Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2008/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 27 tháng 05 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH KHU VỰC PHẢI XIN PHÉP XÂY DỰNG VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRẠM THU, PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng và Sở Thông tin và Truyền thông tại tờ trình liên sở số 77/TTLS/SXD-STT&TT ngày 06/5/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng, lắp đặt trạm thu, phát sóng thông tin di động (dưới đây gọi tắt là trạm BTS) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:
1. Giải thích từ ngữ:
a) Trạm BTS loại 1 là công trình xây dựng bao gồm nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động được xây dựng trên mặt đất;
b) Trạm BTS loại 2 là cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động và thiết bị phụ trợ được lắp đặt trên các công trình đã được xây dựng.
2. Phạm vi các khu vực phải xin phép xây dựng khi xây dựng, lắp đặt trạm BTS:
a) Khu vực sân bay, khu vực an ninh, quốc phòng;
b) Khu vực trung tâm huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt. Cụ thể:
- Đối với huyện Đơn Dương, Lâm Hà, Lạc Dương, Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát tiên, phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng trạm BTS được xác định trong bán kính 2km, tính từ trụ sở UBND huyện;
- Đối với huyện Đức Trọng, Di Linh, phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng trạm BTS được xác định trong bán kính 3km, tính từ trụ sở UBND huyện;
Riêng đối với các thị trấn không phải là huyện lỵ, phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng trạm BTS được xác định trong bán kính 2km, tính từ trụ sở UBND thị trấn;
- Đối với thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt trong phạm vi ranh giới hành chính của các phường.
c) Khu vực dọc theo các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc và nằm ngoài phạm vi quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 1 Quyết định này, phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng trạm BTS tính từ tim đường ra mỗi bên là 200m.
Điều 2. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng: Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng trạm BTS sau khi có ý kiến thỏa thuận của Sở Thông tin và Truyền thông về vị trí xây dựng, quy hoạch ngành.
Điều 3. Sở Xây dựng và Sở Thông tin và Truyền thông theo chức năng và thẩm quyền chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 89/2008/QĐ-UBND về Quy định phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng, lắp đặt trạm thu, phát sóng thông tin di động ở đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 2Quyết định 18/2008/QĐ-UBND về quy định khu vực phải xin phép và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Quyết định 13/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 5 Quyết định 89/2008/QĐ-UBND quy định phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng khi lắp đặt trạm thu, phát sóng thông tin di động ở đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 4Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành hết hiệu lực thi hành
- 5Quyết định 1982/QĐ-UBND năm 2008 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành đến ngày 30/6/2008 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 18/2008/QĐ-UBND về quy định khu vực phải xin phép và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 1982/QĐ-UBND năm 2008 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành đến ngày 30/6/2008 hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 4Thông tư liên tịch 12/2007/TTLT-BXD-BTTTT hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị do Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Quyết định 89/2008/QĐ-UBND về Quy định phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng, lắp đặt trạm thu, phát sóng thông tin di động ở đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 6Quyết định 13/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 5 Quyết định 89/2008/QĐ-UBND quy định phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng khi lắp đặt trạm thu, phát sóng thông tin di động ở đô thị trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
Quyết định 17/2008/QĐ-UBND quy định phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng, lắp đặt trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 17/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/05/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Huỳnh Đức Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra