Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 180/QĐ-UBND .HC | Thành phố Cao Lãnh, ngày 09 tháng 03 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÒNG, TRỪ DẬP DỊCH RẦY NÂU, BỆNH VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ TRÊN LÚA Ở ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào);
Căn cứ Công văn số 291/TTg-KTN ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn và bệnh lùn sọc đen hại lúa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Hỗ trợ trực tiếp cho tất cả các hộ nông dân trên địa bàn Tỉnh có diện tích gieo cấy lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tự nguyện tiêu hủy theo quy trình hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã); Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
1. Mức hỗ trợ: 4.000.000 đồng/ha để chi phí cho việc cày, xới, đốt, cắt, tiêu hủy lúa, mua lúa giống khôi phục sản xuất.
2. Chứng từ quyết toán tiền hỗ trợ theo các biểu (đính kèm).
+ Biểu 1: Đơn xin hỗ trợ tiêu hủy bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá;
+ Biểu 2: Biên bản về việc tiêu hủy lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá;
+ Biểu 3: Danh sách hỗ trợ các hộ có diện tích bị tiêu hủy;
+ Biểu 4: Bảng tổng hợp danh sách các xã có diện tích lúa bị tiêu hủy.
Điều 2. Hỗ trợ phun thuốc bảo vệ thực vật ở vùng dịch.
1. Đối tượng áp dụng: Diện tích lúa của các hộ dân trong vùng dịch bị rầy nâu phá hại; diện tích lúa hoang, lúa chét, cỏ họ hòa bản (khu vực cơ quan, nhà máy, xí nghiệp) trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
2. Thời điểm phun xịt, định mức phun xịt theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật.
3. Chứng từ quyết toán tiền hỗ trợ theo các biểu (đính kèm).
+ Biểu 5: Bảng đề nghị hỗ trợ thuốc dập dịch rầy nâu;
+ Biểu 6: Biên bản về việc hỗ trợ thuốc cho diện tích lúa nhiễm rầy nâu;
+ Biểu 7: Danh sách hỗ trợ thuốc diệt rầy do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá;
+ Biểu 8: Danh sách hỗ trợ thuốc diệt rầy được cấp từ nguồn Quỹ dự trữ Quốc gia;
+ Biểu 9: Bảng tổng hợp danh sách các xã được hỗ trợ thuốc diệt rầy;
+ Biểu 10: Bảng tổng hợp danh sách các xã được hỗ trợ thuốc diệt rầy cấp từ nguồn Quỹ dự trữ Quốc gia.
Điều 3. Hỗ trợ cứu đói cho hộ dân bị thiệt hại do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa gây ra.
1. Điều kiện được hỗ trợ:
- Là hộ nông dân thuộc diện hộ nghèo (hộ có sổ hộ nghèo), hộ có hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn có diện tích lúa tiêu hủy do nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhưng không có hoạt động sản xuất kinh doanh nào khác để ổn định cuộc sống.
- Chấp hành theo chủ trương sản xuất của địa phương không được sạ lại sau khi tiêu hủy.
2. Mức hỗ trợ: hỗ trợ 12 kg gạo/người/tháng (theo giá gạo thường tối đa 10.000 đồng/kg)
3. Thời gian hỗ trợ:
- Hỗ trợ 4 tháng đối với hộ có từ 15 đến dưới 50% diện tích lúa bị tiêu hủy.
- Hỗ trợ 6 tháng đối với hộ có từ 50 đến 100 % diện tích lúa bị tiêu hủy.
Tỷ lệ % diện tích lúa bị tiêu hủy được căn cứ vào tổng diện tích lúa đã gieo sạ trong vụ của mỗi hộ để đánh giá.
4. Chứng từ quyết toán tiền hỗ trợ theo các kiểu (đính kèm)
- Đối với hộ nghèo có sổ hộ nghèo (bảng photo), hộ có hoàn cảnh khó khăn có biên bản bình xét của chính quyền, đoàn thể địa phương nơi cư trú;
- Biểu 11: Biên bản về việc xét hỗ trợ lương thực cứu đói;
- Biểu 12: Danh sách các hộ được hỗ trợ cứu đói;
- Biểu 13: Bảng tổng hợp danh sách các xã được hỗ trợ cứu đói.
Điều 4. Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia phòng trừ dịch bệnh và giám sát việc tiêu hủy diện tích lúa bị nhiễm bệnh.
1. Đối tượng:
- 3 đội viên thanh niên xung kích;
- Cán bộ kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật;
- Cán bộ kỹ thuật Trạm Bảo vệ thực vật.
2. Mức chi: 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc, 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ.
3. Chứng từ quyết toán:
+ Biểu 14: Bảng chấm công tham gia phun xịt thuốc diệt rầy;
+ Biểu 15: Danh sách trực tiếp tham gia phun xịt thuốc diệt rầy;
+ Biểu 16: Bảng tổng hợp danh sách trực tiếp phun xịt thuốc diệt rầy.
Điều 5. Các khoản chi phí liên quan công tác phòng chống dịch bệnh như: mua trang thiết bị, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, tập huấn, chi hội họp, nhiên liệu công tác, công tác phí, chi khác thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 6. Nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa:
1. Ngân sách Tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố:
- Chi hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân có diện tích lúa bị tiêu hủy theo quy định tại Điều 1;
- Chi hỗ trợ cứu đói cho các hộ nông dân bị thiệt hại theo quy định tại Điều 3.
2. Ngân sách Tỉnh cấp kinh phí qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chi hỗ trợ phun thuốc bảo vệ thực vật ở vùng dịch bệnh;
- Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia phòng trừ dịch bệnh và giám sát việc tiêu hủy diện tích lúa bị nhiễm bệnh thuộc Tỉnh quản lý;
- Mua trang thiết bị, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, tập huấn, hội họp, công tác phí, chi khác…
3. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố chi:
- Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia phòng trừ dịch bệnh và giám sát việc tiêu hủy diện tích lúa bị nhiễm bệnh thuộc huyện, thị xã, thành phố quản lý;
- Các khoản chi phí khác có liên quan đến công tác phòng trừ dịch bệnh của huyện, thị xã, thành phố.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
- Sở Tài chính có trách nhiệm cấp phát kịp thời kinh phí thực hiện công tác phòng, trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa; hướng dẫn thủ tục thanh, quyết toán theo đúng quy định của Nhà nước.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho những người được cử tham gia phòng, trừ dập dịch, giam sát việc hỗ trợ, tiêu hủy diện tích lúa bị nhiễm bệnh, định kỳ hàng tháng và kết thúc đợt dịch tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp có trách nhiệm đăng tải trên các phương tiện thông tin về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện chi hỗ trợ cho nông dân theo quy định, công khai danh sách hộ dân được hỗ trợ, định kỳ hàng tháng có tổng hợp báo cáo chi phí hỗ trợ gởi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung toàn Tỉnh gởi về Sở Tài chính thẩm tra trình Ủy ban nhân dân Tỉnh duyệt chi từ nguồn ngân sách Tỉnh bổ sung có mục tiêu về ngân sách huyện, thị xã, thành phố.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 và thay thế Quyết định số 1084/QĐ-UBND.HC ngày 03 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 9. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 01/2006/CT-UBND về phòng trừ dịch bệnh đạo ôn và rầy nâu bảo vệ lúa đông xuân 2005-2006 do tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 2482/QĐ-UBND năm 2011 quy định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa; mức hỗ trợ trực tiếp về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3Quyết định 846/QĐ-UBND năm 2010 về Quy định chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4Quyết định 1084/QĐ-UBND.HC năm 2008 về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 1Quyết định 1459/QĐ-TTg năm 2006 về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Công văn 291/TTg-KTN chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 01/2006/CT-UBND về phòng trừ dịch bệnh đạo ôn và rầy nâu bảo vệ lúa đông xuân 2005-2006 do tỉnh An Giang ban hành
- 5Quyết định 2482/QĐ-UBND năm 2011 quy định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa; mức hỗ trợ trực tiếp về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6Quyết định 846/QĐ-UBND năm 2010 về Quy định chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Quyết định 180/QĐ-UBND.HC năm 2010 về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 180/QĐ-UBND.HC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/03/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Võ Trọng Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra