- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 135/QĐ-BYT năm 2019 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế
- 6Quyết định 1725/QĐ-BYT năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới /bị bãi bỏ trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế tại Thông tư số 32/2018/TT-BYT
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1637/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 01 tháng 8 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM, DƯỢC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-BYT ngày 15/01/2019 về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế; Quyết định số 1725/QĐ-BYT ngày 08/5/2019 về việc công bố TTHC mới ban hành/bị bãi bỏ trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế tại Thông tư số 32/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình tại Tờ trình số 159/TTr-SYT ngày 29 tháng 7 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính mới ban hành (02 thủ tục) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Bãi bỏ 12 thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm tại Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 19/9/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh; 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Dược phẩm tại Quyết định số 1642/QĐ-UBND ngày 22/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh.
(Có Phụ lục chi tiết kèm theo)
Phụ lục Danh mục và nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính tại Quyết định này được đăng tải trên Trang Thông tin điện tử của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, chuyên mục “Văn bản/Quyết định” tại địa chỉ: http://vpubnd.hoabinh.gov.vn/index/HOMEPAGE/39/2239/2239/menu
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này được thực hiện tiếp nhận, trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện kể từ ngày ký.
- Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan liên quan, căn cứ thủ tục hành chính tại Quyết định này rà soát, xây dựng quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian trong tháng 8/2019.
- Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông đăng tải đầy đủ nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang Thông tin điện tử của Sở, ngành liên quan và niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Bộ phận Một cửa cấp huyện và trên Trang Thông tin điện tử của cấp huyện thuộc phạm vi quản lý; thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa cấp huyện theo quy định.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế; Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1637/QĐ-UBND ngày 01/8/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Phần I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. DANH MỤC TTHC MỚI BAN HÀNH
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH.
STT | Tên thủ tục hành chính | Thời hạn giải quyết | Địa điểm thực hiện | Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích | Phí, lệ phí (nếu có) | Căn cứ pháp lý | |
Tiếp nhận | Trả kết quả | ||||||
Lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm | |||||||
1 | Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống. | 20 ngày làm việc | Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình | x | x | - Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở - Đối với cơ sở sản xuất khác được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 2.500.000 đồng/lần/cơ sở - Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/lần/cơ sở Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở Lệ phí: không có | - Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội. - Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ Sửa đổi một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. - Thông tư 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. - Quyết định 135/QĐ-BYT ngày 15/01/2019 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế. |
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
STT | Tên thủ tục hành chính | Thời hạn giải quyết | Địa điểm thực hiện | Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích | Phí, lệ phí (nếu có) | Căn cứ pháp lý | |
Tiếp nhận | Trả kết quả | ||||||
Lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm | |||||||
1 | Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống. | 20 ngày làm việc | Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện | x | x | - Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/lần/cơ sở
| - Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội. - Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ Sửa đổi một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. - Thông tư 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. - Quyết định 135/QĐ-BYT ngày 15/01/2019 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế. |
B. DANH MỤC TTHC BỊ BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ
STT | Mã hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính |
I | Thủ tục hành chính cấp tỉnh (Đã công bố tại QĐ số 1642/QĐ-UBND ngày 22/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh) | |
1 | TT-HBI-279190-TT | Đăng ký lần đầu, đăng ký lại và đăng ký gia hạn các thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước quy định tại Phụ lục V - Thông tư 44/2014/TT-BYT |
I | Thủ tục hành chính cấp tỉnh (Đã công bố tại QĐ số 2183/QĐ-UBND ngày 19/9/2018) | |
1 | B-BYT-286620-TT | Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho các đối tượng được quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 |
2 | B-BYT-286618-TT | Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho các đối tượng được quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 |
3 | B-BYT-229910-TT | Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm |
4 | B-BYT-229895-TT | Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm |
5 | B-BYT-286618-TT | Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cá nhân |
6 | B-BYT-258729-TT | Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với tổ chức |
II | Thủ tục hành chính cấp huyện (Đã công bố tại QĐ số 2183/QĐ-UBND ngày 19/9/2018) | |
1 | B-BYT-286619-TT | Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho các đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 |
2 | B-BYT-286621-TT | Cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho các đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 |
3 | B-BYT-258729-TT | Thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với tổ chức |
4 | B-BYT-286618-TT | Thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cá nhân |
III | Thủ tục hành chính cấp xã (Đã công bố tại QĐ số 2183/QĐ-UBND ngày 19/9/2018) | |
1 | B-BYT-258729-TT | Thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với tổ chức |
2 | B-BYT-286618-TT | Thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cá nhân |
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH (01 TTHC)
1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện, hoặc nộp trực tiếp đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình.
Bước 2:
- Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
- Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức cá nhân phải nộp hồ sơ mới để cấp giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
- Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy quyền cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền;
- Đoàn thẩm định do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 3 đến 5 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
- Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 .
- Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
- Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 6 Chương III thuộc Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì Chi cục An toàn thực phẩm thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương.
- Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
- Trường hợp thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và Giấy chứng nhận phải còn thời hạn thì cơ sở gửi thông báo thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và kèm bản sao văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi đó đến Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình.
1.2. Cách thức thực hiện: Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (có xác nhận của cơ sở);
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Danh sách người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
1.8. Phí, lệ phí:
*) Phí:
- Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Đối với cơ sở sản xuất khác được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 2.500.000đ/lần/cơ sở
- Phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
+ Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/lần/cơ sở
+ Phục vụ trên 200 suất ăn: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở
*) Lệ phí: Không có
(Theo Thông tư 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và Thông tư 117/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung, một số điều của Thông tư số 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm)
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (Đính kèm ngay sau thủ tục này)
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:
I. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
c) Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
d) Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
đ) Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hóa chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
e) Không bày bán hóa chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
2. Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
II. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm;
2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
III. Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm
1. Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm.
2. Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.
3. Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/01/2016 Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; Thông tư 117/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung, một số điều của Thông tư số 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định phân công quản lý an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
- Quyết định số 135/QĐ-BYT ngày 15/01/2019 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế.
Mẫu 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………….., ngày….. tháng……. năm 20…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Kính gửi: .....................................................................................................................
Họ và tên chủ cơ sở: ...................................................................................................
Tên cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận: ......................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ cơ sở sản xuất: ................................................................................................
Điện thoại:……………………………………….. Fax:.........................................................
Đề nghị được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho sản xuất (loại thực phẩm và dạng thực phẩm): ........................................................................................................................
...................................................................................................................................
| CHỦ CƠ SỞ |
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN (01 TTHC)
1. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp hồ sơ đăng ký Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.
Bước 2:
Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, UBND cấp huyện có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 2 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền;
Đoàn thẩm định do UBND cấp huyện hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 3 đến 5 người.
Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018.
Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định:
+ Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 6 Chương III thuộc Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018.
+ Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu, UBND cấp huyện thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;
Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, UBND cấp huyện thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
Trường hợp thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc/và đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và Giấy chứng nhận phải còn thời hạn thì cơ sở gửi thông báo thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và kèm bản sao văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi đó đến UBND cấp huyện qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.
1.2. Cách thức thực hiện: Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
- Danh sách người kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
1.8. Phí, lệ phí:
Phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/lần/cơ sở.
Lệ phí: Không có
(Theo Thông tư 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và Thông tư 117/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung, một số điều của Thông tư số 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm)
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (Đính kèm ngay sau thủ tục này)
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm;
2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/01/2016 Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; Thông tư 117/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung, một số điều của Thông tư số 279/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định phân công quản lý an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
- Quyết định số 135/QĐ-BYT ngày 15/01/2019 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế./.
Mẫu 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………….., ngày….. tháng……. năm 20…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Kính gửi: .....................................................................................................................
Họ và tên chủ cơ sở: ...................................................................................................
Tên cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận: ......................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ cơ sở sản xuất: ................................................................................................
Điện thoại:……………………………………….. Fax:.........................................................
Đề nghị được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho sản xuất (loại thực phẩm và dạng thực phẩm): ........................................................................................................................
...................................................................................................................................
| CHỦ CƠ SỞ |
- 1Quyết định 2183/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình
- 2Quyết định 660/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 1247/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 820/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 1946/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Khánh Hòa
- 6Quyết định 1844/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ, thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực An toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Chỉ thị 01/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 8Quyết định 1753/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình
- 9Quyết định 1426/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Dược phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng
- 10Quyết định 1568/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực An toàn thực phẩm được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu
- 11Quyết định 1191/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Dược, lĩnh vực An toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
- 12Quyết định 2387/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính liên thông giữa Sở Y tế và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 13Quyết định 575/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung, thay thế và bãi bỏ ngành Y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Kon Tum
- 14Quyết định 3704/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục 06 thủ tục hành chính lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Lào Cai
- 15Quyết định 4671/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình
- 16Quyết định 1746/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế Bình Định
- 17Quyết định 1743/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Bình Định
- 18Quyết định 1113/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Điện Biên
- 1Quyết định 1642/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính đã chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình
- 2Quyết định 2183/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ trong lĩnh vực An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 135/QĐ-BYT năm 2019 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế
- 6Quyết định 660/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình
- 7Quyết định 1247/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 820/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận
- 9Quyết định 1946/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Khánh Hòa
- 10Quyết định 1725/QĐ-BYT năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới /bị bãi bỏ trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế tại Thông tư số 32/2018/TT-BYT
- 11Quyết định 1844/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ, thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực An toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 12Chỉ thị 01/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 13Quyết định 1753/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình
- 14Quyết định 1426/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Dược phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng
- 15Quyết định 1568/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực An toàn thực phẩm được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu
- 16Quyết định 1191/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Dược, lĩnh vực An toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
- 17Quyết định 2387/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính liên thông giữa Sở Y tế và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 18Quyết định 575/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung, thay thế và bãi bỏ ngành Y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Kon Tum
- 19Quyết định 3704/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục 06 thủ tục hành chính lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Lào Cai
- 20Quyết định 4671/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình
- 21Quyết định 1746/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế Bình Định
- 22Quyết định 1743/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Bình Định
- 23Quyết định 1113/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Điện Biên
Quyết định 1637/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, dược phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 1637/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/08/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Bùi Văn Cửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực