Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2021/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 23 tháng 7 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG (LOGO) THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý và sử dụng Biểu tượng (Logo) thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các quận, huyện; các cơ quan tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG (LOGO) THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND ngà 23/7/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc quản lý và sử dụng Biểu tượng (logo) thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Biểu tượng).
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hội, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố.
b) Các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc tổ chức các hoạt động kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội có nhu cầu sử dụng Biểu tượng phục vụ mục đích tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thành phố.
1. Quản lý việc sử dụng, khai thác giá trị Biểu tượng theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Sử dụng Biểu tượng trong các sự kiện phục vụ nhiệm vụ chính trị, hoạt động kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, đối ngoại và các hoạt động phi lợi nhuận nhằm quảng bá, khẳng định vị thế của thành phố trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
3. Không được thay đổi, xuyên tạc cũng như tự ý thêm hoặc bớt hình ảnh của Biểu tượng.
4. Không thay đổi tỷ lệ, vị trí hoặc khoảng cách giữa các chữ cái, font chữ, các hình khối trong Biểu tượng, làm thay đổi màu sắc hay thêm hiệu ứng khác vào Biểu tượng.
5. Không xoay dọc, ngang, chéo hoặc lật ngược Biểu tượng cũng như tạo các liên tưởng tiêu cực về hình ảnh, uy tín của thành phố Đà Nẵng.
6. Không sử dụng Biểu tượng trên các sản phẩm không hợp pháp, có tính chất phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh, uy tín của thành phố.
Điều 3. Ý nghĩa, các chỉ số kỹ thuật và quy cách thể hiện Biểu tượng
1. Hình ảnh và ý nghĩa và Biểu tượng
a) Hình ảnh Biểu tượng
Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng cho thành phố Đà Nẵng, có cấu trúc, bố cục rõ nét, thể hiện được đặc điểm địa lý, công trình kiến trúc tượng trưng, truyền thống lịch sử văn hóa, tiềm năng kinh tế, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng trong và ngoài nước.
b) Ý nghĩa Biểu tượng
Biểu tượng có dạng hình tròn tượng trưng cho sự chuyển động với ý nghĩa Đà Nẵng luôn chuyển minh; bên trong hình tròn là bố cục hình tháp vững chãi - tượng trưng cho sự vững chắc, không thay đổi ý chí.
Hình ảnh chính của biểu tượng được đặt tại vị trí trọng tâm, được cách điệu từ năm ngọn núi: Hỏa Sơn, Thổ Sơn, Kim Sơn, Thủy Sơn, Mộc Sơn thuộc Ngũ Hành Sơn, một chiều dày lịch sử dụng xây; cây cầu quay bắc qua sông Hàn là kết quả sự chung sức của người dân Đà Nẵng biến những ước mơ thành hiện thực bền vững.
2. Các chỉ số kỹ thuật
a) Tỷ lệ kết cấu của Biểu tượng được quy định theo hình mẫu dưới đây:
Hình 03. Mẫu Biểu tượng màu trên lưới tỷ lệ chuẩn với các chỉ số màu cơ bản
Hình 04. Mẫu Biểu tượng đen trắng trên lưới tỷ lệ chuẩn với các chỉ số màu cơ bản
b) Các chỉ số kỹ thuật của các màu sắc trên mẫu Biểu tượng màu:
- Màu xanh nhạt: C50
- Màu xanh đậm: C100 M60 .
- Màu đỏ cam: M60 Y100
c) Các chỉ số kỹ thuật của các màu sắc trên mẫu Biểu tượng đen trắng:
- Màu xanh nhạt: K60
- Màu xanh đậm: M60 KI00
- Màu đỏ cam: Y10 K20
Đây là những chỉ số màu cơ bản dùng cho in ấn và điện tử, các phương pháp chế tác và vật liệu khác phải đảm bảo tính thẩm mỹ, màu sắc hài hòa, rõ nét với độ nhận diện tương đương.
d) Kiểu chữ sử dụng cho từ “ĐÀ NẴNG” trong Biểu tượng là kiểu thiết kế viết hoa, in đậm; màu sắc sử dụng là màu đỏ cam, được quy định tại Khoản 3 Điều này.
đ) Kích thước của Biểu tượng:
- Đường kính của Biểu tượng có kích thước 20a, bán kính 10a như mô tả tại hình 03, 04. Khi thực hiện phóng to Biểu tượng, phải đảm bảo điều kiện a ≥ 1mm.
- Kích thước tối thiểu của Biểu tượng sử dụng trong in ấn và chế tác là: Đường kính (Dmin) = 20 mm.
- Kích thước tối thiểu của Biểu tượng sử dụng cho hiển thị màn hình là: Đường kính (Dmin) = 50 pixel.
3. Thiết kế quy chuẩn Biểu tượng thành phố Đà Nẵng được đăng tải trên website của Sở Văn hóa và Thể thao http://vhtt.danang.gov.vn.
Điều 4. Quy cách thể hiện Biểu tượng trong in ấn, khắc, phông hội nghị, trang trí
1. Trên các ấn phẩm, trang phục, vật dụng như sổ công tác, sách, phong bì, thư công tác, công văn, công hàm và các loại khác: Biểu tượng được đặt ở vị trí trang trọng, kích thước phù hợp, hình thức thể hiện tuân thủ các quy định của Quy chế này.
2. Trên các phông trang trí sự kiện, phương tiện tuyên truyền trực quan (áp phích, băng rôn, panô các loại khác): Tùy từng trường hợp cụ thể, vị trí in, dán Biểu tượng phải đảm bảo hải hòa, phù hợp, cân đối và trang trọng, vị trí thấp hơn Đảng kỳ, Quốc kỳ (nếu có).
Chương II
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng giao cho Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan trực tiếp quản lý, hướng dẫn việc sử dụng Biểu tượng; quản lý việc khai thác giá trị Biểu tượng; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các vấn đề vượt quá thẩm quyền có liên quan theo quy định.
Điều 6. Các trường hợp phải xin phép khi sử dụng Biểu tượng
1. Sử dụng trên các tác phẩm tượng đài, tranh hoành tráng, công trình kiến trúc.
2. Sử dụng trong các thiết kế để sản xuất sản phẩm với mục đích thương mại.
3. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu sử dụng Biểu tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều này phải được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Văn hóa và Thể thao.
Điều 7. Các trường hợp không phải xin phép khi sử dụng Biểu tượng
Các đơn vị, tổ chức, cá nhân không phải xin phép khi sử dụng Biểu tượng ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 6 Quy chế này.
Điều 8. Sở Văn hóa và Thể thao
1. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý việc sử dụng Biểu tượng trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và có văn bản trả lời việc đồng ý hay không đồng ý cho phép sử dụng Biểu tượng; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
2. Tuyên truyền, tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến phản ánh về việc quản lý, sử dụng Biểu tượng, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
3. Thực hiện công tác kiểm tra việc sử dụng biểu tượng thành phố Đà Nẵng sau khi cho phép để tránh việc sử dụng sai Biểu tượng của thành phố và các trách nhiệm khác theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 9. Các tổ chức và cá nhân sử dụng Biểu tượng
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và Quy chế này.
2. Có trách nhiệm gìn giữ và phát triển hình ảnh của thành phố Đà Nẵng trong quá trình sử dụng Biểu tượng.
3. Kịp thời phát hiện, báo cáo, khắc phục và sửa chữa các sai phạm (nếu có) trong quá trình sử dụng Biểu tượng.
4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan trong việc xử lý và ngăn chặn các hành vi sử dụng Biểu tượng trái pháp luật và không tuân thủ các quy định tại Quy chế này.
5. Không được chuyển giao hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng Biểu tượng cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối với các trường hợp được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 6 Quy chế này. Trong trường hợp có phát sinh hoặc thay đổi nội dung thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.
1. Đối với các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm được quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định hiện hành.
2. Các tổ chức và cá nhân vi phạm chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục và có báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố bằng văn bản về việc sửa chữa, khắc phục các sai phạm theo thời gian quy định.
Chương IV
Điều 11. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc hoặc các vấn đề phát sinh, đề nghị phản ánh về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 392/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trưng (Logo) tỉnh Bắc Giang
- 2Quyết định 17/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Biểu tượng (Logo) tỉnh Tây Ninh
- 3Quyết định 33/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trưng (logo) tỉnh Khánh Hòa và Biểu trưng (logo) Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa
- 4Quyết định 5220/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt phương án thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề Hà Nội, hồ sơ thiết kế hệ thống biển chỉ dẫn du lịch và quà tặng lưu niệm du lịch Hà Nội
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Quyết định 392/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trưng (Logo) tỉnh Bắc Giang
- 6Quyết định 17/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Biểu tượng (Logo) tỉnh Tây Ninh
- 7Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
- 8Quyết định 33/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trưng (logo) tỉnh Khánh Hòa và Biểu trưng (logo) Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa
- 9Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Quyết định 5220/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt phương án thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (logo) du lịch làng nghề Hà Nội, hồ sơ thiết kế hệ thống biển chỉ dẫn du lịch và quà tặng lưu niệm du lịch Hà Nội
Quyết định 16/2021/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý và sử dụng Biểu tượng (Logo) thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 16/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/07/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Lê Trung Chinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra