Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2012/QĐ-UBND | Đồng Tháp, ngày 12 tháng 6 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Giao Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng tổ chức triển khai và theo dõi việc thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, CHI PHÍ DI DỜI MỒ MẢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2012/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Quy định này áp dụng việc bồi thường cây trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất có tài sản trên đất là cây trồng, vật nuôi, mồ mả phải di dời và có đủ điều kiện để được bồi thường thì được bồi thường theo Quy định này.
BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, CHI PHÍ DI DỜI MỒ MẢ
Điều 3. Bồi thường đối với cây trồng hàng năm
1. Nguyên tắc bồi thường.
a) Cây hàng năm có trước thời điểm công bố quyết định thu hồi đất đã được công bố và chưa đến thời hạn thu hoạch thì được bồi thường.
b) Cây hàng năm mới gieo, trồng thì chỉ được bồi thường chi phí đầu tư tính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất; trường hợp đang nửa thời vụ thì được hỗ trợ thêm lợi nhuận của 01 vụ thu hoạch đó theo mức lợi nhuận bình quân của 03 năm liền kề trước đó.
c) Tại thời điểm thu hồi đất mà trên đất thu hồi không có cây trồng, nhưng thời gian từ thời điểm thông báo thu hồi đất đến thời điểm thu hồi đất, người có đất bị thu hồi phải ngừng sản xuất thì được hỗ trợ.
d) Đối với cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau màu cần tạo điều kiện để nhân dân thu hoạch xong mới tiến hành xây dựng công trình. Trường hợp không thể chờ thu hoạch do yêu cầu tiến độ xây dựng công trình, thì được tính bồi thường theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.
2. Phương pháp tính.
Mức bồi thường đối với cây hàng năm bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một (01) vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của một (01) vụ thu hoạch được tính theo năng suất cao nhất trong ba (03) năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.
Căn cứ tình hình thực tế của khu vực dự án, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện xác định loại cây trồng chính, năng suất, giá bán trung bình tại thời điểm thu hồi đất để làm cơ sở đề nghị mức bồi thường chung cho toàn khu vực dự án theo tiêu thức sau đây:
Mức bồi thường (1m2) = Năng suất cao nhất 1 vụ (kg/m2) x Giá bán trung bình (đ/kg)
Năng suất cây trồng phải do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện nơi có cây trồng xác nhận.
Điều 4. Bồi thường đối với cây trồng lâu năm
1. Nguyên tắc bồi thường .
Cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 74/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây, giá trị này không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.
2. Phương pháp tính.
Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:
a) Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá thị trường tại địa phương.
b) Cây lâu năm là loại cây thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng (quy định tại Bảng giá bồi thường cây lâu năm) cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
c) Cây lâu năm là loại cây thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây. Giá bán vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng (quy định tại Phụ lục đơn giá bồi thường cây trồng) ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
d) Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
e) Đối với cây lâu năm nằm trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình thủy lợi là các loại cây đặc sản tập trung, cây có giá trị kinh tế cao khi giải tỏa để thi công công trình nạo vét, mở rộng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các hộ dân có cây trồng bị giải toả thì Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tính hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Đối với cây trồng được bồi thường theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này nhưng chủ yếu là cây tạp, cây lấy gỗ mà khi giải phóng mặt bằng không ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân, thì vận động người dân chặt hạ, không bồi thường, nhưng phải được các hộ dân thống nhất theo biên bản họp dân của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án.
3. Phân loại cây để tính giá bồi thường.
a) Loại cây ăn trái (thân cứng) được phân thành 04 loại như sau:
- Loại A: cây xanh tốt, tán lớn, đang trong thời kỳ cho nhiều trái, có thời gian trồng trên 05 năm.
- Loại B: cây xanh tốt, đã cho trái nhưng tán nhỏ, có thời gian trồng từ 03 năm đến 05 năm.
- Loại C: cây sắp cho trái hoặc mới cho trái, có thời gian trồng từ trên 01 năm đến dưới 03 năm.
- Loại D: cây mới trồng đến 01 năm tuổi.
Trường hợp trong vườn cây trồng có nhiều chủng loại cây, nhiều tầng và có mật độ cây trồng không đúng theo Phụ lục đơn giá bồi thường cây trồng thì những loại cây chưa cho trái được xác định là cây loại D; đối với cây già lão, năng suất thấp thì xác định là cây loại C, nhưng mức giá bồi thường không được thấp hơn mức giá bồi thường của cây lấy gỗ (loại cây lấy gỗ khác) có cùng kích thước.
b) Loại cây ăn trái (thân mềm) được phân loại cụ thể cho từng loại cây tại Bảng giá bồi thường cây trồng.
c) Mật độ cây trồng theo quy định là mật độ tối đa để tính bồi thường.
4. Quy định bổ sung một số trường hợp cá biệt có thể xảy ra trong công tác bồi thường đối với cây trồng.
a) Đối với các loại cây cảnh theo nguyên tắc chung là không bồi thường, chỉ hỗ trợ di dời. Trường hợp không thể di dời (bị giải tỏa trắng, không còn đất để di dời hoặc do điều kiện khách quan mà chủ hộ không thể thu hồi được giá trị cây cảnh khi Nhà nước thu hồi đất) thì xem xét bồi thường. Mức bồi thường, hỗ trợ cây cảnh do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, đề xuất từng trường hợp cụ thể, trình Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền xem xét quyết định.
b) Trong cùng một dự án nếu giá trị thực tế của từng loại giống cây trong cùng một vườn cây có giá trị thực tế khác nhau, thì mức giá bồi thường phải khác nhau.
c) Đối với các loại cây có giá trị kinh tế cao, mà không có hoặc có trong Phụ lục Đơn giá bồi thường cây trồng, nhưng chưa phản ánh giá trị thực của cây trồng (do không phân loại giống cây trồng cụ thể), thì Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xác định giá bồi thường cụ thể cho từng loại cây trồng (giống cây), bảo đảm việc xác định giá bồi thường phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 5. Bồi thường đối với vật nuôi
1. Nguyên tắc bồi thường.
a) Đối với nuôi trồng thuỷ sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường.
b) Đối với nuôi trồng thuỷ sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường.
2. Phương pháp tính.
Mức bồi thường thiệt hại do phải thu hoạch sớm thì được xác định theo thực tế; trường hợp có thể di chuyển được thì được hỗ trợ chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức hỗ trợ được xác định từ 5.000-10.000đồng/m2 diện tích ao nuôi.
Điều 6. Bồi thường chi phí di dời mồ mả
Đối với mồ mả phải di dời thì tổ chức hoặc cá nhân sử dụng đất kết hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thông báo cho thân nhân người có mồ mả biết trước ít nhất 30 ngày và bồi thường chi phí di dời mồ mả. Mức bồi thường chí phí di dời mồ mả được tính cho chi phí về đất đai để cải táng, đào, bốc, di chuyển, xây dựng và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Mức bồi thường cụ thể như sau:
1. Mộ đất: 6.000.000 đồng/mộ.
2. Mộ xây thường (xây viền xung quanh nền mộ bằng gạch hoặc bằng đá ong, đá xanh, không có nấm mộ): 8.000.000 đồng/mộ.
3. Mộ xây bán kiên cố (như mộ xây thường, nhưng có nấm mộ): 10.000.000 đồng/mộ.
4. Mộ xây kiên cố (xây nền, nấm mộ và mái che), mộ có kiến trúc phức tạp thì được đền bù phần nấm mộ có cùng tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều này; phần kết cấu còn lại của công trình được đền bù theo giá xây dựng mới theo quy định hiện hành.
5. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi phải tạo điều kiện và hướng dẫn địa điểm nơi cải táng các phần mộ cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc di dời mồ mả trên địa phương mình theo đúng phong tục, tập quán và quy định về vệ sinh môi trường.
6. Đối với mộ vắng chủ, mộ có thân nhân nhưng quá thời hạn thông báo mà không chấp hành việc di dời thì Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổ chức thuê mướn, bốc mộ và cải táng dưới sự giám sát của Uỷ ban nhân dân cấp xã tại nơi thu hồi đất. Chi phí thuê mướn, bốc mộ và cải táng được thanh toán theo mức chi thực tế, nhưng tối đa không vượt quá chi phí di dời mồ mả theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phối hợp với Tổ chức phát triển quỹ đất xác định giá bồi thường cây trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mả cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trên địa bàn đúng theo Quy định này.
2. Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng theo dõi diễn biến giá trị cây trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mả để kịp thời đề xuất với Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, điều chỉnh mức giá bồi thường khi có biến động.
Điều 8. Xử lý các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Đối với những dự án, hạng mục đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh lại theo quy định của Quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh vướng mắc, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư phản ánh kịp thời về Uỷ ban nhân dân Tỉnh để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp)
STT | Cây, nhóm cây | Ký hiệu | Đơn vị tính | Đơn giá (đồng) | Mật độ cây trồng/1.000m2 |
A | CÂY ĂN TRÁI |
|
|
|
|
I | Loại thân cứng |
|
|
|
|
1 | Xoài |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 1,600,000 |
|
|
| B | “ | 970,000 |
|
|
| C | “ | 400,000 |
|
|
| D | “ | 50,000 |
|
2 | Măng Cụt |
|
|
| 20 |
|
| A | cây | 1,000,000 |
|
|
| B | “ | 600,000 |
|
|
| C | “ | 300,000 |
|
|
| D | “ | 50,000 |
|
3 | Sầu riêng |
|
|
| 16 |
|
| A | cây | 1,000,000 |
|
|
| B | “ | 600,000 |
|
|
| C | “ | 300,000 |
|
|
| D | “ | 50,000 |
|
4 | Sa bô |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 570,000 |
|
|
| B | “ | 470,000 |
|
|
| C | “ | 240,000 |
|
|
| D | “ | 40,000 |
|
5 | Quýt |
|
|
| 160 |
|
| A | cây | 640,000 |
|
|
| B | “ | 530,000 |
|
|
| C | “ | 260,000 |
|
|
| D | “ | 40,000 |
|
6 | Dừa |
|
|
| 28 |
|
| A | cây | 560,000 |
|
|
| B | “ | 340,000 |
|
|
| C | “ | 170,000 |
|
|
| D | “ | 40,000 |
|
7 | Cam |
|
|
| 250 |
|
| A | cây | 490,000 |
|
|
| B | “ | 290,000 |
|
|
| C | “ | 140,000 |
|
|
| D | “ | 30,000 |
|
8 | Bưởi |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 490,000 |
|
|
| B | “ | 290,000 |
|
|
| C | “ | 140,000 |
|
|
| D | “ | 30,000 |
|
9 | Chôm chôm |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 490,000 |
|
|
| B | “ | 290,000 |
|
|
| C | “ | 140,000 |
|
|
| D | " | 30,000 |
|
10 | Nhãn |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 490,000 |
|
|
| B | “ | 290,000 |
|
|
| C | “ | 140,000 |
|
|
| D | “ | 30,000 |
|
11 | Bòn bon |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 490,000 |
|
|
| B | “ | 290,000 |
|
|
| C | “ | 140,000 |
|
|
| D | “ | 30,000 |
|
12 | Mít |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 420,000 |
|
|
| B | “ | 250,000 |
|
|
| C | “ | 140,000 |
|
|
| D | “ | 30,000 |
|
13 | Dâu |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 420,000 |
|
|
| B | “ | 250,000 |
|
|
| C | “ | 140,000 |
|
|
| D | “ | 30,000 |
|
14 | Me |
|
|
| 49 |
|
| A | cây | 420,000 |
|
|
| B | “ | 250,000 |
|
|
| C | “ | 140,000 |
|
|
| D | “ | 20,000 |
|
15 | Vú sữa |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 420,000 |
|
|
| B | " | 250,000 |
|
|
| C | " | 140,000 |
|
|
| D | " | 20,000 |
|
16 | Mảng cầu |
|
|
| 250 |
|
| A | cây | 300,000 |
|
|
| B | “ | 200,000 |
|
|
| C | “ | 100,000 |
|
|
| D | “ | 20,000 |
|
17 | Cóc |
|
|
| 40 |
|
| A | cây | 300,000 |
|
|
| B | “ | 200,000 |
|
|
| C | “ | 100,000 |
|
|
| D | “ | 30,000 |
|
18 | Chanh |
|
|
| 160 |
|
| A | cây | 300,000 |
|
|
| B | “ | 200,000 |
|
|
| C | “ | 110,000 |
|
|
| D | “ | 30,000 |
|
19 | Táo |
|
|
| 111 |
|
| A | cây | 300,000 |
|
|
| B | “ | 200,000 |
|
|
| C | “ | 110,000 |
|
|
| D | “ | 30,000 |
|
20 | Sơ ri |
|
|
| 111 |
|
| A | cây | 300,000 |
|
|
| B | “ | 200,000 |
|
|
| C | “ | 110,000 |
|
|
| D | “ | 30,000 |
|
21 | Khế |
|
|
| 111 |
|
| A | cây | 220,000 |
|
|
| B | “ | 140,000 |
|
|
| C | “ | 100,000 |
|
|
| D | “ | 25,000 |
|
22 | Chùm ruột |
|
|
| 160 |
|
| A | cây | 220,000 |
|
|
| B | “ | 140,000 |
|
|
| C | “ | 100,000 |
|
|
| D | “ | 25,000 |
|
23 | Mận |
|
|
| 111 |
|
| A | cây | 220,000 |
|
|
| B | “ | 140,000 |
|
|
| C | “ | 100,000 |
|
|
| D | “ | 25,000 |
|
24 | Đào |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 220,000 |
|
|
| B | “ | 140,000 |
|
|
| C | “ | 100,000 |
|
|
| D | “ | 25,000 |
|
25 | Điều |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 220,000 |
|
|
| B | “ | 140,000 |
|
|
| C | “ | 100,000 |
|
|
| D | “ | 25,000 |
|
26 | Lựu, Thị, Hồng quân |
|
|
| 250 |
|
| A | cây | 220,000 |
|
|
| B | “ | 140,000 |
|
|
| C | “ | 100,000 |
|
|
| D | “ | 25,000 |
|
27 | Ổi |
|
|
| 200 |
|
| A | cây | 220,000 |
|
|
| B | “ | 140,000 |
|
|
| C | “ | 100,000 |
|
|
| D | “ | 20,000 |
|
28 | Lêkima |
|
|
| 63 |
|
| A | cây | 220,000 |
|
|
| B | “ | 140,000 |
|
|
| C | “ | 100,000 |
|
|
| D | “ | 25,000 |
|
29 | Ô môi |
|
|
| 40 |
|
| A | cây | 220,000 |
|
|
| B | " | 140,000 |
|
|
| C | " | 100,000 |
|
|
| D | " | 20,000 |
|
30 | Cà phê |
|
|
| 250 |
|
| A | cây | 250,000 |
|
|
| B | “ | 160,000 |
|
|
| C | “ | 100,000 |
|
|
| D | “ | 20,000 |
|
31 | Tiêu |
| Tính bằng nọc | 250 | |
|
| A | cây | 280,000 |
|
|
| B | “ | 180,000 |
|
|
| C | “ | 110,000 |
|
|
| D | “ | 20,000 |
|
32 | Trầu |
|
|
| 1,000 |
|
| A | nọc | 140,000 |
|
|
| B | “ | 100,000 |
|
|
| C | “ | 70,000 |
|
|
| D | “ | 20,000 |
|
33 | Cau |
|
|
| 250 |
|
| A | cây | 140,000 |
|
|
| B | “ | 100,000 |
|
|
| C | “ | 70,000 |
|
|
| D | “ | 20,000 |
|
II | Loại thân mềm |
|
|
|
|
34 | Bầu, bí, gấc, mướp su su |
|
|
|
|
| - Giàn có diện tíchtrên 20m2 | A | giàn | 300,000 |
|
| - Giàn có diện tích từ 10m2 đến 20m2 | B | “ | 180,000 |
|
| - Giàn có diện tích dưới 10m2 | C | “ | 80,000 |
|
35 | Thanh Long |
|
|
| 250 |
| - Cây đang cho nhiều trái | A | nọc | 200,000 |
|
| - Cây sắp cho trái | B | " | 120,000 |
|
| - Cây mới trồng | C | " | 25,000 |
|
36 | Đu đủ |
|
|
| 333 |
| - Cây đang cho nhiều trái | A | cây | 50,000 |
|
| - Cây sắp cho trái | B | " | 20,000 |
|
| - Cây mới trồng | C | " | 5,000 |
|
37 | Chuối |
|
|
| không tính |
| - Cây đang cho nhiều trái | A | bụi | 30,000 |
|
| - Cây sắp cho trái | B | “ | 15,000 |
|
| - Cây con cao từ 0,5m trở lên | C | “ | 3,000 |
|
38 | Thơm, khóm |
|
| 5,000 | không tính |
B | CÂY LẤY GỖ |
|
|
|
|
1 | Tre, tầm vong |
|
|
| không tính |
| - Loại trên 30 cây/bụi | A | bụi | 420,000 |
|
| - Loại từ 20-30 cây/bụi | B | “ | 300,000 |
|
| - Loại từ 10-20 cây/bụi | C | “ | 200,000 |
|
| - Loại dưới 10 cây/bụi | D | “ | 80,000 |
|
2 | Trúc, Trải |
|
|
| không tính |
| - Loại trên 100 cây/bụi | A | bụi | 210,000 |
|
| - Loại từ 50-100 cây/bụi | B | “ | 150,000 |
|
| - Loại từ 20-50 cây/bụi | C | “ | 100,000 |
|
| - Loại dưới 20 cây/bụi | D | “ | 40,000 |
|
3 | Bạch đàn, Xoan |
|
|
| không tính |
| - Cây có đường kính gốc trên 20cm | A | bụi | 30,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc từ 10-20cm | B | “ | 25,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc từ 5-9cm | C | “ | 15,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc dưới 5cm | D | “ | 4,000 |
|
4 | Tràm |
|
|
| không tính |
| - Cây có đường kính gốc trên 9cm | A | cây | 10,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc từ 3-8cm | B | “ | 8,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc dưới 3cm | C | “ | 2,000 |
|
| - Cây mới trồng đến 6 tháng và chiều cao tối thiểu 1m | D | m2 | 1,500 |
|
5 | Sao, Dầu |
|
|
| không tính |
| - Cây có đường kính gốc trên 30cm | A | cây | 250,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc từ 10-30cm | B | “ | 220,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc từ 2-9cm | C | “ | 110,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc dưới 2cm | D | " | 15,000 |
|
6 | Các loại cây lấy gỗ khác |
|
|
| không tính |
| - Cây có đường kính gốc lớn hơn 50cm |
| cây | 180,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc từ 40-50cm |
| “ | 80,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc từ 30-40cm |
| “ | 40,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc từ 20-30cm |
| “ | 20,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc từ 10-20cm |
| " | 10,000 |
|
| - Cây có đường kính gốc < 10cm |
| “ | 3,000 |
|
- 1Quyết định 08/2008/QĐ-UBND quy định về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mả khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2Quyết định 06/2012/QĐ-UBND bổ sung mục III, Phụ lục Quyết định 27/2011/QĐ-UBND quy định giá bồi thường cây trồng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 3Quyết định 39/2012/QĐ-UBND sửa đổi điểm 25 Mục III, bảng đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu và di chuyển mồ mả kèm theo Quyết định 16/2011/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Quyết định 09/2011/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất do tỉnh Hà Nam ban hành
- 5Quyết định 36/2014/QĐ-UBND Quy định về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản, chi phí di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6Kế hoạch 37/KH-UBND thực hiện công tác về bồi thường nhà nước năm 2016 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 1Quyết định 08/2008/QĐ-UBND quy định về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mả khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2Quyết định 36/2014/QĐ-UBND Quy định về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản, chi phí di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 1Nghị định 74-CP năm 1993 Hướng dẫn Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 4Quyết định 06/2012/QĐ-UBND bổ sung mục III, Phụ lục Quyết định 27/2011/QĐ-UBND quy định giá bồi thường cây trồng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 5Quyết định 39/2012/QĐ-UBND sửa đổi điểm 25 Mục III, bảng đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu và di chuyển mồ mả kèm theo Quyết định 16/2011/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 6Quyết định 09/2011/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất do tỉnh Hà Nam ban hành
- 7Kế hoạch 37/KH-UBND thực hiện công tác về bồi thường nhà nước năm 2016 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy định giá bồi thường cây trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 17/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/06/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Nguyễn Tôn Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra