Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 169/1998/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình quốc gia, Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia và Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm gồm các thành viên sau đây:

1. Chủ nhiệm: Bà Nguyễn Thị Hằng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Phó chủ nhiệm thường trực: Ông Nguyễn Lương Trào, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Phó chủ nhiệm: Ông Phan Quang Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Phó chủ nhiệm: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài chính.

5. Uỷ viên: Ông Lê Huy Côn, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp.

6. Uỷ viên: Ông Ngô Thế Dân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Uỷ viên: Ông Trần Hữu Trung, Vụ trưởng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Ban Chủ nhiệm Chương trình có Văn phòng giúp việc đặt tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cán bộ của Văn phòng thuộc biên chế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành thành viên, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Chủ nhiệm chương trình có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của Ban chủ nhiệm, phân công trách nhiệm cho các thành viên quyết định thành lập Văn phòng giúp việc nhằm bảo đảm thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

Điều 3. Ban Chủ nhiệm Chương trình có nhiệm vụ thực hiện các quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 1998 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 và Quyết định số 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996 về quản lý các Chương trình quốc gia, Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 1998 về quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Gia Khiêm

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 169/1998/QĐ-TTg thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 169/1998/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/09/1998
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phạm Gia Khiêm
  • Ngày công báo: 10/11/1998
  • Số công báo: Số 31
  • Ngày hiệu lực: 23/09/1998
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.