- 1Quyết định 813/2006/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 4Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 5Luật Đất đai 2003
- 6Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/2007/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2007 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Hiệp định vay số 2269-VIE(SF) ngày 07 tháng 12 năm 2006 giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho Dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên”;
Căn cứ Quyết định số 813/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Văn bản này quy định chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, ban quản lý rừng, lâm trường, công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được giao rừng và đất lâm nghiệp (sau đây gọi chung là chủ rừng) để trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, nông lâm kết hợp, cải tạo vườn tạp theo Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (dự án FLITCH) tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên.
Điều 2. Nguồn kinh phí để hỗ trợ đầu tư
Nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng được lấy từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí đảm bảo cho các hỗ trợ kỹ thuật khác được sử dụng từ nguồn Quỹ Ủy thác cho ngành lâm nghiệp (TFF) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam dành cho dự án.
Điều 3. Chính sách hỗ trợ đầu tư
Chủ rừng được hỗ trợ kinh phí bằng tiền Việt Nam được quy đổi từ mức hỗ trợ tương đương Đô la Mỹ (viết tắt là USD) theo tỷ giá quy đổi tại thời điểm thanh toán như sau:
1. Đối với rừng đặc dụng
Dự án giúp đỡ các khu bảo tồn về đa dạng sinh học có mức độ ưu tiên cao tiếp cận với nguồn vốn của Quỹ bảo tồn Việt Nam để hỗ trợ kinh phí tiến hành các biện pháp bảo tồn ở trong và xung quanh các khu đặc dụng theo kế hoạch đầu tư của dự án khả thi được duyệt; thiết kế dự toán do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Đối với rừng phòng hộ
a) Bảo vệ rừng: mức hỗ trợ bình quân tương đương 7 USD/ha/năm.
b) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh:
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bổ sung: mức hỗ trợ bình quân tương đương 15 USD/ha/năm.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung: hỗ trợ bình quân tương đương 200 USD/ha đối với năm đầu tiên để trồng bổ sung, hai năm tiếp theo hỗ trợ tương đương 30 USD/ha/năm, sau đó hỗ trợ tương đương 15 USD/ha/năm đối với những năm còn lại.
Mức hỗ trợ và thời gian thực hiện cụ thể đối với từng hạng mục trên do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
c) Trồng rừng mới tập trung: mức hỗ trợ bình quân tương đương 500 USD/ha.
Căn cứ hiện trạng đất của từng khu vực và loài cây trồng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định suất đầu tư; thời gian thực hiện đối với từng hạng mục hỗ trợ đầu tư.
- Đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn: mức hỗ trợ bình quân tương đương 500 USD/ha đối với trồng tập trung bằng cây mọc nhanh; 300 USD/ha đối với trồng rừng theo phương thức nông lâm kết hợp; 70 USD/ha đối với trường hợp cải tạo vườn tạp.
- Đối với các tổ chức: mức hỗ trợ bình quân tương đương 400 USD/ha đối với trồng rừng tập trung bằng cây mọc nhanh.
Mức đầu tư cụ thể đối với từng loài cây, từng khu vực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
1. Đối với rừng đặc dụng
Chủ rừng được sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên trong rừng đặc dụng theo quy định trong Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
2. Đối với rừng phòng hộ
a) Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên (kể cả rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh).
Chủ rừng được khai thác tận dụng, tận thu những cây gỗ chết khô, cây sâu bệnh, cây gẫy đổ và cây ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định. Được khai thác lâm sản ngoài gỗ trừ những loài thực vật, động vật quý hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Khi rừng đạt tiêu chuẩn về phòng hộ thì được chặt chọn theo quy định trong Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg nêu trên. Chủ rừng được hưởng giá trị sản phẩm khai thác theo quy định hiện hành.
b) Rừng phòng hộ là rừng trồng
Chủ rừng được khai thác cây trồng xen, cây phụ trợ, tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ và được hưởng 100% giá trị sản phẩm. Khi rừng đạt tiêu chuẩn về phòng hộ và cây trồng chính đạt tiêu chuẩn khai thác thì được chặt chọn đối với cây trồng chính theo quy định trong Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg nêu trên. Chủ rừng được hưởng giá trị sản phẩm khai thác theo quy định hiện hành.
c) Yêu cầu kỹ thuật, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép khai thác chính, khai thác tận dụng, tận thu rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng phòng hộ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Đối với rừng sản xuất là rừng trồng.
Được phép khai thác tận dụng trong quá trình nuôi dưỡng rừng trồng và được hưởng 100% sản phẩm. Khi rừng đạt tuổi khai thác, chủ rừng được khai thác chính theo phương thức khai thác trắng hoặc khai thác chọn và được hưởng toàn bộ sản phẩm sau khi đã trích nộp như sau:
a) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn phải nộp lại giá trị sản phẩm khai thác bằng tiền Việt Nam tương đương với 150 USD/ha theo tỷ giá quy đổi tại thời điểm thanh toán vào quỹ phát triển xã.
b) Các tổ chức phải nộp lại giá trị sản phẩm khai thác bằng tiền Việt Nam tương đương với 250 USD/ha theo tỷ giá quy đổi tại thời điểm thanh toán vào ngân sách tỉnh hoặc quỹ phát triển lâm nghiệp tỉnh (nếu có).
c) Đối với những diện tích sản xuất được dự án hỗ trợ trồng rừng theo phương thức nông lâm kết hợp, cải tạo vườn tạp: các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn được hưởng toàn bộ sản phẩm khi khai thác.
d) Yêu cầu kỹ thuật, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép khai thác chính, khai thác tận dụng rừng trồng là rừng sản xuất thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Các quyền hưởng lợi khác
Các quyền hưởng lợi khác được thực hiện theo quy định hiện hành và theo quy định trong văn kiện dự án tiền khả thi đã được phê duyệt.
Điều 5. Nghĩa vụ của các chủ rừng tham gia dự án
1. Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng đã ký với dự án; sử dụng đúng mục đích rừng và đất rừng được giao nhằm bảo toàn và phát triển bền vững vốn rừng. Nếu vi phạm cam kết hoặc gây thiệt hại cho các bên liên quan phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Chủ rừng phải tự bỏ vốn để trồng lại rừng hoặc thực hiện những biện pháp xúc tiến tái sinh để tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.
3. Tham gia xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định hiện hành và theo quy định trong văn kiện dự án tiền khả thi đã được phê duyệt.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 1504/QĐ-TTg năm 2010 sửa đổi Điều 3 Quyết định 166/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và các tổ chức tham gia Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 01/2020/QĐ-TTg về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Quyết định 813/2006/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 5Quyết định 02/2001/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 7Luật Đất đai 2003
- 8Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
Quyết định 166/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và các tổ chức tham gia dự án "Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 166/2007/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/10/2007
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: 09/11/2007
- Số công báo: Từ số 766 đến số 767
- Ngày hiệu lực: 24/11/2007
- Ngày hết hiệu lực: 03/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực