Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2012/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 6 năm 2012 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ KHU CÔNG NGHIỆP TỊNH PHONG VÀ KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ, TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Quyết định số 830/TTg ngày 07/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi;
Căn cứ Công văn số 7902-BKH/KCN ngày 08/12/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Điều lệ mẫu Khu công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 01/3/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi tại Tờ trình số 168/TTr-BQL ngày 06/4/2012; ý kiến thẩm định của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 206/BC-STP ngày 24/11/2011 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 702/SNV ngày 31/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHU CÔNG NGHIỆP TỊNH PHONG VÀ KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ, TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 29/6/2012 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 2. Việc quản lý và điều hành khu công nghiệp được phân định như sau:
1. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) được thành lập theo Quyết định số 830/TTg ngày 07/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và theo uỷ quyền của các Bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và UBND tỉnh Quảng Ngãi, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Ban Quản lý là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi, có chức năng giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước trực tiếp đối với các Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các nhiệm vụ khác trong quá trình đầu tư phát triển các KCN; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND tỉnh về tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động, chương trình kế hoạch công tác của Ban; kinh phí đầu tư phát triển KCN và kinh phí hoạt động của Ban Quản lý do ngân sách nhà nước cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban Quản lý thực hiện theo Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 01/3/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi.
2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp (đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN) là đơn vị thực hiện nhiệm vụ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, được thành lập theo quy định của pháp luật để đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng trong KCN.
Điều 5. Nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư để hoạt động tại KCN.
1. Thuê lại đất của đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN đã được xây dựng hạ tầng kỹ thuật để thiết kế, xây dựng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị hình thành doanh nghiệp, dự án đầu tư.
2. Mua hoặc thuê nhà xưởng do đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN cung cấp để thiết kế dây chuyền công nghệ, lắp đặt thiết bị hình thành doanh nghiệp, dự án đầu tư.
3. Tiến hành các thủ tục đầu tư và các thủ tục khác có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư tại KCN.
2. Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký, đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định hiện hành tại Ban Quản lý.
Điều 9. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp KCN được quy định cụ thể trong giấy chứng nhận đầu tư.
Trước khi kết thúc thời hạn hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư 06 tháng, nếu có nhu cầu gia hạn thì doanh nghiệp làm bản đăng ký xin gia hạn gửi đến Ban Quản lý, sau khi đã thoả thuận với đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN để gia hạn hợp đồng thuê lại đất.
Trong mọi trường hợp, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp KCN, kể cả sau khi được gia hạn, không được dài hơn thời hạn còn hiệu lực của hợp đồng thuê đất mà đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN đã ký với cơ quan nhà nước.
Mọi thay đổi về thành phần, cơ cấu nhân sự lãnh đạo của doanh nghiệp KCN phải báo cáo với Ban Quản lý trong báo cáo tháng gần nhất của doanh nghiệp.
QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
Điều 12. Về quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch KCN, Ban Quản lý có trách nhiệm:
1. Chủ trì tổ chức lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết KCN trình UBND tỉnh phê duyệt. Được quyền điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN đã được phê duyệt nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch.
2. Cung cấp các thông tin về quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt để nhà đầu tư lập quy hoạch chi tiết xây dựng và thiết kế hạ tầng kỹ thuật.
3. Cấp Chứng chỉ quy hoạch xây dựng cho các nhà đầu tư khi có yêu cầu để lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định.
4. Đối với các dự án không có trong quy hoạch ngành (tính chất KCN hoặc quy hoạch phân khu chức năng của KCN) được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư đề nghị Ban Quản lý báo cáo Bộ quản lý ngành hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp dự án chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải được UBND tỉnh chấp thuận bằng văn bản đối với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C. Thời gian xem xét chấp thuận về quy hoạch ngành hoặc quy hoạch xây dựng không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.
5. Quản lý việc xây dựng các công trình trong KCN theo quy hoạch đã được phê duyệt; xem xét chấp thuận việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật của các dự án đầu tư xây dựng trong KCN.
Điều 13. Về quản lý thiết kế xây dựng
1. Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư xây dựng, trực tiếp có ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C và gửi hồ sơ dự án tới các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành để có ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng nhóm A đầu tư vào KCN.
2. Chủ đầu tư khi thiết kế và xây dựng các hạng mục công trình của dự án phải đảm bảo mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất theo các quy định của pháp luật về xây dựng và quy hoạch phát triển KCN đã được phê duyệt theo Chứng chỉ quy hoạch được Ban Quản lý cấp.
3. Trong quá trình xây dựng do nhu cầu thi công, nếu phải phá dỡ toàn bộ hoặc một phần các công trình công cộng (kể cả công trình hạ tầng kỹ thuật, chặt hạ cây xanh, đào hè đường, ...) hoặc cần sử dụng các công trình và các tiện ích công cộng (vỉa hè, điện, nước, đường giao thông, ...) thì doanh nghiệp phải thoả thuận trước với đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN về thời hạn, giá trị đền bù phương thức thanh toán, phục hồi nguyên trạng công trình và các điều kiện khác nếu có.
Sau khi hoàn tất công việc và phục hồi nguyên trạng công trình, doanh nghiệp phải bàn giao công trình phục hồi cho đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN và báo cáo Ban Quản lý kèm theo Biên bản bàn giao.
4. Các đường ranh giới giữa các nhà máy, nhà xưởng, giới hạn xây dựng trong từng lô đất, điểm đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp vào hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của toàn KCN do đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN xác định sau khi đã thoả thuận với doanh nghiệp.
Điều 14. Về cấp Giấy phép xây dựng
Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ và cấp, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng trong KCN quy định phải có Giấy phép xây dựng cho tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 15. Về quản lý chất lượng xây dựng, Ban Quản lý có trách nhiệm:
1. Giám sát, nghiệm thu chất lượng xây dựng theo quy định đối với các công trình thuộc dự án do Ban Quản lý làm chủ đầu tư và các công trình có chuyển giao cho Ban Quản lý.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quản lý chất lượng xây dựng công trình của các dự án đầu tư xây dựng trong KCN.
3. Định kỳ sáu tháng, một năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh và Sở Xây dựng về tình hình quản lý chất lượng xây dựng và các sự cố công trình xảy ra trong KCN.
4. Phối hợp với Sở Xây dựng hoặc Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng công trình xây dựng, giám định sự cố công trình.
1. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng đối với KCN trình Bộ Xây dựng hoặc UBND tỉnh xem xét , quyết định.
2. Tham gia ý kiến với Bộ Xây dựng và UBND tỉnh trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý xây dựng trong KCN.
3. Chịu sự quản lý nhà nước về chuyên môn của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng.
4. Quản lý các hoạt động xây dựng trong KCN theo quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Kiểm tra các hoạt động xây dựng trong KCN; xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh, cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG
Hợp đồng được lập theo mẫu do đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN soạn thảo thành 04 (bốn) bản, mỗi bên giữ một bản, một bản đăng ký tại Ban Quản lý, một bản đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ khi ký Hợp đồng cho thuê lại đất, Ban Quản lý có trách nhiệm hướng dẫn nhà đầu tư tiến hành lập các thủ tục về quyền sử dụng đất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định hiện hành để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong vòng 07 (bảy) ngày sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về Ban Quản lý và đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN để theo dõi, quản lý.
Việc thanh toán tiền thuê lại đất hoặc thuê (mua) nhà xưởng thực hiện theo hợp đồng kinh tế giữa nhà đầu tư và đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN. Trong quá trình thực hiện nếu có tranh chấp thì báo cáo Ban Quản lý xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.
Giá tiền thuê lại đất, thuê nhà xưởng cho thời gian được gia hạn do nhà đầu tư và đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN thoả thuận trên cơ sở Hợp đồng mới được ký kết như quy định tại Điều 19 của Điều lệ này.
Nếu vì lý do bất khả kháng hoặc lý do chính đáng khác mà không hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đã cam kết thì ít nhất 30 (ba mươi) ngày trước khi kết thúc thời hạn quy định, doanh nghiệp phải xin gia hạn sử dụng đất. Quá thời hạn quy định và trong trường hợp hợp đồng không được phép gia hạn, phần đất chưa sử dụng sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý và sử dụng đất.
CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN VÀ NGOẠI HỐI
Điều 29. Các doanh nghiệp KCN nộp thuế, nộp các loại phí, lệ phí bằng đồng Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 (mười hai) tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết.
LAO ĐỘNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
Trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, việc giải quyết các chế độ cho người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và nội dung hợp đồng lao động đã ký kết.
Nước thải từ KCN trước khi thải ra môi trường phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Trường hợp nước thải từ KCN chưa được xử lý đúng mức, gây ô nhiễm môi trường vượt quá giới hạn cho phép thì chủ doanh nghiệp gây ô nhiễm phải bồi thường mọi thiệt hại, phải có biện pháp khắc phục và chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.
AN NINH - AN TOÀN, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG KHU CÔNG NGHIỆP
Khi có dấu hiệu vi phạm về an ninh, trật tự như: trộm cắp, gây rối, phá hoại, kể cả trường hợp lãn công, đình công, doanh nghiệp phải trình báo ngay với Ban Quản lý và cơ quản quản lý lao động địa phương để cùng phối hợp giải quyết.
Điều 51. Các vụ án hình sự xảy ra trong KCN được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- 1Quyết định 69/2008/QĐ-UBND về Quy định chính sách đầu tư vào Khu công nghiệp Tịnh Phong và Khu công nghiệp Quảng Phú, tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Quyết định 47/2006/QĐ-UBND ban hành Điều lệ Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 48/2006/QĐ-UBND ban hành Điều lệ Khu công nghiệp cảng biển Hòn La tỉnh Quảng Bình
- 4Quyết định 192/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2013
- 5Quyết định 04/2006/QĐ-UBND về Điều lệ Khu công nghiệp Phú Tài do tỉnh Bình Định ban hành
- 6Quyết định 17/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 16/2012/QĐ-UBND về Điều lệ Khu công nghiệp Tịnh Phong và Khu công nghiệp Quảng Phú, tỉnh Quảng Ngãi
- 1Quyết định 402/QĐ-TTg năm 1999 về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng (giai đoạn I) Khu công nghiệp Quảng Phú, tỉnh Quãng Ngãi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn về việc ban hành Điều lệ mẫu Khu công nghiệp
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 5Quyết định 69/2008/QĐ-UBND về Quy định chính sách đầu tư vào Khu công nghiệp Tịnh Phong và Khu công nghiệp Quảng Phú, tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6Quyết định 830/TTG năm 1997 thành lập Ban quản lý Khu công nghiệp Quảng Ngãi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 577/TTG năm 1997 thành lập và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tịnh Phong, tỉnh Quảng Ngãi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 03/2012/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Quảng Ngãi
- 9Quyết định 47/2006/QĐ-UBND ban hành Điều lệ Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình
- 10Quyết định 48/2006/QĐ-UBND ban hành Điều lệ Khu công nghiệp cảng biển Hòn La tỉnh Quảng Bình
- 11Quyết định 04/2006/QĐ-UBND về Điều lệ Khu công nghiệp Phú Tài do tỉnh Bình Định ban hành
Quyết định 16/2012/QĐ-UBND về Điều lệ Khu công nghiệp Tịnh Phong và Khu công nghiệp Quảng phú, tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 16/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/06/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Cao Khoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra