Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 179/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 21 tháng 01 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND cấp tỉnh;

Căn cứ Luật Nhà ở;

Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội của Chính phủ ;

Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Căn cứ Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 16/07/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc thông qua chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2027/QĐ-CT ngày 06/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Ban hành Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 4017/TTr-SXD ngày 29/12/2014,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Chí Giang

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Cụ thể các nội dung cần triển khai để thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu phát triển nhà ở cho các nhóm đối tượng xã hội theo quy định tại Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; phân rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện; tập trung xây dựng cho các nhóm đối tượng:

- Người có công với cách mạng;

- Các hộ nghèo khu vực nông thôn

- Người có thu nhập thấp và hộ nghèo tại khu vực đô thị;

- Cán bộ, công chức, viên chức; nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, công nhân lao động khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ;

- Sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;.

II. NỘI DUNG

1. Nhà ở cho người có công với cách mạng

1.1. Đối tượng, nguyên tắc hỗ trợ

a) Đối tượng: Các hộ gia đình người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

b) Nguyên tắc: Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, trên cơ sở Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở;

Việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng phải bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.

1.2. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở

Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì nhà ở mới phải bảo đảm tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30m2 nhưng không được thấp hơn 24m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên.

Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn 2 cứng (khung - tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên.

1.3. Nhu cầu nhà ở cần xây dựng

Trên toàn tỉnh dự tính có 3077 hộ có công có nhu cầu về nhà ở, năm 2013 tỉnh đã hỗ trợ được 137 hộ xây mới. Hiện còn 2.940 hộ trong đó 1.109 hộ cần xây dựng mới nhà ở và 1831 hộ có nhà ở cần sửa chữa với tổng diện tích cần hỗ trợ là 117.600 m2 (diện tích trung bình 40m2/căn).

1.4. Nguồn vốn thực hiện

Đối với nhà ở xây mới:

- Hỗ trợ ngân sách trung ương : 32 triệu đồng/căn (tương ứng với 80% nguồn vốn ngân sách nhà nước)

- Vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh : 08 triệu đồng/căn (tương ứng với 20% nguồn vốn ngân sách nhà nước)

- Vốn ngoài ngân sách (huy động từ doanh nghiệp, cộng đồng, dòng họ và sự đóng góp của hộ gia đình được hỗ trợ) dự tính trung bình: 20 triệu đồng/ căn.

Đối với nhà ở sửa chữa:

- Hỗ trợ ngân sách trung ương: 16 triệu đồng/căn.

- Vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh: 04 triệu đồng/căn.

- Vốn ngoài ngân sách dự tính trung bình: 10 triệu đồng/căn.

Biểu tổng hợp nhu cầu vốn:

Nội dung

Năm thực hiện

Diện tích
(m2)

Số căn

Nguồn vốn (triệu đồng)

Ngân sách TW

Ngân sách tỉnh

Ngoài ngân sách

Tổng cộng

Xây dựng mới

2014

12960

324

10.368

2.592

6.480

19.440

2015

12.000

300

9.600

2.400

6.000

18.000

2016

12.000

300

9.600

2.400

6.000

18.000

2017

7.400

185

5.920

1.480

3.700

11.100

Cộng

44360

1109

35.488

8872

22.180

66.540

Cải tạo, sửa chữa

2014

16440

411

6576

1644

4110

12330

2015

24.000

600

9.600

2.400

6.000

18.000

2016

24.000

600

9.600

2.400

6.000

18.000

2017

8.800

220

3.520

880

2.200

6.600

Cộng

73.240

1.831

29.296

7.324

18.310

54.930

Tổng cộng

117.600

2.940

64.784

16.196

40.490

121.470

1.5. Kế hoạch, giải pháp triển khai thực hiện

Thực hiện theo Quyết định số 2390/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phê duyệt đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng chính phủ; các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao, yêu cầu thực hiện xong trong giai đoạn 2013 - 2017.

Trường hợp nguồn vốn ngân sách trung ương chưa phân bổ đủ nhu cầu hỗ trợ về nhà ở cho người có công trên địa bàn tỉnh, tỉnh sẽ cân đối tạm ứng từ ngân sách tỉnh, đảm bảo tiến việc hỗ trợ nhà ở cho người có công hoàn thành trước 27/7/2017

2. Nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn

2.1. Đối tượng, nguyên tắc hỗ trợ

Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo tại khu vực nông thôn đạt chuẩn nghèo theo quy định của từng giai đoạn, hỗ trợ cải tạo nhà đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó; giai đoạn 2013-2015 áp dụng chuẩn nghèo 2011-2015 quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ;

Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện; Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở;

Việc hỗ trợ nhà ở cho người nghèo khu vực nông thôn phải bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.

2.2. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở

Nhà ở đảm bảo diện tích, chất lượng như đối với yêu cầu về diện tích, chất lượng nhà ở cho người có công với cách mạng nêu tại mục 1.2.

2.3. Nhu cầu nhà ở cần xây dựng

2.3.1 Giai đoạn 2013 – 2015: Trên toàn tỉnh dự tính có 1.202 hộ nghèo có nhu cầu về nhà ở cần xây dựng với tổng diện tích cần hỗ trợ là 48.080m2 (diện tích trung bình 40m2/ căn), trong đó có khoảng 407 hộ đặc biệt khó khăn.

2.3.2 Giai đoạn 2016 – 2020: Toàn tỉnh dự tính có 1.690 hộ cần hỗ trợ về nhà ở; tổng diện tích cần hỗ trợ là 67.589 m2 (diện tích trung bình 40m2/căn), trong đó có khoảng 326 hộ đặc biệt khó khăn.

2.4. Kế hoạch, giải pháp triển khai thực hiện

Sau khi Chính phủ ban hành Chương trình 167 giai đoạn 2, Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng mức hỗ trợ cụ thể, cân đối nguồn ngân sách tỉnh để đảm bảo chỉ tiêu đề ra.

Trường hợp đến Quý II/2015, Chính phủ chưa ban hành Chương trình 167 giai đoạn 2, Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để đề xuất giải pháp thực hiện (ưu tiên thực hiện hỗ trợ đối với các hộ đặc biệt khó khăn).

3. Nhà ở cho người có thu nhập thấp; nhà ở cho công nhân; nhà ở cho cán bộ, công chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.

3.1. Đối tượng, nguyên tắc thực hiện

Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được nhà nước bố trí quỹ đất thực hiện dự án và hưởng các chính sách ưu đãi khuyến khích theo quy định tại Nghị định 188/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và các ưu đãi theo quy định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở cho người có thu nhập thấp; nhà ở cho công nhân; nhà ở cho cán bộ, công chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang là các đối tượng xã hội đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng và các quy định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo Nghị định số 188/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì các dự án nhà ở xã hội phục vụ chung cho các nhóm đối tượng (người có thu nhập thấp; công nhân trong các khu, cụm công nghiệp; cán bộ, công chức ...). Do vậy việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được tính toán chung cho các nhóm đối tượng này; nhà nước cân đối quỹ nhà ở theo các hình thức: bán, cho thuê, cho thuê mua để phù hợp với nhu cầu của các nhóm đối tượng trên.

3.2. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở

Nhà ở xã hội được quy định tại Nghị định 188/NĐ-CP ngày 20/11/2013 có tiêu chuẩn thiết kế diện tích sàn mỗi căn hộ chung cư tối thiểu là 30m2, tối đa không quá 70 m2, không khống chế số tầng; trường hợp nhà ở xã hội liên kế thì diện tích đất xây dựng mỗi căn không quá 70m2; đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình.

3.3. Nhu cầu nhà ở cần xây dựng

3.2.1 Giai đoạn 2013 – 2015: Tổng số căn nhà cần xây dựng trong giai đoạn là 2.634 căn, trong đó định hướng xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp trong giai đoạn này là 715 căn; nhà ở cho công nhân là 1.560 căn; nhà ở cần xây dựng cho cán bộ, công chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang là 359 căn. Nhu cầu xây dựng cụ thể như sau:

TT

Đơn vi hành chính

Nhà cho người TNT

Nhà cho công nhân

Nhà cho cán bộ, CNV

Tổng cộng

Diện tích XD
(m2)

Số căn
(căn)

Diện tích XD
(m2)

Số căn
(căn)

Diện tích XD
(m2)

Số căn
(căn)

Diện tích XD
(m2)

Số căn
(căn)

1

TP Vĩnh Yên

34.126

398

26.743

520

19.581

228

80.450

1.146

2

TX Phúc Yên

14.957

175

14.143

275

11.153

131

40.253

581

3

H.Bình Xuyên

12.174

142

39.343

765

 

 

51.517

907

 

Tổng cộng

61.257

715

80.229

1.560

30.734

359

172.220

2.634

3.2.2 Giai đoạn 2016 – 2020: Tổng số căn nhà cần xây dựng trong giai đoạn là 10.302 căn, trong đó số căn nhà ở cho người thu nhập thấp cần xây dựng là 3.607; số căn nhà ở cho công nhân cần xây dựng là 4.842 căn; số căn nhà ở cần xây dựng cho cán bộ, công chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang là 1.853 căn. Nhu cầu xây dựng cụ thể như sau:

TT

Đơn vi hành chính

Nhà cho người TNT

Nhà cho công nhân

Nhà cho cán bộ, CNV

Tổng cộng

Diện tích XD
(m2)

Số căn
(căn)

Diện tích XD
(m2)

Số căn
(căn)

Diện tích XD
(m2)

Số căn
(căn)

Diện tích XD
(m2)

Số căn
(căn)

1

TP Vĩnh Yên

90.806

908

35.657

520

66.043

770

192.506

2.198

2

TX Phúc Yên

83.039

830

23.856

348

37.617

439

144.512

1.617

3

H. Vĩnh Tường

49.768

498

12.343

180

11.969

140

74.080

818

4

H. Yên Lạc

36.677

367

 

 

7.268

85

43.945

452

5

H. Lập Thạch

17.211

172

15.429

225

4.982

58

37.622

455

6

H. Sông Lô

8.739

87

27.771

405

4.611

54

41.121

546

7

H. Tam Dương

20.262

203

77.143

1.125

8.836

103

106.241

1.431

8

H. Bình Xuyên

46.927

469

139.836

2.039

14.546

170

201.309

2.678

9

H. Tam Đảo

7.307

73

 

 

2.942

34

10.249

107

 

Tổng cộng

360.736

3.607

332.035

4.842

158.814

1.853

851.585

10.302

3.4. Nguồn vốn thực hiện

Vốn xây dựng nhà ở xã hội chủ yếu được huy động từ nguồn vốn của các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà ở và đối tượng có nhu cầu về nhà ở; nguồn vốn nhà nước chiếm khoảng 5% dùng vào việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng cho các dự án và đầu tư một số dự án nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Dự kiến nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu nhà ở:

Năm thực hiện

Diện tích XD
(m2)

Số căn

Nguồn vốn (tr.đồng)

Tổng cộng

Vốn NS

Vốn ngoài NS

Giai đoạn 2013-2015

172.220

2.634

1.679.145

83.957

1.595.187

Giai đoạn 2016-2020

851.585

10.302

8.856.484

442.824

8.413.660

Tổng cộng

1.023.805

12.936

10.535.629

526.781

10.008.847

3.5. Kế hoạch, giải pháp triển khai thực hiện

Kế hoạch đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng đối với các dự án nhà ở xã hội hiện có trên địa bàn tỉnh theo biểu sau:

TT

Công trình - Dự án

Chủ đầu tư

Địa điểm

Quy mô

Năm đưa vào khai thác SD

Diện tích đất

(ha)

Số căn

I

Giai đoạn 2014-2015

 

0,58

637

 

1

Nhà 19T1 - Khu nhà ở thu nhập thấp Vinaconex Xuân Mai

CT CP Bê tông và XD Vinaconex Xuân Mai

Vĩnh Yên

0,16

216

2014

2

Nhà B1 - Nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp

CT CP Đầu tư và XD Bảo Quân

Vĩnh Yên

0,23

194

2015

3

Khu nhà ở thương mại và nhà ở cho người thu nhập thấp

CT CP Dịch vụ TM&ĐT Trang Đạt

Phúc Yên

0,16

112

2014

II

Giai đoạn 2016-2020

 

22,4

5.334

 

1

Khu nhà ở thu nhập thấp 8T phường Xuân Hòa

CT CP Đầu tư và Xây dựng số 18.3

Phúc Yên

0,17

115

2016

2

Khu nhà ở xã hội phường Liên Bảo

Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn

Vĩnh Yên

0,48

50

2016

3

Nhà 19T2 - Khu nhà ở thu nhập thấp Vinaconex Xuân Mai

CT CP Bê tông và XD Vinaconex Xuân Mai

Vĩnh Yên

0,17

216

2017

4

Nhà B2; A2 - Nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp

CT CP Đầu tư và XD Bảo Quân

Vĩnh Yên

0,48

364

2017

5

Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên -Giai đoạn I

Tổng công ty CP đầu tư phát triển xây dựng

Vĩnh Yên

5,34

700

2018-2020

6

Khu nhà ở đô thị khu vực đồi Hai Đai

Công ty TNHH Thành Công

Vĩnh Yên

1,09

350

2018

7

Khu nhà ở hỗn hợp và thu nhập thấp An Phú

Công ty TNHH An Phú

Vĩnh Yên

0,4

280

2018

8

Khu đô thi Việt Đức Legend City

Công ty CP ống thép Việt -Đức VG Pipe

Bình Xuyên

5,38

700

2018-2020

9

Khu đô thị Hùng Vương - Tiền Châu

Công ty CP XD Thăng Long

Phúc Yên

3,09

725

2016-2018

10

Khu đô thị mới Xuân Hoà

Công ty CP Đầu tư xây dựng Hoài Nam

Phúc Yên

1,04

500

2016-2018

11

Khu nhà ở VCI tại xã Định Trung, TP Vĩnh Yên

Công ty CP đầu tư VCI

Phúc Yên

1,34

534

2016-2018

12

Khu nhà ở đô thị tại P.Khai Quang, P.Liên Bảo

Công ty CP đầu tư và DV T&T

Phúc Yên

1,76

500

2018-2020

13

Khu nhà ở TMS Land Hùng Vương

Công ty CP TMS Bất động sản

Phúc Yên

1,65

300

2016-2018

III

Giai đoạn sau năm 2020

33,5

9.160

 

1

Khu đô thị mới Đầm Cói

Công ty CP TMS Bất động sản

Yên Lạc, Vĩnh Yên

9,62

2.500

2020-2025

2

Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (GĐ 3

Công ty CP tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI

Yên Lạc, Vĩnh Yên

2,35

700

2020-2025

3

Mở rộng khu đô thị Yên Lạc

CT CP Đầu tư PTXD Yên Lạc

Yên Lạc

2,13

600

2020-2025

4

Khu đô thị mới Tiền Châu KV1

CT TNHH MTV Xây dựng công trình 507

Phúc Yên

1,62

240

2020-2025

5

Khu đô thị mới Tiền Châu KV2

Tổng CT Đầu tư phát triển nhà và đô thị BQP

Phúc Yên

2,35

820

2020-2025

6

Khu TTTM và nhà ở Phúc Sơn

CTCP Đầu tư HTĐT Phúc Sơn

Vĩnh Tường

3,42

1.000

2020-2025

7

Khu đô thị mới Yên Lạc

CTCP Đầu tư phát triển xây dựng Yên Lạc

Yên Lạc

2,13

600

2020-2025

8

Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và KĐT Vĩnh Tường

CTCP Tập đoàn Sông Hồng Thăng Long

Vĩnh Tường

2,37

700

2020-2025

9

Khu đô thị núi bầu KV2

CT TNHH XD&DV Xuân Tiến Hoà Bình

Vĩnh Yên

7,5

2000

2020-2025

Đánh giá việc đáp ứng chỉ tiêu nhà ở xã hội:

- Giai đoạn 2014-2015: Nhu cầu nhà ở xã hội cần đầu tư xây dựng bổ sung so với khả năng đáp ứng nêu trên vào khoảng gần 2000 căn hộ, tập trung vào nhà ở cho công nhân và cho người có thu nhập thấp tại huyện Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên. Do vậy giai đoạn này cần tập trung thực hiện dự án nhà ở xã hội mới trên địa bàn huyện Bình Xuyên, Vinh Yên có khả năng hoàn thiện và đưa vào sử dụng trong năm 2015.

- Giai đoạn 2016-2020: theo dự tính nhu cầu nhà ở xã hội cần đầu tư xây trong giai đoạn này vào khoảng 10.300 căn, khả năng đáp ứng của các dự án hiện có (dự kiến hoàn thiện và đưa công trình vào sử dụng trong giai đoạn 2016-2020) vào khoảng 5.300 căn, như vậy cần phải xây dựng bổ sung khoảng 5.000 căn. Nhu cầu cần bổ sung tập trung vào nhóm đối tượng người có thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại trung tâm các huyện lỵ và nhà ở cho công nhân phục vụ cho việc phát triển các khu công nghiệp trong giai đoạn này như: Khu công nghiệp Tam Dương; KCN Sông Lô; KCN Lập Thạch ...

Giải pháp thực hiện:

- Giai đoạn 2013-2015:

+ Đôn đốc các dự án nhà ở xã hội hiện có để đảm bảo tiến độ đầu tư và khai thác sử dụng theo kế hoạch đề ra.

+ Quy hoạch xây dựng, tổ chức lựa chọn chủ đầu tư và triển khai thực hiện từ 01-05 dự án nhà ở xã hội. Yêu cầu tập chung tại khu nhà ở công nhân khu công nghiệp Bá Thiện, thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Đầu tư xây dựng từ 01 đến 02 dự án nhà ở xã hội với quy mô nhỏ (dưới 5ha) tại trung tâm các huyện Vĩnh Tường; Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch, Yên Lạc, Sông Lô để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp, cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn.

+ Tiếp tục quy hoạch xây dựng, tổ chức lựa chọn chủ đầu tư và hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện từ 13-17 dự án nhà ở xã hội tại thành Phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên.

Trong đó đầu tư từ 2-5 dự án nhà ở xã hội tại bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của Chính phủ

+ Quy hoạch và đầu tư xây dựng nhà ở công nhân đồng thời với việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp mới như: KCN Tam Dương; KCN Sông Lô; KCN Lập Thạch ...

+ Ưu tiên thực hiện các dự án nhà ở xã hội có quy mô nhỏ, tại các khu vực dễ giải phóng mặt bằng và có thời gian đầu tư ngắn tại thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội cho khu vực.

+ Đôn đốc các dự án nhà ở xã hội hiện có để đảm bảo tiến độ đầu tư và khai thác sử dụng theo kế hoạch đề ra.

+ Nghiên cứu thu hồi quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội của một số dự án phát triển nhà ở, đô thị mới để lựa chọn nhà đầu tư khác triển khai thực hiện.

4. Nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

4.1. Nguyên tắc thực hiện

Nhà nước trực tiếp đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề không phân biệt công lập hay ngoài công lập thuê để ở trong quá trình học tập;

Việc đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên phải đảm bảo các yêu cầu: phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, đảm bảo đủ các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt văn hóa, thể dục – thể thao nhằm tạo môi trường sống văn hóa và lành mạnh.

4.2. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở

Tiêu chuẩn diện tích ở đối với nhà ở học sinh, sinh viên được thiết kế mỗi phòng ở bình quân là 8 người, diện tích khoảng 48m2 sàn, trung bình 6m2/người; Khuyến khích việc đầu tư xây dựng ký túc xá trong khuôn viên trường học nhưng phải đảm bảo các chỉ tiêu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy chuẩn xây dựng hiện hành.

4.3. Nhu cầu nhà ở cần xây dựng

Nhu cầu nhà ở cho học sinh – sinh viên tại tỉnh dự kiến là 40.680m2 nhà ở tương đương 848 phòng trong giai đoạn đến năm 2015; Đến năm 2020 diện tích nhà ở cần xây dựng là 75.894m2 tương đương 1.581 phòng.

Số liệu trên không kể đến định hướng di chuyển và xây dựng các trường đại học về tỉnh Vĩnh Phúc như: Học viện An ninh; Học viện Cảnh sát; Đại học Thương mại ...

4.4. Nguồn vốn thực hiện

Giai đoạn 2014-2015 xây dựng để đáp ứng nhu cầu cho học sinh, sinh viên các trường hiện có trên địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng từ nguồn vốn hỗ trợ từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ; Giai đoạn 2016-2020 sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho bồi thường giải phóng mặt bằng và hạ tầng chung (khoảng 20%), nguồn vốn ngân sách trung ương và nguồn huy động khác của của các chủ đầu tư (chiếm khoảng 80%).

Dự kiến nguồn vốn đầu tư:

Năm thực hiện

Diện tích
(m2)

Số phòng dự kiến

Nguồn vốn (tr.đồng)

Tổng cộng

Ngân sách tỉnh

NS Trung ương và vốn huy động

Giai đoạn 2014-2015

54.720

1.140

264.308

 

264.308

Giai đoạn 2016-2020

75.894

1.581

607.152

121.430

485.722

Tổng cộng

161.970

2.721

871.460

121.430

750.030

4.5. Kế hoạch, giải pháp triển khai thực hiện

Giai đoạn 2014-2015: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng 03 dự án đã được đưa vào danh mục dự án sử dụng trái phiếu chính phủ, cụ thể:

- Ký túc xá Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp với tổng diện tích sàn xây dựng là 22.862 m2, tương ứng với khoảng 250 phòng, đáp ứng cho 2000 sinh viên;

- Ký túc xá S5 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với tổng diện tích sàn xây dựng là 55.714 m2, tương ứng với khoảng 750 phòng, đáp ứng cho 6000 sinh viên;

- Ký túc xá số 02 Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật với tổng diện tích sàn xây dựng là 7.500 m2, tương ứng với khoảng 140 phòng, đáp ứng cho 1.500 sinh viên.

Giai đoạn 2016-2020: Yêu cầu các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh tự rà soát nhu cầu về chỗ ở cho học sinh, sinh viên, đề xuất cụ thể việc đầu tư xây dựng ký túc xá để UBND tỉnh có cơ sở chỉ đạo thực hiện. Riêng đối với các trường Đại học xây dựng mới tại Vĩnh Phúc thì nhà ở cho học sinh, sinh viên của trường được quy hoạch và xây dựng đồng bộ với việc đầu tư xây dựng trường.

5. Nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở thương mại và nhà ở do người dân tự xây dựng

5.1. Nhu cầu nhà ở cần xây dựng

Tổng số căn nhà cần xây dựng là 63.679 căn, tương ứng với diện tích sàn xây dựng là 5.672.756 m2; giai đoạn 2013 – 2015 cần xây dựng 27.711 căn; giai đoạn 2016 – 2020 cần xây dựng 35.968 căn. Trong đó dự kiến nhà ở do người dân tự xây dựng bao gồm cả các dự án giao đất giãn dân, đất tái định cư, đất đấu giá chiếm khoảng 70% tổng số căn nhà cần xây dựng tương ứng với khoảng 45 nghìn căn; số nhà ở được đầu tư xây dựng tại các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới vào khoảng 20 nghìn căn.

5.2. Định hướng thực hiện:

Việc phát triển nhà ở thương mại phụ thuộc chủ yếu tình hình phát triển kinh tế của cả nước cũng như của tỉnh, tuy nhiên hiện nay thị trường bất động sản đang trầm lắng, một số dự án phát triển nhà ở đã có sản phẩm tồn kho, do vậy trước mắt cần tập trung đầu tư vào các dự án phát triển nhà ở đã có chủ trương thực hiện; các dự án phát triển nhà ở mới sẽ được thực hiện sau khi thành lập các khu vực phát triển đô thị và trên cơ sở cân đối nhu cầu về nhà ở tại từng khu vực.

5.3. Kế hoạch triển khai thực hiện

Giai đoạn 2014-2015: Giai đoạn này tập trung vào việc xem xét cấp đất giãn dân cho các hộ tại khu vực nông thôn theo quy hoạch nông thôn mới và khuyến khích người dân tự xây dựng nhà ở để đảm bảo an sinh xã hội; rà soát các dự án đang triển khai để đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng, kịp thời đáp ứng chỗ ở cho người dân tại các khu vực đô thị.

Giai đoạn 2016-2020: Dự kiến các dự án phát triển nhà ở thương mại đang triển khai thực hiện dự sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng khoảng 16 nghìn căn, do vậy mục tiêu của giai đoạn này là cân đối lại nhu cầu nhà ở thương mại tại các địa phương để phát triển nhà ở cho phù hợp.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Ban chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh Vĩnh Phúc

Chỉ đạo chung và kiểm tra các Sở, Ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã trong việc thực hiện Chương trình phát triển nhà ở;

Chỉ đạo xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với UBND huyện, thành phố, thị xã và các Sở, Ngành có liên quan thực hiện Chương trình phát triển nhà ở; xây dựng các cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh;

Chủ trì, phố hợp với Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính đề xuất cơ chế hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh;

Rà soát, bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Đề xuất việc sử dụng quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại đảm bảo tiến độ, quy hoạch, phù hợp với Chương trình phát triển nhà ở được duyệt.

Đề xuất các dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách nhà nước; tổ chức đầu tư xây dựng và quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng cân đối quỹ đất phát triển nhà ở và chuẩn bị quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho sinh viên, công nhân... theo Chương trình đã được phê duyệt;

Thực hiện đổi mới thủ tục giao đất ở, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

Lập kế hoạch về vốn, cân đối vốn để thực hiện đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; các dự án nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở đầu tư từ vốn ngân sách hàng năm và từng thời kỳ;

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất bố trí kế hoạch vốn ngân sách tỉnh để mua lại các dự án nhà ở thương mại đã được UBND tỉnh phê duyệt chuyển đổi sang phục vụ nhu cầu nhà ở xã hội phục vụ cho việc tái định cư và các mục tiêu xã hội;

Nghiên cứu các giải pháp khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở theo dự án.

5. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các ban ngành liên quan lập Đề án thành lập Quỹ phát triển nhà ở trình UBND tỉnh quyết định;

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch về vốn, cân đối vốn để thực hiện đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo;

Phối hợp với Sở Xây dựng để xây dựng khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, các dịch vụ phục vụ cho nhà ở xã hội trình UBND tỉnh quyết định.

6. Sở Nội vụ

Chủ trì thẩm định Đề án thành lập quỹ phát triển nhà ở trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; đề xuất thành lập các cơ quan, bộ máy quản lý nhà ở, phát triển đô thị theo quy định của pháp luật.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phúc rà soát rà soát, thống kê số lượng hộ nghèo, người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở và thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng theo quy định;

8. Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh Vĩnh phúc

Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về nhà ở, giám sát thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ về đầu tư xây dựng nhà ở; vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, hỗ trợ các chương trình xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp, người nghèo gặp khó khăn về nhà ở.

9. Ban Quản lý các Khu công nghiệp

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan đánh giá, xác định nhu cầu về nhà ở của công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để có cơ sở lập và triển khai các dự án phát triển nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp.

10. Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tìm kiếm xúc tiến việc cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia các dự án xây dựng nhà ở, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội;

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý, tích cực thực hiện các hoạt động quảng bá, tư vấn hỗ trợ cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.

11. Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường thực hiện cân đối quỹ đất, sử dụng quỹ đất đã giải phóng mặt bằng cho các dự án phát triển nhà ở;

Phối hợp UBND cấp huyện, UBND cấp xã bố trí phương án phát triển quỹ đất phù hợp từng kỳ quy hoạch, phù hợp từng giai đoạn đề ra trong Chương trình phát triển nhà ở cho từng nhóm đối tượng cụ thể.

12. UBND cấp huyện

Tổ chức, chỉ đạo triển khai chương trình phát triển nhà ở và thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn; Nghiên cứu sử dụng quỹ đất xen ghép trong các khu dân cư để bán cho người có thu nhập thấp; Tổng hợp kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà trên địa bàn và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (gửi qua Sở Xây dựng tổng hợp) theo định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm;

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị liên hệ về cơ quan thường trực là Sở Xây dựng để xem xét, giải quyết./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 179/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 179/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/01/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Vũ Chí Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản