Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1611/QĐ-UBND | Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 20 tháng 08 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN, GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TÀU TÀU CÁ VÀ NGƯ DÂN BỊ NƯỚC NGOÀI BẮT GIỮ THEO CHỈ THỊ SỐ 689/CT-TTG NGÀY 18/5/2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/01/2003;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thường trực Tổ 689 tại Tờ trình số 239/TTr-SNN-TS ngày 15 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện một số giải pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ theo Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
(kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Ngoại Vụ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN, GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TÀU CÁ VÀ NGƯ DÂN BỊ NƯỚC NGOÀI BẮT GIỮ THEO CHỈ THỊ SỐ 689/CT-TTG NGÀY 18/5/2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Kèm theo Quyết định số 1611/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2012 của UBND Tinh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Căn cứ kiến nghị của Tổ công tác 689 Trung ương đến làm việc từ ngày 18 đến 21/6/2012 tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc nắm tình hình và bàn một số biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng ngư dân Việt Nam nói chung và ngư dân Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng bị nước ngoài bắt giữ. Qua thảo luận, trước tình hình có chiều hướng gia tăng việc tàu của ngư dân vi phạm ngày càng tinh vi, đặc biệt là tình trạng móc nối đánh bắt, chung chi trên biển, công khai thừa nhận vi phạm vùng biển nước ngoài trái phép do lợi ích về kinh tế, đánh bắt ở vùng biển các nước năng suất, hiệu quả cao, trong khi đó nguồn lợi hải sản ngư trường vùng biển Việt Nam cạn kiệt, đánh bắt không hiệu quả.
Để ngăn chặn có hiệu quả, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ. Tổ công tác 689 Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra Kế hoạch triển khai một số giải pháp cấp bách trong thời gian tới như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, đoàn thể, Mặt trận tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong ngư dân về ý thức tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam và các nước lân cận về việc đánh bắt và khai thác thủy sản trên biển, để từ đó ngăn chặn có hiệu quả, hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi khai thác trái phép, xâm nhập vùng biển của các nước, bị nước ngoài bắt giữ trong thời gian tới.
- Tiếp tục phổ biến đầy đủ các quy định xử lý của pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước Việt Nam liên quan đến hợp tác hoạt động nghề cá với các nước, các quy định về hoạt động trên biển.
- Tập trung quán triệt các đối tượng có tàu cá vi phạm, tàu cá đánh bắt xa bờ.
2. Yêu cầu:
- Các sở, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và các địa phương có liên quan tăng cường tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cho ngư dân, không vi phạm pháp luật của Việt Nam và nước ngoài.
- Yêu cầu các chủ phương tiện tàu cá, thuyền trưởng tàu cá khai thác xa bờ, ký cam kết không vi phạm vùng biển các nước. Có thái độ kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm, không dung túng, buông lỏng những sai phạm của ngư dân, các tổ chức cá nhân môi giới đưa tàu đi khai thác hải sản trái phép, mua chuộc tàu cá về trái phép.
- Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xử lý phù hợp đối với các đối tượng đã vi phạm bị nước ngoài bắt giữ, có khả năng cố tình vi phạm pháp luật tiếp tục, đối tượng có hành vi móc nối với nước ngoài...để kịp thời cảnh báo, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng tương tự.
II. NỘI DUNG:
1. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, lực lượng vũ trang có liên quan trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, bảo đảm ngư dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước, các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động nghề cá trên biển, đồng thời nắm vững các quy định của các quốc gia có biển lân cận.
2. Tổ chức và huy động các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tham gia công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho ngư dân; thường xuyên theo dõi, nắm tình hình và có biện pháp xử lý phù hợp đối với các đối tượng đã cố tình vi phạm pháp luật bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt, đối tượng có hành vi móc nối với nước ngoài...để kịp thời cảnh báo, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng tương tự.
3. Quản lý chặt chẽ tàu cá, đặc biệt đối với tàu đánh bắt xa bờ, tổ chức lại việc khai thác trên biển, quy hoạch lại đội tàu cá, nghiên cứu quản lý tốt việc đóng mới tàu cá, trong đó hạn chế, giảm các tàu làm nghề lưới kéo (Đây là những nghề khai thác mang tính chất lạm sát nguồn giống, hủy hoại môi trường biển, xu hướng trên thế giới đang từng bước hạn chế và cấm phát triển nghề này). Xây dựng mẫu biểu cụ thể như: yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng tàu xa bờ không xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt trái phép, áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác hải sản và thu bằng đối với thuyền trưởng tàu cá cố ý vi phạm.
4. Hỗ trợ và hướng dẫn cộng đồng ngư dân, tự nguyện thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển, nhất là đánh bắt xa bờ, nhằm giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ nhau, đấu tranh và bảo vệ lợi ích chính đáng và góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác trên vùng biển xa.
5. Chủ động phối hợp giữa các cơ quan liên quan, thông báo tình hình ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt và giải quyết, tiếp nhận ngư dân được trao trả, kịp thời động viên đối với các ngư dân có hành động yêu nước, bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển hoặc có hành động dũng cảm cứu người, tài sản gặp rủi ro trên biển.
6. Nghiên cứu mở rộng phương thức hợp tác quốc tế về khai thác hải sản để đưa tàu cá đi khai thác ở vùng biển các nước một cách hợp pháp. Chủ động tìm hiểu hợp tác với chính quyền cấp Tỉnh ở các nước có nhu cầu; đề xuất Tổng cục thủy sản nghiên cứu, hướng dẫn các hình thức hợp tác với các nước.
7. Phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần trên biển, để nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị hải sản, nâng cao hiệu quả đánh bắt của ngư dân.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Để thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ. Trong thời gian tới, các ngành và địa phương cần tập trung thực hiện một số việc như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý tàu cá và phối kết hợp với Ban ngành, Đoàn thể, Mặt trận, các đơn vị chức năng, tổ chức đấu tranh với tư tưởng tuyên bố công khai chấp nhận vi phạm, do ngư trường khai thác nội địa cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; duy trì các lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn cho chủ tàu, thuyền trưởng các tàu cá đánh xa bờ các quy định về nội dung ranh giới phân định trên biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực; Quy định của các nước về việc hoạt động khai thác thủy sản và Hiệp định đã được ký kết giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, với tinh thần quyết liệt nghiêm túc có trách nhiệm cao.
Nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về quản lý tàu cá và việc đóng mới tàu cá, trong đó đề xuất hạn chế và giảm các tàu làm nghề lưới kéo, sớm có quy định và quản lý nghề lưới kéo, không giải quyết cấp phép tạm thời cho tàu mua, chuộc, trốn về, tạo tiền lệ cho vi phạm tiếp tục; rà soát và tìm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để tăng giá trị, tăng thu nhập cho ngư dân.
- Giao Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
+ In bản đồ ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam và các nước, phối hợp với bộ đội Biên phòng phát cho tàu cá.
+ Tiếp tục yêu cầu các chủ tàu cá khai thác hải sản xa bờ, viết bản cam kết không vi pham các quy định về việc khai thác thủy sản trong vùng biển nước ngoài trái phép khi cấp phép hoạt động và yêu cầu thực hiện việc thông tin báo cáo vị trí tàu đang hoạt động hàng ngày trên biển cho Bộ đội Biên phòng. Quản lý chặt chẽ tàu cá, đặc biệt đối với tàu đánh bắt xa bờ như công tác đăng ký, đăng kiểm, giấp phép khai thác thủy sản, phân vùng hoạt động.
+ Tăng cường phối hợp với Bộ Đội Biên phòng và địa phương có tàu cá xa bờ, tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền vận động các chủ tàu cá đánh bắt xa bờ tiếp tục thành lập Tổ, đội đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển để giúp đỡ, hỗ trợ và kiểm soát lẫn nhau khi hoạt động trên biển.
+ Đẩy nhanh việc lắp đặt hệ thống máy thông tin liên lạc có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh cho tàu cá và đài bờ để quản lý tốt hoạt động tàu cá ở vùng biển xa.
- Chỉ đạo Chi Cục Hợp tác xã và Phát triển Nông thôn phối hợp Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ đội biên phòng và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng ngư dân tự nguyện thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển, nhất là đánh bắt xa bờ theo quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác đánh bắt hải sản trên biển.
- Giao Thanh tra thủy sản phối kết hợp với lực lượng Biên phòng, Công an, xử lý các vi phạm hành chính về quản lý tàu cá theo quy định hiện hành.
2. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Chỉ đạo các đồn, trạm Biên phòng tiếp tục yêu cầu các thuyền trưởng tàu cá khai thác hải sản xa bờ viết bản cam kết không đưa tàu cá vượt biên giới biển ra ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, xâm nhập vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
- Tiếp tục yêu cầu chủ tàu cá, thuyền trưởng tàu cá đánh bắt xa bờ khi xuất bến phải mang theo hải đồ (kẻ rõ đường lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng chồng lấn với một số nước trong khu vực), đồng thời xử lý nghiêm các tàu không trang bị máy thông tin liên lạc hàng hải để thực hiện yêu cầu hàng ngày, có báo cáo vị trí bằng thông tin liên lạc đối với tàu đang cấp tạm giấy phép hoạt động chờ hướng dẫn đăng ký lại (Tàu đã vi phạm).
- Đối với tàu hoạt động xa bờ phải liên lạc hằng tuần báo cáo vị trí bằng thông tin liên lạc cho tổ trưởng. Đồng thời tổ trưởng có trách nhiệm thông tin liên lạc với Bộ đội biên phòng theo khu vực cư trú của chủ tàu; trường hợp không thực hiện theo cam kết thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.
- Hàng tháng có báo cáo tổng hợp tình hình vị trí các tàu xa bờ đang hoạt động trên vùng biển Việt Nam.
- Phối hợp với các sở, ngành địa phương có liên quan tổ chức tuyên truyền về quản lý biên giới biển, đảo.
- Chủ trì phối kết hợp với Công An tỉnh, Thanh tra thủy sản xử lý các vi phạm hành chính, hình sự về xuất nhập cảnh, quản lý tàu cá...theo quy định hiện hành.
- Chủ trì phối hợp Công An tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố giải quyết, tiếp nhận và xử lý ngư dân bị trả về nước trên biển (không thông qua đường ngoại giao) theo quy định của Pháp luật.
- Báo cáo tổng hợp hàng tháng về tình hình tàu cá, ngư dân bị các lực lượng của nước ngoài trấn áp bắt giữ, xử phạt... xảy ra trên biển đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Công an Tỉnh:
- Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh lập kế hoạch điều tra tổ chức, cá nhân có dấu hiệu móc nối, đưa tàu đi khai thác hải sản, mua, chuộc trái phép tàu thanh lý, xóa đường dây này để ngư dân mất đầu mối, không còn điều kiện để tiếp tục đi khai thác hải sản bất hợp pháp.
- Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố nắm tình hình địa bàn quản lý có đối tượng là chủ tàu cá đã vi phạm và tàu cá xa bờ, tổ chức vận động giám sát chặt chẽ, tuyên truyền kết hợp nhằm hỗ trợ các ngành và địa phương tác động, ngăn chặn có hiệu quả tàu cá không vi phạm vùng biển nước ngoài.
- Chủ trì phối hợp với các sở ngành, địa phương có liên quan, tổ chức tuyên truyền phổ biến về quản lý biên giới biển, đảo.
4. Sở Ngoại vụ:
- Tiếp tục thu thập thêm thông tin và phối hợp cùng các sở, ngành có liên quan thành lập đoàn gồm các cơ quan chức năng, chủ doanh nghiệp và đại diện ngư dân sang Indonesia để tìm hiểu thêm về luật lệ, phương thức hợp tác khai thác của nước bạn, tìm cơ hội trên tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi, để chương trình này được phát triển lâu dài và bền vững.
- Xây dựng lộ trình thu hồi tiền mua vé máy bay đưa ngư dân về nước, yêu cầu các chủ tàu thực hiện việc thanh toán, giảm sự ảnh hưởng đến quỹ bảo hộ công dân của các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.
- Tham mưu báo cáo việc thẩm định các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng hợp tác, làm thủ tục xin đi sang các nước hợp tác đánh bắt hải sản, thông qua Tổ 689.
- Chủ trì phối hợp với các sở ngành, địa phương có liên quan, tổ chức tuyên truyền phổ biển về quản lý biên giới biển, đảo.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo các UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội Nông dân, Hội nghề cá, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên của địa phương tổ chức tuyên truyền vận động cộng đồng ngư dân chấp hành các quy định của pháp luật, không xâm phạm vùng biển của các nước để đánh bắt hải sản. Đồng thời, tự nguyện thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển, nhất là đánh bắt xa bờ theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, nhằm giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ nhau, đấu tranh và bảo vệ lợi ích chính đáng và góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh chủ quyền trên các vùng biển.
- Phối hợp các sở, ngành liên quan, thường xuyên mở các lớp tuyên truyền phổ biển về quản lý tàu cá hoạt động trên biên giới biển, đảo.
- Chủ trì phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Công An, Thanh tra thủy sản xử lý các vi phạm hành chính, hình sự về xuất nhập cảnh, quản lý tàu cá theo quy định hiện hành.
- Công bố danh sách tàu cá vi phạm trên phương tiện thông tin truyền thông của địa phương để đảm bảo tính răn đe; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, nắm bắt và xử lý tình hình tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt trái phép, báo cáo kịp thời tình hình xảy ra đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
6. Chế độ báo cáo:
Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cơ quan thường trực của Tổ 689 định kỳ hàng tháng, sơ kết, tổng kết, tổng hợp toàn bộ tình hình thông qua các báo cáo của thành viên tổ 689 trên địa bàn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, báo cáo tổ 689 Trung ương theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện một số giải pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ theo Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 8/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời giải quyết./.
- 1Quyết định 1740/QĐ-UBND năm 2010 kế hoạch thực hiện Chỉ thị 689/CT-TTg về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ do tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ban hành
- 2Quyết định 2208/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Dự án giảm thiểu rủi ro ngập mặn cho người dân ở vùng hạ lưu sông Hà Thanh và sông Kôn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 thực hiện biện pháp cấp bách để ngăn chặn tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi xâm phạm vùng biển các nước khai thác hải sản
- 4Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 689/CT-TTg nhằm giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng tàu cá ngư dân Phú Yên bị nước ngoài bắt giữ, xử lý
- 5Kế hoạch 4030/KH-UBND 2012 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 689/CT-TTg về biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân việt nam bị nước ngoài bắt giữ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2015
- 6Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2012 triển khai giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tàu cá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt
- 1Luật Thủy sản 2003
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
- 4Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- 5Quyết định 1740/QĐ-UBND năm 2010 kế hoạch thực hiện Chỉ thị 689/CT-TTg về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ do tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ban hành
- 6Quyết định 2208/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Dự án giảm thiểu rủi ro ngập mặn cho người dân ở vùng hạ lưu sông Hà Thanh và sông Kôn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 7Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 thực hiện biện pháp cấp bách để ngăn chặn tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi xâm phạm vùng biển các nước khai thác hải sản
- 8Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 689/CT-TTg nhằm giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng tàu cá ngư dân Phú Yên bị nước ngoài bắt giữ, xử lý
- 9Kế hoạch 4030/KH-UBND 2012 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 689/CT-TTg về biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân việt nam bị nước ngoài bắt giữ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2015
- 10Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2012 triển khai giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tàu cá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt
Quyết định 1611/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện giải pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ theo Chỉ thị 689/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 1611/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/08/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trần Minh Sanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra