Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1790/QĐ-UBND | Phú Thọ, ngày 17 tháng 7 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỊ TRẤN THANH THỦY, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy cách thể hiện trong hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng; Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”;
Xét đề nghị của UBND huyện Thanh Thủy tại Tờ trình số 628/TTr-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013; Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 50/BCTĐ-SXD ngày 17 tháng 6 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 do Trung tâm chuyển giao công nghệ -Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn lập có xác nhận của UBND huyện Thanh Thủy; được Sở Xây dựng thẩm định, trình duyệt với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên đồ án: Quy hoạch chung thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025.
2. Chủ đầu tư: UBND huyện Thanh Thủy.
3. Phạm vi lập quy hoạch:
Phạm vi nghiên cứu lập Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thanh Thủy gồm toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Thanh Thủy, có vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy.
- Phía Nam giáp xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy.
- Phía Đông giáp xã Thuận Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
- Phía Tây giáp xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy và xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn.
4. Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ thương mại của huyện Thanh Thủy.
5. Quy mô dân số và quy mô đất đai:
Quy mô dân số:
- Đến năm 2020 là 14.580 người.
- Đến năm 2025 là 20.730 người.
Quy mô đất đai nghiên cứu quy hoạch: 924,23ha.
6. Nội dung quy hoạch đến năm 2025:
6.1.Các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo giai đoạn phát triển:
TT | Hạng mục | Đơn vị | GĐ 2020 | GĐ 2025 |
I | Hạ tầng xã hội |
|
|
|
1 | Đất ở | m2/ng | 75,49 | 61,60 |
2 | Đất giáo dục | m2/chỗ | 12,57 | 20,82 |
4 | Đất cây xanh công cộng ngoài đơn vị ở | m2/ng | 9,71 | 8,58 |
II | Hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
1 | Giao thông |
|
|
|
| Mật độ đường chính đô thị | km/km2 | 0,66 | 1,72 |
| Mật độ đường liên khu vực | km/km2 | 2,25 | 1,99 |
| Mật độ đường chính khu vực | km/km2 | 4,05 | 4,75 |
| Mật độ đường khu vực | km/km2 | 3,89 | 4,05 |
| Tỷ lệ giao thông khu trung tâm (tính đến đường khu vực) | % | 17,3 | 29 |
2 | Cấp nước |
|
|
|
- | Tỷ lệ cấp nước | % dân số | 90 | 100 |
- | Nước sinh hoạt (Qsh) | lít/ng.ngđ | 100 | 120 |
- | Nước công cộng | %Qsh | 10 | 10 |
- | Khách vãng lai | %Qsh | 5 | 5 |
- | Nước tưới cây, rửa đường | %Qsh | 8 | 8 |
- | Nước TTCN | %Qsh | 8 | 8 |
- | Dự phòng rò rỉ | %∑Q | 22 | 20 |
3 | Cấp điện |
|
|
|
- | Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt | W/ng |
| 500 |
- | Chỉ tiêu cấp điện ct công cộng | %Psh | 30 | 30 |
- | Chỉ tiêu cấp điện cho đất TTCN, du lịch | KW/ha | 100 | 100 |
4 | Nước thải, chất thải rắn |
|
|
|
- | Chỉ tiêu thoát nước thải | lít/ng.ngđ | 100 | 120 |
- | Chất thải sinh hoạt | Kg/ng,ngđ | 0,9 | 0,9 |
6.2.Quy hoạch sử dụng đất:
Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất
TT | Loại đất | Quy hoạch 2020 | Quy hoạch 2025 | ||
Diện tích (ha) | Tỉ lệ (%) | Diện tích (ha) | Tỉ lệ (%) | ||
I | Đất xây dựng: | 397,33 | 42,99 | 589,20 | 60,57 |
1 | Đất dân dụng: | 224.75 | 24,32 | 310,82 | 33,63 |
1.1 | Đất ở đô thị: | 110,07 | 11,91 | 127,73 | 13,82 |
- | Đất ở hiện trạng, cải tạo, chỉnh trang: | 81,74 |
| 99,40 |
|
- | Đất ở mới: | 21,54 |
| 21,54 |
|
- | Đất ở tái định cư: | 6,79 |
| 6,79 |
|
1.2 | Đất công trình công cộng: | 53,08 | 5,75 | 81,23 | 8,79 |
- | Đất giáo dục: | 3,85 | 0,42 | 8,8 | 0,95 |
- | Đất y tế: | 2,12 | 0,23 | 2,12 | 0,23 |
- | Đất chợ: | 1,23 | 0,14 | 1,23 | 0,14 |
- | Đất cây xanh, công viên, TDTT | 14,16 | 1,53 | 17,78 | 1,92 |
+ | Đất công viên-TDTT cấp huyện | 4,47 |
| 7,62 |
|
+ | Đất cây xanh cách ly: | 4,18 |
| 4,18 |
|
+ | Đất công viên cây xanh cấp đô thị: | 5,51 |
| 5,98 |
|
- | Đất tổ hợp dịch vụ-du lịch-thương mại: | 15,03 | 1,62 | 34,42 | 3,72 |
- | Đất công cộng: | 11,34 | 1,23 | 11,34 | 1,23 |
- | Đất cơ quan, công trình sự nghiệp: | 3,51 | 0,38 | 3,51 | 0,38 |
- | Đất tôn giáo tín ngưỡng: | 1,84 | 0,20 | 2,03 | 0,22 |
1.3 | Đất giao thông: | 61,6 | 6,66 | 101,86 | 11,02 |
2 | Đất ngoài dân dụng | 172,58 | 18,67 | 248,99 | 26.94 |
2.1 | Đất thủy lợi: | 8,48 | 0,91 |
|
|
2.2 | Đất du lịch, sx kinh doanh phi nông nghiệp: | 150,43 | 16,28 | 227,33 | 24,60 |
2.3 | Đất tiểu thủ công nghiệp: | 4,28 | 0,46 | 4,28 | 0,46 |
2.4 | Đất an ninh quốc phòng: | 4,31 | 0,47 | 6,31 | 0,68 |
2.5 | Đất nghĩa trang: | 4,15 | 0,45 | 9,15 | 0,99 |
2.6 | Đất hạ tầng kỹ thuật: | 0,93 | 0,10 | 1,92 | 0,21 |
II | Đất khác | 526,90 | 57,01 | 364,42 | 39,43 |
1 | Đất nông – lâm nghiệp &NTTS: | 475,64 | 51,46 | 305,13 | 33,01 |
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp: | 227,41 |
| 51,28 |
|
1.2 | Đất lâm nghiệp: | 248,23 |
| 253,85 |
|
2 | Đất dự trữ phát triển: |
|
| 8,03 | 0,87 |
3 | Sông suối và mặt nước: | 51,26 | 5,55 | 51,26 | 5,55 |
| Tổng: | 924,23 |
| 924,23 |
|
6.3. Định hướng phát triển không gian thị trấn:
6.3.1. Hướng phát triển thị trấn:
- Hướng phát triển, mở rộng đô thị về phía Nam và Tây Nam, từng bước hình thành các trung tâm văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục, đào tạo cấp huyện, gắn kết với các không gian rừng, núi, mặt nước. Trong đó, phía Bắc được định hướng là trung tâm hành chính văn hóa giáo dục với các công trình trụ sở Ủy ban nhân dân huyện; phía Đông và Tây dựa trên địa hình tự nhiên mặt nước và đồi núi chủ yếu dành cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng gồm các khu vui chơi, nghỉ dưỡng: Đảo Ngọc và Khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy.
- Không gian đô thị được phát triển theo hướng tập trung vào 2 khu vực dịch vụ công cộng cũ và mới của Thị trấn, đảm bảo bán kính phục vụ và không gian phát triển dọc theo các tuyến giao thông chính quan trọng của đô thị: trục dọc Bắc - Nam, trục ngang Đông - Tây. Định hướng chung cho không gian đô thị là phát triển với mật độ thấp, hạn chế thay đổi lớn trong cấu trúc các khu dân dụng đã hình thành.
6.3.2. Phạm vi, quy mô các khu chức năng của thị trấn, bao gồm:
- Khu chỉnh trang, cải tạo (114,2ha), bao gồm: Khu trung tâm hành chính, chính trị huyện (trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp):10,76ha; Khu dân cư hiện hữu: 99,4ha; khu giáo dục đào tạo: 4,04ha. Các công trình chủ yếu nằm về phía Bắc, Đông Bắc thị trấn, phần còn lại nằm xen kẽ trong khu phát triển mới như khu dân cư ven đê Sông Đà, khu dân cư hiện hữu ven chân núi.
- Khu bảo tồn (2,03ha), bao gồm các công trình tôn giáo: chùa Tăng Má, nhà thờ, chùa Phương Lâm, chùa Đình, đình La Phù, nằm rải rác tại trung tâm khu chỉnh trang cải tạo và khu phát triển mới.
- Khu phát triển mới (297,7ha), bao gồm: Khu trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp: 34.42 ha; Khu du lịch nghỉ dưỡng (Khu du lịch chuyên đề tại phía Tây Nam, khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái - Bãi Nổi tại phía Đông, khu du lịch sinh thái núi hồ nằm phía Tây khu vực lập quy hoạch…): 227,33ha; Khu ở mới và tái định cư tại phía Nam khu vực lập quy hoạch: 28.33 ha (tiếp giáp khu dân cư ven đê); Khu cây xanh - thể dục thể thao: 7,62ha.
- Khu giáo dục và đào tạo (8,8 ha), bao gồm: 4.04 ha diện tích đất hiện trạng phía Bắc thị trấn dành cho xây dựng trường THCS, trường tiểu học, trường chính trị, trung tâm giáo dục thường xuyên và trường THPT; 4.76 ha được quy hoạch mới tại trung tâm khu phát triển mới ở phía Nam thị trấn, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo khi đô thị phát triển.
- Khu dự trữ phát triển: 8.3 ha, đặt tại trung tâm khu phát triển mới, nhằm tạo quỹ đất chủ động trong quá trình hình thành các không gian chức năng đô thị trong tương lai.
6.3.3. Mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị:
- Mật độ dân cư khu trung tâm thị trấn: 4.319 người/km2.
- Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị như sau:
TT | Khu chức năng | Diện tích | Mật độ XD (%) | Tầng cao | Hệ số sử dụng đất |
1 | Khu trung tâm hành chính chính trị | 3,51 | 35-40 | 2-5 | 0,7-2 |
2 | Khu trung tâm tổ hợp dịch vụ-du lịch-thương mại | 34.42 | 35-45 | 3-12 | 1,05-5,4 |
3 | Khu ở | 127,73 | 30-40 | 2-5 | 0,6-2 |
| Khu ở hiện trạng, cải tạo, chỉnh trang | 99,40 | 30-35 | 2-5 | 0,6-1,75 |
| Khu ở mới, tái định cư | 28,33 | 35-40 | 3-5 | 1,05-2 |
4 | Khu du lịch | 227,33 | 20-35 | 2-5 | 0,4-1,75 |
5 | Khu giáo dục, đào tạo | 8,8 | 30-35 | 2-5 | 0,6-1,75 |
6 | Khu bảo tồn | 2,03 | 20-25 | 1 | 0,2-0,25 |
7 | Khu công viên-TDTT cấp huyện | 4,18 | 10-15 | 1-3 | 0,1-0,45 |
6.4.4. Định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan cho các khu chức năng của thị trấn:
* Định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan cho các khu chức năng của đô thị:
- Khu trung tâm hành chính chính trị huyện - thị trấn:
Trung tâm hành chính, chính trị huyện được cải tạo, mở rộng các công trình huyện uỷ, UBND huyện tại khu vực phía Bắc khu vực lập quy hoạch và xây dựng mới các công trình công cộng cấp đô thị: ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo hiểm xã hội…, tầng cao từ 2÷5 tầng.
- Khu trung tâm tổ hợp dịch vụ - du lịch - thương mại tổng hợp: được quy hoạch tại vị trí đối diện chợ La Phù, đảm bảo chức năng sử dụng đất theo quy hoạch chung nước khoáng nóng Thanh Thuỷ; hình thành không gian mua bán sầm uất với phong cách thiết kế hiện đại, bao gồm các khu vực nhà hàng, TT mua sắm tổng hợp, khách sạn cao cấp…. Các công trình cao từ 3÷12 tầng, mật độ xây dựng từ (30÷60)%, tạo nên điểm nhấn, tầm nhìn cho đô thị, hướng công trình thấp dần từ Tây sang Đông. Giữa các khu hình thành không gian mở liên kết bằng các mảng cây xanh, không gian trống.
- Khu ở: Bao gồm khu dân cư hiện hữu phía Bắc được cải tạo chỉnh trang trên cơ sở giữ cấu trúc làng xóm, bổ sung cây xanh, tiện ích đô thị, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, mang hình ảnh đặc trưng cho kiến trúc vùng huyện, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống vùng Bắc Bộ, đảm bảo cân bằng sinh thái và vệ sinh môi trường. Khu dân cư ven chân núi được giữ nguyên cấu trúc làng xóm, bố cục theo kiểu cành nhánh, trong từng cụm làng xóm bố trí các trung tâm là nơi sinh hoạt cộng đồng. Khu vực còn kết hợp với tổ hợp dịch vụ tham quan cảnh quan sinh thái nông nghiệp Vườn-Ao-Chuồng-Rừng thu hút du khách thập phương. Đối với khu vực ven chân núi chiều cao công trình ≤3 tầng.
Khu ở mới - tái định cư: được quy hoạch bám theo khu dân cư hiện hữu ven đê. Công trình cao từ 2-5 tầng; mật độ xây dựng từ (35÷60)%, hình thành khu ở sinh thái, văn minh, hiện đại, có bản sắc, hài hoà với làng xóm hiện hữu, đảm bảo đầy đủ các tiện ích đô thị, dịch vụ công cộng.
* Định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan cho các khu chức năng của trục không gian chính:
- Trục dọc Bắc-Nam:
+ Trục đường chính đô thị (Mặt cắt 1-1): nằm tại phía Nam của thị trấn tiếp nối với đường tỉnh lộ 316, phát triển theo hướng cấu trúc trục đường trung tâm trong lõi khu vực, từ đó từng bước phát triển theo các cụm điểm (cụm dân cư, thương mại dịch vụ) được bố trí xung quanh. Đây không những là trục giao thông huyết mạch của toàn thị trấn mà còn là tuyến mua sắm thương mại, được định hướng thiết kế trở thành trục không gian xanh thân thiện môi trường. Trên dải phân cách ở giữa rộng 6m và vỉa hè 5m tổ chức các vườn hoa cây cảnh giảm tiếng ồn và không ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm dọc hai bên đường của dân cư và du khách.
+ Trục cảnh quan dọc theo không gian mặt nước sông Đà: được quy hoạch tạo không gian cảnh quan bằng cách bảo tồn duy trì các không gian sinh thái tự nhiên như bổ sung phong phú các loại cây trồng, kết hợp không gian dịch vụ nhỏ, tạo mảng xanh ven sông cho cộng đồng và du khách tiếp cận dễ dàng.
+ Trục đường lễ hội (Mặt cắt 2-2): Nối liền với trục đường lễ hội của các vùng lân cận thuộc địa phận huyện Thanh Thủy và thiết kế với diện mạo kiến trúc đặc thù cho thị trấn sinh thái, nâng cao hoạt động thương mại, dịch vụ văn phòng mà vẫn phản ánh truyền thống văn hóa lâu đời của cư dân huyện Thanh Thủy . Hai luồng đường dạo 6m kết hợp với dải cây xanh cảnh quan đô thị dành cho người đi bộ, đặc biệt trong mùa lễ hội tạo nên tính cách rất riêng của khu vực huyện Thanh Thủy. Trên tuyến đường này không xây dựng các kiến trúc quy mô nhỏ chạy liên tục bám trên tuyến phố và công trình dọc hai bên đường màu sáng không sử dụng màu tối sẫm.
- Trục ngang Đông - Tây:
+ Trục cảnh quan chính được đặt tại lõi khu trung tâm xây dựng mới giữ vai trò làm: quảng trường trung tâm (nơi diễn ra các sự kiện văn hoá, chính trị của Thị trấn ); không gian dành cho thể dục thể thao hỗn hợp, không gian kết nối cộng đồng; lá phổi xanh của đô thị bên cạnh các công trình thương mại cao tầng.
+ Các dải cây xanh cảnh quan được sử dụng linh hoạt để kết nối các không gian mở như từ cổng chào khu trung tâm thương mại và cầu nối khu du lịch bãi nổi La Phù tới khoảng không gian cộng đồng thể hiện được định hướng thiết kế và tính chất đặc thù từng tuyến phố như phố đi bộ mua sắm, đường đi dạo cho du khách....
- Cửa ngõ, điểm nhấn đô thị:
+ Cửa ngõ phía Bắc: Là khu cửa ngõ quan trọng bắt đầu vào thị trấn và tạo ấn tượng ban đầu của du khách khi vào thị trấn trên tuyến đường 316. Đây là khu vực dân cư hiện hữu, nên đồ án đã đưa ra giải pháp về kỹ thuật và cảnh quan như tổ chức hành lang cây xanh kết hợp các loại cây bụi có hoa nhằm tạo nên hình ảnh kiến trúc có trật tự rõ ràng đồng thời cách ly khu dân cư với tiếng ồn, bụi từ tuyến đường đối ngoại.
+ Cửa ngõ vào khu đô thị du lịch chuyên đề: Hình thành không gian mở kết hợp cây xanh tạo điểm nhấn nơi cửa ngõ cho du khách về hình ảnh một đô thị xanh, thân thiện với môi trường.
- Quy hoạch tầng cao: Nhằm tận dụng tuyến nhìn từ dải cảnh quan đồi núi cao trên 300m so với mặt nước biển tới không gian mặt nước với điểm kết thúc là hình ảnh khu du lịch sinh thái bãi nổi La Phù, khu vực ven núi phía Tây được quy hoạch với công trình thấp tầng (≤3tầng), kế tiếp là tổ hợp công trình thương mại dịch vụ cao từ 5-12 tầng và công trình nhà ở mới cao từ 2-5 tầng, tạo hình thái thấp dần về phía sông Đà.
6.6. Quy hoạch hệ thống hạ hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
6.6.1. Giao thông:
a. Giao thông đối ngoại:
- Mở rộng và nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ ĐT 317 lên quy mô chỉ giới đường đỏ 29m, (mặt cắt 3-3), cụ thể như sau: Bề rộng lòng đường 7,5m x 2=15m ; bề rộng hè đường 5m x 2= 10,0m; Bề rộng phân cách 4m
- Trên tuyến đường tỉnh lộ ĐT 317 có chiều dài 850m trùng với đường đê tả Đà (mặt cắt 3’-3’).
- Mở rộng tuyến đường tỉnh lộ ĐT 316 lên quy mô chỉ giới đường đỏ 20m, cụ thể như sau: Bề rộng lòng đường 8,0m; bề rộng hè đường: 6m x 2=12,0m;
- Nâng cấp bến xe khách Thanh Thủy nằm ở phía Bắc, giao nhau giữa đường tỉnh ĐT316 và ĐT 317, diện tích 1,0ha, quy mô bến xe loại III, phục vụ đi Hà Nội và các tỉnh phía Nam, phía tây bắc là chủ yếu; thiết kế thêm 1 bãi đỗ xe tập trung nằm ở khu vực dải đồi phía Tây, phục vụ cho giao thông du lịch trong khu vực.
b. Giao thông nội bộ:
- Đường chính đô thị : Chạy dọc thị trấn từ khu trung tâm cũ xuống khu quy hoạch mới có chiều dài 3km, quy mô chỉ giới đường đỏ 33m, cụ thể: Bề rộng lòng đường 8,5m x 2=17,0m; bề rộng phân cách 6,0 m; bề rộng hè đường 5,0m x 2=10,0 m.
- Đường trục cảnh quan chính: Có chiều dài gần 3km, quy mô chỉ giới đường đỏ là 58m (Mặt cắt 1-1). Bề rộng lòng đường: Đường xe cơ giới 7,5m x 2=15,0m; Đường đi bộ 8,0m x 2 =16,0m; bề rộng phân cách trung tâm 5,0 m; Phân cách hai bên: 4,0m x 2=8,0 m; bề rộng taluy đường: 7,0m x 2=14,0 m.
- Đường liên khu vực: Gồm 4 tuyến chạy theo hướng Bắc Nam và Đông Tây, tổng chiều dài gần 6,2km, quy mô chỉ giới đường đỏ 29m (mặt cắt 3-3 và 3’-3’), cụ thể: bề rộng lòng đường 7,5m x 2=15,0m; bề rộng phân cách 4,0m; bề rộng hè đường 5,0m x2=10,0m.
- Đường chính khu vực: Mặt cắt 20 m (mặt cắt 4-4), tổng chiều dài là 14,8 km, cụ thể: Bề rộng lòng đường 8,0 m; bề rộng hè phố 6,0m x 2=12,0 m.
Trong mạng lưới đường khu vực có trục cứu hộ cứu nạn cho nhân dân vùng bão lũ huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn (lộ giới 20m) chạy dọc phía Tây khu trung tâm mới của thị trấn.
- Đường khu vực: Mặt cắt 15 m (mặt cắt 5-5), tổng chiều dài gần 10,3km, cụ thể: Bề rộng lòng đường 7,0m; bề rộng hè đường 4,0mx2=8,0 m.
- Đường lên đồi: Là các tuyến đường du lịch ven dải đồi phía Tây thị trấn; mặt cắt 15m (mặt cắt 6-6), tổng chiều dài là 11,1km, cụ thể: Bề rộng lòng đường 8,0 m; bề rộng dải bảo vệ bên đường 6,0 m.
- Đường ven sông Đà: Tuyến đường dạo ven sông. Mặt cắt 3m (mặt cắt 7-7), tổng chiều dài là 3,014km
a. San nền: Đối với khu vực xây dựng khu đô thị mới, tiến hành tôn nền đến cao độ xây dựng đã được quy định trong quy hoạch chung. Cao độ nút các nút giao thông nội bộ xác định phù hợp với mạng lưới thoát nước mưa, đảm bảo điều kiện thoát nước tự chảy.
b. Thoát nước mưa: Thiết kế mạng lưới thoát nước riêng, hệ thống thoát nước sử dụng rãnh xây B600-B1500, thoát nước ra hệ thống ao hồ, kênh mương, thoát ra sông Đà.
- Nước mặt được thu gom vào hệ thống cống thoát nước bằng các cửa thu nước và giếng thu nước.
- Hướng thoát nước theo độ dốc địa hình. Mạng lưới thoát nước đảm bảo đầy đủ, đồng bộ từ tuyến thoát nước đến giếng thu, giếng thăm đúng các yêu cầu kỹ thuật.
- Nhu cầu phụ tải của thị trấn Thanh Thủy giai đoạn 2015 ước tính khoảng 6.152,04KVA, giai đoạn 2025 ước tính khoảng 14.975,6KVA.
- Đường dây 35KV, 10KV: Hiện tại tuyến dây 10KV, 35KV chạy trong khu vực cần dịch chuyển cho phù hợp với kiến trúc cảnh quan.Căn cứ vào từng khu vực cụ thể để bố trí các tuyến đi ngầm cho phù hợp.
- Đường dây 0,4KV: Những khu có đường điện hiện trạng đang dùng đạt tiêu chuẩn được phép tận dụng đường điện đã có.
Các khu khác theo mặt bằng quy hoạch giải pháp đường dây 0.4KV đều được đi trên cột bê tông ly tâm dây dẫn dùng dây nhôm cáp vặn xoắn 4x95 cho trục chính và 4x70 cho các nhánh rẽ .
- Hệ thống đèn đường: Nguồn cấp điện cho đèn đường do TBA cung cấp. Đóng cắt bằng tủ điều khiển. Trên trục chính sử dụng đèn chiếu sáng cột thép đèn đôi và đèn tròn côn 10m đơn, các tuyến đường còn lại đèn chiếu sáng được bắt trên cột bê tông của đường dây 0.4KV, bóng đèn loại thuỷ ngân công suất 150W, dây dẫn dùng cáp vặn xoắn.
6.6.4. Thoát nước bẩn, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
a) Thoát nước thải:
Nước thải từ các công trình được được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại rồi thải vào các giếng thu của mạng lưới cống thoát nước thải. Mạng lưới đường cống thu gom nước thải sử dụng cống tròn bê tông cốt thép D300- D500 hoặc ống HDPE được thu gom về trạm xử lý đặt tại ven đê phía Bắc thị trấn với công suất giai đoạn 1 là 1.600m3/ng.đ, giai đoạn 2 là 3.100m3 /ng.đ.
Đối với khu vực dân cư hiện trạng, trước mắt xử lý nước thải cục bộ tại hộ gia đình bằng bể tự hoại 3 ngăn hợp quy cách, khuyến khích sử dụng các loại bể tự hoại cải tiến.
Nước thải khu vực du lịch, nghỉ dưỡng: Các khu du lịch dược xây dựng thành từng cụm với mật độ xây dựng thấp, lượng thải phân tán. Giải pháp thoát nước thải ở các khu vực này là xử lý cục bộ nước thải cho từng công trình hoặc nhóm công trình bằng các loại bể tiên tiến như bể tự hoại cải tiến.
b) Rác thải:
+ Khối lượng rác thải phát sinh đến năm 2020 là: 11 tấn/ng.đ và đến 2025 là 21,5 tấn/ng.đ.
+ Giai đoạn đến 2014: Tiếp tục sử dụng 3ha bãi chứa rác tạm thời tại chân đồi xi Măng Tai của thị trấn.
+ Giai đoạn sau năm 2014: Vận chuyển rác về khu xử lý rác xã Tề Lễ, huyện Tam Nông theo quy hoạch được phê duyệt.
c) Nghĩa trang:
- Ngừng chôn cất tại nghĩa trang thị trấn khu 3, đóng cửa và trồng cây xanh cách ly. Sử dụng nghĩa trang chính ở phía Bắc của thị trấn tại khu Bãi Bằng tiếp giáp với xã Tân Phương.
- Đến năm 2020:
+ Xây dựng nghĩa trang tập trung mới tại khu vực phía Tây; Nghĩa trang này có diện tích: 5 ha
6.7. Bảo vệ môi trường:
Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, UBND huyện Thanh Thủy chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 2. Tổ chức thực hiện: Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan tổ chức công bố công khai quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thanh Thủy đến năm 2025; phối hợp với Sở Xây dựng ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng kèm theo quy hoạch chung được phê duyệt; tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng làm cơ sở quản lý xây dựng. Thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt và theo quy định hiện hành của pháp luật về xây dựng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Thanh Thủy, Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Thủy và thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thực hiện. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận : | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 6013/QĐ-UBND năm 2012 duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 2131/QĐ-UBND năm 2013 về Phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/2.000 thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đến năm 2030
- 3Quyết định 282/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020
- 4Quyết định 800/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quyết toán vốn sự nghiệp dự án hoàn thành dự án: Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- 5Nghị quyết 209/NQ-HĐND năm 2008 bãi bỏ Nghị quyết 64/2003/NQ-HĐ về việc xây dựng thị trấn Mộc Châu lên thị xã do tỉnh Sơn La ban hành
- 1Quyết định 21/2005/QĐ-BXD về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 04/2008/QĐ-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 5Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 6Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 6013/QĐ-UBND năm 2012 duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 2131/QĐ-UBND năm 2013 về Phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/2.000 thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đến năm 2030
- 9Quyết định 282/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020
- 10Quyết định 800/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quyết toán vốn sự nghiệp dự án hoàn thành dự án: Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- 11Nghị quyết 209/NQ-HĐND năm 2008 bãi bỏ Nghị quyết 64/2003/NQ-HĐ về việc xây dựng thị trấn Mộc Châu lên thị xã do tỉnh Sơn La ban hành
Quyết định 1790/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025
- Số hiệu: 1790/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/07/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Nguyễn Đình Cúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra