Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1666/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011
VÀ TẾT NHÂM THÌN NĂM 2012

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội;

Căn cứ Chương trình Hành động số 06-CtrHĐ/TU ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chủ đạo của Bộ Chính trị về triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Chỉ thị số 08/2011/CT-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1797/TTr-SCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Trưởng Ban Quản lý các Khu chế xuât và công nghiệp thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- VPUB: các PVP;
- Các phòng CV; TCTMDV (7b);
- Lưu: VT, (TM/L) MH 75

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hồng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011 VÀ TẾT NHÂM THÌN NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

Trong năm 2010 và Tết Tân Mão, việc tổ chức chăm lo đời sống và Tết cho người dân thành phố được tổ chức chu đáo, an toàn và hiệu quả. Hàng hóa cung ứng cho thị trường dồi dào, cung đảm bảo cầu; nhiều chủng loại hàng hóa trong nước sản xuất tham gia chiếm lĩnh thị trường với chất lượng và giá cả phù hợp. Thị trường thành phố Hồ Chí Minh trước, trong và sau Tết được giữ ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng, giá cả tăng đột biến.

Tuy nhiên, tình hình thiên tai do bão lũ, dịch hại trên cây trồng, vật nuôi tại một số địa phương trong nước có khả năng sẽ tiếp diễn; cộng với diễn biến phức tạp của giá cả nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm trên thị trường thế giới, có khả năng ảnh hướng đến cung cầu, giá cả hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố. Mặt khác, xu hướng tiêu dùng của người dân thành phố đang dần dịch chuyển sang các loại hình mua sắm tiện ích, theo hướng văn minh thương mại; yêu cầu về hàng hóa, nhất là các hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ, Chương trình hành động số 06-CTrHĐ/TU ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, các Nghị quyết của Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố, Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2011 nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, ổn định đời sống của người dân trên địa bàn thành phố trong năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012 gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Đối tượng phục vụ của chương trình là người dân trên địa bàn thành phố.

- Hàng hóa trong Chương trình phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Lượng hàng hóa trong Chương trình có khả năng cân đối cung cầu, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân thành phố kể cả trong trường hợp có xảy ra biến động thị trường bất thường.

- Giá bán của các sản phẩm trong chương trình bình ổn phải đảm bảo luôn thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng chủng loại, chất lượng trên thị trường ít nhất là 10% trong suốt thời gian thực hiện bình ổn.

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sản xuất – chăn nuôi, các phương thức bán hàng hiện đại như: thương mại điện tử, bán hàng qua điện thoại, …Phát triển, đa dạng hóa hệ thống phân phối, bán hàng bình ổn, nhất là tại các quận huyện ngoại thành, các khu chế xuất, khu công nghệ, cụm công nghiệp và chợ truyền thống trên địa bàn thành phố.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIÊN

1. Các nhóm hàng hóa và lượng hàng hóa trong chương trình:

1.1. Số lượng và các mặt hàng tham gia bình ổn năm 2011

- Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố năm 2011 gồm 9 nhóm: gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả và thủy hải sản.

- Số lượng hàng hóa tham gia bình ổn vào tháng thường trong năm 2011 chiếm khoảng 20%-25% so với nhu cầu thị trường và tăng bình quân khoảng 15% so năm 2010 cụ thể như sau:

+ Gạo, nếp:      5.500 tấn/tháng.            + Trứng gia cầm  : 18 triệu quả/tháng.

+ Đường RE:    2.100 tấn/tháng.            + Thực phẩm chế biến: 1.010 tấn/tháng.

+ Dầu ăn:          800 tấn/tháng.               + Rau củ quả : 1.430 tấn/tháng.

+ Thịt heo:        3.615 tấn/tháng             + Thủy hải sản : 165 tấn/tháng.

+ Thịt gia cầm:  1.750 tấn/tháng (Chi tiết tại Phụ lục 2 đính kèm)

1.2. Số lượng và mặt hàng tham gia bình ổn Tết Nhâm Thìn – năm 2012

- Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố Tết Nhâm Thìn – năm 2012 bao gồm 9 nhóm mặt hàng như trên. Trong đó, có điều chỉnh cơ cấu về lượng hàng trong từng nhóm mặt hàng so với bình ổn vào các tháng thương trong năm 2011 nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố theo truyền thống của dân tộc vào dịp Tết Nguyên đán.

- Số lượng hàng tham gia bình ổn Tết Nhâm Thìn – năm 2012 chiếm khoảng 30% đến 40% so với nhu cầu thị trường và tăng bình quân khoảng 20% so Tết Tân Mão – năm 2011, cụ thể như sau:

+ Gạo, nếp:4.700 tấn/tháng.       + Trứng gia cầm: 25 triệu quả/tháng.

+ Đường RE:2.300 tấn/tháng.    + Thực phẩm chế biến: 1.310 tấn/tháng.

+ Dầu ăn:: 900 tấn/tháng.           + Rau củ quả: 2.030 tấn/tháng.

+ Thịt heo: 3.665 tấn/tháng         + Thủy hải sản: 165 tấn/tháng.

+ Thịt gia cầm: 2.015 tấn/tháng (Chi tiết tại Phụ lục 2 đính kèm)

- Tổng số doanh nghiệp tham gia chương trình là: 22 doanh nghiệp. Trong đó:

+ Số doanh nghiệp nhận vốn hoàn toàn của chương trình: 11 doanh nghiệp.

+ Số doanh nghiệp nhận vốn một phần của chương trình : 8 doanh nghiệp.

+ Số doanh nghiệp không nhận vốn của chương trình : 3 doanh nghiệp.

(Chi tiết tại Phụ lục 3 đính kèm)

2. Đối tượng tham gia chương trình: doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có trụ sở tại thành phố hoặc cac tỉnh, thành khác trong cả nước; Liên hiệp Hợp tác xã, các Hợp tác xã của thành phố.

3. Điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia chương trình:

3.1. Điều kiện tham gia của doanh nghiệp

- Có chức năng sản xuất, kinh doanh phù hợp với các nhóm mặt hàng tham gia chương trình; có uy tín, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh các hàng hóa thuộc chương trình bình ổn; có lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường với số lượng lớn và xuyên suốt trong thời gian thực hiện chương trình.

- Có kế hoạch sản xuất, kinh doanh tạo nguồn hàng khả thi và năng lực tài chính làm mạnh (thể hiện qua báo cáo tài chính hoặc báo cáo kiểm toán 2 năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn…).

- Có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị, công nghệ sản xuất, đảm bảo tiêu chuấn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; có phương tiện vận chuyển hàng hóa cho việc phân phối và bán hàng lưu động theo yêu cầu của chương trình.

- Có ít nhất 12 điểm bán hàng hoạt động ổn định trên địa bàn thành phố. Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký danh sách các điểm bán hàng bình ổn và kế hoạch phát triển hệ thống phân phối trong thời gian thực hiện chương trình, cụ thể: chi nhánh, đại lý, cửa hàng, siêu thị…

- Cam kết hàng hóa tham gia trong chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá bán đúng theo giá đăng ký được phê duyệt, thấp hơn thị trường ít nhất là 10%.

- Ưu tiên xét chọn những doanh nghiệp có quá trình tham gia và thực hiện tốt các quy định của chương trình bình ổn trong các năm qua.

3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ

a) Quyền lợi:

- Được Ủy ban nhân dân thành phố cho vay không tính lãi vay, không thế chấp tài sản trong thời gian 12 tháng kể từ ngày giải ngân của từng đợt giải ngân.

- Được Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ truyền thông, quảng bá đối với các sản phẩm và các điểm bán của đơn vị tham gia trong chương trình.

b) Nghĩa vụ:

- Tổ chức sản xuất – kinh doanh theo đúng kế hoạch sản xuất, kinh doanh tạo nguồn hàng đã đăng ký, đảm bảo hàng hóa tham gia chương trình đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tăng ít nhất 20% điểm bán so thời điểm ban đầu đăng ký tham gia chương trình này; phát triển, đa dạng hóa hệ thống phân phối, bán hàng bình ổn của đơn vị bằng nhiều phương thức: liên kết, hợp tác với các tiểu thương, hộ bán lẻ tại các chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích, hợp tác xã tại quận- huyện, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn,…hoặc tự đầu tư, xây dựng mới điểm bán của đơn vị.

- Thực hiện bán hàng lưu động; bán hàng tại các hội chợ, triển lãm theo kế hoạch của Sở Công Thương.

- Treo băng rôn, bảng hiệu, bảng giá theo đúng quy cách hướng dẫn của Sở Công Thương tại điểm bán; bố trí hàng hóa ở các vị trí thuận tiện, riêng biệt để người dân dễ nhận biết và mua sắm.

- Chấp hành điều động cung ứng hàng hóa để điều tiết, bình ổn thị trường theo yêu cầu của Sở Công Thương, khi có xảy ra biến động thị trường.

- Thực hiện đúng các cam kết và các quy định của chương trình bình ổn theo kế hoạch này; sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả nợ vay đúng hạn.

- Trường hợp đơn vị sử dụng vốn vay ủy thác không đúng mục đích, không thực hiện đúng cam kết về cung ứng lượng hàng bình ổn, không hoàn trả vốn vay đúng hạn:

+ Đơn vị không được tham gia các chương trình bình ổn của thành phố trong 2 năm tiếp theo, kể từ năm vi phạm.

+ Nếu sử dụng vốn vay ủy thác không đúng mục đích, không thực hiện đúng cam kết về cung ứng lượng hàng bình ổn: đơn vị phải hoàn trả toàn bộ phần vốn đã được giao bình ổn. Nếu đơn vị không thực hiện trả vốn vay đầy đủ và đúng hạn theo Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, đơn vị sẽ phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định thu hồi.

- Trường hợp các đơn vị đã tham gia Chương trình bình ổn năm 2010 và Tết Tân Mão năm 2011 được xét chọn vào Chương trình bình ổn năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012 nhưng không hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Hợp đồng tín dụng ủy thác đã ký kết trong năm 2010, đơn vị sẽ không được tiếp tục giải ngân vốn vay của Chương trình bình ổn năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012 cho đến khi hoàn tất xong nghĩa vụ trả nợ vay và các nghĩa vụ tài chính phát sinh.

4. Cơ chế thực hiện chương trình:

- Thời gian thực hiện Chương trình: từ 01/4/2011 đến hết 31/3/2012.

- Tổng vốn thực hiện Chương trình: 412 tỷ đồng (xem Phụ lục 4 đính kèm).

- Thời hạn giải ngân vốn vay chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày đơn vị được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xét chọn. Sau thời hạn giải ngân vốn vay, trường hợp có đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân hết phần vốn được giao, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

- Các đơn vị tham gia Chương trình có trách nhiệm đăng ký điểm bán và tổ chức bán hàng hóa theo giá đã đăng ký tại các điểm bán hàng bình ổn đối với toàn bộ lượng hàng hóa của đơn vị được giao bình ổn.

- Giá bán hàng hóa là do đơn vị tham gia chương trình xây dựng và thực hiện đăng ký với Sở Tài chính theo nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá và phải thấp hơn giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm cam kết đăng ký giá ít nhất là 10%. Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm đối với giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào làm ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành sản xuất, đơn vị thực hiện điều chỉnh giá bán bình ổn như sau:

+ Trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào biến động tăng cao hơn 15% so thời điểm đơn vị đăng ký giá bán bình ổn, các đơn vị được điều chỉnh tăng giá bán. Khi điều chỉnh tăng giá bán bình ổn, đơn vị thực hiện đăng ký lại giá bán bình ổn và được Sở Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.

+ Trường hợp thị trường biến động giảm giá từ 5% trở lên (nghĩa và giá bán bình ổn chỉ còn thấp hơn giá thị trường khoảng 5%), các đơn vị phải đăng ký điều chỉnh giảm giá bán tương ứng. Đơn vị thực hiện bình ổn chủ động điều chỉnh giảm giá bán khi thị trường giảm và gửi thông báo về cơ quan quản lý giá.

- Giá thị trường là giá do Cục Thống kê công bố tại thời điểm đăng ký giá.

- Ủy ban nhân dân thành phố khuyến khích các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế đáp ứng đủ điều kiện (nêu tại khoản 3.1, điểm 3, mục II của Kế hoạch này) đăng ký tham gia chương trình bình ổn bằng phương thức nhận vốn hoặc không nhận vốn, cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của chương trình, chủ động xây dựng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, giữ giá bán sản phẩm,… góp phần cùng chính quyền thành phố ổn định thị trường, chăm lo tốt an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn thành phố.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương:

- Lập tổ công tác và tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố.

- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và công ty đầu tư tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh xét chọn các đơn vị đủ điều kiện để tham gia Chương trình bình ổn.

- Xác định lượng hàng giao bình ổn và kiểm tra lượng hàng bán ra của các đơn vị theo chỉ tiêu kế hoạch đã giao. Phân tích, đánh giá nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý đối với các trường hợp không cung ứng cho thị trường đủ lượng hàng bình ổn đã được giao. Báo cáo kết quả kiểm tra hàng tháng cho Ủy ban nhân dân thành phố.

- Chủ trì, phối hợp các sở ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường.

- Tổng hợp, cung cấp danh sách các điểm bán lẻ của các đơn vị tham gia bình ổn cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện để công bố rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

- Tổ chức họp định kỳ với Ban quản lý các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, các doanh nghiệp,… cùng các sở ngành liên quan để có thông tin chuẩn xác về cung cầu, giá cả hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về chương trình bình ổn thị trường và tình hình cung cầu hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

- Theo dõi đánh giá và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng cho các cá nhân, tập thể tham gia tốt chương trình bình ổn.

- Kịp thời nắm bắt khó khăn vướng mắc của đơn vị, tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp giải quyết và xử lý vi phạm (nếu có).

2. Sở Tài chính:

- Thực hiện thủ tục tạm ứng vốn ngân sách ủy thác cho Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh để cho các đơn vị vay không lãi.

- Tổ chức hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá của các đơn vị tham gia chương trình. Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Thuế và các sở ngành liên quan kiểm tra, thẩm định giá đăng ký bình ổn của các đơn vị, đảm bảo giá bán bình ổn phải thấp hơn so với giá thị trường ít nhất là 10%.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở ngành chức năng tổng hợp, đề xuất cho Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp nhằm phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn đối với các mặt bằng do quận huyện đang quản lý, sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích.

- Chủ trì, kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các đơn vị bình ổn. Chủ động yêu cầu các đơn vị bình ổn đăng ký giá, điều chỉnh khi thị trường biến động giảm giá từ 5% trở lên.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến giá cả, thị trường của các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Tổ chức kiểm tra các trường hợp biến động giá (nếu có). Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất các biện pháp xử lý cho Ủy ban nhân dân thành phố.

3. Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh:

- Hướng dẫn các đơn vị lập hồ sơ vay, ký kết hợp đồng cho vay, giải ngân vốn vay cho các đơn vị tham gia chương trình. Trong hợp đồng phải có điều khoản quy định rõ phí ủy thác, mức lãi suất nợ quá hạn đối với các trường hợp trả nợ vay không đúng hạn; kế hoạch nhận vốn vay và trả nợ vay, thủ tục để giải ngân theo các điều kiện trong hợp đồng tín dụng đã ký kết.

- Kiểm tra tiến độ giải ngân vốn, sử dụng vốn và thu hồi vốn theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng đã ký với các đơn vị.

- Riêng đối với mặt hàng rau củ quả, thủy hải sản, công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh giải ngân căn cứ chứng từ tổng hợp là Bảng kê chứng từ mua hàng; đơn vị vay vốn bình ổn chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và không sử dụng chứng từ gốc để vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.

- Phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố biện pháp giải quyết đối với các đơn vị sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc không thực hiện trả nợ vay đúng hạn.

- Phối hợp các sở ngành chức năng thu hồi phần vốn đã giải ngân theo quyết định thu hồi của Ủy ban nhân dân thành phố và phần lãi vay quá hạn (nếu có) trong trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, phát hiện đơn vị không cung ứng đủ lượng hàng hóa được giao theo kế hoạch.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp các cơ quan truyền thông, báo đài và cơ quan chức năng khác để đưa tin, phát sóng về các nội dung liên quan đến chương trình bình ổn thị trường. Đồng thời, chấn chỉnh, xử lý những thông tin không chính xác, sai lệch, làm ảnh hưởng đến chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì lập danh sách các doanh nghiệp, đơn vị, hợp tác xã,…chăn nuôi, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, có nguồn hàng ổn định và giới thiệu đến các đơn vị bình ổn để đưa các sản phẩm nông nghiệp sạch vào thực hiện bình ổn. Chủ động phát triển hệ thống sản xuất, chăn nuôi tạo nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu ổn định, cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp Sở Công Thương thực hiện mục 1, phần III Kế hoạch này.

6. Sở Giao thông vận tải:

Chủ trì, hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp giấy phép lưu thông vào giờ cáo điểm đối với các phương tiện vận tải của các đơn vị tham gia Chương trình được lưu thông vận chuyển, phân phối hàng hóa đến các siêu thị, mạng lưới bán lẻ theo đề nghị của Sở Công Thương.

7. Công an thành phố:

Chủ trì chỉ đạo các phòng chức năng và công an quận, huyện áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, điều tra và xử lý đối với các hành vi tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang trong nhân dân.

8. Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp thành phố:

- Rà soát, bố trí các địa điểm phù hợp để tổ chức bán hàng lưu động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn; đăng ký danh sách địa điểm, thời gian, quy mô tổ chức và các yêu cầu khác (nếu có) gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/04/2011 để tổng hợp lập kế hoạch bán hàng lưu động năm 2011 và Tết Nhâm Thìn 2012.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị bình ổn tổ chức bán hàng lưu động phục vụ cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố.

- Sắp xếp, bố trí các địa điểm và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị bình ổn thực hiện đầu tư phát triển hệ thống phân phối, bán hàng bình ổn tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy, Sở Y tế:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp Sở Công Thương thực hiện mục 1, phần III Kế hoạch này.

10. Chi cục Quản lý thị trường:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, không đảm bảo an toàn…

- Phối hợp với các sở ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá.

11. Ủy ban nhân dân các quận-huyện:

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về các điểm bán bình ổn của các đơn vị tham gia chương trình để người dân trên địa bàn biết và tham gia mua sắm.

- Rà soát các mặt bằng quận huyện đang quản lý, sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích; báo cáo đề xuất việc bố trí các địa điểm phù hợp quy hoạch để phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ gửi về Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và các sở ngành chức năng xem xét, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

- Rà soát, bố trí các địa điểm phù hợp để tổ chức bán hàng lưu động trên địa bàn; đăng ký danh sách địa điểm, thời gia, quy mô tổ chức và các yêu cầu khác (nếu có) gửi về Sở Công Thương trước ngày 15 tháng 4 năm 2011 để tổng hợp lập kế hoạch bán hàng lưu động năm 2011 và Tết Nhâm Thìn 2012.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị bình ổn phát triển điểm bán, bán hàng lưu động trên địa bàn. Giới thiệu các tiểu thương tại các chợ truyền thống, các hộ bán lẻ,…liên kết, tiếp nhận nguồn hàng của các đơn vị bình ổn.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bán hàng bình ổn của các đơn vị.

- Tăng cường công tác quản lý giá, kiểm tra kiểm soát việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết trên địa bàn quận, huyện. Chủ động thông tin, báo cáo về Sở Tài chính các trường hợp biến động giá trên địa bàn (nếu có).

- Thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường; Thông tin, phối hợp kịp thời với Sở Công Thương khi có biến động thị trường bất thường.

- Ban quản lý chợ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận huyện trong việc quản lý niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và chấp hành các quy định về giá của các tiểu thương kinh doanh trong các chợ.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận – huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát giá, quản lý giá, bình ổn thị trường trên địa bàn thuộc thẩm quyền, nhất là đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong Chương trình bình ổn.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thị trường, cung cầu, giá cả các hàng hóa thiết yếu trên địa bàn gửi về Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Công Thương, Sở Tài chính theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 1

QUY ĐỊNH THÔNG TIN, BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

1. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện bình ổn:

- Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, Chi cục quản lý thị trường, các chợ đầu mối nông sản thực phẩm (Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn, An Lạc, Phạm Văn Hai), các chợ trung tâm (Bến Thành, An Đông, Bình Tây, Bà Chiểu, Tân Bình,…) báo cáo tình hình giá cả thị trường theo địa bàn quản lý.

- Các đơn vị tham gia chương trình báo cáo tình hình thực hiện bình ổn, kinh doanh các mặt hàng trong chương trình.

- Thời gian báo cáo: trước 15 giờ, thứ Năm hàng tuần.

- Báo cáo gửi về: Sở Công Thương – 163 Hai Bà Trưng, quận 3.

Sở Tài chính – 142 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3.

2. Báo cáo tổng hợp:

- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chi cục quản lý thị trường, các chợ đầu mối nông sản thực phẩm (Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn, An Lạc, Phạm Văn Hai), các chợ trung tâm (Bến Thành, An Đông, Bình Tây, Bà Chiểu, Tân Bình,…) và các đơn vị tham gia bình ổn tiến hành đánh giá, báo cáo tổng hợp tình hình giá cả thị trường và chương trình bình ổn gửi Sở Công Thương, Sở Tài chính trước ngày 15 hàng tháng.

- Sở Công Thương báo cáo tổng hợp Chương trình bình ổn, tình hình kinh doanh các hàng hóa thực phẩm thiết yếu của các đơn vị được giao nhiệm vụ gửi Ủy ban nhân dân thành phố vào các ngày 18 hàng tháng.

 

Đường dây nóng của chương trình bình ổn

Điện thoại: 38 291 670 Fax: 38 296 389

 


PHỤ LỤC 2

BIỂU TỔNG HỢP SO SÁNH LƯỢNG HÀNG HÓA BÌNH ỔN NĂM 2011 VÀ TẾT NHÂM THÌN NĂM 2012 SO NĂM 2010 VÀ TẾT TÂN MÃO NĂM 2011
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Mặt hàng

ĐVT

Lượng giao bình ổn hàng tháng

So sánh

Lượng giao bình ổn hàng tháng

So sánh

Chương trình năm 2010

Chương trình năm 2011

Lượng tăng, giảm

Tỷ lệ tăng, giảm

Chương trình Tết năm 2010

Chương trình năm 2011

Lượng tăng, giảm

Tỷ lệ tăng, giảm

Nhận vốn

Không nhận vốn

Tổng cộng

Nhận vốn

Không nhận vốn

Tổng cộng

1

Gạo

Tấn

6.000

5.000

500

5.5 00

-500

-8,3%

4.500

4.200

500

4.700

200

4,4%

 

 Gạo trắng thường

Tấn

6.000

5.000

 

5.000

1.000

16,7%

1.350

1500

 

1.500

150

11,1%

 

 Gạo trắng thơm

Tấn

 

 

500

500

500

 

2.250

2500

500

3.000

750

33,3%

 

 Nếp

Tấn

 

 

 

 

 

 

900

200

 

200

-700

-77,8%

2

Đường RE

Tấn

1.800

1.800

300

2.100

300

16,7%

2.100

2000

300

2.300

200

9,5%

3

Dầu ăn

Tấn

700

800

 

800

100

14,3%

750

900

 

900

150

20%

4

Thịt gia súc

Tấn

3.600

3.600

15

3.615

15

0,4%

4.000

3650

15

3.665

-335

-8,4%

 

 Thịt heo

Tấn

3.600

3.600

15

3.615

15

0,4%

3.650

3650

15

3.665

15

 

 

 Thịt bò

Tấn

 

 

 

 

 

 

350

 

 

 

-350

-100%

5

Thịt gia cầm, gồm:

 

1.450

1.500

250

1.750

300

20,7%

1.550

1.600

415

2.015

465

30%

 

 Thịt gà ta

Tấn

 

 

 

 

 

 

500

550

215

765

265

53%

 

 Thịt gà thả vườn

Tấn

450

450

50

500

50

11,1%

800

800

50

850

50

 

 

 Thịt gà công nghiệp

Tấn

750

800

50

850

100

13,3%

 

 

 

 

 

 

 

 Thịt vịt

Tấn

250

250

150

400

150

60%

250

250

150

400

150

60%

6

Trứng gia cầm

Triệu quả

13,5

18

 

18

5

33,3%

13,5

25

 

25

11,5%

85,2%

7

Thực phẩm chế biến

Tấn

1.050

1.000

10

1.010

-40

-3,8%

1.500

1300

10

1.310

-190

-12,7%

8

Rau củ quả

Tấn

1.000

1.100

130

1.230

230

23%

1.500

1.700

130

1.830

330

22,0%

 

+ Cà chua

Tấn

200

240

 

240

40

 

200

240

 

240

40

20%

 

+ Bắp cải

Tấn

250

250

 

250

0

 

250

250

 

250

0

0%

 

+ Dưa leo

Tấn

250

250

 

250

0

 

250

250

 

250

0

0%

 

+ Xà lách

Tấn

100

120

 

120

20

 

100

120

 

120

20

20%

 

+ Khoai tây

Tấn

100

120

 

120

20

 

100

120

 

120

20

20%

 

+ Cà rốt

Tấn

100

120

 

120

20

 

100

120

 

120

20

20%

 

+ Mồng tơi

Tấn

 

 

6

6

6

 

 

 

6

6

6

 

 

+ Rau dền

Tấn

 

 

4

4

4

 

 

 

4

4

4

 

 

+ Rau muống

Tấn

 

 

60

60

60

 

 

 

60

60

60

 

 

+ Cải ngọt

Tấn

 

 

20

20

20

 

 

 

20

20

20

 

 

+ Bí đao

Tấn

 

 

20

20

20

 

 

 

20

20

20

 

 

+ Bầu

Tấn

 

 

20

20

20

 

 

 

20

20

20

 

 

+ Củ kiệu

Tấn

 

 

 

 

 

 

100

100

 

100

0

0%

 

+ Khổ qua

Tấn

 

 

 

 

 

 

65

80

 

80

15

23%

 

+ Đậu xanh

Tấn

 

 

 

 

 

 

100

100

 

100

0

0%

 

+ Dưa hấu

Tấn

 

 

 

 

 

 

100

120

 

120

20

20%

 

+ Bưởi

Tấn

 

 

 

 

 

 

50

60

 

60

10

20%

 

+ Quýt đường

Tấn

 

 

 

 

 

 

25

40

 

40

15

60%

 

+ Mãng cầu

Tấn

 

 

 

 

 

 

30

50

 

50

20

66,7%

 

+ Xoài cát

Tấn

 

 

 

 

 

 

30

50

 

50

20

66,7%

9

Thủy hải sản (đông lạnh)

Tấn

 

20

145

165

165

 

 

20

145

165

165

 

 

Cá basa cắt miếng, pha lóc

Tấn

 

10

 

10

10

 

 

10

 

10

10

 

 

Cá basa cắt khúc

Tấn

 

5

 

5

5

 

 

5

 

5

5

 

 

Cá basa nguyên con

Tấn

 

5

 

 

 

 

 

5

 

5

5

 

 

Tôm

Tấn

 

 

20

20

20

 

 

 

20

20

20

 

 

Cá ngừ

Tấn

 

 

25

25

25

 

 

 

25

25

25

 

 

Nước mắm

Tấn

 

 

100

100

100

 

 

 

100

100

100

 

 


PHỤ LỤC 3

BIỂU GIAO LƯỢNG HÀNG HÓA VÀ VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BÌNH ỔN NĂM 2011 VÀ TẾT NHÂM THÌN NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố

STT

Tên đơn vị và mặt hàng tham gia

Đơn vị tính

Kế hoạch bình ổn

Nhận vốn

Không nhận vốn

Tổng cộng

Tháng thường

Tháng Tết

Tháng thường

Tháng Tết

Tháng thường

Tháng Tết

I

Các doanh nghiệp tham gia bình ổn, không nhận vốn của chương trình

1

Công ty TNHH Thương mại và Chế biến thực phẩm Phú An Sinh

 

 Thịt heo

Tấn

 

 

60

60

60

60

 

 Thịt gia cầm, gồm:

Tấn

 

 

100

65

100

65

 

 + Thịt gà ta

Tấn

 

 

 

15

 

15

 

 + Thịt gà thả vườn

Tấn

 

 

50

50

50

50

 

 + Thịt gà công nghiệp

Tấn

 

 

50

 

50

 

2

Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang

 

 Nước mắm

Tấn

 

 

100

100

100

100

3

Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất thương mại và dịch vụ Phước An

 

 Rau củ quả, gồm

Tấn

 

 

30

30

30

30

 

 + Rau muống

Tấn

 

 

20

20

20

20

 

 + Rau dền

Tấn

 

 

4

4

4

4

 

 + Mồng tơi

Tấn

 

 

6

6

6

6

II

Các doanh nghiệp tham gia bình ổn, nhận một phần vốn của chương trình

1

Công ty TNHH Một thành viên Lương thực thành phố Hồ Chí Minh

 

 

 Gạo, nếp gồm:

Tấn

2.500

1.550

500

500

3.000

2.050

 

 + Gạo trắng thường

Tấn

2.500

500

 

 

2.500

500

 

 + Gạo trắng thơm

Tấn

 

1.000

500

500

500

1.500

 

 + Nếp

Tấn

 

50

 

 

 

50

 

 Đường

Tấn

150

150

 

 

150

150

 

Dầu ăn

Tấn

100

100

 

 

100

100

2

Công ty Cổ phần Thành Thành Công

 

Đường

Tấn

400

400

300

300

700

700

3

Công ty TNHH Phạm Tôn

 

 Thịt gia cầm, gồm

Tấn

300

220

 

200

300

420

 

 + Thịt gà ta

Tấn

 

100

 

200

 

300

 

 + Thịt gà thả vườn

Tấn

100

120

 

 

100

120

 

 + Thịt gà công nghiệp

Tấn

200

 

 

 

200

 

4

Công ty TNHH San Hà

 

 Thịt gia cầm, gồm:

Tấn

120

90

150

150

270

240

 

 + Thịt gà ta

Tấn

 

50

 

 

 

50

 

 + Thịt gà thả vườn

Tấn

20

40

 

 

20

40

 

 + Thịt gà công nghiệp

Tấn

100

 

 

 

100

 

 

 + Thịt vịt

Tấn

 

 

150

150

150

150

5

Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Mai Như Phú

 

 Thủy hải sản (đông lạnh) gồm:

Tấn

20

20

20

20

40

40

 

 + Tôm sú hấp các loại

Tấn

 

 

20

20

20

20

 

 + Cá basa cắt miếng, pha lóc

Tấn

10

10

 

 

10

10

 

 + Cá basa cắt khúc

Tấn

5

5

 

 

5

5

 

 + Cá basa nguyên con

Tấn

5

5

 

 

5

5

6

Công ty Cổ phần Thủy đặc sản(Seaspimex)

 

 Thủy hải sản – Cá ngừ

Tấn

 

 

25

25

25

25

 

 Thực phẩm chế biến

Tấn

20

20

 

 

20

20

7

Công ty TNHH Thực phẩm Tuyền Ký

 

 Thực phẩm chế biến

Tấn

10

10

10

10

20

20

8

Hợp tác xã Nông nghiệp Thỏ Việt

 

 Rau củ quả, gồm:

Tấn

140

220

100

100

240

320

 

 + Cà chua

Tấn

40

30

 

 

40

30

 

 + Bắp cải

Tấn

60

60

 

 

60

60

 

 + Dưa leo

Tấn

40

30

 

 

40

30

 

 + Khổ qua

Tấn

 

30

 

 

 

30

 

 + Dưa hấu

Tấn

 

40

 

 

 

40

 

 + Xoài cát

Tấn

 

30

 

 

 

30

 

 + Rau muống

Tấn

 

 

40

40

40

40

 

 + Cải ngọt

Tấn

 

 

20

20

20

20

 

 + Bí đao

Tấn

 

 

20

20

20

20

 

 + Bầu

Tấn

 

 

20

20

20

20

III

Các doanh nghiệp tham gia bình ổn, nhận hoàn toàn vốn của chương trình

1

Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA)

 

 Gạo, nếp gồm:

Tấn

200

300

 

 

200

300

 

 + Gạo trắng thường

Tấn

200

200

 

 

200

200

 

 + Gạo trắng thơm

Tấn

 

100

 

 

 

100

2

Công ty Cổ phần Đầu tư Vinh Phát

 

 Gạo, nếp gồm:

Tấn

1.300

1.050

 

 

1.300

1.050

 

 + Gạo trắng thường

Tấn

1.300

500

 

 

1.300

500

 

 + Gạo trắng thơm

Tấn

 

500

 

 

 

500

 

 + Nếp

Tấn

 

50

 

 

 

50

3

Công ty Cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn

 

 Đường

Tấn

550

550

 

 

550

550

 

 Dầu ăn

Tấn

200

250

 

 

200

250

4

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Coop)

 

 Gạo, nếp gồm:

Tấn

1.000

1.300

 

 

1.000

1.300

 

 + Gạo trắng thường

Tấn

1.000

300

 

 

1.000

300

 

 + Gạo trắng thơm

Tấn

 

900

 

 

 

900

 

 + Nếp

Tấn

 

100

 

 

 

100

 

 Đường

Tấn

670

850

 

 

670

850

 

 Dầu ăn

Tấn

470

500

 

 

470

500

 

 Thịt heo

Tấn

1.300

1.300

 

 

1.300

1.300

 

 Thịt gia cầm, gồm

Tấn

490

600

 

 

490

600

 

 + Thịt gà ta

Tấn

 

250

 

 

 

250

 

 + Thịt gà thả vườn

Tấn

140

350

 

 

140

350

 

 + Thịt gà công nghiệp

Tấn

350

 

 

 

350

 

 

 Thực phẩm chế biến

Tấn

200

250

 

 

200

250

 

 Rau củ quả

Tấn

860

1.320

 

 

860

1.320

 

 + Cà chua

Tấn

190

200

 

 

190

200

 

 + Bắp cải

Tấn

170

170

 

 

170

170

 

 + Dưa leo

Tấn

200

210

 

 

200

210

 

 + Xà lách

Tấn

100

100

 

 

100

100

 

 + Khoai tây

Tấn

100

100

 

 

100

100

 

 + Cà rốt

Tấn

100

100

 

 

100

100

 

 + Khổ qua

Tấn

 

40

 

 

 

40

 

 + Đậu xanh

Tấn

 

100

 

 

 

100

 

 + Dưa hấu

Tấn

 

70

 

 

 

70

 

 + Bưởi

Tấn

 

50

 

 

 

50

 

 + Quýt đường

Tấn

 

30

 

 

 

30

 

 + Mãng cầu

Tấn

 

40

 

 

 

40

 

 + Xoài cát

Tấn

 

10

 

 

 

10

5

Công ty Cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt

 

 Trứng gia cầm

Triệu quả

4

6

 

 

4

6

6

Công ty TNHH Ba Huân

 

 Trứng gia cầm

Triệu quả

14

19

 

 

14

19

7

Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN)

 

 Thịt heo

Tấn

2.000

2.050

 

 

2.000

2.050

 

 Thực phẩm chế biến

Tấn

540

770

 

 

540

770

8

Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ

 

 Thịt gia cầm, gồm:

Tấn

520

 

 

 

520

 

 

 + Thịt gà ta

Tấn

 

150

 

 

 

150

 

 + Thịt gà thả vườn

Tấn

150

170

 

 

150

170

 

 + Thịt gà công nghiệp

Tấn

150

 

 

 

150

 

 

 + Thịt vịt

Tấn

250

250

 

 

250

250

 

 Thực phẩm chế biến

Tấn

50

50

 

 

50

50

9

Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn

 

 Thịt heo

Tấn

300

300

 

 

300

300

 

 Thịt gia cầm – Thịt gà thả vườn

Tấn

40

120

 

 

40

120

 

 Thực phẩm chế biến

Tấn

30

50

 

 

30

50

10

Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam (Vinatex mart)

 

 Đường

Tấn

30

50

 

 

30

50

 

 Dầu ăn

Tấn

30

50

 

 

30

50

 

 Rau củ quả

Tấn

100

160

 

 

100

160

 

 + Cà chua

Tấn

10

10

 

 

10

10

 

 + Bắp cải

Tấn

20

20

 

 

20

20

 

 + Dưa leo

Tấn

10

10

 

 

10

10

 

 + Xà lách

Tấn

20

20

 

 

20

20

 

 + Khoai tây

Tấn

20

20

 

 

20

20

 

 + Cà rốt

Tấn

20

20

 

 

20

20

 

 + Khổ qua

Tấn

 

10

 

 

 

10

 

 + Dưa hấu

Tấn

 

10

 

 

 

10

 

 + Bưởi

Tấn

 

10

 

 

 

10

 

 + Quýt đường

Tấn

 

10

 

 

 

10

 

 + Mãng cầu

Tấn

 

10

 

 

 

10

 

 + Xoài cát

Tấn

 

10

 

 

 

10

11

Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Cầu Tre

 

 Thực phẩm chế biến

Tấn

150

150

 

 

150

150

 


PHỤ LỤC 4

BIỂU TỔNG HỢP VỐN CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU THAM GIA BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

 

 

Chương trình năm 2011

Chương trình Tết Nhâm thìn 2012

Số tiền giải ngân bổ sung để thực hiện Chương trình Tết

STT

Mặt hàng

ĐVT

Lượng hàng 1 tháng

Lượng hàng 9 tháng

Giá thành (giá vốn)

Số vòng luân chuyển 9 tháng

Mức vốn hỗ trợ

Lượng hàng 1 tháng

Lượng hàng 3 tháng

Số vòng luân chuyển 3 tháng

Mức vốn hỗ trợ

A

B

C

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(2)x(3)/(4)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)x(3)/(8)

(9)=(8)-(5)

1

Gạo

Tấn

 

 

 

 

40.000.000.000

 

 

 

47.100.000.000

35.100.000.000

 

Gạo trắng thường

Tấn

5.000

45.000

8.000.000

9

40.000.000.000

1500

4.500

3

12.000.000.000

0

 

Gạo trắng thơm

Tấn

0

0

13.000.000

9

0

2500

7.500

3

32.500.000.000

32.500.000.000

 

Nếp

Tấn

0

0

13.000.000

 

 

200

600

3

2.600.000.000

2.600.000.000

2

Đường RE

Tấn

1.800

16.200

20.000.000

13,5

24.000.000.000

2000

6.000

4,5

26.666.666.667

2.666.666.667

3

Dầu ăn

Tấn

800

7.200

34.600.000

13,5

18.453.333.333

900

2.700

4,5

20.760.000.000

2.306.666.667

4

Thịt heo

Tấn

3.600

32.400

50.000.000

13,5

120.000.000.000

3650

10.950

4,5

121.666.666.667

1.666.666.667

5

Thịt gia cầm, gồm:

 

 

 

 

 

36.100.000.000

 

 

 

59.233.333.333

39.133.333.333

 

Thịt gà ta

Tấn

0

0

80.000.000

 

 

550

1.650

4,5

29.333.333.333

29.333.333.333

 

Thịt gà thả vườn

Tấn

450

4.050

42.000.000

13,5

12.600.000.000

800

2.400

4,5

22.400.000.000

9.800.000.000

 

Thịt gà công nghiệp

Tấn

800

7.200

30.000.000

13,5

16.000.000.000

0

0

4,5

0

0

 

Thịt vịt

Tấn

250

2.250

45.000.000

13,5

7.500.000.000

250

750

4,5

7.500.000.000

0

6

Trứng gia cầm

Tr.quả

18

162

1.800.000.000

13,5

21.600.000.000

25

75

4,5

30.000.000.000

8.400.000.000

7

Thực phẩm chế biến

Tấn

1.000

9.000

79.000.000

18

39.500.000.000

1300

3.900

6

51.350.000.000

11.850.000.000

8

Rau củ quả

Tấn

1.100

9.900

 

 

4.401.500.000

 

 

 

10.902.000.000

6.500.500.000

 

+ Cà chua

Tấn

240

2.160

5.300.000

18

636.000.000

240

720

6

636.000.000

0

 

+ Bắp cải

Tấn

250

2.250

5.300.000

18

662.500.000

250

750

6

662.500.000

0

 

+ Dưa leo

Tấn

250

2.250

7.400.000

18

925.000.000

250

750

6

925.000.000

0

 

+ Xà lách

Tấn

120

1.080

7.900.000

18

474.000.000

120

360

6

474.000.000

0

 

+ Khoai tây

Tấn

120

1.080

17.900.000

18

1.074.000.000

120

360

6

1.074.000.000

0

 

+ Cà rốt

Tấn

120

1.080

10.500.000

18

630.000.000

120

360

6

630.000.000

0

 

+ Củ kiệu

Tấn

 

 

20.000.000

18

 

100

300

6

1.000.000.000

1.000.000.000

 

+ Khổ qua

Tấn

 

 

7.100.000

18

 

80

240

6

284.000.000

284.000.000

 

+ Đậu xanh

Tấn

 

 

35.000.000

18

 

100

300

6

1.750.000.000

1.750.000.000

 

+ Dưa hấu

Tấn

 

 

6.500.000

18

 

120

360

6

390.000.000

390.000.000

 

+ Bưởi

Tấn

 

 

10.800.000

18

 

60

480

6

324.000.000

324.000.000

 

+ Quýt đường

Tấn

 

 

24.500.000

18

 

40

120

6

490.000.000

490.000.000

 

+ Mãng cầu

Tấn

 

 

35.500.000

18

 

50

150

6

887.500.000

887.500.000

 

+ Xoài cát

Tấn

 

 

50.000.000

18

 

50

150

6

1.375.000.000

1.375.000.000

9

Thủy hải sản (đông lạnh)

Tấn

 

 

 

 

327.500.000

 

 

 

327.500.000

0

 

+ Cá basa cắt miếng, pha lóc

Tấn

10

90

37.000.000

18

185.000.000

10

30

6

185.000.000

0

 

+ Cá basa cắt khúc

Tấn

5

45

34.000.000

18

85.000.000

5

15

6

85.000.000

0

 

+ Cá basa nguyên con

Tấn

5

45

23.000.000

18

57.500.000

5

15

6

57.500.000

0

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

304.382.333.333

 

 

 

368.006.166.667

107.623.833.333

 

Tổng mức vốn thực hiện Chương trình [=(5)+(9)]

412.006.166.667

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1666/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012

  • Số hiệu: 1666/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/03/2011
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Nguyễn Thị Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/03/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản