- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 4Quyết định 2054/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1877/QĐ-BVHTTDL năm 2015 công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Luật Du lịch 2017
- 9Quyết định 1867/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế giai đoạn 2017-2022 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1645/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 7 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa Ca Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên về xây dựng, phát triển con người và văn hóa Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát huy giá trị và xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc giai đoạn 2021 - 2025” (có Đề án kèm theo).
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VÀ XÂY DỰNG CA HUẾ TRỞ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ VĂN HÓA DU LỊCH ĐẶC SẮC GIAI ĐOẠN 2021 ĐẾN 2025
Ban hành kèm theo Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Căn cứ thực hiện Đề án
- Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa Ca Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
- Chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 03 ngày 02 năm 2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Quyết định số 1867/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế giai đoạn 2017 - 2022;
- Thông báo số 265/TB-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phan Ngọc Thọ tại buổi họp nghe báo cáo hoạt động tổ chức và biểu diễn Ca Huế;
- Công văn số 6838/UBND-VH ngày 23 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh về việc thống nhất gộp hai Đề án liên quan đến Ca Huế.
2. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xác định di sản văn hóa là tài sản vô giá, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa, là phương tiện để quảng bá về hình ảnh địa phương, được khai thác để xây dựng và phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, thúc đẩy phát triển du lịch dịch vụ, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy giá trị Ca Huế đã bước đầu thu được những kết quả quan trọng, Ca Huế đang từng bước khẳng định giá trị trong đời sống văn hóa nghệ thuật và trở thành sản phẩm du lịch đặc thù; tỉnh cũng đang tập trung hoàn chỉnh hồ sơ Ca Huế để đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Tuy nhiên, công tác bảo tồn, phát huy giá trị vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn cả về đội ngũ, cơ sở vật chất, hạ tầng, tình trạng thương mại hóa dẫn đến chương trình biểu diễn bị cắt xén, chất lượng nghệ thuật không cao làm giảm giá trị sản phẩm du lịch, dịch vụ. Ngoài ra, Ca Huế vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng với giá trị vốn có, chưa có các giải pháp hữu hiệu và đồng bộ để nâng cao giá trị Ca Huế và phát triển Ca Huế trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc. Điều này đặt ra cho cơ quan quản lý và các đơn vị bảo tồn, phát huy giá trị Ca Huế, các doanh nghiệp cần thiết triển khai các giải pháp, định hướng để Ca Huế phát triển bền vững, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng, giàu bản sắc, phục vụ du khách, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của xã hội, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.
Từ thực trạng và yêu cầu của hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Ca Huế - sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đất Cố đô; việc xây dựng và triển khai Đề án “Phát huy giá trị và xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa đặc sắc giai đoạn 2021 đến 2025” là hết sức cần thiết, nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị đặc trưng của Ca Huế, thúc đẩy phát triển du lịch xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CA HUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Thực trạng hoạt động Ca Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
a) Đội ngũ diễn viên, nhạc công Ca Huế
Thừa Thiên Huế hiện có 11 tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh biểu diễn Ca Huế, với khoảng 450 diễn viên, nhạc công tham gia biểu diễn. Đội ngũ nghệ nhân nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với số lượng ngày càng đông, với 04 Nghệ sĩ nhân dân, 04 Nghệ nhân nhân dân, 35 Nghệ sĩ ưu tú, 15 Nghệ nhân ưu tú; trong đó, phần lớn là nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật Ca Huế, Ca kịch Huế. Lực lượng diễn viên, nghệ sĩ trẻ ngày càng được đào tạo, bổ sung hằng năm, đang sinh hoạt chủ yếu tại các Câu lạc bộ Ca Huế: Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao thành phố Huế, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, nhiều Câu lạc bộ Ca Huế hiện đang sinh hoạt tại một số tỉnh, thành phố khác như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Quảng Bình...
b) Không gian biểu diễn Ca Huế
Ca Huế là một loại hình nghệ thuật truyền thống có tính chất tri âm, tri kỷ với số lượng người thưởng thức hạn chế; không gian diễn xướng ngày xưa chủ yếu phổ biến là ở các dinh thất, phủ đệ. Ngày nay, Ca Huế được tổ chức theo các không gian chính:
- Không gian diễn xướng Ca Huế thính phòng: Hiện nay, không gian Ca Huế thính phòng vẫn chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng, chỉ có không gian tại số 23-25 Lê Lợi (nay thuộc quản lý của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao thành phố Huế) được tổ chức Ca Huế thính phòng thường xuyên và một số địa điểm tại Nhà hát trên địa bàn tỉnh.
- Không gian thuyền du lịch phục vụ Ca Huế: chủ yếu là không gian các thuyền rồng được các doanh nghiệp khai thác tổ chức biểu diễn Ca Huế phục vụ du lịch. Ca Huế trên sông Hương trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng của xứ Huế, thu hút rất nhiều du khách thưởng thức mỗi khi đến Huế.
- Không gian diễn xướng Ca Huế khác: Ngoài Ca Huế thính phòng và Ca Huế trên sông Hương, Ca Huế còn được tổ chức tại các phủ đệ, nhà vườn... Bên cạnh đó, một số cơ sở dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn (Hương Giang, Duy Tân, Century..,) có tổ chức biểu diễn Ca Huế, múa Cung đình kết hợp với ẩm thực Cung đình Huế.
c) Cơ sở vật chất phục vụ Ca Huế
* Thuyền phục vụ Ca Huế
Hiện nay, có tổng số 12 doanh nghiệp đang kinh doanh vận tải thuyền du lịch trên sông Hương với tổng số 129 thuyền rồng đang hoạt động bao gồm: 54 thuyền đôi và 75 thuyền đơn (thuyền phục vụ Ca Huế trên sông Hương đa số là thuyền đôi) trước mắt cơ bản đáp ứng để phục vụ du khách có nhu cầu nghe Ca Huế trên sông. Bên cạnh đó, có 05 thuyền mới được đóng của công ty Đông Á đã được đưa vào phục vụ du lịch và tổ chức biểu diễn Ca Huế trên sông Hương.
Tuy nhiên, trong đó có 40 thuyền đã gần hết thời hạn hoạt động và chỉ còn khoảng 5 đến 7 năm, cần có kế hoạch thay thế, bổ sung. Bên cạnh đó, tính năng và chất lượng của hệ thống thuyền du lịch hiện nay ngày càng xuống cấp, chưa đảm bảo tiêu chí của một sân khấu biểu diễn nghệ thuật đạt chất lượng, vào mùa cao điểm từ tháng 03 đến tháng 8 vẫn xảy ra tình trạng quá tải.
* Hạ tầng phục vụ Ca Huế: Bến bãi, các thiết chế khác
Năm 2019, UBND thành phố Huế đã đầu tư mở rộng 46m chiều dài của Bến thuyền Tòa Khâm đưa vào hoạt động, từ đó góp phần giảm tải lượng thuyền vào bến để neo đậu, đón trả khách. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm vẫn còn tình trạng quá tải, khu vực bến không đủ diện tích để thuyền Ca Huế cùng lúc xuất bến, hoặc cập bến dẫn đến việc du khách nghe Ca Huế phải đi sang phương tiện khác để lên xuống thuyền.
Bên cạnh Bến Tòa Khâm, bến số 05 Lê Lợi cũng rơi vào tình trạng tương tự. Hạ tầng chưa được đầu tư nên khó khăn cho du khách khi di chuyển lên xuống thuyền nghe Ca Huế.
Vào mùa cao điểm bãi đỗ xe đưa khách đến nghe chương trình Ca Huế tại số 05 Lê Lợi và Tòa Khâm vẫn chưa đáp ứng được nên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trong khung giờ giữa các xuất diễn.
Không gian Ca Huế thính phòng hiện nay chỉ đang hoạt động với một số địa chỉ như: 23-25 Lê Lợi, các nhà vườn, cơ sở dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn… những không gian này vẫn chưa đáp ứng về điều kiện, cơ sở vật chất để biểu diễn phục vụ khách du lịch làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Hiện nay, vẫn chưa có không gian, thiết chế độc lập được thiết kế xây dựng phù hợp với loại hình nghệ thuật truyền thống để chuyển tổ chức biểu diễn Ca Huế thính phòng chất lượng cao phục vụ du khách.
d) Công tác đào tạo, bồi dưỡng diễn viên, nhạc công Ca Huế
Trên địa bàn tỉnh hiện có Học viện Âm nhạc Huế (Khoa Âm nhạc di sản có bộ môn: Đàn và hát Ca Huế) và Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (bộ môn: Ca Huế và Ca kịch Huế, nhạc công truyền thống Huế) là hai cơ sở công lập đào tạo chuyên nghiệp, bài bản. Bên cạnh đó, hoạt động truyền nghề của các nghệ nhân lão thành, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú trên địa bàn tỉnh đã cung cấp đội ngũ diễn viên và nhạc công kế cận có đầy đủ phẩm chất và chuyên môn trong lĩnh vực Ca Huế. Tuy nhiên, công tác tuyển sinh hiện nay khó khăn, phần lớn các cơ sở đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu được giao, chất lượng đầu vào không đảm bảo, ảnh hưởng đến nguồn lực hoạt động Ca Huế.
đ) Phát huy giá trị Ca Huế và hình thành sản phẩm du lịch
Hoạt động Ca Huế những năm qua đã được quan tâm xây dựng thành sản phẩm phục vụ đông đảo lượng khách tham quan du lịch. Tuy nhiên, vẫn mang tính tự phát, chưa có mô hình quản lý và tổ chức hoạt động hiệu quả, chất lượng; các chương trình có chiều hướng đi xuống do xu thế thương mại hóa và thị hiếu người nghe. Chưa có doanh nghiệp mạnh để đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ biểu diễn Ca Huế gắn với du lịch. Hoạt động Ca Huế còn tổ chức đơn lẻ chưa gắn kết các loại hình dịch vụ khác để hình thành các chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, chất lượng.
e) Công tác quản lý hoạt động Ca Huế
Cũng như các hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác, hoạt động Ca Huế được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 144/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Tuy nhiên, với đặc thù là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là loại hình di sản của vùng đất Cố đô Huế nên bên cạnh việc phát triển thương mại phục vụ du lịch phải đi kèm với công tác bảo tồn, gìn giữ di sản; do đó, đòi hỏi phải có hành lang pháp lý riêng để quản lý, tránh làm sai lệch hoặc mai một giá trị vốn có của loại hình nghệ thuật này. Mặc dù, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quy định về hoạt động biểu diễn và tổ chức dịch vụ biểu diễn Ca Huế nhưng vẫn còn gặp một số hạn chế do phải đảm bảo bám sát với Nghị định của Chính phủ.
Trước đây, các diễn viên, nhạc công khi tham gia biểu diễn Ca Huế phải được Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định và cấp thẻ hành nghề nên tình trạng ca sĩ hát 01 bài được khắc phục. Từ năm 2016, khi bãi bỏ việc cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ, diễn viên, hoạt động Ca Huế trên sông xuất hiện trở lại một số tồn tại như trước đây.
2. Những bất cập và nguyên nhân
Ca Huế là loại hình nghệ thuật di sản đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ca Huế, đặc biệt Ca Huế trên sông Hương là sản phẩm văn hóa đặc trưng được giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế khi đến Huế. Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế để hình thành nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động biểu diễn Ca Huế từng bước được triển khai chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả. Các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc nói chung và nghệ thuật Ca Huế nói riêng gặp nhiều thách thức, ngày càng ít người quan tâm, thị hiếu thưởng thức văn hóa, âm nhạc của một bộ phận người dân, đa phần là lớp trẻ đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ, các đối tượng lựa chọn nghệ thuật truyền thống để học tập và lập nghiệp ngày càng ít nên việc xây dựng đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên Ca Huế còn gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường nên hoạt động biểu diễn Ca Huế cũng bị ảnh hưởng. Một số bài, bản Ca Huế được ký âm bằng phương pháp cổ truyền, đòi hỏi kỹ năng cao thì lực lượng nghệ sĩ trẻ hầu như khó có thể tiếp cận; các nghệ nhân, nghệ sĩ có kinh nghiệm, am hiểu các bài bản Ca Huế đã lớn tuổi và ngày càng hiếm, dẫn đến Ca Huế đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Ngoài ra, nghệ thuật Ca Huế đang đứng trước sự cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật, âm nhạc hiện đại khác.
Do nhiều đầu mối tham gia tổ chức hoạt động Ca Huế nên xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh (xuất hiện tình trạng hạ giá các xuất diễn, chương trình bị cắt xén, thay thế nghệ sĩ chưa được thẩm định theo chương trình biểu diễn...) dẫn đến chất lượng chương trình Ca Huế không cao.
Ngoài ra, hoạt động Ca Huế (đặc biệt Ca Huế trên sông Hương) liên quan đến sự quản lý của nhiều ngành; trong khi đó, quy định của pháp luật vẫn còn mang tính phổ quát, chưa có quy định điều chỉnh cụ thể đối với các loại hình nghệ thuật là di sản mang tính đặc thù. Do đó, việc áp dụng các quy định và phối hợp trong công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến nghệ thuật biểu diễn, giao thông, trật tự đô thị..., của các tập thể cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ Ca Huế chưa nghiêm, làm ảnh hưởng đến chất lượng buổi diễn, dẫn đến hình ảnh Văn hóa Huế, con người Huế, chất lượng Ca Huế bị ảnh hưởng. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương liên quan thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ trong công tác quản lý hoạt động Ca Huế và các vấn đề liên quan.
1. Mục tiêu chung
a) Xây dựng và phát triển Ca Huế trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, góp phần khẳng định vị trí, thương hiệu của Ca Huế, đặc biệt là Ca Huế trên sông Hương góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
b) Gắn xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc với việc tăng cường các giải pháp quản lý, đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tạo cơ sở, tiền đề để đưa Ca Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Xây dựng, ban hành thống nhất chương trình biểu diễn nghệ thuật Ca Huế mẫu, đảm bảo tính chất đặc trưng của Ca Huế để phục vụ du khách.
b) Nghiên cứu hình thành các điểm, không gian biểu diễn Ca Huế thính phòng phục vụ du lịch. Trước mắt, phấn đấu đến năm 2022 đưa vào sử dụng các không gian Ca Huế thính phòng: số nhà 148 Bùi Thị Xuân, Châu Hương Viên, Rạp Đông Ba. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương (trước mắt đến năm 2021 hoàn chỉnh Bến thuyền số 05 Lê Lợi).
c) Xây dựng hệ thống các công cụ, phương tiện hỗ trợ quảng bá hình ảnh Ca Huế (APP Ca Huế, ấn phẩm); hình thành các sản phẩm văn hóa, các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch.
d) Khảo sát, kiểm định chất lượng Ca Huế đối với các diễn viên, nhạc công tham gia biểu diễn Ca Huế phục vụ du lịch.
đ) Bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế gắn với phục vụ phát triển du lịch bền vững.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
a) Xây dựng các chương trình Ca Huế mẫu, bao gồm chương trình Ca Huế mẫu phục vụ khách du lịch; chương trình Ca Huế mẫu biểu diễn trong các không gian thính phòng, để phổ biến, tuyên truyền, quảng bá và làm cơ sở cho công tác thẩm định, cấp phép các chương trình Ca Huế phục vụ du lịch. Trong đó tập trung cho đối tượng chính: Chương trình Ca Huế chuẩn phục vụ khách thực sự muốn tìm hiểu giá trị Ca Huế và công tác bảo tồn nghiên cứu Ca Huế; chương trình Ca Huế phục vụ khách phổ thông, đại trà và chương trình Ca Huế phục vụ khách quốc tế.
b) Hình thành các sản phẩm du lịch gắn liền với hoạt động biểu diễn Ca Huế: Thiết kế quà lưu niệm, chế tác nhạc cụ, tranh ảnh, dịch vụ du lịch, kết hợp với không gian trưng bày, giới thiệu các trang phục, nhạc cụ biểu diễn Ca Huế.
2. Xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển không gian biểu diễn Ca Huế
a) Hoạt động Ca Huế trên sông
- Huy động nguồn lực xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân để đầu tư, đóng mới thuyền Ca Huế theo mẫu được duyệt đảm bảo các yếu tố hiện đại, sang trọng, an toàn, thân thiện môi trường, đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch và phục vụ hoạt động Ca Huế, dần thay thế thuyền rồng du lịch phục vụ Ca Huế như hiện nay.
- Khảo sát, đầu tư nâng cấp bến thuyền, bãi đỗ xe, hạ tầng phục vụ du lịch gắn với hoạt động biểu diễn Ca Huế, nâng cấp, mở rộng các bãi đỗ xe du lịch và phục vụ hoạt động Ca Huế.
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế đấu giá khu vực tổ chức biểu diễn Ca Huế hàng đêm trên sông Hương phù hợp với quy định của pháp luật.
- Hình thành bến đón, bến trả cho du khách khi nghe Ca Huế đảm bảo văn minh, lịch sự, an toàn...
b) Không gian Ca Huế thính phòng
- Hình thành không gian Ca Huế thính phòng tại 148 Bùi Thị Xuân (phường Phường Đúc) để tổ chức thường xuyên các chương trình Ca Huế gắn kết các điểm du lịch dọc sông Hương, du lịch bằng đường bộ theo đường Bùi Thị Xuân sẽ trở thành điểm nhấn trong việc bảo tồn và phát huy loại hình di sản văn hóa dân tộc, vừa là điểm tham quan thú vị đối với du khách, về mặt vị trí, khu đất rất thuận lợi cho việc phục vụ du khách cả về đường sông theo tuyến du lịch trên.
- Hình thành không gian Ca Huế thính phòng tại Di tích Ưng Bình (Châu Hương Viên) để làm nơi tổ chức các hoạt động giao lưu, biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, ngâm thơ và giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của cụ Ưng Bình.
- Khai thác, phát huy hệ thống các thiết chế, cơ sở hạ tầng hiện có như: Bảo tàng, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, các điểm tham quan du lịch, nhà vườn, nhà rường, phủ đệ, di tích... để hình thành các không gian trình diễn Ca Huế phục vụ khách du lịch.
- Xây dựng không gian trình diễn Ca Huế thính phòng độc đáo (về kiến trúc, không gian, cảnh quan...), kết hợp không gian trình diễn với trưng bày, giới thiệu, quảng bá nghệ thuật Ca Huế; trưng bày, triển lãm và mua bán hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ gắn với nghệ thuật Ca Huế...
- Hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động, tiếp tục phát huy, nâng cao hiệu quả không gian Ca Huế thính phòng tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế (số 23-25 Lê lợi, thành phố Huế).
- Nghiên cứu, hình thành một số điểm, sân khấu biểu diễn nghệ thuật Ca Huế ngoài trời phục vụ cộng đồng, phục vụ khách du lịch; đồng thời, để tuyên truyền, quảng bá: Cầu đi bộ trên sông Hương, Nghênh Lương Đình, Công viên Thương Bạc, Bia Quốc học, Công viên Bùi Thị Xuân...
3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Ca Huế
a) Nâng cấp, mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực diễn viên, nhạc công Ca Huế. Phát huy vai trò và chức năng đào tạo, bồi dưỡng diễn viên, nhạc công của Học viện Âm nhạc Huế, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Tranh thủ nguồn kinh phí mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó tập trung cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho diễn viên Ca Huế, nhạc công truyền thông.
- Ngành nghề: Nhạc công truyền thống, biểu diễn Ca Huế.
- Số lượng: Dự kiến khoảng 30 người/năm.
b) Duy trì thường xuyên các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng trình diễn, kỹ năng dẫn chương trình, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, kiến thức về pháp luật... cho các chủ doanh nghiệp, đội ngũ diễn viên, nhạc công, chủ thuyền, điều hành tour du lịch....
c) Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, trong đó chú trọng tuyển sinh và đào tạo các chuyên ngành Ca Huế, Nhạc công truyền thống Huế từ bậc sơ cấp đến trung cấp, cao đẳng; liên kết, phối hợp để nâng cao chất lượng và trình độ của học viên các chuyên ngành nghệ thuật truyền thống, tạo nguồn ổn định và chất lượng cho hoạt động biểu diễn Ca Huế. Điều chỉnh, bổ sung chương trình các môn học rèn luyện kỹ năng phục vụ khách du lịch đối với sinh viên, học sinh các chuyên ngành nghệ thuật để đủ năng lực phục vụ khách du lịch.
d) Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ diễn viên, nhạc công Ca Huế tham gia hoạt động biểu diễn Ca Huế phục vụ khách du lịch: Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ diễn viên, nhạc công Ca Huế, trong đó chú trọng bồi dưỡng về kiến thức văn hóa, lịch sử, nâng cao trình độ, kỹ năng trình diễn, kỹ năng giới thiệu, điều hành các chương trình biểu diễn Ca Huế.
4. Tuyên truyền, quảng bá về giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế phục vụ du lịch
a) Thiết kế biểu trưng (logo) phục vụ quảng bá; biên tập, phát hành các ấn phẩm, băng đĩa, phim ảnh, phóng sự, các chương trình quảng bá giá trị nghệ thuật Ca Huế.
b) Chú trọng công tác giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về giá trị độc đáo, đặc sắc của di sản nghệ thuật Ca Huế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và chương trình truyền thông, các hội chợ, triển lãm, hội nghị xúc tiến du lịch, đầu tư trong nước, quốc tế.
c) Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế, xây dựng và nâng cao chất lượng các chương trình Ca Huế phục vụ khách du lịch.
d) Xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện truyền thông, các website, trang mạng xã hội... nhằm phổ biến tuyên truyền về các giá trị đặc trưng, độc đáo của di sản nghệ thuật Ca Huế; tuyên truyền, quảng bá về thương hiệu sản phẩm du lịch đặc sắc Ca Huế...
đ) Tham gia, phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về nghệ thuật Ca Huế thông qua các chương trình truyền thông, xúc tiến, quảng bá văn hóa, du lịch trong nước và quốc tế.
5. Công tác quản lý hoạt động Ca Huế và các lĩnh vực có liên quan
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản lý hoạt động biểu diễn Ca Huế. Tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy định về hoạt động Ca Huế; xây dựng các bộ quy tắc ứng xử của hoạt động biểu diễn Ca Huế, bộ quy chuẩn về phương tiện, điều kiện các địa điểm, không gian tổ chức biểu diễn Ca Huế; xây dựng phần mềm quản lý Ca Huế.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động Ca Huế, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm, đặc biệt đối với loại hình Ca Huế trên sông.
c) Phát huy hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của ngành Văn hóa và Thể thao, các cấp các ngành, tạo sự đồng bộ, gắn kết chặt chẽ trong quản lý hoạt động biểu diễn Ca Huế, tạo động lực thúc đẩy dịch vụ Ca Huế phát triển có chất lượng và đi đúng định hướng.
d) Triển khai những giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác quản lý nhà nước về Ca Huế; đánh giá nhận thức của đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên, các doanh nghiệp, chủ thuyền kinh doanh về hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương.
đ) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh hoạt động biểu diễn Ca Huế, đặc biệt Ca Huế trên Sông Hương.
e) Thành lập Hiệp hội về Ca Huế để từng bước nâng cao hiệu quả chất lượng, công tác quản lý, phát huy vai trò tự quản của các doanh nghiệp tránh tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh (hạ giá các xuất diễn, chương trình bị cắt xén, thay thế nghệ sĩ chưa được thẩm định...).
a) Xã hội hóa công tác tổ chức hoạt động dịch vụ biểu diễn Ca Huế phục vụ khách du lịch gắn với đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch, xây dựng các dịch vụ du lịch bổ trợ gắn với hoạt động Ca Huế. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện tổ chức dịch vụ biểu diễn Ca Huế chất lượng cao.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ du lịch đặc sắc, hấp dẫn, có chất lượng; hỗ trợ xây dựng các sản phẩm bổ trợ, tuyên truyền, quảng bá thương hiệu...
c) Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho công tác bảo tồn phát huy giá trị, công tác đào tạo nguồn lực kế cận, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng; xây dựng cơ chế chính sách; tăng cường các giải pháp về quản lý nhà nước.
d) Khảo sát, lựa chọn, đầu tư kinh phí nhà nước nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng để hình thành các không gian biểu diễn Ca Huế thính phòng.
a) Liên kết, phối hợp với các địa phương tổ chức công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh Ca Huế đến với mọi người dân trong nước và khách quốc tế.
b) Liên kết các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lữ hành để giới thiệu sản phẩm, các chương trình biểu diễn Ca Huế.
c) Liên kết với các địa phương để xây dựng các sản phẩm du lịch liên vùng, trong đó khai thác yếu tố đặc trưng, tính vùng miền của Ca Huế.
a) Xây dựng một số chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng không gian biểu diễn Ca Huế phục vụ cộng đồng theo đúng quy định của Pháp luật.
b) Đầu tư kinh phí cho các tổ chức cá nhân tham gia vào công tác bảo tồn, phát huy di sản Ca Huế.
c) Khuyến khích, tạo điều kiện và có cơ chế thuận lợi cho các công ty doanh nghiệp có năng lực đầu tư tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế phục vụ du lịch.
d) Biểu dương các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ và phát triển Ca Huế phục vụ du lịch.
1. Lộ trình thực hiện: Giai đoạn từ 2021 đến 2025 (có bản phụ lục các nhiệm vụ cụ thể kèm theo).
2. Kinh phí thực hiện:
a) Ngân sách nhà nước (được giao trong dự toán ngân sách hằng năm của các sở, ngành, địa phương theo các nhiệm vụ được giao).
b) Nguồn kinh phí xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.
c) Trên cơ sở các nhiệm vụ, hàng năm các ngành, các cấp dự toán kinh phí cụ thể trình UBND tỉnh phê duyệt.
1. Sở Văn hóa và Thể thao
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương, các doanh nghiệp liên quan triển khai thực hiện đạt hiệu quả các nội dung Đề án đã được phê duyệt; xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án với lộ trình và nhiệm vụ cụ thể; hướng dẫn, đôn đốc, định kỳ kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình triển khai Đề án; rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí; tổ chức đánh giá, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Ca Huế phục vụ phát triển du lịch.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể về bảo tồn, phát huy giá trị di sản Ca Huế trên cơ sở các khung chính sách đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Đề án này để trình Cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
2. Sở Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng chiến lược, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, di sản, đặc biệt là các giá trị di sản văn hóa phi vật thể; hình thành các tour tuyến du lịch phù hợp để phát huy giá trị Ca Huế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; lồng ghép vào các chương trình tập huấn cập nhật kiến thức văn hóa lịch sử Thừa Thiên Huế cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nội địa và nước ngoài.
b) Quảng bá Ca Huế đến các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế để thu hút khách du lịch.
3. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan cấp tỉnh, chỉ đạo công an các đơn vị địa phương đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các điểm có khách du lịch đến Huế tham quan.
4. Sở Giao thông Vận tải
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan cấp tỉnh, UBND thành phố Huế nghiên cứu mở rộng, phân luồng vị trí đậu đỗ tại Bến thuyền Tòa Khâm để đón trả khách, đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, tránh tình trạng quá tải, lộn xộn gây mất trật tự an toàn giao thông. Nghiên cứu việc quản lý các thuyền trên sông Hương gần hết hạn cần đăng ký lại; hướng dẫn, các công ty xây dựng đóng thuyền mới, thực hiện theo mẫu thuyền đã được phê duyệt.
5. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các ngành liên quan xây dựng kinh phí thực hiện đề án, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các ngành liên quan tham mưu cân đối, lồng ghép, huy động các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn khác để đầu tư, phát triển hạ tầng phục vụ hoạt động khai thác Ca Huế phát triển du lịch và các dịch vụ văn hóa, du lịch liên quan; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở ngành, địa phương liên quan hỗ trợ các hoạt động quảng bá, xúc tiến văn hóa, du lịch.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội hóa đối với các hoạt động Ca Huế, tuyên truyền về Ca Huế là sản phẩm du lịch đặc sắc; thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá giá trị nghệ thuật Ca Huế trên các kênh thông tin, các phương tiện truyền thông; quản lý và khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch, trong tuyên truyền, quảng bá giá trị nghệ thuật Ca Huế.
8. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế:
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai hiệu quả các nội dung của Đề án, trong đó chú trọng đưa Ca Huế vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách tại các điểm tham quan thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.
9. Học viện Âm nhạc Huế: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao về công tác đào tạo nguồn nhân lực các bộ môn nghệ thuật có liên quan đến hoạt động Ca Huế bao gồm: Đàn và hát Ca Huế.
10. Hiệp hội du lịch Thừa Thiên Huế
Xây dựng các tour/tuyến du lịch gắn với các dịch vụ phục vụ du khách về nghe Ca Huế.
11. UBND thành phố Huế
a) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn, tạo điều kiện cho các Câu lạc bộ, các công ty, doanh nghiệp tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế, nhất Ca Huế trên sông Hương và triển khai các nội dung liên quan đến Đề án.
b) Đầu tư, nâng cấp, chỉnh trang cảnh quan tại Bến thuyền Tòa Khâm, bến số 05 Lê lợi, bến thuyền chùa Thiên Mụ để đảm bảo việc đón khách tham quan và thưởng thức chương trình Ca Huế.
c) Chỉ đạo các đơn vị của địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về in ấn, quản lý và phát hành vé xem biểu diễn Ca Huế theo đúng quy định; kiên quyết xử lý các hành vi buôn bán hàng rong trong khu vực công viên và trên lòng đường đi bộ.
12. UBND các huyện, thị xã
Chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt Ca Huế trong cộng đồng nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản Ca Huế; khai thác các không gian văn hóa phù hợp để tổ chức các hoạt động biểu diễn Ca Huế gắn với các dịch vụ du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch, các tour tuyến du lịch liên huyện, liên vùng.
Trong quá trình thực hiện Đề án “Phát huy giá trị và xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc giai đoạn 2021 đến 2025” nếu có khó khăn vướng mắc, các sở, ban, ngành, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa và Thể thao) để giải quyết, tháo gỡ./.
CÁC NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN PHÁT HUY GIÁ TRỊ VÀ XÂY DỰNG CA HUẾ TRỞ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ VĂN HÓA DU LỊCH ĐẶC SẮC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1645/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh)
STT | Nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Sản phẩm | ghi chú |
1 | Xây dựng các chương trình Ca Huế mẫu (Ca Huế trên sông Hương, Ca Huế thính phòng) | Sở Văn hóa và Thể thao | Học Viện Âm nhạc Huế, các đơn vị có liên quan | Năm 2021 | Chương trình |
|
2 | Xây dựng phần mềm Ca Huế (APP ca Huế) | Sở Văn hóa và Thể thao | Sở Thông tin và Truyền thông | Từ năm 2021 - 2022 | Phầm mềm |
|
3 | Chỉnh trang, nâng cấp số nhà 148 Bùi Thị Xuân, hình thành không gian Ca Huế thính phòng | Sở Văn hóa và Thể thao | Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố Huế | Từ năm 2021 - 2025 | Dự án |
|
4 | Tu bổ, chỉnh trang Châu Hương Viên, hình thành không gian Ca Huế thính phòng | Sở Văn hóa và Thể thao | Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố Huế | Từ năm 2021 - 2025 | Dự án |
|
5 | Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ diễn viên, nhạc công Ca Huế | Sở Văn hóa và Thể thao | Các đơn vị có liên quan | Từ năm 2021 - 2025 | Đào tạo, tập huấn |
|
6 | Tập huấn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn Ca Huế cho diễn viên, nhạc công Ca Huế, chủ thuyền, các doanh nghiệp du lịch | Sở Văn hóa và Thể thao |
| Từ năm 2021 - 2025 | Các lớp lập huấn |
|
7 | Xây dựng các sản phẩm lưu niệm gắn với hoạt động Ca Huế để phục vụ khách du lịch | Sở Văn hóa và Thể thao, | Sở Công Thương, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch, các Sở, ngành có liên quan | Từ năm 2021 - 2025 | Sản phẩm |
|
8 | Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế | Sở Văn hóa và Thể thao, | Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế | Từ năm 2021 - 2025 | Tài liệu, sản phẩm quảng bá |
|
9 | Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn, festival về Ca Huế | Sở Văn hóa và Thể thao, | Các Sở ngành có liên quan | Từ năm 2021 - 2025 |
|
|
10 | Thu thập, tổng hợp, số hóa dữ liệu Ca Huế (hệ thống các bài bản, làn điệu Ca Huế, tư liệu cổ về Ca Huế…) | Sở Văn hóa và Thể thao | Các Sở ngành có liên quan phối hợp | Năm 2021 | Cơ sở dữ liệu |
|
11 | Đóng mới thay thế hệ thống thuyền du lịch phục vụ Ca Huế trên sông Hương | Sở Giao thông Vận tải | Sở Văn hóa và Thể thao, UBND thành phố Huế | Từ năm 2021 - 2025 | Sản phẩm |
|
12 | Đầu tư nâng cấp bến thuyền du lịch, thuyền Ca Huế, bãi đỗ xe | UBND thành phố Huế | Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao | Từ năm 2022 - 2025 | Dự án |
|
13 | Xây dựng, hình thành các sản phẩm du lịch, tour tuyến du lịch gắn với hoạt động Ca Huế | Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch | Các Sở ngành có liên quan | Từ năm 2022 - 2025 | Sản phẩm |
|
- 1Quyết định 1750/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 2Nghị quyết 40/NQ-HĐND năm 2017 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 939/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 915/QĐ-UBND năm 2021 về phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 4Quyết định 2054/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1877/QĐ-BVHTTDL năm 2015 công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Luật Du lịch 2017
- 9Quyết định 1750/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 10Quyết định 1867/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế giai đoạn 2017-2022 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 11Nghị quyết 40/NQ-HĐND năm 2017 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 12Quyết định 939/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 13Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 14Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 15Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn
- 17Quyết định 915/QĐ-UBND năm 2021 về phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Quyết định 1645/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát huy giá trị và xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 1645/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết