- 1Nghị định 147/2003/NĐ-CP về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
- 2Chỉ thị 21-CT/TW năm 2008 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 3Kết luận 95-KL/TW năm 2014 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Ban Bí thư ban hành
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Quyết định 424/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 565/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 140/2018/NQ-HĐND về mức chi, chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy cai nghiện tại cộng đồng và tại các cơ sở cai nghiện công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 2Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008
- 3Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- 4Quyết định 1001/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA hướng dẫn Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành
- 6Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 7Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 8Quyết định 2596/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 10Thông tư liên tịch 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2014 tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 12Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA Quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Lao động thương binh và Xã hội - Bộ Công An ban hành
- 14Nghị định 56/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 15Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 16Thông tư 117/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tổ chức cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1648/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 31 tháng 5 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10/02/2012 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Công an quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 148/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 08/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09/7/2015 của Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công an quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định nghiện ma túy;
Căn cứ Thông tư số 117/2017/TT-BTC ngày 06/11/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc tại gia đình và cộng đồng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 52/TTr-LĐTBXH ngày 10/4/2019 và Báo cáo số 236/BC-LĐTBXH ngày 23/5/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án quản lý người sử dụng ma túy, tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế; Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY, TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1648/QĐ-UBND ngày 31/5/2019 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Tình hình người nghiện ma túy
a) Tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 224.690 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 2.108 người so với năm 2017 (222.582 người). Tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) chiếm từ 60 - 70%, đặc biệt tại các tỉnh khu vực miền Trung và Nam Bộ tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp chiếm 70 - 85%. Số người nghiện sử dụng đồng thời nhiều loại ma túy ngày càng tăng, gây nên rối loạn tâm thần (ngáo đá) dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, gây bức xúc, lo lắng trong quần chúng nhân dân và ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội.
b) Tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh năm 2018 tiếp tục diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 31/12/2018, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 4.279, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 378 người = 9,7% (4.279/3.901 người), bao gồm: Đang cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện là 778 người, trại tạm giam, nhà tạm giữ là 200 người, tại cộng đồng là 3.301 người. Về giới tính: Nam là 3.508 người chiếm tỷ lệ 93%; nữ là 771 người chiếm tỷ lệ 7%. Về độ tuổi: Dưới 16 tuổi có 36 người chiếm tỷ lệ 0,84%, từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi có 2.878 người chiếm tỷ lệ 67,26%, từ đủ 30 tuổi trở lên có 1.365 người chiếm tỷ lệ 31,90%. Về học sinh, sinh viên: 25 người; công nhân - người lao động: 832 người; nghề nghiệp không ổn định và không nghề nghiệp: 3.422 người. Qua phân tích số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý:
- Cơ cấu người nghiện ma túy theo vùng miền cũng đã có những thay đổi đáng kể, không chỉ phát hiện ở thành phố, thị trấn mà lan ra các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng đồng bào có đạo. Độ tuổi của người nghiện ma túy có xu hướng trẻ hóa, đa số đối tượng nghiện tập trung trong lứa tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi, chiếm tỷ lệ 67,26%. Có 93% người nghiện ma túy là nam giới.
- Loại ma túy được sử dụng và hình thức sử dụng ma túy có nhiều thay đổi phức tạp. Heroin và ma túy tổng hợp (ma túy đá) là loại ma túy được sử dụng chủ yếu (trên 80% sử dụng ma túy tổng hợp), việc lạm dụng ma túy tổng hợp (ATS), đặc biệt là Methamphetamine đang có xu hướng gia tăng trong người nghiện ma túy, nhất là giới trẻ. Việc lạm dụng các loại ma túy tổng hợp khiến cho công tác phòng ngừa và cai nghiện phục hồi cho nhóm người nghiện ma túy gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cách thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay đổi, từ hình thức tiêm chích nay đã chuyển sang hình thức nuốt, uống, hút, hít... Thành phần đối tượng nghiện tập trung chủ yếu vào nhóm có trình độ văn hóa thấp, đối tượng có tiền án, tiền sự, người không có nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định và một số đối tượng là công nhân lao động, học sinh, sinh viên ăn chơi đua đòi, bị dụ dỗ lôi kéo; tình trạng thanh thiếu niên có lối sống đua đòi, sử dụng các chất ma túy tổng hợp “Dạng ma túy đá” trong các vũ trường, quán bar, quán karaoke, nhà nghỉ ngày càng nhiều.
c) Sự xuất hiện nhiều loại ma túy mới (cỏ Mỹ, lá Khát, tem giấy) đang là mối quan tâm của toàn xã hội và là một trong những nguyên nhân làm mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Tình hình tội phạm liên quan đến ma túy
a) Tình hình hoạt động của tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng cả về số vụ, số đối tượng, quy mô, tính chất nguy hiểm; trọng lượng ma túy được mua bán, tiêu thụ ngày càng nhiều, đặc biệt là ma túy tổng hợp. Tội phạm ma túy không chỉ hoạt động mua bán nhỏ lẻ như trước, những đối tượng ở Đồng Nai đã móc nối với các đối tượng ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác hình thành những đường dây, băng nhóm mua bán ma túy với số lượng lớn. Tính chất phạm tội ngày càng nguy hiểm, manh động, gây hậu quả nghiêm trọng; số lượng ma túy thu giữ trong các vụ án đều cao hơn năm trước. Hiện nay, tình hình các đối tượng sử dụng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Skype, Twiter… để trao đổi, mua bán ma túy, các hoạt động mua bán nhỏ lẻ, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma túy tại các địa bàn trọng điểm còn xảy ra nhiều. Bên cạnh đó, tình hình mua bán, sử dụng ma túy tổng hợp trong giới trẻ ngày càng tăng và diễn ra tại nhiều khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ bình dân, karaoke, “Bar trá hình” diễn ra sau 23 giờ đêm đến sáng ngày hôm sau trên địa bàn thành phố Biên Hòa, huyện Trảng Bom, huyện Long Thành; sự quản lý lỏng lẻo của các khách sạn, nhà nghỉ đối với khách lưu trú, tạo cơ hội cho thanh thiếu niên lợi dụng tập trung sử dụng ma túy tổng hợp tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, có nhiều vụ phát hiện hàng trăm đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp, các loại tội phạm chủ yếu diễn ra tại các địa bàn trọng điểm như thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch.
b) Trong năm 2018, tội phạm về ma túy được tổ chức đấu tranh quyết liệt, đã phát hiện, xử lý 581 vụ với 1.837 đối tượng, tăng 32% so với năm 2017.
c) Công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện tiếp tục đạt được một số kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực; chất lượng công tác cai nghiện ma túy từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, tình hình người nghiện ma túy tái nghiện vẫn đang ở mức cao (sau 01 năm tỷ lệ tái nghiện khoảng 30%, 02 năm tỷ lệ tái nghiện khoảng 50%, sau 05 năm tỷ lệ tái nghiện trên 80%). Bên cạnh đó công tác quản lý sau cai nghiện, dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện chưa được các địa phương quan tâm đúng mức, do đó số người nghiện ma túy được vay vốn, tạo việc làm chưa cao và chưa bền vững.
3. Dự báo tình hình người nghiện ma túy đến năm 2025
Dự báo mỗi năm, bình quân số người nghiện ma túy tăng khoảng 10% (khoảng 500 người nghiện mới), số lượng người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý dự báo đến cuối năm 2025 trên địa bàn tỉnh khoảng 9.000 - 10.000 người. Số người nghiện ma túy tăng cao, công tác quản lý người nghiện ma túy ngày càng khó khăn, tình trạng mất an ninh trật tự, an toàn xã hội tăng theo, số người chết do tác hại của ma túy ngày càng cao ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc ban hành Đề án quản lý người sử dụng ma túy và tổ chức cai nghiện ma túy nhằm làm giảm người nghiện ma túy, giảm tái phạm liên quan đến ma túy góp phần đảm bảo tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh là cần thiết.
1. Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008.
2. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
3. Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
4. Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
6. Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
7. Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
8. Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới.
9. Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
10. Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020.
11. Thông tư Liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10/02/2012 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Công an quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
12. Thông tư Liên tịch số 148/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 08/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.
13. Thông tư Liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09/7/2015 của Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công an quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định nghiện ma túy.
14. Thông tư số 117/2017/TT-BTC ngày 06/11/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tổ chức cai nghiện ma tuý bắt buộc tại gia đình và cộng đồng.
MỤC TIÊU, PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
a) Nâng cao trách nhiệm cá nhân, gia đình và toàn xã hội để chủ động phòng ngừa và giảm dần tình trạng nghiện ma túy.
b) Tạo cơ hội cho người nghiện dễ dàng tiếp cận các hình thức cai nghiện, tăng hiệu quả công tác cai nghiện.
c) Công tác cai nghiện tại cộng đồng gắn với quản lý địa bàn, không để tồn tại các tụ điểm mua bán ma túy và hạn chế tỷ lệ tái nghiện, số người nghiện mới phát sinh, bảo đảm tình hình an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
d) Kìm hãm tốc độ gia tăng người nghiện mới; giảm tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy trong cộng đồng, đặc biệt là trong nhóm có trình độ văn hóa thấp, đối tượng có tiền án, tiền sự, người không có nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định và một số đối tượng là công nhân lao động, học sinh, sinh viên ăn chơi đua đòi; tổ chức cai nghiện ma túy theo hướng hiệu quả, bền vững.
đ) Đảm bảo các hoạt động giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm cho người cai nghiện và người sau cai nghiện, giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
e) Là cơ sở pháp lý trong việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Mục tiêu cụ thể
a) 100% người sử dụng ma túy được phát hiện và được đưa vào diện theo dõi, quản lý hỗ trợ tại cộng đồng dân cư.
b) Cai nghiện, chữa trị, tư vấn giảm tác hại của việc sử dụng ma túy cho 100% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.
c) 100% người nghiện ma túy thuộc diện quản lý sau cai nghiện tham gia các hình thức quản lý, tư vấn, trợ giúp, giám sát, được đáp ứng nhu cầu tư vấn học nghề và đào tạo nghề, tư vấn việc làm, hỗ trợ giới thiệu việc làm.
d) Giảm ít nhất từ 30% đến 40% số người nghiện ma túy so với hiện nay; phấn đấu đạt 70% số xã, phường, thị trấn, khu dân cư và 90% cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học không có tệ nạn ma túy.
đ) Giảm số người sử dụng ma túy 10%/năm.
e) Phát hiện và xử lý tội phạm ma túy tăng từ 5 - 10%.
g) Giảm số người lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy từ 24% xuống còn 10 - 15%.
h) Giảm sự kỳ thị đối với người nghiện ma túy.
i) Tăng cơ hội tiếp cận các nguồn lực xã hội cho người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
1. Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2019 đến năm 2025.
2. Địa bàn triển khai thực hiện: Tại các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh có người nghiện ma túy.
I. CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY
1. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Kết luận số 95-KL/TW ngày 02/4/2014 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 22/8/2008 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 15/01/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm ma túy, kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh. Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 theo Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
2. Triển khai các biện pháp nghiệp vụ tổ chức phòng ngừa và đấu tranh trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; mở các đợt tấn công trấn áp tội phạm về ma túy; triệt phá các đường dây, tổ chức vận chuyển, mua bán, tổ chức sử dụng ma túy. Thường xuyên rà soát địa bàn, di biến động của người nghiện và người sử dụng ma túy; đặc biệt quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các đối tượng phạm tội về ma túy, đối tượng trọng điểm; tăng cường lực lượng trên các tuyến; địa bàn trọng điểm, các địa bàn giáp ranh, công cộng... tập trung triệt xóa, bóc gỡ các đường dây, ổ nhóm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.
3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành: Công an, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hải quan trong quản lý, kiểm tra, giám sát ngăn chặn hiệu quả việc thất thóat, thẩm lậu tiền chất, hóa chất, dược liệu vào việc sản xuất ma túy tổng hợp trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy xâm nhập, vận chuyển qua địa bàn tỉnh; chủ động tổ chức các biện pháp ngăn chặn việc trồng cây thuốc phiện, cần sa...
4. Tăng cường kiểm tra các địa bàn công cộng, khu vực giáp ranh phức tạp, phối hợp linh hoạt các hoạt động điều tra trinh sát với các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ giữa biện pháp quản lý hành chính, tuần tra kiểm soát công khai với các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh, bắt giữ và xử lý tội phạm về ma túy, phòng ngừa không để hình thành tụ điểm phức tạp, gây bức xúc dư luận.
5. Nâng cao hiệu quả chất lượng công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, tăng cường kiểm tra, quản lý các loại hình kinh doanh lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ), cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có điều kiện về an ninh trật tự (quán bar, karaoke, vũ trường…), ngăn chặn không để tội phạm ma túy lợi dụng tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, đăng ký, khai báo tạm trú, tạm vắng; gắn với công tác phát động phong trào quần chúng, vận động Nhân dân ở khu dân cư, tích cực tham gia phát hiện tố giác tội phạm ma túy với cơ quan chức năng để có biện pháp đấu tranh, triệt xóa, giải quyết kịp thời các điểm hoạt động tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn ngay từ khi mới hình thành, không để hoạt động kéo dài gây bức xúc dư luận.
7. Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh hợp pháp các loại tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần; không để xảy ra vụ việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn tỉnh. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm soát các hoạt động mua bán liên quan đến các loại thuốc tân dược, thuốc thú y có chứa hoạt chất gây nghiện, chất hướng thần, tiền chất ma túy được phép nhập khẩu, sản xuất lưu hành tại Việt Nam, phòng ngừa hành vi chiết xuất, sản xuất trái phép chất ma túy...
8. Thường xuyên tổ chức rà soát, thống kê số người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp trên địa bàn tỉnh; thống nhất trong việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách quản lý đối với người nghiện ma túy; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nghiện ma túy; tiếp nhận, phân loại các đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp để quản lý có hiệu quả tại các cơ sở cai nghiện.
9. Thực hiện tốt công tác vận động người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng. Tổ chức tốt công tác cắt cơn, giáo dục tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ việc làm và giúp đỡ người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng. Tiếp tục triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện ma túy. Tổ chức tổng kết đánh giá hiệu quả của Đề án này. Duy trì và phát triển các mô hình quản lý sau cai, các câu lạc bộ và có kế hoạch mở rộng các lớp đào tạo cán bộ làm công tác quản lý, điều trị nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện tại trung tâm, cộng đồng.
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY
1. Thành lập Tổ công tác cai nghiện ma túy
a) Tổ công tác cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là Tổ công tác) do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập, giải thể; giúp Chủ tịch UBND cấp xã trong việc tổ chức các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.
b) Thành phần Tổ công tác gồm: Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm Tổ trưởng; các thành viên gồm: Cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Y tế; đại diện khu dân cư (khu phố, ấp), đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; người có chuyên môn y tế về cai nghiện ma túy, người tự nguyện tham gia công tác cai nghiện.
c) Căn cứ vào số lượng người nghiện ma túy, tình hình thực tiễn của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định số lượng thành viên Tổ công tác và chỉ định Thường trực Tổ công tác.
d) Tổ trưởng Tổ công tác chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Tổ trước Chủ tịch UBND cấp xã; phân công nhiệm vụ cho các thành viên phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cử thành viên tham gia.
đ) Nguyên tắc làm việc của Tổ công tác:
- Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu sự phân công của Tổ trưởng Tổ công tác. Mọi hoạt động của các thành viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Mỗi thành viên được phân công trực tiếp theo dõi, quản lý một số người cai nghiện và phối hợp với thành viên khác thực hiện nội dung hoạt động liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người cai nghiện trong việc tiếp cận dịch vụ tư vấn, chăm sóc y tế, tâm lý và xã hội cho người cai nghiện.
2. Thành lập các cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy cấp huyện
a) Mục đích:
Hình thành mạng lưới các cơ sở điều trị nghiện có đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ điều trị nghiện; tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện ma túy tiếp cận và sử dụng dịch vụ.
b) Nguyên tắc:
- Nhà nước thành lập và có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở điều trị nghiện tự nguyện theo Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ.
+ Cơ sở do Nhà nước thành lập: Là đơn vị sự nghiệp công lập, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Cơ sở do tổ chức, cá nhân thành lập (cơ sở dân lập): Là cơ sở kinh doanh có điều kiện, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Số lượng, quy mô, vị trí của các cơ sở phải phù hợp với nhu cầu điều trị và tình hình thực tế, bảo đảm thuận lợi cho người bệnh, tránh dàn trải lãng phí.
- Cơ sở do Nhà nước thành lập dựa trên cơ sở vật chất, tổ chức, nguồn nhân lực sẵn có của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Y tế.
c) Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở điều trị nghiện tự nguyện:
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị toàn diện cho người nghiện ma túy với các phương pháp điều trị thích hợp cho từng người.
- Triển khai các cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh tùy thuộc vào số người nghiện; tạo điều kiện người nghiện dễ tiếp cận được dịch vụ.
- Cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư Liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10/02/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Công an.
3. Thành lập các Điểm tư vấn cai nghiện ma túy tại cộng đồng
a) Mục đích:
Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện nâng cao nhận thức, tuân thủ việc điều trị lâu dài tại cộng đồng.
b) Nguyên tắc thành lập:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ của điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng chủ yếu sử dụng trạm y tế cấp xã để hoạt động, bảo đảm các điều kiện theo quy định của các cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế và các quy định về tư vấn, chăm sóc, điều trị nghiện.
- Huy động sự tham gia và kết nối hoạt động của các cá nhân, tổ chức xã hội tại địa phương.
- Căn cứ số lượng người nghiện ma túy tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Cán bộ làm việc tại các điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và những người tình nguyện tham gia nòng cốt (thành viên của Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã) và sự tham gia tự nguyện của các tổ chức, cá nhân không hưởng tiền lương, tiền công từ ngân sách.
c) Nhiệm vụ của điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng:
Tư vấn giúp người nghiện lựa chọn phương pháp điều trị nghiện thích hợp; tư vấn và hỗ trợ giúp người nghiện tuân thủ điều trị.
1. Nhiệm vụ của Tổ công tác
a) Giúp UBND cấp xã tổ chức tiếp nhận khai báo và đăng ký cai nghiện; đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã quyết định các biện pháp cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng; xây dựng kế hoạch cai nghiện; lập hồ sơ, tổ chức các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.
b) Phối hợp tổ dân cư nơi người nghiện ma túy cư trú xem xét, đánh giá về tình trạng nghiện, hoàn cảnh gia đình, nhân thân của người nghiện ma túy để lập kế hoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho phù hợp.
c) Hướng dẫn người nghiện ma túy và gia đình hoặc người giám hộ thực hiện kế hoạch cai nghiện; hàng tháng nhận xét, đánh giá việc thực hiện và lưu hồ sơ của người cai nghiện; theo dõi, quản lý, chăm sóc, giúp đỡ người cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội để thay đổi hành vi, nhân cách và nâng cao năng lực tái hòa nhập cộng đồng.
d) Tư vấn, giúp đỡ người nghiện ma túy trong thời gian cai nghiện; tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng, sức khỏe, khả năng học tập và lao động sản xuất.
đ) Định kỳ hàng tháng, Tổ trưởng Tổ công tác có trách nhiệm triệu tập các thành viên tham gia họp định kỳ, mỗi thành viên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng và đề ra kế hoạch cho tháng tiếp theo.
e) Định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng và 01 năm hoặc đột xuất, Tổ trưởng Tổ công tác có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cai nghiện tại gia đình và tại cộng đồng cho Chủ tịch UBND cấp xã.
2. Trách nhiệm của người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy
a) Trách nhiệm của người nghiện ma túy (Khoản 1, Điều 28 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010):
- Chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước của thôn, tổ dân phố, đơn vị dân cư nơi mình cư trú; tuân thủ các quy định về chuyên môn, kế hoạch cai nghiện cá nhân.
- Hàng tháng báo cáo người được phân công trực tiếp giúp đỡ về tình hình điều trị, cai nghiện, kết quả và sự tiến bộ của mình.
- Phải có mặt khi UBND cấp xã yêu cầu; nếu vắng mặt mà không có lý do chính đáng, thì UBND cấp xã triệu tập đến trụ sở UBND cấp xã, yêu cầu làm kiểm điểm về hành vi vi phạm đó.
b) Trách nhiệm của gia đình người nghiện ma túy (Khoản 2, Điều 28 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010):
- Phối hợp Tổ công tác, cán bộ Tổ công tác được phân công giúp đỡ người cai nghiện trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện ma túy thực hiện kế hoạch cai nghiện, xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng.
- Chăm sóc, quản lý, theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện ma túy sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.
- Theo dõi, phát hiện những người nghiện ở khu dân cư hoặc các địa bàn khác đến quan hệ, tiếp xúc với người đang cai nghiện, báo cáo Tổ công tác.
3. Hoạt động của Cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy
a) Khám sức khỏe, phân loại người nghiện ma túy:
- Y, bác sỹ điều trị cắt cơn có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe ban đầu, làm hồ sơ bệnh án cho người cai nghiện ma túy; xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều trị cắt cơn.
- Căn cứ vào bệnh án, các kết quả xét nghiệm, cán bộ điều trị phân loại người cai nghiện theo loại ma túy sử dụng, tình trạng sức khỏe để xây dựng kế hoạch điều trị, cai nghiện phù hợp với từng người.
b) Điều trị cắt cơn, giải độc:
- Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định; ghi chép, bảo quản hồ sơ bệnh án thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
- Thực hiện chế độ điều trị cắt cơn theo phác đồ của Bộ Y tế ban hành.
c) Phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
d) Bảo đảm trật tự, an toàn cho đối tượng điều trị cắt cơn tại điểm cắt cơn, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phòng tránh thẩm lậu ma túy và các hành vi mất an toàn khác của đối tượng.
đ) Hướng dẫn gia đình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình điều trị cắt cơn, tư vấn, động viên, khích lệ để họ an tâm điều trị.
4. Quản lý, giám sát người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng (Điều 24 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010)
a) Người nghiện ma túy sau khi hoàn thành giai đoạn điều trị cắt cơn được lập sổ theo dõi diễn biến hành vi, tâm lý và đưa trở về quản lý tại gia đình.
b) Tổ công tác phân công cán bộ hỗ trợ giúp đỡ người nghiện ma túy trong việc thực hiện kế hoạch cai nghiện; phối hợp với gia đình, các tổ chức đoàn thể nơi người nghiện ma túy cư trú để quản lý, giám sát và hỗ trợ người cai nghiện.
c) Cán bộ được phân công hỗ trợ có kế hoạch, biện pháp quản lý, giáo dục, tư vấn người cai nghiện trong suốt thời gian cai nghiện, bảo đảm cho người cai nghiện thực hiện đúng và đủ quy trình cai nghiện; hàng tháng báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác về việc thực hiện kế hoạch cai nghiện của người cai nghiện.
5. Những quy định về đi lại, thay đổi nơi cư trú đối với người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng (Điều 30 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010)
a) Trong thời gian cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng, khi tình trạng sức khỏe đã phục hồi, người cai nghiện có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng, trừ trường hợp đang trong giai đoạn cắt cơn, giải độc. Mỗi lần vắng mặt không được quá 30 (ba mươi) ngày, số thời gian vắng mặt không được vượt quá một phần hai tổng số thời gian cai nghiện theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã và phải tuân theo quy định sau đây:
- Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú đến 20 (hai mươi) ngày thì phải báo cáo Trưởng Công an cấp xã; vắng mặt tại nơi cư trú từ trên 20 (hai mươi ngày) thì phải làm đơn xin phép ghi rõ lý do, thời gian và nơi đến kèm theo ý kiến của Tổ trưởng Tổ công tác và được Chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú đồng ý. Chủ tịch UBND cấp xã nơi người cai nghiện cư trú phải gửi văn bản đến Chủ tịch UBND cấp xã nơi họ đến lưu trú để phối hợp theo dõi, quản lý và hỗ trợ người cai nghiện.
- Người cai nghiện có trách nhiệm báo cáo Trưởng Công an cấp xã hoặc Chủ tịch UBND cấp xã nơi mình đến lưu trú biết. Khi hết thời hạn lưu trú, phải có xác nhận của Trưởng Công an cấp xã hoặc Chủ tịch UBND cấp xã về thời hạn lưu trú và việc chấp hành pháp luật tại nơi đến lưu trú.
b) Thời gian người cai nghiện vắng mặt tại nơi cư trú được tính vào thời hạn chấp hành quyết định, nếu người đó không vi phạm pháp luật tại địa phương nơi đến lưu trú; nếu có vi phạm hoặc vắng mặt mà không báo cáo hoặc không được sự đồng ý của Trưởng Công an cấp xã hoặc Chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú thì thời gian vắng mặt không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
c) Trong trường hợp vì các lý do chính đáng như thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, đi học, có việc làm ổn định hoặc các lý do chính đáng khác mà tạm trú ở địa phương khác, người cai nghiện phải làm đơn đề nghị có ý kiến của Tổ trưởng Tổ công tác gửi Chủ tịch UBND cấp xã nơi người cai nghiện cư trú xem xét, giải quyết:
- Trường hợp người cai nghiện thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, Chủ tịch UBND cấp xã làm văn bản đề nghị và gửi toàn bộ hồ sơ của người cai nghiện cho Chủ tịch UBND cấp xã nơi người đó sẽ đến cư trú để tiếp tục quản lý, giáo dục.
- Trường hợp người cai nghiện đi học, có việc làm ổn định hoặc các lý do chính đáng mà tạm trú ở địa phương khác, Chủ tịch UBND cấp xã làm văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã nơi người đó lưu trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để tiếp tục quản lý, giúp đỡ họ.
6. Giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách (Điều 25 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010)
a) Trong thời gian cai nghiện, Tổ công tác có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện liệu pháp tâm lý tập thể, liệu pháp tâm lý nhóm; tổ chức học tập về pháp luật, đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh nhằm phục hồi toàn diện về nhân cách, sức khỏe, tâm lý cho người cai nghiện.
- Tổ chức hoạt động tư vấn, giúp đỡ người nghiện ma túy sửa đổi hành vi, nhân cách; phòng, chống tái nghiện; giúp họ định hướng tương lai; tổ chức các hoạt động lao động trị liệu nhằm giúp họ hiểu được giá trị của lao động; tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí.
b) Hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách và lao động trị liệu phải được thực hiện xen kẽ trong suốt thời gian cai nghiện.
7. Dạy nghề, tạo việc làm cho người cai nghiện, người sau cai nghiện (Điều 26 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010)
a) Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp các cơ sở dạy nghề của địa phương để tổ chức truyền nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho người cai nghiện, người sau cai nghiện.
b) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp xã theo điều kiện, khả năng của doanh nghiệp tiếp nhận người cai nghiện ma túy, tổ chức truyền nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho người cai nghiện, người sau cai nghiện ma túy.
8. Chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tại cộng đồng
Thực hiện Nghị quyết số 140/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức chi, chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy cai nghiện tại cộng đồng và tại các cơ sở cai nghiện công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các quy định khác của Trung ương.
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAI NGHIỆN VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH THỜI GIAN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG (thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10/02/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Công an quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng).
1. Đánh giá kết quả cai nghiện tại cộng đồng
Hàng tháng và khi kết thúc thời gian cai nghiện, Tổ trưởng Tổ công tác, cán bộ được phân công quản lý, theo dõi, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình và cai nghiện tại cộng đồng phối hợp tổ dân phố, ấp nơi đối tượng cư trú và gia đình người nghiện họp nhận xét về quá trình chấp hành các quy định về công tác cai nghiện của người nghiện bằng văn bản báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã và lưu vào hồ sơ của người nghiện.
2. Cấp giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại cộng đồng
a) Người nghiện ma túy đã hoàn thành thời gian cai nghiện được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành thời gian cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng khi chấp hành tốt các quy định về cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và các quy định của địa phương.
b) Chủ tịch UBND cấp xã cấp giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tại cộng đồng sau khi nhận được văn bản đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác.
1. Công tác quản lý người sử dụng ma túy và tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được thực hiện theo quy định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an và các Bộ liên quan, đồng thời áp dụng dựa trên tình hình thực tế của tỉnh.
2. Lộ trình thực hiện
a) Năm 2019: Xây dựng Đề án, hoàn thành việc thành lập 06 cơ sở cai nghiện ma túy tại cộng đồng cấp huyện. Thống kê, rà soát, lập danh sách người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tổ chức cai nghiện tại cộng đồng tại 06 cơ sở cai nghiện cấp huyện (Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Thống Nhất, thành phố Biên Hòa).
- Hoàn thành việc xây dựng các Điểm tư vấn cai nghiện ma túy cấp xã.
- Sơ kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án.
b) Từ năm 2020 đến năm 2025:
- Tổ chức triển khai đồng bộ các hoạt động tổ chức tư vấn, cai nghiện, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người sử dụng ma túy.
- Tổ chức tổng kết việc thực hiện Đề án, đánh giá kết quả đạt được, những việc chưa đạt, đề ra các biện pháp, giải pháp để thực hiện tốt công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.
1. Về chính sách
Đề nghị cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp tăng cường quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định tầm quan trọng của công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Về tuyên truyền, vận động
a) Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn thể cộng đồng, của bản thân và gia đình người nghiện; tập trung đối tượng là người nghiện và gia đình người nghiện; vừa tuyên truyền, vừa vận động tự giác khai báo, đăng ký cam kết cai nghiện.
b) Tổ chức tiếp cận cộng đồng, sử dụng đồng thời nhiều phương pháp tiếp cận, có sự tham gia của người dân và bản thân người nghiện; sớm phát hiện các đối tượng mới mắc nghiện, nghiện nhẹ, kịp thời đưa vào diện đối tượng vận động cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
3. Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội
a) Tăng cường công tác tấn công, trấn áp tội phạm, các tụ điểm buôn bán, sử dụng ma túy, tạo môi trường trong sạch, hạn chế tối đa các cám dỗ đối tượng tái sử dụng ma túy đối với người đang cai nghiện và người sau cai nghiện.
b) Lồng ghép công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng với công tác “Xây dựng xã, phường làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
4. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho Tổ công tác cai nghiện ma túy, cán bộ chuyên trách về tư vấn dự phòng và điều trị nghiện ma túy, nắm được các kỹ năng tư vấn, kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động, giúp đỡ người sau cai nghiện.
5. Phát huy nguồn lực cộng đồng
Huy động cộng đồng, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các câu lạc bộ tham gia công tác tuyên truyền; vận động, phát hiện người nghiện ma túy đưa đi cai nghiện tại cộng đồng; quản lý sau cai nghiện và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện.
6. Hỗ trợ tâm lý - xã hội
Thực hiện đồng bộ các hoạt động hỗ trợ về tâm lý, xã hội đối với người nghiện như tư vấn, hỗ trợ sinh hoạt nhóm người sau cai nghiện, dạy nghề, vay vốn, hỗ trợ việc làm, công tác dạy nghề, hỗ trợ việc làm phải dựa trên nhu cầu, khả năng của đối tượng cũng như nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương; vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp nhận người sau cai nghiện làm việc, có việc làm ổn định.
Bố trí thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy.
1. Kinh phí đảm bảo chi hoạt động thường xuyên, chi đầu tư cơ sở vật chất cho Cơ sở điều trị cắt cơn phục vụ cho công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng và Điểm tư vấn cai nghiện ma túy tại cộng đồng được thực hiện theo phân cấp ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Về bố trí dự toán của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện việc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Luật Phòng, chống ma túy như sau:
a) Kinh phí chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy và hỗ trợ đối với người nghiện ma túy cai nghiện ma túy tại cộng đồng được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội của ngân sách cấp huyện, cấp xã.
b) Hàng năm căn cứ số đối tượng nghiện ma túy tại cộng đồng, tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Huy động từ nguồn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chịu trách nhiệm chính triển khai Đề án này trên địa bàn tỉnh; thực hiện quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng; xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng.
b) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa thành lập các Cơ sở điều trị cai nghiện ma túy tại cộng đồng cấp huyện, các Điểm tư vấn cai nghiện ma túy cấp xã.
c) Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa hướng dẫn thống nhất mẫu kế hoạch cai nghiện cá nhân, đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện, sơ yếu lý lịch, quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình, quyết định cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng, quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng theo quy định.
d) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc đảm bảo đủ chi phí, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.
đ) Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể cùng cấp tuyên truyền, vận động người nghiện, gia đình người nghiện đăng ký cai nghiện tự nguyện.
e) Phối hợp, tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn điều trị nghiện ma túy và dự phòng tái nghiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng.
g) Định kỳ hàng năm chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cai nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
h) Định kỳ 06 tháng và cuối năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cai nghiện ma túy tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Y tế
a) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tham mưu thành lập các Cơ sở điều trị cắt cơn nghiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; nâng cấp, sửa chữa, bổ sung chức năng cho các điểm điều trị cắt cơn nghiện ma túy, thành lập các Điểm tư vấn cai nghiện ma túy.
b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn đối với cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, cấp chứng chỉ theo quy định.
c) Hướng dẫn, chỉ đạo y tế cấp xã xét nghiệm tìm chất ma túy, lập hồ sơ, bệnh án người nghiện ma túy, xác định người nghiện ma túy; chế độ điều trị, cắt cơn cho người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.
d) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động các Cơ sở điều trị cắt cơn, cai nghiện ma túy; cung cấp các trang thiết bị y tế cần thiết để xác định nghiện ma túy.
3. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa kiểm tra, hướng dẫn Công an cấp huyện, cấp xã phối hợp cán bộ Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp hỗ trợ UBND cấp xã thu thập tài liệu xác định người nghiện ma túy; lập hồ sơ cai nghiện tự nguyện tại gia đình và tại cộng đồng; áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng theo quy định.
b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế hướng dẫn công tác nghiệp vụ cho Công an cấp xã trong việc đảm bảo chấp hành các quyết định cai nghiện khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
c) Có phương án đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong công tác cai nghiện tại cộng đồng, tổ chức tập huấn hướng dẫn công tác nghiệp vụ cho Tổ công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng.
d) Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp liên quan trong việc thu thập thông tin người nghiện ma túy, tuyên truyền vận động, khuyến khích người nghiện đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí cho các hoạt động điều trị cai nghiện ma túy tại cộng đồng; hướng dẫn các đơn vị sử dụng, thanh quyết toán theo quy định.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh lồng ghép các nguồn lực để tổ chức triển khai công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng đạt hiệu quả.
6. Sở Tư pháp
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến công tác phòng, chống ma túy; phối hợp tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, chỉ đạo nội dung thông tin tuyên truyền cho các cơ quan báo chí trong tỉnh và hệ thống đài truyền thanh cấp huyện thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương, giải pháp, chính sách pháp luật của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng; tuyên truyền về những tấm gương tiêu biểu trong cai nghiện ma túy; các hoạt động cai nghiện ma túy tại địa phương.
b) Thực hiện tuyên truyền, đăng tải các nội dung liên quan đến công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh.
8. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai
Tăng cường tuyên truyền về công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng; nêu gương sáng, tiêu biểu của người tự nguyện cai nghiện ma túy; các hoạt động hiệu quả của Tổ công tác cai nghiện ma túy.
9. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
a) Tổ chức điều tra, thống kê nắm chắc tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn quản lý; xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cai nghiện ma túy.
b) Phối hợp các Sở: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội nâng cấp, sửa chữa cơ sở y tế để điều trị cắt cơn nghiện ma túy trên địa bàn, phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Bố trí kinh phí cho công tác cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị cai nghiện ma túy tại cộng đồng cấp huyện.
c) Tạo điều kiện thuận lợi về kinh doanh, sản xuất đối với cơ sở sản xuất thuộc các tổ chức, cá nhân có tiếp nhận, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện; vận động các tổ chức, đơn vị kinh doanh, sản xuất trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết tổ chức sản xuất, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
d) Hướng dẫn, chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng kế hoạch tổ chức cai nghiện; tạo điều kiện cho UBND cấp xã trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
đ) Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng ở địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác cai nghiện ma túy.
10. UBND các xã, phường, thị trấn
a) Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
b) Chỉ đạo Công an xã phối hợp các ban, ngành liên quan trong việc thu thập tài liệu, lập danh sách người nghiện ma túy, lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức cai nghiện, phối hợp cơ quan Công an cấp huyện trong việc tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định cai nghiện vào Cơ sở điều trị nghiện.
c) Thành lập và chỉ đạo Tổ công tác thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, quản lý, giáo dục người tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp người cai nghiện ma túy phục hồi sức khỏe, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.
d) Thành lập các Điểm tư vấn cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
đ) Chỉ đạo đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn (đã thành lập) phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
e) Tạo điều kiện cho người đã cai nghiện được học nghề, tìm việc làm, vay vốn, sản xuất, kinh doanh và tiếp cận với các dịch vụ y tế, xã hội, phòng, chống tái nghiện ma túy; huy động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng bền vững.
g) Kiểm tra, thanh tra công tác tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng ở địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác cai nghiện ma túy.
II. ĐỀ NGHỊ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Chỉ đạo các tổ chức thành viên phối hợp các ngành liên quan tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, vận động người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện hoặc đi cai nghiện tập trung; phối hợp các tổ chức, đoàn thể nhận cảm hóa, giáo dục đối tượng nghiện ma túy; vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình giúp đỡ những người sau cai nghiện ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng dân cư.
2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
Chỉ đạo các cơ sở Đoàn phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy trong độ tuổi thanh thiếu niên tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình và tại cộng đồng. Thành lập và phân công đoàn viên trong các Đội thanh niên tình nguyện tại địa phương đảm nhận theo dõi, giúp đỡ người cai nghiện ma túy tại cộng đồng, người sau cai nghiện để hạn chế tái nghiện.
3. Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh
Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật phòng, chống ma túy, nâng cao trách nhiệm của các đoàn viên công đoàn, hội viên và của từng thành viên trong gia đình người nghiện, vận động người nghiện đi cai nghiện với các hình thức phù hợp. Phân công cho hội viên là thành viên trong các gia đình có người nghiện đã hoàn thành thời gian cai nghiện tiếp tục theo dõi, giúp đỡ, bảo đảm không tái nghiện, hòa nhập cuộc sống cộng đồng./.
- 1Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định chế độ hỗ trợ chữa trị, cai nghiện ma túy tại Cơ sở điều trị nghiện tỉnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 23/2018/QĐ-UBND bãi bỏ nội dung quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị cai nghiện ma túy, người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng kèm theo Quyết định 07/2016/QĐ-UBND do tỉnh Nam Định ban hành
- 3Quyết định 01/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập; tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 4Quyết định 05/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian xác định tình trạng nghiện và làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 2Nghị định 147/2003/NĐ-CP về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
- 3Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008
- 4Chỉ thị 21-CT/TW năm 2008 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 5Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- 6Quyết định 1001/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA hướng dẫn Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành
- 8Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 9Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 10Quyết định 2596/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 12Kết luận 95-KL/TW năm 2014 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Ban Bí thư ban hành
- 13Thông tư liên tịch 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 14Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2014 tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 15Luật ngân sách nhà nước 2015
- 16Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 17Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA Quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Lao động thương binh và Xã hội - Bộ Công An ban hành
- 18Nghị định 56/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 19Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 20Quyết định 424/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 565/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Thông tư 117/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và tổ chức cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 23Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định chế độ hỗ trợ chữa trị, cai nghiện ma túy tại Cơ sở điều trị nghiện tỉnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 25Quyết định 23/2018/QĐ-UBND bãi bỏ nội dung quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa trị cai nghiện ma túy, người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng kèm theo Quyết định 07/2016/QĐ-UBND do tỉnh Nam Định ban hành
- 26Nghị quyết 140/2018/NQ-HĐND về mức chi, chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy cai nghiện tại cộng đồng và tại các cơ sở cai nghiện công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 27Quyết định 01/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập; tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 28Quyết định 05/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian xác định tình trạng nghiện và làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định 1648/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án quản lý người sử dụng ma túy, tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 1648/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/05/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Nguyễn Hòa Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/05/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực