Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 165/2005/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TẠM THỜI XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NHÀ, VẬT KIẾN TRÚC ĐỂ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 197/2004/NĐ-CP NGÀY 3/12/2004 CỦA CHÍNH PHỦ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân,
Căn cứ Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng,
Căn cứ Thông tư số 116/2004-TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 26/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1317/TTr-SXD ngày 05/10/2005,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời về việc xác định giá trị nhà, vật kiến trúc để bồi thường, hỗ trợ thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội”

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các Quận, Huyện, Phường, Xã, Thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- TT HĐND Thành phố
- CT UBND Thành phố (để bc)
- Các PCT UBND Thành phố
- Văn phòng Chính phủ
- Các Bộ: XD, TC, TN&MT
- Như điêu 3
- Văn phòng: Thành ủy, HĐND
- Các PVP và các tổ CV
- Lưu VT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH



 
Đỗ Hoàng Ân

 QUY ĐỊNH TẠM THỜI

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NHÀ, VẬT KIẾN TRÚC ĐỂ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 197/2004/NĐ-CP NGÀY 3/12/2004 CỦA CHÍNH PHỦ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 165/2005/QĐ-UB ngày 25 tháng 10 năm 2005)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định tạm thời này để xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc, làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ, thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong giai đoạn Bộ Xây dựng chưa ban hành văn bản hướng dẫn.

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Các đối tượng theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 26/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội”

Điều 3: Nguyên tắc áp dụng

Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng các Quận, huyện, các Chủ đầu tư dự án căn cứ vào các nội dung nguyên tắc được nêu trong quy định này và trên cơ sở đơn giá xây dựng mới, diện tích, tỷ lệ chất lượng còn lại, công năng sử dụng... để xác định giá trị bồi thường nhà, vật kiến trúc khi Nhà nước thu hồi đất. Trong trường hợp các loại công trình không thể vận dụng đơn giá xây dựng mới trong quy định này, thì chủ đầu tư của dự án căn cứ vào hồ sơ hoàn công, quyết toán của công trình để xác định dự toán xây dựng mới; nếu không có hồ sơ hoàn công, quyêt toán thì phải tiến hành lập lại thiết kế, dự toán xây dựng mới. Trên cơ sở hồ sơ dự toán xây dựng mới, chủ đầu tư báo cáo Phòng Xây dựng- Đô thị Quận, Huyện thẩm định để làm cơ sở để trình Hội đồng giải phóng mặt bằng Quận, Huyện sở tại phê duyệt phương án đền bù theo quy định.

Chương 2:

NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NHÀ, CÔNG TRÌNH ĐƯỢC BỒI THƯỜNG

Điều 4. Xác định giá trị xay dựng mới nhà, vật kiến trúc

1. Giá trị xây dựng mới nhà, vật kiến trúc được xác định theo diện tích sàn xây dựng nhà, công trình hay số lượng (m3), (md) của vật kiến trúc được bồi thường nhân (X) với đơn giá xây dựng mới nhà, vật kiến trúc.

Đơn giá xây dựng mới đối với nhà ở, vật kiến trúc được áp dụng theo đơn giá hiện hành do UBND Thành phố ban hành.

2. Được phép vận dụng đơn giá xây dựng mới nhà ở, vật kiến trúc do UBND Thành phố ban hành để xác định giá trị xây dựng mới của Trụ sở làm việc, Văn phòng, Trung tâm thương mại, Trường học, Nhà sản xuất có cấp hạng, kết cấu tương đương với nhà ở.

3. Đối với nhà, vật kiến trúc không áp dụng được hoặc không vận dụng được đơn giá xây dựng mới do UBND Thành phố Hà Nội ban hành thì tùy thuộc tính chất công trình, Hội đồng giải phóng mặt bằng Quận, Huyện quyết định xác định đơn giá xây dựng mới theo cách sau:

- Đối với nhà xưởng, nhà sản xuất, các công trình văn hóa, thể thao thì được phép vận dụng chi phí xây lắp tront tập suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản, của Viện Kinh tế xây dựng- Bộ Xây dựng.

- Đối với các dạng công trình còn lại, không vận dụng được đơn giá xây dựng mới như nêu trên thì thực hiện theo điêu 3 của Quy định này.

Điều 5. Xác định giá trị hiện có của nhà, công trình

Giá trị hiện có của nhà, công trình theo khoản 2, điều 12, Quyết định số 26/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 của UBND Thành phố Hà Nội được xác định bằng kết qủa của phép tính nhân (X) số diện tích sàn xây dựng (nhà, công trình) được bồi thường với đơn giá xây dựng mới của một đơn vị tính, nhân (X) với tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công thức tính toán cụ thể như sau:

Ghc= Mkl x Gxd xTcl

Trong đó: + Ghc là giá trị hiện có của nhà cửa, vật kiến trúc

+ Mkl là số m2 diện tích sàn xây dựng (hoặc đơn vị thể tích, đơn vị chiều dài của vật kiến trúc) được tính bồi thường.

+ Gxd là đơn giá xây dựng mới của một đơn vị tính (m2, m3, md) của nhà, vật kiến trúc.

+ Tcl là tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà hoặc vật kiến trúc được xác định tại Điều 6 của Quy định này.

Điều 6. Xác định tỷ lệ chất lượng còn lại

1. Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình được xác định căn cứ vào tỷ lệ chất lượng còn lại của các kết cấu chính (móng, khung, cột, tường, nền, sàn, kết cấu đỡ mái và mái) tạo nên nhà, công trình đó và tỷ lệ giá trị của kết cấu chính đó so với tổng giá trị của nhà, công trình, cách xác định theo công thức sau:

Trong đó:- i: số thứ tự của kết cấu chính

- n: Số các kết cấu chính

- Tỷ lệ chất lượng còn lại của các kết cấu chính thực hiện theo hướng dẫn số 1076/HD-XD ngày 06/9/1996 của Sở Xây dựng- Phụ lục 1, được trích kèm theo Quy định này.

- Tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính so với tổng giá trị nhà thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 238/BXD-VKT ngày 29/9/1989 của Bộ Xây dựng về việc ban hành bảng giá và tỷ trọng để phục vụ kiểm kê được trích kèm theo Quy định này.

2. Việc xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà tam, vật kiến trúc giao cho Hội đồng giải phóng mặt bằng Quận, Huyện chủ trì xác định và quyết định.

Chương 3:

NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH NHÀ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG VÀ HOÀN TRẢ MẶT TIỀN KHI BỊ CẮT XÉN PHÁ DỠ MỘT PHẦN

Điều 7. Các trường hợp nhà bị cắt xén được bồi thường toàn bộ

1. Nhà bị cắt xén, phá dỡ một phần mà do phá dỡ dẫn đến toàn bộ phần còn lại không đảm bảo khả năng chịu lực thì được bồi thường toàn bộ diện tích nhà.

2. Nhà sau khi cắt xén, phá dỡ mà diện tích còn lại của tầng 1 có diện tích sàn xây dựng ≤ 15m2 có chiều rộng mặt tiền chỉ giới cắt xén theo quy hoạch hoặc chiều sâu so với chỉ giới cắt xén theo quy hoạch ≤ 3m nếu cam kết phá dỡ hế, sẽ được tính bồi thường toàn bộ diện tích xây dựng nhà.

3. Nhà bị cắt xén, phá dỡ mà không thuộc diện quy định tại khoản 1 và 2 của điều 7, nhưng diện tích còn lại chỉ còn cầu thang, nhà vệ sinh, thì được tính bồi thường toàn bộ diện tích nhà.

Điều 8. Bồi thường bổ sung phần nhà ảnh hưởng do cắt xén phá dỡ

1. Nhà bị cắt xén, phá dỡ một phần thì ngoài phần bồi thường diện tích phá dỡ đến chỉ giới cắt xén theo quy hoạch còn được tính bổ sung diện tích nhà bồi thường theo nguyên tắc sau:

- Đối với nhà khung bê tông cốt thép hoặc kết cấu khung thép bị cắt, xén diện tích bồi thường bổ sung được xác định bằng diện tích sàn xây dựng nhà tính từ chỉ giới cắt xén theo quy hoạch đến hệ khung kết cấu chịu lực gần nhất.

- Đối với nhà kết cấu xây gạch chịu lực bị cắt xén 1 phần, nhưng không ảnh hưởng tới an toàn của cả nhà thì diện tích nhà bồi thường bổ sung, được xác định bằng chiều rộng mặt tiền tại chỉ giới cắt xén theo quy hoạch nhân với chiều sâu nhà bằng 1m, nhân với số tầng nhà bị cắt xén tại chỉ giới bị cắt xén theo quy hoạch.

2. Nhà bị cắt xén, phá dỡ trong đó có 1 phần cầu thang thì riêng cầu thang được bồi thường toàn bộ diện tích cầu thang.

Điều 9. Bồi thường hoàn trả mặt tiền nhà

Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần mà phần còn lại vẫn sử dụng được thì ngoài việc bồi thường đã nêu trong điều 7, 8 Chương III của Quy định này thì còn được bồi thường hoàn trả lại mặt tiền nhà. Cách xác định bồi thường hoàn trả mặt tiền theo công thức sau:

Gmt = Mmt x Gmt x Smt x T

Trong đó: Giá trị phần mặt tiền được hoàn trả (Gmt) được xác định bằng: Chiều rộng mặt tiền tại chỉ giới cắt xén theo quy hoạch (Bmt) nhân (x) với đơn giá xây dựng mới 1 m2 sàn xây dựng (Gxd) nhân (x) với chiều sâu (Smt) được tính bằng 1m nhân (x) với số tầng (T) nhà bị cắt xén tại chỉ giới bị cắt xén theo quy hoạch.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Quy trình thực hiện

- Xác định giá trị hiện có của nhà, vật kiến trúc bị phá dỡ, cắt xén và hoàn trả mặt tiền nhà là một nội dung trong quy trình của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Chủ đầu tư tiến hành lập hồ sơ hiện trạng theo hướng dẫn trên, sau đó gửi hồ sơ trình Hội đồng giải phóng mặt bằng Quận, Huyện sở tại phê duyệt theo quy định.

Điều 11. Điều khoản thi hành

- Sở Xây dựng, Ban chỉ dạo GPMB Thành phố, Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng quận, huyện, Phòng Xây dựng- Đô thị quận, huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện quy định này.

- Các dự án đã có phương án bồi thường, hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân liên quan trước ngày Quy định này có hiệu lực thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.

- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Sở, Ngành, UBND các Quận, Huyện có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp các ý kiến, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết.

- Quy định tạm thời này sẽ được bổ sung, chỉnh sửa hoặc thay thế khi Bộ Xây dựng ban hành các hướng dẫn xác định giá trị nhà, vật kiến trúc để bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HÀ NỘI
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
 



Đỗ Hoàng Ân

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 165/2005/QĐ-UB về việc quy định tạm thời xác định giá trị nhà, vật kiến trúc để bồi thường, hỗ trợ thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 165/2005/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/10/2005
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Đỗ Hoàng Ân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/11/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản