Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2008/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 25 tháng 9 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 167/TTr-LĐTBXH ngày 10/8/2008, ý kiến đóng góp của Sở Nội vụ và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau”.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Điều 1. Vị trí, chức năng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gồm có: Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc.
2. Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở:
- Văn phòng;
- Thanh Tra;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Chính sách Lao động và Bảo hiểm xã hội;
- Phòng Quản lý dạy nghề;
- Phòng Thương binh liệt sĩ - Người có công;
- Phòng Bảo trợ xã hội;
- Phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
b) Các tổ chức trực thuộc Sở:
- Trường Trung cấp nghề;
- Trung tâm Giới thiệu việc làm;
- Trung tâm Bảo trợ xã hội;
- Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần;
- Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội.
- Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm tình hình, yêu cầu quản lý cụ thể trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, các đơn vị trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý Nhà nước theo chuyên ngành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, việc tách, sáp nhập, đổi tên các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở và các đơn vị trực thuộc Sở, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ, nhưng không được vượt quá số lượng phòng chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc theo Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
4. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ban hành quy chế làm việc, các mối quan hệ trong nội bộ cơ quan; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, đơn vị tương đương thuộc Sở; quy định trách nhiệm của người đứng đầu các phòng, đơn vị tương đương của Sở theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Hàng năm, căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm tình hình và nhiệm vụ được giao, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải căn cứ vào chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, viên chức Nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
1. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là người đứng đầu cơ quan, làm việc theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực quản lý trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, trước Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật.
2. Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là người giúp Giám đốc Sở, phụ trách một hoặc một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về lĩnh vực công tác được Giám đốc phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
3. Trưởng phòng và Thủ trưởng đơn vị tương đương thuộc Sở là người trực tiếp điều hành hoạt động của Phòng, đơn vị tương đương, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động do mình phụ trách.
4. Phó Trưởng phòng và Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương thuộc Sở là người giúp việc Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương thuộc Sở và trước pháp luật về kết quả công tác được phân công phụ trách.
1. Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và theo các quy định của Nhà nước về công tác cán bộ.
2. Việc miễn nhiệm, kỷ luật Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương thuộc Sở do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo sự phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hiện hành, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo Luật Thanh tra hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hiện hành.
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
1. Mối quan hệ công tác giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là mối quan hệ giữa cấp dưới đối với cấp trên về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành; thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hằng năm do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề ra. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất về hoạt động công tác quản lý Nhà nước do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Đề xuất, kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của ngành mang tính phức tạp hoặc mới phát sinh mà pháp luật chưa điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 11. Mối quan hệ công tác giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Uỷ ban nhân dân tỉnh
1. Mối quan hệ công tác giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Uỷ ban nhân dân tỉnh là mối quan hệ phục tùng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế về công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình hoạt động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giữ mối liên hệ thường xuyên với Ủy ban nhân dân tỉnh; báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất về hoạt động Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh về Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Chủ động nghiên cứu xây dựng các Đề án, Dự án, Quyết định, Chỉ thị về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện xã hội hóa công tác Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương.
1. Mối quan hệ công tác giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh là mối quan hệ phối hợp, thực hiện các nhiệm vụ chung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh, nhằm mục đích thực hiện, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
2. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh xây dựng kế hoạch liên tịch để thực hiện các mặt công tác chuyên môn, nghiệp vụ về: đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, cứu trợ xã hội, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới và phòng chống các tệ nạn xã hội,…v.v. tại địa phương. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật do ngành phụ trách trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Mối quan hệ giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Mối quan hệ giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố là mối quan hệ tổ chức và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước về Lao động - Thương binh và Xã hội và các vấn đề khác có liên quan trên địa bàn các huyện, thành phố.
Mối quan hệ giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố là mối quan hệ chỉ đạo, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất từ Trung ương đến tỉnh, huyện, thành phố và cấp cơ sở.
Những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và thực hiện tốt Quy định này, góp phần cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thì được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức, viên chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan vi phạm Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, thì bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- 1Quyết định 104/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 05/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 3Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lao động, người có công và xã hội của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Quyết định 05/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang
- 5Quyết định 11/2009/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hoà Bình
- 6Quyết định 20/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 7Quyết định 59/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 8Quyết định 228/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần định kỳ năm 2016
- 9Quyết định 366/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 59/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 228/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần định kỳ năm 2016
- 3Quyết định 366/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành kỳ 2014-2018
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Thanh tra 2004
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 5Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội do Bộ lao động thương binh xã hội - Bộ nội vụ ban hành
- 6Quyết định 104/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Quyết định 05/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 8Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lao động, người có công và xã hội của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 9Quyết định 05/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang
- 10Quyết định 11/2009/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hoà Bình
- 11Quyết định 20/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do tỉnh Quảng Bình ban hành
Quyết định 17/2008/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 17/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/09/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Bùi Công Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra