- 1Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 295/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 31/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 2052/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khoá XI, kỳ họp thứ 3 ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1662/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 11 năm 2011 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020” CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLB-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 27/10/2011 của HĐND tỉnh về “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 82/TTr-LĐTBXH ngày 25/10/2011 về việc đề nghị phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của tỉnh Quảng Ngãi với các nội dung chủ yếu như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có hộ khẩu ở Quảng Ngãi, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.
2. Cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học, có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
II- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2011 - 2020
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn khoảng 188.000 người. Mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo nghề theo địa chỉ, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.
Đào tạo, bồi dưỡng 12.000 lượt cán bộ công chức cấp xã nhằm đạt mục tiêu: xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
2. Chỉ tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2011 - 2015:
- Đào tạo nghề cả 3 cấp trình độ cho 87.000 lao động nông thôn. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề khoảng 14.700 lao động, trong đó, số lao động được hỗ trợ chi phí học nghề (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng) khoảng 7.800 người/năm, gồm: học nghề nông nghiệp: 3.000 người, tỷ lệ 38,5%; học nghề phi nông nghiệp 4.800 người, tỷ lệ 61,5%. Số lao động nông thôn còn lại được đào tạo theo hướng xã hội hoá, huy động nguồn lực để thực hiện đạt mục tiêu của Đề án. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề tối thiểu đạt 70%.
- Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý theo chức danh, từng vị trí công việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, thực thi công vụ cho 6.000 lượt các cán bộ, công chức xã.
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Đào tạo nghề cả 3 cấp trình độ cho 101.790 lao động nông thôn. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề khoảng hơn 20.000 lao động, trong đó số lao động được hỗ trợ chi phí học nghề (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng) là khoảng 9.140 người người/năm, gồm: Học nghề nông nghiệp: 3.200 người, tỷ lệ 35%; học nghề phi nông nghiệp 5.940 người, tỷ lệ 65%. Số lao động nông thôn còn lại được đào tạo theo hướng xã hội hoá, huy động nguồn lực để thực hiện đạt mục tiêu của Đề án. Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề tối thiểu chiếm 80%.
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 6.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN
1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a) Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước về đào tạo nghề nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về việc học nghề. Học nghề là điều kiện để tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững.
Các cấp chính quyền và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn học nghề, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn, nhất là ở cấp xã. Các tổ chức chính trị xã hội, hội nghề nghiệp (đặc biệt là Hội Nông dân các cấp) tăng cường tuyên truyền, tư vấn cho các hội viên của mình về chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề, tích cực tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập để giảm nghèo nhanh và bền vững.
b) Hoạt động 2: Triển khai các mô hình dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn Tổ chức thí điểm mô hình dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp ở hai huyện và triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Xây dựng 4 mô hình dạy nghề cho các nhóm lao động: nhóm lao động làm nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, làng nghề dệt thổ cẩm (ở các xã miền núi, vùng chuyên canh); nhóm lao động trong các làng nghề ở vùng đồng bằng; nhóm lao động bị thu hồi đất sản xuất chuyển sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ và nhóm lao động thuộc các xã ven biển học điều khiển, sửa chữa máy tàu thủy; chế biến và bảo quản thủy sản.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh, thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa các trung tâm giới thiệu việc làm với các cơ sở đào tạo nghề, các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động sau học nghề tìm kiếm được việc làm. Xây dựng và triển khai chương trình tư vấn, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.
c) Hoạt động 3: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn
Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn; nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và cấp trình độ; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động. Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo hàng năm. Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm chương trình, học liệu, giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề.
d) Hoạt động 4: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề công lập
Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ sở dạy nghề công lập theo quy định tại khoản 3, Mục III, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Giai đoạn 2011 - 2015, xây dựng kế hoạch báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề đề nghị hỗ trợ đầu tư từ một đến hai trung tâm dạy nghề kiểu mẫu; giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư xây dựng hai trung tâm dạy nghề kiểu mẫu cấp huyện.
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia cho Trung tâm dạy nghề các huyện miền núi có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%; hỗ trợ thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập: Trung tâm dạy nghề Thanh niên; Trung tâm dạy nghề Phụ nữ; Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thuộc Hội Nông dân Việt Nam tỉnh; Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh và 12 trung tâm Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp và dạy nghề các huyện theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
e) Hoạt động 5: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề
Trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề được cấp có thẩm quyền quyết định, các cơ sở dạy nghề rà soát, bổ sung, xây dựng mới chương trình, giáo trình, học liệu của các nghề đào tạo, đảm bảo đúng quy định tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản khác có liên quan.
Hàng năm, các cơ sở đào tạo nghề chủ động chỉnh sửa giáo trình dạy nghề hiện có, bổ sung cập nhật tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; nghiên cứu xây dựng chương trình, giáo trình mới với những nghề chưa có chương trình, giáo trình và học liệu dạy nghề sơ cấp, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để tổ chức thực hiện. Xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề theo các ngành nghề đào tạo đã được UBND tỉnh phê duyệt để áp dụng thực hiện.
g) Hoạt động 6: Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, chú ý bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, sư phạm và kỹ năng nghề, tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn để bổ sung giáo viên dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu.
Kiện toàn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về nghiệp vụ chuyên môn, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, giảng viên của Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã.
h) Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề
Thực hiện hỗ trợ lao động nông thôn học nghề theo chính sách quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg; căn cứ quy định của Nhà nước và tình hình thực tế, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung điều chỉnh danh mục nghề đào tạo và mức hỗ trợ chi phí học nghề cho các nhóm đối tượng lao động nông thôn cho phù hợp.
Ngân hàng Chính sách Xã hội đảm bảo cho lao động nông thôn đang theo học cao đẳng nghề, trung cấp nghề được vốn vay để trang trải chi phí trong quá trình học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên).
i) Hoạt động 8: Hoạt động giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá về hiệu quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh. Đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát, đánh giá hàng năm để các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phối hợp cùng thực hiện. Xây dựng phương pháp thu thập và xử lý thông tin, quản lý kinh phí Đề án ở cấp tỉnh, xây dựng phần mềm quản lý Đề án; nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án ở các cấp.
2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
a) Hoạt động 1: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Nội dung chủ yếu: Xây dựng danh mục chương trình, nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, công chức xã theo từng đối tượng cụ thể cho từng vùng.
b) Hoạt động 2: Xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Nội dung chủ yếu: Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đối với mỗi chức danh công chức, chức danh cán bộ quản lý xã. Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo từng vùng, miền (đồng bằng, trung du, miền núi, vùng dân tộc thiểu số).
IV- KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2010 - 2020
a) Dự kiến tổng kinh phí: 341.645 triệu đồng.
b) Cơ cấu nguồn vốn:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 332.555 triệu đồng;
- Ngân sách địa phương: 9.090 triệu đồng.
2. Kinh phí của Đề án theo tiến độ thực hiện
a) Năm 2010: Kinh phí đã thực hiện 36.430 triệu đồng, trong đó:
- Dạy nghề cho lao động nộng thôn là: 35.480 triệu đồng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện (bao gồm 8 hoạt động).
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là: 950 triệu đồng; Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện.
b) Giai đoạn 2011 - 2015: dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án 157.030 triệu đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Trung ương hỗ trợ: 149.650 triệu đồng; ngân sách địa phương 7.380 triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn là: 142.030 triệu đồng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện (bao gồm 8 hoạt động của Đề án).
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã : 15.000 triệu đồng; Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện.
c) Giai đoạn 2016 - 2020: dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án: 148.185 triệu đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Trung ương hỗ trợ: 146.475 triệu đồng; ngân sách địa phương hỗ trợ là 1.710 triệu đồng. Trong đó:
- Dạy nghề cho lao động nông thôn là: 133.185 triệu đồng; Sở Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện (bao gồm 8 hoạt động của Đề án).
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã là: 15.000 triệu đồng; Sở Nội vụ là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện.
3. Kinh phí theo nội dung các hoạt động của Đề án giai đoạn 2011 - 2020
a) Hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn
- Tuyên truyền, tư vấn, khảo sát, tập huấn cán bộ: 1.200 triệu đồng;
- Thí điểm mô hình dạy nghề: 875 triệu đồng;
- Điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn: 1.260 triệu đồng;
- Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề: 63.090 triệu đồng;
- Phát triển chương trình, giáo trình: 1.550 triệu đồng;
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề: 2.600 triệu đồng;
- Hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT: 201.588 triệu đồng.
- Giám sát đánh giá: 3.052 triệu đồng.
b) Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức xã: 30.000 triệu đồng.
V- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.
a) Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng Đề án, kế hoạch để tổ chức thực hiện Nghị quyết về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của cấp ủy Đảng cấp trên và cấp ủy Đảng cùng cấp.
b) Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề;
c) Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề;
d) Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
2. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề
a) Đối với dạy nghề cho lao động nông thôn
Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh, trong đó chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn ở vùng nông thôn, miền núi (cơ sở dạy nghề công lập, tư thục, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở dạy nghề tiểu thủ công mỹ nghệ) theo nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020. Hoàn thành việc thành lập mới một số trung tâm dạy nghề ở cấp huyện chưa có trung tâm dạy nghề vào năm 2011, 2012 và hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị vào năm 2013, 2014.
Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn. Khảo sát, lựa chọn các trường: đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề của Bộ, ngành TW trên địa bàn và các cơ sở khác có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
b) Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đặc biệt là Trường Chính trị của tỉnh và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố. Phối hợp với trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo hướng xã hội hóa có sự hỗ trợ của nhà nước (đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu).
3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý
Điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề. Ban hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Bố trí mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đối với trung tâm dạy nghề: mỗi nghề có tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu.
Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của Trường chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đáp ứng yêu cầu chương trình, nội dung giảng dạy. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
4. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu, thiết bị dạy nghề
a) Xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề lao động nông thôn
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở dạy nghề nghiên cứu đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật và gắn với yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các Trung tâm khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn. Đầu tư có hiệu quả việc mua sắm trang thiết bị dạy nghề theo danh mục thiết bị nghề, các cấp độ đào tạo nghề, ngành nghề, chương trình, giáo trình dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề và kỹ năng thực hành nghề cho lao động nông thôn.
b) Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Xây dựng, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho đối tượng cán bộ, công chức xã theo vùng miền (đồng bằng, trung du, miền núi, vùng dân tộc …) theo từng giai đoạn phát triển (đến năm 2015 và đến năm 2020). Từ năm 2010 đến năm 2012, xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức giảng dạy thí điểm, từ năm 2013 đến năm 2020 tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung và tổ chức giảng dạy.
5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án theo định kỳ 6 tháng, hàng năm, lập báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Dạy nghề, Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch hàng năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020” của tỉnh Quảng Ngãi; điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án;
b) Hàng năm, chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng nội dung kế hoạch, kinh phí thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn, các chính sách và hoạt động của Đề án theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH, trình cấp có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trong việc thành lập các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
d) Chủ trì xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện Đề án định kỳ 6 tháng, hàng năm; đồng thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình thực hiện Đề án.
2. Sở Nội vụ
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nội dung của Đề án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm; chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo mục tiêu của Đề án; báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án;
b) Chỉ đạo Phòng Nội vụ các địa phương xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã theo quy hoạch đào tạo cán bộ công chức cấp xã giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020. Hướng dẫn các huyện, thành phố bố trí biên chế chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề; biên chế giáo viên cơ hữu cho mỗi nghề đào tạo tại các Trung tâm dạy nghề công lập theo quy định.
c) Xây dựng dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổ chức thực hiện. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đúng mục đích, đối tượng theo quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố, cơ sở dạy nghề lựa chọn điểm để xây dựng mô hình dạy nghề nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và có khả năng nhân rộng trên địa bàn. Tham gia cùng với các cơ sở dạy nghề trong việc lựa chọn cán bộ kỹ thuật trong các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc củng cố, kiện toàn tổ chức biên chế và hướng dẫn xây dựng Quy chế hoạt động của các trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp và Dạy nghề, để thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn.
b) Chủ trì, chỉ đạo thực hiện việc đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau phổ thông.
5. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ xúc tiến thương mại giới thiệu tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã. Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại gắn với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chính sách và hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của tỉnh Quảng Ngãi; tuyên truyền về tình hình triển khai và kết quả hoạt động của Đề án trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập theo Đề án được duyệt. Bố trí kế hoạch kinh phí để thực hiện Đề án giai đoạn 2011 - 2020 và hàng năm theo quy định của nhà nước.
8. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thẩm định các nội dung và mức chi liên quan đến chính sách và hoạt động của Đề án. Thẩm định và tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời bố trí kinh phí để thực hiện Đề án theo kế hoạch đã được phân bổ hàng năm. Đồng thời, hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đối với các chính sách và hoạt động trong Đề án.
9. UBND các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn theo nội dung hoạt động 1 của Đề án tại địa phương. Chỉ đạo Đài truyền thanh - Phát lại truyền hình địa phương, Đài truyền thanh xã, có chuyên mục tuyên truyền về các các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và vai trò của đào tạo nghề, học nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề;
b) Tổ chức việc điều tra, khảo sát, tổng hợp, dự báo nhu cầu học nghề, đề xuất xây dựng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án này; Bố trí 01 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án này và Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại địa phương; gửi Kế hoạch về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
10. Các cơ sở dạy nghề
Thực hiện các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo đúng hợp đồng ký kết với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Lập kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 06 tháng, hàng năm về dạy nghề của đơn vị cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
11. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi có trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục cho vay của hộ nghèo và hộ chính sách để thực hiện chính sách tín dụng học nghề, chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng đối với lao động nông thôn học nghề.
12. Đề nghị các hội, đoàn thể tỉnh tham gia thực hiện Đề án
a) Hội Nông dân Việt Nam tỉnh chỉ đạo Hội nông dân các cấp tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm; khuyến khích doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm ở địa phương.
b) Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong Đề án này và các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2011 - 2020”;
c) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức tuyên truyền hướng dẫn, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia học nghề và giải quyết việc làm theo Quyết định 295/QĐ-TTg ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011 – 2015 lồng ghép với Đề án này.
d) Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh tham gia các hoạt động phù hợp với Đề án; tuyên truyền, vận động hội viên trong độ tuổi lao động tham gia học nghề.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi; Thủ trưởng các hội, đoàn thể tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số: 1662/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2011của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Đơn vị tính: Người.
NỘI DUNG | Tổng số | Trong đó theo nhóm đối tượng (*) | ||
Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | ||
1. Dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho lao động nông thôn | 522 | 30 | 00 | 492 |
2. Dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn | 4.373 | 1.638 | 00 | 2.735 |
- Dạy nghề dưới 3 tháng | 209 | 59 | 00 | 150 |
- Dạy nghề trình độ sơ cấp nghề | 4.164 | 1.579 | 00 | 2.585 |
Cộng (1 + 2) | 4.895 | 1.668 | 00 | 3.227 |
(*) Nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 gồm:
- Nhóm 1: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.
- Nhóm 2: Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.
- Nhóm 3: Lao động nông thôn khác.
KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Quyết định số: 1662 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Đơn vị tính: Người.
NỘI DUNG | Tổng số giai đoạn 2011-2015 | Trong đó | ||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
I- Lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề từ NSNN | 39.100 | 7.500 | 7.600 | 7.800 | 8.000 | 8.200 |
1. Dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho lao động nông thôn | 9.000 | 1.500 | 1600 | 1.800 | 2.000 | 2.100 |
2. Dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn, trong đó: | 30.100 | 6.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 | 6.100 |
- Dạy nghề dưới 3 tháng | 5.100 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.100 |
- Dạy nghề trình độ SCN | 25.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
II- Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chủ trương XXH | 48.000 | 9.600 | 9.600 | 9.600 | 9.600 | 9.600 |
1. Dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho lao động nông thôn | 18.000 | 3.600 | 3.600 | 3.600 | 3.600 | 3.600 |
2. Dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn, trong đó: | 30.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 |
Tổng cộng (I + II) | 87.100 | 17.100 | 17.200 | 17.400 | 17.600 | 17.800 |
Ghi chú: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2011 - 2020: 12.000 lượt người (Sở Nội vụ thực hiện).
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1662/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Đơn vị: Triệu đồng.
NỘI DUNG | Tổng số vốn | Trong đó | |||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2020 | ||
1. | 2. | 3. | 4. | 5. | 6. | 7. | 8. |
I- Hoạt động Dạy nghề cho lao động nông thôn (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện 8 hoạt động) | 275.215 | 28.504 | 28.504 | 28.504 | 28.504 | 28.504 | 132.695 |
1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm | 1.200 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 | 600 |
- NSTW | 1.200 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 | 600 |
- NSĐP | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 |
- Nguồn huy động xã hội hóa |
|
|
|
|
|
|
|
2. Hoạt động 2: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu | 1.260 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 | 660 |
- NSTW | 1.260 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 | 660 |
- NSĐP | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 |
- Nguồn huy động xã hội hóa |
|
|
|
|
|
|
|
3. Hoạt động 3: Thí điểm mô hình dạy nghề | 875 | 90 | 90 | 90 | 90 | 90 | 425 |
- NSTW | 875 | 90 | 90 | 90 | 90 | 90 | 425 |
- NSĐP | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 |
- Nguồn huy động xã hội hóa |
|
|
|
|
|
|
|
4. Hoạt động 4: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề | 63.090 | 8.856 | 8.856 | 8.856 | 8.856 | 8.856 | 18.810 |
- NSTW | 54.000 | 7.380 | 7.380 | 7.380 | 7.380 | 7.380 | 17.100 |
- NSĐP | 9.090 | 1.476 | 1.476 | 1.476 | 1476 | 1.476 | 01.710 |
- Nguồn huy động xã hội hóa |
|
|
|
|
|
|
|
5. Hoạt động 5: Phát triển chương trình, giáo trình | 1.550 | 170 | 170 | 170 | 170 | 170 | 700 |
- NSTW | 1.550 | 170 | 170 | 170 | 170 | 170 | 700 |
- NSĐP | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 |
- Nguồn huy động xã hội hóa |
|
|
|
|
|
|
|
6. Hoạt động 6: Phát triển đội ngũ GV&CBQL DN | 2.600 | 280 | 280 | 280 | 280 | 280 | 1.200 |
- NSTW | 2.600 | 280 | 280 | 280 | 280 | 280 | 1.200 |
- NSĐP | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 |
- Nguồn huy động xã hội hóa |
|
|
|
|
|
|
|
7. Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề | 201.588 | 18.357 | 18.357 | 18.357 | 18.357 | 18.357 | 109.803 |
- NSTW | 201.588 | 18.357 | 18.357 | 18.357 | 18.357 | 18.357 | 109.803 |
- NSĐP | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 |
- Nguồn huy động xã hội hóa |
|
|
|
|
|
|
|
8. Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá Đề án | 3.052 | 305 | 305 | 305 | 305 | 305 | 1.527 |
- NSTW | 3.052 | 305 | 305 | 305 | 305 | 305 | 1.527 |
- NSĐP | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 | 00 |
- Nguồn huy động xã hội hóa |
|
|
|
|
|
|
|
II- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã (Sở Nội vụ thực hiện) | 30.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 15.000 |
TỔNG CỘNG: (I+II) Trong đó: | 305.215 | 31.406 | 31.406 | 31.406 | 31.406 | 31.406 | 148.185 |
- NSTW | 296.125 | 29.930 | 29.930 | 29.930 | 29.930 | 29.930 | 146.475 |
- NSĐP | 9.090 | 1.476 | 1.476 | 1.476 | 1.476 | 1.476 | 1.710 |
- Nguồn huy động xã hội hóa (không đưa vào kinh phí của Đề án) |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Tổng kinh phí dạy nghề cho Lao động nông thôn (8 hoạt động) giai đoạn 2011 - 2020 là 305,215 tỷ đồng; trong đó: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện 275,215 tỷ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Sở Nội vụ thực hiện 30 tỷ đồng đào tạo cán bộ, công chức xã.
- 1Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2Quyết định 383/QĐ-UBND năm 2011 về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020" do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 5Quyết định 2072/QĐ-CTUBND năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 6Quyết định 599/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung nghề đào tạo và mức chi phí đào tạo sơ cấp nghề miễn phí cho lao động nông thôn do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 7Quyết định 758/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
- 8Quyết định 1592/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Kế hoạch phát triển đào tạo nghề từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 của tỉnh Kiên Giang
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 295/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Thông tư 31/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Quyết định 2052/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 9Quyết định 383/QĐ-UBND năm 2011 về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020" do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 10Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khoá XI, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 11Quyết định 2041/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 13Quyết định 2072/QĐ-CTUBND năm 2010 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 14Quyết định 599/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung nghề đào tạo và mức chi phí đào tạo sơ cấp nghề miễn phí cho lao động nông thôn do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 15Quyết định 758/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
- 16Quyết định 1592/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Kế hoạch phát triển đào tạo nghề từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 của tỉnh Kiên Giang
Quyết định 1662/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- Số hiệu: 1662/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/11/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Cao Khoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/11/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực