- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 4Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1781/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2021 |
VỀ PHÂN CÔNG CÔNG TÁC BAN LÃNH ĐẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010;
Căn cứ Nghị định 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Nghị định 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ các Quyết định ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ngân hàng nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc phân công công tác của Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN):
1. Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thống đốc và các Phó Thống đốc theo đúng trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc đã được quy định tại Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Bảo đảm tính tập trung, dân chủ, minh bạch, hợp lý và hiệu quả trong công tác điều hành của Ban Lãnh đạo NHNN.
4. Phân công theo lĩnh vực và khối công việc phụ trách của từng đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN, tạo sự chủ động và trách nhiệm trong chỉ đạo điều hành.
Điều 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể:
1. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng
- Thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chỉ đạo và điều hành chung hoạt động của toàn Ngành.
- Phụ trách công tác xây dựng thể chế, pháp luật; chiến lược phát triển ngành ngân hàng; hiện đại hóa ngân hàng; công tác tổ chức, cán bộ và phát triển nguồn nhân lực; kiểm toán hoạt động của NHNN; công tác văn phòng công tác báo chí, truyền thông của Ngành.
- Thống đốc Việt Nam tại các tổ chức tài chính - tiền tệ Quốc tế: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB); Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS).
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Ngân hàng.
- Bí thư Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương.
- Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Văn phòng; Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Truyền thông; Thời báo Ngân hàng; Tạp chí Ngân hàng.
2. Phó Thống đốc Đào Minh Tú
- Làm nhiệm vụ Phó Thống đốc thường trực, thay mặt Thống đốc điều hành công việc của NHNN khi Thống đốc vắng mặt.
- Giúp Thống đốc giải quyết các công việc được ủy nhiệm. Phụ trách công tác tín dụng; các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng Trung ương; công tác phát hành tiền tệ và kho quỹ; công tác kế toán tài chính và xây dựng cơ bản; công tác cải cách hành chính; công tác quản trị và hiện đại hóa công sở; hoạt động của các dự án tín dụng quốc tế do Ngân hàng Nhà nước quản lý; hoạt động công đoàn trong ngành Ngân hàng.
- Phụ trách: công tác thanh tra, giám sát, cấp phép, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, các Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô; hoạt động bảo hiểm tiền gửi hoạt động của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân; các dự án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng hợp tác xã quỹ tín dụng nhân dân, tài chính vi mô, bảo hiểm tiền gửi.
- Chỉ đạo xây dựng, trình duyệt và triển khai Phương án xử lý các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém. Tiếp tục chỉ đạo triển khai Đề án củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Chỉ đạo chung việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
- Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai Luật Bảo hiểm tiền gửi (sửa đổi).
- Thủ trưởng hành chính cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương, chịu trách nhiệm trước Thống đốc về công tác hành chính của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
- Chủ tịch Công đoàn ngành Ngân hàng Việt Nam.
- Trưởng Ban vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng.
- Người phát ngôn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Tài chính - Kế toán; Sở Giao dịch; Cục Phát hành và Kho quỹ; Cục Quản trị; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành của NHNN; Ban Quản lý dự án tín dụng Quốc tế ODA; Nhà máy in tiền Quốc gia; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (mảng công việc liên quan đến công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, các Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô); Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam; Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
3. Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh
- Giúp Thống đốc giải quyết các công việc được ủy nhiệm. Phụ trách công tác cơ cấu lại, công tác xử lý nợ xấu; hoạt động của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); công tác thi đua, khen thưởng; công tác nghiên cứu khoa học; công tác đào tạo, hoạt động của các cơ sở đào tạo trong ngành Ngân hàng; hoạt động của các Hiệp hội trong ngành Ngân hàng (trừ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân); công tác Đoàn thanh niên.
- Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”.
- Chỉ đạo triển khai Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai Luật Phòng chống rửa tiền, Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
- Tham gia chỉ đạo xây dựng, trình duyệt và triển khai Phương án cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
- Chỉ đạo triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
- Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Ngân hàng.
- Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Viện Chiến lược ngân hàng; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; Học viện Ngân hàng; Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (mảng công việc liên quan đến Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”); Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
4. Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn
- Giúp Thống đốc giải quyết các công việc được ủy nhiệm. Phụ trách công tác pháp chế; công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, thanh tra hành chính, quản lý cấp phép, cơ chế, chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, các dự án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh tra, giám sát ngân hàng (trừ các dự án hỗ trợ kỹ thuật và hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tài chính vi mô, bảo hiểm tiền gửi).
- Chỉ đạo xây dựng, trình duyệt, triển khai Phương án xử lý các ngân hàng yếu kém.
- Tham gia chỉ đạo xây dựng và triển khai: Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 -2025”; các luật NHNN được giao chủ trì soạn thảo.
- Chỉ đạo xây dựng, trình duyệt và triển khai Phương án cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
- Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách: Vụ Pháp chế; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (mảng công việc liên quan đến công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, thanh tra hành chính, quản lý cấp phép, cơ chế, chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém).
5. Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng
- Giúp Thống đốc giải quyết các công việc được ủy nhiệm. Phụ trách công tác thanh toán, công nghệ thông tin, chuyển đổi số ngành ngân hàng; hoạt động thông tin tín dụng; công tác phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố; các dự án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền.
- Chủ tịch Hội đồng Thanh toán và Công nghệ thuộc Ngân hàng Nhà nước.
- Trưởng Ban điều hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Tham gia chỉ đạo xây dựng và triển khai Luật Phòng chống rửa tiền.
- Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Vụ Thanh toán; Cục Công nghệ thông tin; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (mảng công việc liên quan công tác phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố).
- Chỉ đạo chung về hoạt động của Công ty cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS).
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể:
a. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt các diễn biến kinh tế, tài chính và hoạt động ngân hàng trên địa bàn Thành phố; chỉ đạo (hoặc báo cáo Thống đốc chỉ đạo) xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm, khó khăn, vướng mắc phát sinh trên địa bàn về công tác tiền tệ, tín dụng, thanh tra, giám sát và đảm bảo khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng.
b. Đại diện Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố định kỳ hoặc đột xuất họp giao ban để kiểm điểm và chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan đến tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
6. Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà
- Giúp Thống đốc giải quyết các công việc được ủy nhiệm. Phụ trách theo dõi công tác chính sách tiền tệ; theo dõi diễn biển thị trường tiền tệ trong nước và ngoài nước; công tác quản lý ngoại hối; hợp tác quốc tế; ổn định tiền tệ, tài chính; dự báo, thống kê; cán cân thanh toán quốc tế.
- Thống đốc phụ khuyết của Việt Nam tại các tổ chức tài chính - tiền tệ Quốc tế: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB); Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS).
- Trưởng Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở.
- Trưởng Ban Điều hành quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.
- Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Ổn định tiền tệ, tài chính.
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hà Nội cụ thể:
a. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt các diễn biến kinh tế, tài chính và hoạt động ngân hàng trên địa bàn Thành phố; chỉ đạo (hoặc báo cáo Thống đốc chỉ đạo) xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm, khó khăn, vướng mắc phát sinh trên địa bàn về công tác tiền tệ, tín dụng, thanh tra, giám sát và đảm bảo khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng.
b. Đại diện Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố định kỳ hoặc đột xuất họp giao ban để kiểm điểm và chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan đến tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
Điều 3. Ngoài các lĩnh vực công việc phụ trách và chỉ đạo các đơn vị cụ thể theo phân công trên, việc chỉ đạo các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng do Phó Thống đốc phụ trách theo từng lĩnh vực đã phân công. Các chức danh kiêm nhiệm khác của mỗi đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN được thực hiện theo quyết định phân công riêng.
Căn cứ tình hình công việc thực tế, Thống đốc giao các Phó Thống đốc thực hiện một số công việc ngoài nhiệm vụ được phân công; xem xét, điều chỉnh việc phân công công việc của Thống đốc và các Phó Thống đốc để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 4. Khi Thống đốc vắng mặt tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Đào Minh Tú thay mặt Thống đốc chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Ngân hàng Nhà nước và một số công việc thuộc lĩnh vực Thống đốc phụ trách.
Điều 5. Khi phát sinh những công việc cấp bách trong thời gian Phó Thống đốc phụ trách đi công tác hoặc vắng mặt, Văn phòng trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc Đào Minh Tú xử lý. Đơn vị trình có trách nhiệm báo cáo kết quả xử lý khi Phó Thống đốc phụ trách trở lại làm việc.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1950/QĐ-NHNN ngày 18/11/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 7. Các đồng chí trong Ban Lãnh đạo NHNN; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| THỐNG ĐỐC |
- 1Quyết định 418/QĐ-NHNN năm 2015 về phân công công tác Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
- 2Quyết định 147/QĐ-TANDTC năm 2021 về phân công công tác trong Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao
- 3Quyết định 1460/QĐ-TTg năm 2021 về phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 03/QĐ-NHNN năm 2024 phân công công tác Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
- 3Luật phòng, chống rửa tiền 2012
- 4Quyết định 418/QĐ-NHNN năm 2015 về phân công công tác Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
- 5Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 6Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 7Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 8Quyết định 147/QĐ-TANDTC năm 2021 về phân công công tác trong Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao
- 9Quyết định 1460/QĐ-TTg năm 2021 về phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1781/QĐ-NHNN năm 2021 về phân công công tác Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
- Số hiệu: 1781/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/11/2021
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Thị Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2021
- Ngày hết hiệu lực: 02/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực