Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 168/2002/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2002 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô số 29/2000/PL-UBTVQH10, ngày 28/12/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định quyết số: 29/2002/NQ-HĐ, ngày 19 tháng 7 năm 2002 của HĐND Thành phố Hà Nội kỳ họp thứ 7, khoá XII;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố và Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Hà Nội.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố, Chủ tịch UBND Quận, Huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
"VỀ THU HÚT, SỬ DỤNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TÀI NĂNG TRẺ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
(Ban hành kèm theo quyết định số: 168/2000/QĐ-UB ngày 05 tháng 12 năm 2002 của UBND thành phố Hà Nội )
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
Quy định tạm thời một số chính sách về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đối tượng áp dụng là:
Học sinh tốt nghiệP các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề xếp loại giỏi, xuất sắc;
Sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng xếp loại giỏi, xuất sắc;
Người tốt nghiệp các cơ sở đào tạo sau đại học có bằng tiến sĩ, thạc sĩ;
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trình độ chuyên môn cao.
Học sinh, sinh viên, vận động viên, văn nghệ sĩ đạt giải trong các cuộc thi Quốc gia và Quốc tế.
Việc thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao được thực hiện công khai, dân chủ, khách quan, công bằng.
Điều 3: Quỹ thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao:
Thành lập Quỹ thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn ngân sách Thành phố và các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, hoạt động theo Điều lệ do Thành phố ban hành.
THU HÚT, SỬ DỤNG TÀI NĂNG TRẺ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
1- Thành phố khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn thu hút, sử dụng lao động đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn cao: công nhân kỹ thuật bậc cao, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học ở trong nước và nước ngoài đạt loại giỏi, xuất sắc, thủ khoa, người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;
2- Trường hợp có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1, Điều 4 nêu trên nhưng không có hộ khẩu ở Hà Nội được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc liên tục ổn định trên 3 năm, trong thời gian làm việc luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Giám đốc doanh nghiệp đề nghị và có nơi để nhập khẩu thì được ưu tiên nhập khẩu về Hà Nội.
Điều 5: Tuyển dụng vào cơ quan hành chính, sự nghiệp:
1- Học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng , đại học ở trong nước và nước ngoài đạt loại giỏi, xuất sắc, thủ khoa; thạc sĩ dưới 30 tuổi; tiến sĩ dưới 35 tuổi ở những chuyên ngành phù hợp mà thành phố Hà Nội đang thiếu, được ưu tiên trong các kỳ thi tuyển công chức của thành phố, trường hợp có các điều kiện trên nhưng không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội cũng được tham dự thi tuyển hoặc xét tuyển. Khi thành phố chưa tổ chức kỳ thi tuyển công chức, được giới thiệu đến làm việc hợp đồng ở những cơ quan có nhu cầu.
2- Các vận động viên, văn nghệ sĩ đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi chuyên nghiệp quốc gia, huy chương vàng hoặc bạc ở các giải khu vực và thế giới ( kể cả những người không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội), nếu có nguyện vọng và cơ quan chuyên môn có nhu cầu tiếp nhận, được ưu tiên tuyển dụng hoặc thi công chức để vào làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp của thành phố;
- Các vận động viên đoạt giải vàng, bạc trong các kỳ thi khu vực và quốc tế sau tốt nghiệp đại học Thể dục thể thao ở bộ môn tương ứng, nếu có nguyện vọng trở thành hướng dẫn viên, huốn luyện viên môn mình đoạt giải sẽ được ưu tiên thi tuyển hoặc xét tuyển sau khi học qua một lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý Nhà nước.
- Được bố trí, phân công công việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ưu tiên tạo điều kiện, phương tiện làm việc, nghiên cứu, học tập nhằm sớm phát huy tài năng trẻ để có thể trở thành những chuyên gia đầu ngành trong tương lai.
- Việc bổ nhiệm, bầu cử người giữ các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy chính quyền của Thành phố cần ưu tiên xem xét những cán bộ đã có thành tích được xác nhận là tài năng trẻ theo đúng chuyên môn cần bổ nhiệm.
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TÀI NĂNG TRẺ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
Mục I: ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN
Điều 7: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, lao động trình độ cao:
1- Hàng năm, Thành phố chọn 50- 100 học sinh trung học, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc giới thiệu về các sở, ban, nghành, quận, huyện làm hợp đồng và đưa đi đào tạo nguồn công chức tại chức; sau khi được đào tạo kiến thức quản lý Nhà nước 2 năm tuyển dụng vào các cơ quan của Thành phố thông qua kỳ thi tuyển đặc biệt chỉ gồm các đối tượng đủ điều kiện trên.
2- Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở các trường cao đẳng, đại học, học viện sau khi được ưu tiên nhận vào các cơ quan của Thành phố, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn khoa học kỹ thuật, trung tâm, viện, trường, bệnh viện…, được xét tạo điều kiện học bổng để đi đào tạo tiếp sau đại học ở trong nước và nước ngoài nhằm bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao của Thành phố;
- Cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác được ưu tiên cấp học bổng để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
3- Khuyến khích các doanh ngiệp câp học bổng cho học sinh trung học chuyên nghiệp, sinh viên hoặc những người có tài năng đặc biệt để theo học ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong và ngoài nước, với cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ trở về công tác ở doanh nghiệp đã tài trợ học bổng; thành phố giúp đỡ liên hệ nơi đào tạo và giải quyết các thủ tục cần thiết.
Điều 8: Hỗ trợ kinh phí học sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức:
Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức có năng lực đang làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước của Thành phố học tập nâng cao trình độ sau đại học ở trong nước:
a- Đối tượng được ưu tiên đi học:
+ Đã công tác trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước ít nhất 2 năm, được cơ quan chuyên môn giới thiệu đi học đúng ngành, nghề, nhu cầu cần thiết.
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liền, có khả năng phát triển, đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b- Kinh phí hỗ trợ gồm :
+ Tiền học phí, sách giáo khoa;
+Tiền hỗ trợ hàng tháng bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu;
+ Tiền hỗ trợ khi bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng 30 lần mức lương tối thiểu dối với học cao học và 80 lần mức lương tối thiểu đối với nghiên cứu sinh.
Điều 9: Mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng:
Việc đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài dành cho những cán bộ, công chức, công nhân, lao động đã tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị kiến thức sau đại học, đạt được văn bằng, trình độ cao hơn, tiếp thu những tri thức mới để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.
Điều 10: Đối tượng và điều kiện dự tuyển:
Đối tượng dự tuyển: cán bộ, công chức đang làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, hưởng lương từ ngân sách Thành phố, viên chức, công nhân, lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước của Thành phố có thành tích trong công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi, ở những lĩnh vực cần thiết, cam kết phục vụ lâu dài tại cơ quan, đơn vị đã cử đi học, đảm bảo những điều kiện theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tham gia dự tuyển đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài ( có quy định cụ thể về thủ tục, tiêu chuẩn).
Điều 11: Ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng, nước gửi đi đào tạo:
1- Ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng: Thành phố chú trọng cử cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước đi đào tạo, bồi dưỡng ở các lĩnh vực và ngành nghề sau:
- Nhóm ngành nghề kinh tế - quản lý ( trong đó chú trọng kinh tế ngành, quản trị doanh nghiệp, quản lý Nhà nước, quản lý đô thị, quản lý môi trường…),
- Nhóm ngành khoa học kỹ thuật - công nghệ ( trong đó chú trọng công nghệ thông tin, điện tử, da giầy, chế tạo máy, tự động hoá, vật liệu mới…)
- Nhóm ngành nông nghiệp ( trong đó chú trọng chăn nuôi, trồng trọt, chế biến…);
- Công nghệ môi trường - sản xuất sạch;
- Nhóm đào tạo dược sĩ, bác sĩ;
- Các nhóm ngành còn lại với tỷ lệ chỉ tiêu phù hợp.
2- Các nước sẽ gửi đi đào tạo: Thành phố tập trung cán bộ đi đào tạo tại các nước sau: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Oxtraylia, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác…
Điều 12: Bồi dưỡng và nâng cao trình độ ngoại ngữ:
Thành phố có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ trước mắt và lâu dài để cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động có đủ trình độ ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu nước ngoài, tiếp cận kịp thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới hoặc ra nước ngoài học tập khi có đủ điều kiện.
Chỉ tiêu đào tạo sau đại học ở nước ngoài của Thành phố giai đoạn 2003- 2010 từ 150 đến 200 người.
Chỉ tiêu đi bồi dưỡng nâng cao trình độ ở nước ngoài do UBND Thành phố quyết định cụ thể hàng năm căn cứ vào yêu cầu và khả năng của thành phố.
Hàng năm, Thành phố có kế hoạch tuyển chọn và cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau đại học, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở nước ngoài theo từng ngành nghề, lĩnh vực và thông báo công khai để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xét cử người đi dự tuyển.
Điều 14: Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động được cử đi học:
1- Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động được cử đi đào tạo ở nước ngoài theo chỉ tiêu, kinh phí đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành Trung ương được Thành phố hỗ trợ kinh phí đào tạo tương đương 100 USD/1 tháng trong thời gian đào tạo ở nước ngoài.
2- Cán bộ, công chức, viên chức cử đi đào tạo ở nước ngoài theo các lớp của Thành phố.
a- Được vay trước kinh phí để thanh toán cho các chi phí đào tạo, đi lại và sinh hoạt; Kinh phí vay trước được UBND Thành phố xét cụ thể đối với từng trường hợp, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của nơi đào tạo.
b.Sau mỗi năm học, người được cử đi đào tạo phải gửi kết quả học tập và nghiên cứu về UBND Thành phố để xem xét.
- Những người có kết quả loại xuất sắc, giỏi và khá được tiếp tục vay kinh phí cho năm học tiếp theo.
- Những người có kết quả trung bình, được xem xét cho vay tiếp nếu có lý do chính đáng.
- Những người có kết quả học tập loại kém phải chấm dứt việc học tập và hoàn trả kinh phí đào tạo đã vay.
c-Nguyên tắc thanh toán;
- Những người tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi được miễn trả toàn bộ kinh phí đào tạo đã vay.
- Những người tốt nghiệp loại khá hoàn trả 30% kinh phí đào tạo đã vay trong thời hạn 5 năm.
- Những người tốt nghiệp loại trung bình phải hoàn trả 50 % kinh phí đào tạo đã cho vay trong thời gian 5 năm
Điều 15: Nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động được cử đi hoc:
- Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động được cử đi học tập, bồi dưỡng nước ngoài phải làm bản cam kết sau khi học xong về cơ quan cử đi học làm việc lâu dài hoặc theo sự điều động của Thành phố. Trường hợp không thực hiện đúng cam kết phải bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo.
- Trong thời gian học tập ở nước ngoài chịu sự quản lý của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại, thực hiện đầy đủ Quy chế công tác quản lý công dân Việt Nam đang được ở nước ngoài của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
- Luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Trường hợp phải về nước trước khi hoàn thành chương trình học tập vì các lí do không xác đáng sẽ phải bồi hoàn toàn bộ các chi phí đã nhận.
- Việc cấp phát, thanh toán, bồi hoàn chi phí đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục- Đào tạo và quy định của UBND Thành phố Hà Nội.
KHEN THƯỞNG CÁC TÀI NĂNG TRẺ CỦA THỦ ĐÔ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG ĐÀO TẠO, NUÔI DƯỠNG TÀI NĂNG TRẺ
Điều 16: Đối tượng được khen thưởng:
1-Đối tượng được khen thưởng trực tiếp:
- Học sinh phổ thông, học sinh Trung học chuyên nghiệp, sinh viên cao đẳng và đại học đang học tại các trường trên địa bàn Hà Nội đoạt giải tại các cuộc thi quốc tế;
- Các văn nghệ sĩ, vận dộng viên Hà Nội đoạt huy chương ở các giải vô địch thế giới, huy chương vàng tại giải Châu á;
- Công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có công trình sáng tạo, có những đóng góp lớn mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho Thủ đô Hà Nội.
2-Người có công đào tạo tài năng trẻ:
- Tập thể, cá nhân Nhà giáo, người có công đào tạo học sinh, sinh viên đoạt giải thi quốc tế, văn nghệ sĩ, vận động viên trẻ đoạt huy chương ở các giải vô địch thế giới và huy chương vàng tại giải Châu á;
3- Cha, Mẹ hoặc người có công nuôi dưỡng tài năng trẻ.
Điều 17: Hình thức khen thưởng:
Thành phố tổ chức hội nghị khen thưởng đối với những đối tượng quy định tại Điều 16 vào dịp 10/10 hàng năm; mức thưởng được quy định cụ thể tương xứng với tài năng, cống hiến, đóng góp của từng trường hợp. Mức thưởng đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 16 bằng một nửa mức thưởng của tập thể hoặc cá nhân được quy định đối với đối tượng được thưởng ở khoản 1 Điều 16. Cha, mẹ hoặc người có công nuôi dưỡng tài năng trẻ được nhận Bằng khen của UBND Thành phố về gia đình hoặc người có công nuôi dưỡng tài năng trẻ, và một khoản tiền thưởng. Ngoài ra có khen thưởng đột xuất đối với thành tích đột xuất, tại chỗ do Chủ tịch UBND Thành phố quyết định.
Quy định này được thực hiện sau 15 ngày kể từ ngày ký.
UBND Thành phố giao cho:
- Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Thành phố chủ trì phối hợp với các sở: Giáo dục Đào tạo, Văn hoá thông tin, Thể dục, Thể thao hướng dẫn thực hiện khen thưởng tài năng tiêu biểu của Thủ đô và người có công đào tạo, nuôi dưỡng tài năng trẻ;
- Ban Tổ chức chính quyền Thành phố chủ trì phối hợp với các sở, ban, nghành có liên quan hướng dẫn sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước;
- Sở Lao động Thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công nhân, lao động có trình độ chuyên môn cao.
Trong quá trình tổ chức thực hiện có những vấn đề phát sinh, vướng mắc, UBND Thành phố sẽ nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung.
- 1Nghị quyết số 29/2002/NQ-HĐ về việc Thông qua "Quy định tạm thời về ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô" và "Quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao" do Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 91/2009/QĐ-UBND về thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 5745/QĐ-UBND năm 2009 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do có văn bản thay thế do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 1Quyết định 91/2009/QĐ-UBND về thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 5745/QĐ-UBND năm 2009 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do có văn bản thay thế do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 1Nghị quyết số 29/2002/NQ-HĐ về việc Thông qua "Quy định tạm thời về ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô" và "Quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao" do Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội năm 2000
Quyết định 168/2002/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 168/2002/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/12/2002
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Quốc Triệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/12/2002
- Ngày hết hiệu lực: 01/08/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra