Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1723/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 13 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH VĨNH PHÚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 950/TTr-SGTVT ngày 22/5/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Vũ Chí Giang

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH VĨNH PHÚC

(Kèm theo Quyết định số 1723/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc )

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

*. Lĩnh vực: Giao thông đường bộ

1

Lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách theo tuyến cố định

2

Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung khác

 

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

*. LĨNH VỰC: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1. Thủ tục: Lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách theo tuyến cố định

1.1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) chuẩn bị hồ sơ tham gia lựa chọn khai thác tuyến theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc (Số 9 đường Mê Linh - Phường Liên Bảo - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc) nơi tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã)

+ Thời gian nhận hồ sơ: Giờ hành chính tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ, Tết).

- Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì thông báo cho tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) tham dự buổi mở Hồ sơ lựa chọn.

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) biết.

- Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả.

- Bước 5: Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã) đến nhận kết quả tại Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc.

1.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Phòng Quản lý vận tải và An toàn giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Hồ sơ lựa chọn (Có mẫu hồ sơ kèm theo)

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết

- Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình phê duyệt kết quả lựa chọn.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

- Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã).

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc.

- Cơ quan phối hợp: Không

1.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định.

1.8. Phí, lệ phí: Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Phụ lục 4 - Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT

1.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC

+ Đơn vị tham gia lựa chọn không đang trong thời gian bị đình chỉ tham gia khai thác tuyến vận tải hành khách cố định;

+ Đơn vị tham gia lựa chọn không đang trong quá trình giải thể, không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

- Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

- Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô.

 

PHỤ LỤC 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 92/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Mẫu Hồ sơ

Lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô

 

 

 

 

HỒ SƠ LỰA CHỌN ĐƠN VỊ KHAI THÁC
TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ

Tuyến vận tải hành khách cố định:_________________________ (ghi tên tuyến vận tải)

Mã số tuyến: ________________________________Bến xe đi: _____________________, Bến xe đến _______________

Giờ xe xuất bến tổ chức lựa chọn:__________________ (ghi giờ xe xuất bến)

Cơ quan tổ chức lựa chọn: ____________________ (ghi tên Sở GTVT tổ chức)

 

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Đại diện hợp pháp của 
đơn vị đăng ký lựa chọn
(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

THÀNH PHẦN HỒ SƠ

1. Đơn đăng ký lựa chọn (Mẫu số 1).

2. Giấy ủy quyền (Mẫu số 2).

3. Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định.

4. Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng ô tô (Mẫu số 3).

5. Bảng kê phương tiện vận tải hành khách (Mẫu số 4).

6. Bảng đăng ký phương tiện huy động thực hiện giờ xe xuất bến (Mẫu số 5).

7. Kế hoạch bảo dưỡng phương tiện.

7.1. Kế hoạch bảo dưỡng phương tiện.

7.2. Kê khai năng lực bảo dưỡng phương tiện (Mẫu số 6).

8. Đăng ký lao động huy động thực hiện giờ chạy xe (Mẫu số 7).

9. Bảng kê chất lượng dịch vụ.

10. Đảm bảo an toàn giao thông.

10.1. Kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông (Mẫu số 8).

10.2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông (Mẫu số 9).

11. Bảng kê đánh giá kỹ thuật (Mẫu số 10).

 

Mẫu số 1

Tên đơn vị...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…, ngày… tháng… năm…..

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ LỰA CHỌN(1)

Kính gửi: _________[Ghi tên Sở GTVT tổ chức lựa chọn]

(sau đây gọi là cơ quan tổ chức lựa chọn)

Sau khi nghiên cứu biểu đồ chạy xe công bố trên Trang Thông tin điện tử của Sở GTVT:…………….., đơn vị: …………..(Ghi tên đơn vị đăng ký lựa chọn), đăng ký khai thác vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô tại các giờ xe xuất bến ………….. (Ghi các giờ xe xuất bến đăng ký khai thác).

Chúng tôi cam kết:

1. Chỉ tham gia trong một Hồ sơ đăng ký lựa chọn này với tư cách là đơn vị đăng ký lựa chọn chính.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không trong thời gian bị cấm khai thác vận tải hành khách tuyến cố định.

4. Những thông tin kê khai trong Hồ sơ đăng ký lựa chọn là trung thực và không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông đồng khi tham dự lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định này.

5. Thực hiện đúng các đề xuất về kỹ thuật và phương án tổ chức đưa ra trong Hồ sơ đăng ký lựa chọn trong suốt quá trình khai thác tuyến vận tải hành khách cố định.

 

 

Đại diện hợp pháp của
đơn vị đăng ký lựa chọn
(2)
(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Đơn vị tham gia lựa chọn lưu ý ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của cơ quan tổ chức lựa chọn, đơn vị đăng ký lựa chọn, được đại diện hợp pháp của đơn vị đăng ký lựa chọn ký tên, đóng dấu.

(2) Trường hợp đại diện theo pháp luật của đơn vị ủy quyền cho cấp dưới ký đơn đăng ký lựa chọn thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn đăng ký lựa chọn thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2). Nếu được xếp hạng thứ nhất trong danh sách các đơn vị đăng ký lựa chọn, trước khi ra quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn, đơn vị phải trình cơ quan lựa chọn bản sao có chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì Đơn vị tham gia lựa chọn bị coi là gian lận và Hồ sơ lựa chọn được coi là không hợp lệ.

 

Mẫu số 2

Tên đơn vị...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY ỦY QUYỀN1

Hôm nay, ngày ….. tháng .... năm ……... tại …….

Tôi là ……… (Ghi tên, số GCMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của đơn vị), là người đại diện theo pháp luật của …………. (Ghi tên đơn vị) có địa chỉ tại ……….(Ghi địa chỉ của đơn vị) bằng văn bản này ủy quyền cho ………… (Ghi tên, số GCMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền) thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham dự lựa chọn đơn vị khai thác trên tuyến vận tải hành khách cố định ……………… (Ghi tên tuyến vận tải hành khách cố định tổ chức lựa chọn) do ………….. (Ghi tên cơ quan tổ chức lựa chọn) tổ chức:

[- Ký đơn đăng ký lựa chọn;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với cơ quan tổ chức lựa chọn trong quá trình tham gia lựa chọn, kể cả văn bản giải trình, làm rõ Hồ sơ lựa chọn; ký văn bản sửa đổi, thay thế, rút Hồ sơ lựa chọn;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp đơn vị có kiến nghị;

- Ký kết hợp đồng với các bến xe nếu được lựa chọn.]2

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ……………. (Ghi tên đơn vị)…………….. (Ghi tên người đại diện theo pháp luật của đơn vị) chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do ……………. (Ghi tên người được ủy quyền) thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ….. đến ngày ….. 3. Giấy ủy quyền này được lập thành …..bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ….. bản, người được ủy quyền giữ ….. bản.

 

Người được ủy quyền
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu
(nếu có)]

Người ủy quyền
[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của đơn vị, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

Ghi chú:

1 Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho cơ quan tổ chức lựa chọn cùng với đơn đăng ký lựa chọn. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của đơn vị cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của đơn vị để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị thực hiện một, một số hoặc hay toàn bộ các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của đơn vị hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

3 Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia lựa chọn.

 

Mẫu số 3

Tên đơn vị...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…, ngày… tháng… năm…..

 

PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TUYẾN
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ

I. Đặc điểm tuyến:

Mã số tuyến: …………………………………………………………………………

Tên tuyến: ………………....đi............................................................... và ngược lại.

Bến đi:………………………………………………………………………………

Bến đến: ……………………………………………………………………………

Cự ly vận chuyển: ……………………………… km.

Hành trình: …………………………………………………………………………

II. Biểu đồ chạy xe:

1. Số chuyến (nốt (tài)) …………………. trong ngày, tuần, tháng.

2. Giờ xuất bến:

a) Chiều đi: xuất bến tại: ……………………..

- Nốt (tài) 1 xuất bến lúc...... giờ.... phút, vào các ngày ………………..

- Nốt (tài) 2 xuất bến lúc….. giờ.....phút, vào các ngày …………………

- …

b) Chiều về: xuất bến tại: …………………………….

- Nốt (tài) 1 xuất bến lúc...... giờ.... phút, vào các ngày ………………..

- Nốt (tài) 2 xuất bến lúc….. giờ.....phút, vào các ngày …………………

- …

3. Thời gian thực hiện một hành trình chạy xe ……… giờ...phút.

4. Tốc độ lữ hành: km/h.

5. Lịch trình chạy xe:

a) Chiều đi: xuất bến tại: ……….

+ Nốt (tài) 1: Giờ xuất bến: ………………….

TT lần nghỉ

Tên điểm dừng nghỉ

Điện thoại

Địa chỉ

Thời gian đến

Thời gian dừng (phút)

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nốt (tài) 2: Giờ xuất bến: ……………………..

TT lần nghỉ

Tên điểm dừng nghỉ

Điện thoại

Địa chỉ

Thời gian đến

Thời gian dừng (phút)

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Chiều về: xuất bến tại:……………….

+ Nốt (tài) 1: Giờ xuất bến: ……………………

TT lần nghỉ

Tên điểm dừng nghỉ

Điện thoại

Địa chỉ

Thời gian đến

Thời gian dừng (phút)

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nốt (tài) 2: Giờ xuất bến: ……………………

TT lần nghỉ

Tên điểm dừng nghỉ

Điện thoại

Địa chỉ

Thời gian đến

Thời gian dừng (phút)

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Đoàn phương tiện:

TT

Nhãn hiệu xe

Năm sản xuất

Sức chứa

Tiêu chuẩn khí thải

Số lượng (chiếc)

1

 

 

 

 

 

2

 

Tổng cộng

 

 

 

 

IV. Phương án bố trí lái xe, nhân viên phục vụ trên xe:

TT

Nốt (tài)

Số lượng lái xe

Số lượng nhân viên phục vụ

Ghi chú

1

Nốt (tài) 1

 

 

 

2

Nốt (tài) 2

 

 

 

 

 

 

 

V. Giá vé và cước hành lý:

1. Giá vé:

a) Giá vé suốt tuyến: …………… đồng/HK.

b) Giá vé chặng (nếu có):

- Chặng 1 (từ ……. đến …….): ………..đồng/HK.

- Chặng 1 (từ ……. đến …….): ………..đồng/HK.

- Chặng ……………..

2. Giá cước hành lý:

a) Hành lý được miễn cước: ………………………..….kg.

b) Hành lý vượt quá mức miễn cước: ………………đ/kg.

3. Hình thức bán vé

a) Bán vé tại quầy ở bến xe: ……………………………….

b) Bán vé tại đại lý: ……………………… (ghi rõ tên đại lý, địa chỉ, điện thoại)...

c) Bán vé qua mạng: ……………… (địa chỉ trang web).

VI. Xe trung chuyển (nếu có):

- Loại xe: ………………, sức chứa: ……………., năm sản xuất

- Số lượng xe: …………………………………………………………

 

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 4

BẢNG KÊ KHAI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH

Tổng số lượng phương tiện vận tải hành khách của đơn vị: ………………..xe.

STT

Biển số xe

Mác xe

Năm sản xuất

Sức chứa (hoặc số ghế) của xe

Lắp đặt TBGSHT

Ghi chú

Chưa

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Đơn vị nộp các tài liệu chứng minh kèm theo:

- Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký xe ô tô;

- Giấy tờ chứng minh quyền quản lý, sử dụng hợp pháp (nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị);

- Tên và tài khoản truy cập dữ liệu thiết bị GSHT của xe.

 

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 5

BẢNG ĐĂNG KÝ PHƯƠNG TIỆN HUY ĐỘNG THỰC HIỆN 
GIỜ CHẠY XE

1. Số lượng phương tiện huy động thực hiện giờ xe xuất bến (nốt xe): ………… xe.

2. Danh sách xe đăng ký:

TT

Biển số xe

Mác xe

Năm sản xuất

Loại ghế ngồi

Các trang thiết bị khác trên xe (1)

Ghế có tựa lưng điều chỉnh hoặc giường nằm

Ghế có tựa lưng cố định

Điều hòa nhiệt độ

Wifi

Video

Công cụ hỗ trợ người khuyết tật

Dụng cụ che nắng

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thời gian sử dụng bình quân của các phương tiện huy động thực hiện giờ xe xuất bến (nốt xe)(2):……………….. năm.

 

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1): Nếu có nội dung này các đơn vị điền vào bảng, nếu không có để trống.

(2): Thời gian sử dụng bình quân của phương tiện: Là tổng số năm của từng phương tiện tính từ năm phương tiện được sản xuất đến năm hiện tại chia cho số lượng phương tiện.

 

Mẫu số 6

NĂNG LỰC BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN

TT

Nội dung

Trực tiếp của đơn vị

Đơn vị thuê đơn vị khác thực hiện dịch vụ bảo dưỡng

Đơn vị giao cho lái xe, chủ xe tự bảo dưỡng

Ghi chú

1

Năng lực bảo dưỡng phương tiện

 

 

 

 

Ghi chú:

- Đối với đơn vị trực tiếp bảo dưỡng phương tiện cần kê khai chi tiết quy mô nhà xưởng, các loại trang thiết bị phục vụ công tác bảo dưỡng kèm theo tài liệu chứng minh.

- Đối với trường hợp thuê đơn vị khác thực hiện dịch vụ bảo dưỡng: đơn vị cung cấp hợp đồng thuê bảo dưỡng kèm theo.

- Đối với trường hợp đơn vị giao cho lái xe, chủ xe tự bảo dưỡng: đơn vị cung cấp biên bản giao hoặc các tài liệu chứng minh khác kèm theo.

 

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 7

Tên đơn vị...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…, ngày… tháng… năm…..

 

ĐĂNG KÝ LAO ĐỘNG HUY ĐỘNG THỰC HIỆN GIỜ CHẠY XE

1. Tổng số lao động:

- Số lái xe: ……………. người

- Số nhân viên phục vụ:……………..người

2. Danh sách lái xe cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

STT

Lái xe

Số năm thâm niên

Số năm làm việc tại đơn vị

Tập huấn

Có chứng chỉ tập huấn còn thời hạn

Không có chứng chỉ tập huấn hoặc có nhưng hết thời hạn

1

…………

 

 

 

 

2

…………

 

 

 

 

….

…………

 

 

 

 

....

…………

 

 

 

 

- Số năm thâm niên bình quân của các lái xe bố trí hoạt động cho giờ chạy xe đang xét:.... Năm(Thâm niên bình quân của lái xe: được xác định bằng tổng số năm từ khi có GPLX phù hợp với loại xe được bố trí hoạt động cho giờ xe đang xét đến thời điểm hiện tại của từng lái xe chia cho số lái xe được đơn vị bố trí hoạt động cho giờ chạy xe đang xét).

- Số năm làm việc bình quân tại đơn vị của các lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét: ….. năm (Thời gian làm việc bình quân của lái xe tại đơn vị: được xác định bằng tổng số tháng đơn vị đóng bảo hiểm xã hội cho từng lái xe chia cho số lái xe được đơn vị bố trí hoạt động cho giờ chạy xe đang xét (trừ các lái xe đã nghỉ hưu theo chế độ nhưng vẫn tiếp tục hành nghề theo hợp đồng lao động đã ký với đơn vị tham gia lựa chọn để điều khiển loại xe từ 10 đến 30 chỗ ngồi).

3. Danh sách nhân viên phục vụ cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

TT

Nhân viên phục vụ

Ghi chú

1

…………………………

 

2

…………………………

 

…………………………

 

…………………………

 

Ghi chú:

Đơn vị nộp các tài liệu chứng minh kèm theo:

- Lái xe: Hợp đồng lao động; Bản sao Giấy phép lái xe; Sổ bảo hiểm xã hội của lái xe.

- Nhân viên phục vụ: Hợp đồng lao động.

 

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 8

Tên đơn vị...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………/………….

…, ngày… tháng… năm…..

 

KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Tổ chức đảm bảo an toàn giao thông của đơn vị vận tải

1. Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban.

2. Người phụ trách bộ phận an toàn: họ tên, trình độ, chuyên ngành.

3. Tổ chức bộ phận theo dõi an toàn giao thông của đơn vị vận tải.

4. Công tác lắp đặt, theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng.

5. Công tác tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, khám sức khỏe cho lái xe.

II. Kế hoạch tổ chức vận tải an toàn

1. Đối với hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định:

- Kế hoạch đảm bảo an toàn phương tiện: tổng số phương tiện, số xe vận doanh bình quân, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa phương tiện, nội dung kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện trước khi đưa xe ra hoạt động hàng ngày (bao gồm kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát hành trình xe).

- Lịch trình vận tải cho các chuyến xe trong một chu kỳ vận tải (một vòng xe chạy, bao gồm thời gian dừng đón, trả khách và thời gian dừng nghỉ bắt buộc) trên các tuyến đảm bảo không chạy quá tốc độ.

- Kế hoạch tổ chức lao động cho lái xe và nhân viên phục vụ: tổng số lái xe có giấy phép lái xe đúng quy định, số lái xe bình quân đủ điều kiện làm việc; số giờ lái xe làm việc trong ngày (24 tiếng)/số giờ xe hoạt động trên tuyến trong ngày (24 tiếng).

- Các nội dung đảm bảo an toàn giao thông khác.

III. Tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông

Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ (nếu có).

IV. Kiểm tra, giám sát về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

1. Theo dõi, giám sát việc thực hiện quy định về trật tự, an toàn giao thông của lái xe thông qua thiết bị GSHT của xe ô tô:

- Xây dựng phương pháp và biểu mẫu thống kê số lần vi phạm theo các tiêu chí về hành trình, vận tốc, thời gian lái xe liên tục, dừng đỗ không đúng quy định;

- Thủ tục, phương tiện, cách thức cảnh báo cho lái xe trong khi đang điều khiển phương tiện;

- Biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn giao thông đối với phương tiện của đơn vị.

2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông của lái xe và nhân viên phục vụ trên xe (nếu có).

 

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 9

QUY TRÌNH BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG

Bước

Nội dung

Tổ chức, cá nhân thực hiện

Thời điểm thực hiện

1

- Tập hợp, phân tích các dữ liệu về hoạt động của từng phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển của lần gần nhất thông qua thiết bị giám sát hành trình (đối với các phương tiện lắp đặt thiết bị GSHT) và qua các biện pháp quản lý khác của đơn vị, từ đó đánh giá ưu, nhược điểm của lái xe trong lần thực hiện nhiệm vụ vận chuyển gần nhất;

- Tiếp nhận và xử lý các đề xuất, phản ánh của lái xe về các vấn đề liên quan đến ATGT.

Bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT (đối với các đơn vị VT bắt buộc phải có) hoặc cán bộ được phân công theo dõi ATGT tại các đơn vị VT khác;

(Sau đây gọi là: Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT).

Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho lái xe.

- Tập hợp các yêu cầu vận chuyển của khách hàng, tìm hiểu và nắm bắt các điều kiện, đặc điểm về hàng hóa, hành khách, tuyến đường, thời tiết, thời gian vận chuyển...;

- Bố trí xe và lái xe thực hiện nhiệm vụ vận chuyển (đảm bảo thời gian làm việc của lái xe theo đúng quy định).

Bộ phận kế hoạch, điều độ (hoặc cán bộ tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng).

Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho lái xe.

2

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT và Bộ phận kế hoạch, điều độ (hoặc cán bộ tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng) chuyển các thông tin tại bước 1 cho cán bộ được lãnh đạo phân công trực tiếp giao nhiệm vụ vận chuyển cho lái xe.

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT và Bộ phận kế hoạch, điều độ (hoặc cán bộ tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng).

Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho lái xe.

3

Giao nhiệm vụ vận chuyển cho lái xe:

- Kiểm tra Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận kiểm định; đăng ký xe; Lệnh vận chuyển (đối với vận chuyển khách theo tuyến cố định, xe buýt);

- Giao cho lái xe các giấy tờ khác phải mang theo như: Hợp đồng vận tải, giấy vận tải …;

- Thông báo cho lái xe những ưu, nhược điểm của lái xe trong lần thực hiện nhiệm vụ vận chuyển gần nhất.

- Thông báo cho lái xe các yêu cầu vận chuyển của khách hàng, các điều kiện, đặc điểm về hàng hóa, hành khách, tuyến đường, thời tiết, thời gian vận chuyển ...;

- Kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe (nếu có thiết bị);

- Ghi chép vào Sổ giao nhiệm vụ cho lái xe (theo mẫu số 1), lái xe ký xác nhận.

Cán bộ được lãnh đạo phân công và lái xe.

Trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.

4

Kiểm tra tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện:

- Xác nhận lái xe qua thiết bị GSHT (đối với xe có lắp đặt) và kiểm tra tình trạng sẵn sàng hoạt động của thiết bị GSHT;

- Kiểm tra nước làm mát, dầu động cơ, bình điện, các dây cu roa;

- Kiểm tra hệ thống lái;

- Kiểm tra các bánh xe (độ chặt của bu lông bánh xe, tình trạng và áp suất của lốp);

- Khởi động phương tiện và kiểm tra hoạt động của gạt nước, còi và các loại đèn;

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh (thắng);

- Ghi chép kết quả kiểm tra vào biểu Kết quả kiểm tra an toàn kỹ thuật (theo Mẫu số 2), ký xác nhận và chuyển biểu mẫu cho cán bộ được lãnh đạo phân công.

Lái xe được giao nhiệm vụ vận chuyển.

Sau khi được giao nhiệm vụ và trước khi cho xe khởi hành.

5

Cán bộ thuộc bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT tiếp nhận biểu Kết quả kiểm tra an toàn kỹ thuật từ các lái xe và ký xác nhận:

- Nếu tất cả các nội dung kiểm tra đều đạt yêu cầu, xe được phép thực hiện nhiệm vụ vận chuyển;

- Nếu có nội dung không đảm bảo yêu cầu, thì tùy theo mức độ sẽ cho sửa chữa, khắc phục ngay hoặc dừng xe đưa vào sửa chữa, đồng thời thông báo cho bộ phận điều độ bố trí xe khác thay thế;

- Tập hợp, lưu trữ vào Hồ sơ theo dõi an toàn của từng phương tiện.

Cán bộ thuộc bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT (đối với các đơn vị có bộ phận ATGT) hoặc cán bộ được lãnh đạo phân công.

Trước khi xe khởi hành thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.

6

- Theo dõi quá trình hoạt động của phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển qua thiết bị GSHT, nhắc nhở lái xe khi phát hiện chạy quá tốc độ và các nguy cơ gây mất ATGT (áp dụng cho các phương tiện có lắp đặt thiết bị GSHT);

- Thống kê các lỗi vi phạm về tốc độ xe chạy, báo cáo Lãnh đạo đơn vị xử lý;

- Tổng hợp các sự cố mất an toàn giao thông trong quá trình xe hoạt động kinh doanh vận tải trên đường. Đưa ra phương án xử lý khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn giao thông.

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT.

Khi xe đang hoạt động trên đường.

7

- Thực hiện nghiêm các quy định về an toàn giao thông trong quá trình điều khiển phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa;

- Báo cáo ngay thời gian, địa điểm và nguyên nhân khi xảy ra sự cố mất an toàn giao thông để đơn vị có biện pháp xử lý.

Lái xe.

Khi xe đang hoạt động trên đường.

8

- Thống kê số vụ, nguyên nhân, mức độ TNGT đã xảy ra của từng lái xe (nếu có);

- Xây dựng và thực hiện phương án xử lý khi xảy ra sự cố gây mất an toàn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải;

- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm đối với các tai nạn giao thông xảy ra trong quá trình kinh doanh vận tải.

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT.

Theo tháng, quý, năm.

9

- Thống kê quãng đường đã thực hiện được;

- Trên cơ sở thống kê quãng đường xe đã thực hiện, căn cứ vào chế độ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện để thực hiện bảo dưỡng phương tiện theo đúng kỳ cấp;

- Thống kê và theo dõi kết quả bảo dưỡng, sửa chữa của từng phương tiện.

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT.

Sau khi kết thúc hành trình.

 

Mẫu số 10

BẢNG KÊ ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT

TT

Nội dung kỹ thuật

Chỉ tiêu

Cách ghi

Ghi chú

I

Phương tiện vận chuyển

 

 

 

1.1

Thời gian sử dụng bình quân của các phương tiện huy động thực hiện giờ xe xuất bến (nốt xe) đang xét

 

Ghi số năm

 

1.2

Loại ghế ngồi

 

 

 

a

Ghế có tựa lưng điều chỉnh hoặc giường nằm

 

Đánh dấu vào loại ghế của phương tiện

 

b

Ghế có tựa lưng cố định

 

 

1.3

Các trang bị khác trên xe

 

 

 

a

Điều hòa nhiệt độ

 

Có/không

 

b

Wifi

 

 

c

Video

 

 

d

Công cụ hỗ trợ người khuyết tật

 

 

e

Dụng cụ che nắng

 

 

II

Năng lực bảo dưỡng phương tiện

 

 

 

2.1

Trực tiếp của đơn vị

 

Đánh dấu vào phương án đề xuất

 

2.2

Đơn vị thuê đơn vị khác thực hiện dịch vụ bảo dưỡng

 

 

2.3

Đơn vị giao cho lái xe, chủ xe tự bảo dưỡng

 

 

III

Lái xe

 

 

 

3.1

Số năm thâm niên bình quân của các lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét

 

Ghi số năm

 

3.2

Số năm làm việc bình quân tại đơn vị của các lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét

 

Ghi số năm

 

3.3

Tất cả các lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét đều có chứng chỉ tập huấn còn thời hạn

 

Có/không

 

IV

Chất lượng dịch vụ vận tải

 

 

 

4.1

Đón trả khách

 

 

 

a

Chạy suốt không đón trả khách dọc đường

 

Đánh dấu vào phương án đề xuất

 

b

Có đón, trả khách tại các điểm dừng đón trả khách đã được cơ quan có thẩm quyền công bố

 

 

c

Có đón, trả khách tại các điểm dừng đón trả khách không được cơ quan có thẩm quyền công bố

 

 

4.2

Hành trình chạy xe

 

 

 

a

Hành trình chạy xe đúng theo tuyến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố

 

Đánh dấu vào phương án đề xuất

 

b

Hành trình chạy xe không đúng theo tuyến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố

 

 

4.3

Điểm dừng nghỉ dọc hành trình

(Áp dụng đối với các tuyến có thời gian thực hiện hành trình từ 04 tiếng trở lên)

 

 

 

a

Vào trạm dừng, nghỉ đã được cơ quan quản lý công bố và có ký hợp đồng phục vụ

 

Đánh dấu vào phương án đề xuất

 

b

Vào điểm dừng nghỉ có ký hợp đồng phục vụ và cam kết chất lượng phục vụ

 

 

c

Không dừng nghỉ hoặc có vào điểm dừng nghỉ nhưng không ký hợp đồng phục vụ

 

 

4.4

Quyền lợi của hành khách

 

 

 

a

Có quy định và cam kết thực hiện bồi thường cho hành khách theo quy định của pháp luật khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến

 

Đánh dấu vào phương án đề xuất

 

 

Có quy định và cam kết thực hiện bồi thường có lợi hơn cho hành khách so với mức quy định của pháp luật khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến.

 

 

 

Có quy định và cam kết thực hiện bồi thường cho hành khách theo đúng quy định của pháp luật khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến

 

 

 

Không có quy định và cam kết thực hiện bồi thường cho hành khách khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến

 

 

b

Có quy định và cam kết thực hiện các quy định khác có lợi cho hành khách ngoài các quy định của pháp luật

 

Có/Không

 

* Ghi chú: Hướng dẫn cụ thể các xác định một số chỉ tiêu

1. Đối với phương tiện

Thời gian sử dụng bình quân của phương tiện: Là tổng số năm của từng phương tiện tính từ năm phương tiện được sản xuất đến năm hiện tại chia cho số lượng phương tiện.

2. Đối với lái xe

2.1. Thâm niên bình quân của lái xe: được xác định bằng tổng số năm từ khi có GPLX phù hợp với loại xe được bố trí hoạt động cho giờ xe đang xét đến thời điểm hiện tại của từng lái xe chia cho số lái xe được đơn vị bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét.

2.2. Thời gian làm việc bình quân của lái xe tại đơn vị: được xác định bằng tổng số tháng đơn vị đóng bảo hiểm xã hội cho từng lái xe chia cho số lái xe được đơn vị bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét (trừ các lái xe đã nghỉ hưu theo chế độ nhưng vẫn tiếp tục hành nghề theo hợp đồng, lao động đã ký với đơn vị vận tải để điều khiển loại xe từ 10 đến 30 chỗ ngồi).

2. Thủ tục: Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô trong trường hợp bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung khác

2.1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức (cơ sở đào tạo lái xe) chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Cá nhân hoặc tổ chức (cơ sở đào tạo lái xe) nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc (Số 9 - đường Mê Linh - Phường Liên Bảo - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc).

Thời gian nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ, Tết).

- Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ;

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa đủ theo quy định, thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện.

 - Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả.

- Bước 5: Cá nhân, tổ chức (cơ sở đào tạo lái xe) nhận kết quả tại Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc.

2.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc hoặc qua đường bưu chính

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ

- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô và nêu rõ lý do hỏng, mất hoặc nội dung cần thay đổi;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết

 Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở giao thông vận tải cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.5. Đối tượng thực hiện TTHC

- Tổ chức.

2.6. Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc.

- Cơ quan phối hợp: Cơ quan quản lý dạy nghề tại địa phương.

2.7. Kết quả thực hiện TTHC

- Giấy phép đào tạo lái xe.

2.8. Phí, lệ phí:

- Không có.

2.9. Tên mẫu đơn, tờ khai hành chính

- Không.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

 - Cơ sở đào tạo có Giấy phép đào tạo lái xe ô tô bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung khác.

- Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô;

- Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.

2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC

- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1723/QĐ-UBND năm 2017 về công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc

  • Số hiệu: 1723/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/06/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Vũ Chí Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/06/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản