, thể trạng cá nhân và yêu cầu du khách ghi thông tin, ký cam kết trước khi tham gia từng loại hình du lịch mạo hiểm (ngôn ngữ phù hợp với từng đối tượng khách).
d) Nếu có sự cố, tai nạn xảy ra đối với du khách khi tham gia các chương trình du lịch mạo hiểm, hướng dẫn viên phải tiến hành sơ cấp cứu tại chỗ và liên hệ ngay với lực lượng cứu hộ cứu nạn tại địa điểm tổ chức hoặc lực lượng cứu hộ cứu nạn của các cơ quan chức năng địa phương để được hỗ trợ.
Chương III
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ QUẢN LÝ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MẠO HIỂM
Điều 9. Điều kiện về các thủ tục pháp lý có liên quan
1. Có quyền quản lý, sử dụng hợp pháp địa điểm tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm.
2. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Điều 10. Điều kiện về địa điểm tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm
1. Hoạt động du lịch mạo hiểm chỉ được tổ chức tại những địa điểm, lộ trình đã đăng ký với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và được thẩm định, xác nhận đủ điều kiện tổ chức theo quy định.
2. Bố trí bảng nội quy hướng dẫn về công tác đảm bảo an toàn cho du khách; bảng niêm yết các hoạt động bảo vệ môi trường cảnh quan; bảng cảnh báo, chỉ dẫn đặt tại những khu vực du khách dễ nhìn thấy. Có khu vực nhà vệ sinh công cộng dành cho du khách theo tiêu chuẩn quy định của Tổng cục Du lịch.
3. Có tổ cấp cứu, trang thiết bị cần thiết và đội ngũ nhân viên được tập huấn về các kỹ năng cứu hộ, cứu nạn. Xây dựng phương án cứu hộ đảm bảo an toàn cho khách du lịch, bố trí lực lượng cứu hộ trực thường xuyên tại những khu vực nguy hiểm khi có du khách tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm.
4. Đơn vị được giao quản lý địa điểm tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm chỉ ký hợp đồng với các doanh nghiệp lữ hành đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp văn bản xác nhận đủ điều kiện tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm.
Chương IV
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI DU KHÁCH KHI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MẠO HIỂM
Điều 11. Điều kiện đối với du khách nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm
1. Phải được huấn luyện về kỹ năng, thao tác cần thiết trước khi tham gia du lịch mạo hiểm; đảm bảo được trang bị đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng cần thiết; tuân thủ theo hướng dẫn và được theo dõi, giám sát của hướng dẫn viên khi tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm.
2. Du khách có tiền sử bị bệnh tim mạch, huyết áp và một số bệnh khác đã được khuyến cáo của bác sĩ tuyệt đối không được tham gia vào các hoạt động du lịch mạo hiểm.
3. Phải ký cam kết về đảm bảo điều kiện sức khỏe, độ tuổi phù hợp với chương trình du lịch mạo hiểm đăng ký, đồng thời tự chịu trách nhiệm nếu xảy ra bất cứ tai nạn, sự cố nào liên quan tới việc cung cấp thông tin sai về độ tuổi, điều kiện sức khỏe cá nhân hoặc do không tuân thủ hướng dẫn của hướng dẫn viên.
4. Nghiêm túc tuân thủ những quy định về quốc phòng, an ninh và nội quy tại địa điểm tổ chức các hoạt động du lịch mạo hiểm.
Chương V
CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 12. Thanh tra, kiểm tra
1. Các đơn vị được giao quản lý địa điểm tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm; các doanh nghiệp tham gia hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm phải chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước theo chuyên ngành, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, theo dõi, kiểm tra, thanh tra theo từng lĩnh vực chuyên môn của ngành mình hoặc khi cần thiết báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra; khi phát hiện các trường hợp vi phạm thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 13. Xử lý vi phạm
Các đơn vị được giao quản lý địa điểm tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm; các doanh nghiệp lữ hành tham gia tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm có hành vi vi phạm các điều khoản trong Quy định này sẽ bị đình chỉ có thời hạn hoạt động khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm đến khi khắc phục hoàn toàn hậu quả vi phạm và bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Quy định này; phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thẩm định chương trình du lịch mạo hiểm, hướng dẫn các đơn vị được giao quản lý các khu, điểm du lịch và các doanh nghiệp tham gia hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm thực hiện đúng Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan. Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
2. Các Sở, ngành: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngoại vụ; Xây dựng; Tài chính; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh; Cục Thuế; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện tốt Quy định này.
Điều 15. Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy định
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 88/2014/QĐ-UBND bổ sung Điều 2 Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2Nghị quyết 06/2016/NQ-HĐND về quy định Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định tham dự hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài
- 3Quyết định 28/2016/QĐ-UBND Quy định Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định tham dự hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài
- 4Quyết định 1570/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030
- 5Kế hoạch 94/KH-UBND tổ chức hoạt động du lịch Cửa Lò 2017 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 6Quyết định 2850/QĐ-UBND năm 2008 Quy chế quản lý, sử dụng đàn voi nhà trong hoạt động kinh doanh du lịch - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7Quyết định 08/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động và kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế tại cảng biển và khu vực vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa
- 8Quyết định 1239/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 849/QĐ-UBND năm 2024 bãi bỏ Quyết định 1804/QĐ-UBND quy định tạm thời về quản lý hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật du lịch 2005
- 2Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch
- 3Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL hướng dẫn Nghị định 92/2007/NĐ-CP thi hành một số điều Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Nghị định 180/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật du lịch
- 5Quyết định 88/2014/QĐ-UBND bổ sung Điều 2 Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- 8Nghị quyết 06/2016/NQ-HĐND về quy định Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định tham dự hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài
- 9Quyết định 28/2016/QĐ-UBND Quy định Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định tham dự hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài
- 10Quyết định 1570/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030
- 11Kế hoạch 94/KH-UBND tổ chức hoạt động du lịch Cửa Lò 2017 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 12Quyết định 2850/QĐ-UBND năm 2008 Quy chế quản lý, sử dụng đàn voi nhà trong hoạt động kinh doanh du lịch - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 13Quyết định 08/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 18/2007/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động và kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế tại cảng biển và khu vực vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa
- 14Quyết định 1239/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 1804/QĐ-UBND năm 2016 Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tổ chức và khai thác kinh doanh du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 1804/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đoàn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra