Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2007/QĐ-UBND

Vinh, ngày 12 tháng 02 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 - 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND - UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung bộ;

Căn cứ Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại Nghệ An tại Tờ trình số 86/TTr.STM-KHTH ngày 09 tháng 02 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2015, có tính đến năm 2020” kèm theo quyết định này.

Điều 2. Giao cho Sở Thương mại chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành địa phương liên quan tổ chức thực hiện Đề án; trong quá trình thực hiện Đề án nếu xuất hiện những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, chủ động tổng hợp báo cáo và đề xuất phương hướng xử lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét. Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo UBND tỉnh về kết quả và tiến độ thực hiện Đề án.

Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, các Sở chuyên ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò căn cứ nội dung liên quan trong Đề án chủ động thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện nói tại Điều 2 căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hành

 

ĐỀ ÁN

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 - 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2007 của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NGHỆ AN

1. Các nguồn lực tự nhiên và xã hội tác động đến phát triển thương mại

1.1. Thuận lợi

Nghệ An là một tỉnh có điều kiện địa lý, kinh tế tự nhiên đa dạng, có biển, đồng bằng, đô thị và vùng miền núi. Với diện tích tự nhiên 16.487 km2, trong đó có 249.626 ha đất nông nghiệp (13.000 ha đất đỏ bazan) thuận lợi cho việc phát triển các vùng nguyên liệu tập trung như: lúa, lạc, vừng, chè, cà phê, quế, sắn, dứa, cam, mía… Có 906.659 ha đất lâm nghiệp, (trong đó có 811.815 ha đất có rừng, hiện còn 372.104 ha đất chưa sử dụng) với trữ lượng 40 triệu m3 gỗ, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lim, Lát hoa, Pơ mu, v.v.. và nhiều loại động thực vật quý hiếm khác. Có 511.000 ha đất trống đồi trọc, có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tài nguyên khoáng sản Nghệ An khá phong phú và đa dạng, nhất là đá vôi các loại, với trữ lượng trên 9 tỷ m3 là lợi thế để phát triển xi măng và vật liệu xây dựng; ngoài ra còn có các loại khoáng sản quý hiếm khác.

Bờ biển Nghệ An dài 82 km, với diện tích 4.230 hải lý vuông có nguồn tài nguyên biển lớn, với trữ lượng 8 vạn tấn tôm, cá, mực…Toàn tỉnh có trên 2.000 ha nước mặn lợ có thể phát triển nuôi tôm, của và 1.000 ha có khả năng phát triển nghề muối. Có 6 cửa sông, nhiều bãi tắm đẹp như: Cửa Lò, Nghi Thiết, Diễn Thành, Quỳnh Phương v.v.. cho phép phát triển ngành du lịch biển.

Nghệ An có trên 3 triệu người, có 7 dân tộc anh em cùng chung sống. Nguồn lao động Nghệ An dồi dào, hàng năm được bổ sung trên 3 vạn lao động trẻ.

Là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có đường sắt, đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua và 3 đường Quốc lộ nối thông sang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Quốc lộ 7, Quốc lộ 48, Quốc lộ 46), có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh. Nghệ An là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam, là cửa ngõ sang Lào, Đông - Bắc Thái Lan và là trung tâm kinh tế - văn hóa Bắc miền Trung.

Một số định hướng và nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2010 của tỉnh Nghệ An đã được Trung ương khẳng định tại Kết luận 20-KL/TW của Bộ Chính trị về Nghệ An; Đề án xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ; Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An và Đề án phát triển kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh đã được Chính phủ phê duyệt, theo đó sẽ phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Nghệ An đến năm 2020. Một số chương trình dự án lớn trong công nghiệp, xây dựng, giao thông trên địa bàn đã được Trung ương đưa vào quy hoạch; nguồn lực tích lũy từ những năm trước đã, đang và tiếp tục phát huy tác dụng sẽ tạo thế và lực mới trong những năm tới.

Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), bước vào một “sân chơi” hoàn toàn mới đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các nền kinh tế, nước ta có thêm cơ hội để xây dựng và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Thương mại cả nước nói chung, thương mại Nghệ An nói riêng có cơ hội mở rộng thị trường toàn cầu cho mục đích phát triển kinh tế, thương mại và thu hút đầu tư.

1.2. Khó khăn thách thức

Nghệ An là một tỉnh có trên 80% diện tích tự nhiên là miền núi, có 10/19 huyện miền núi, có 419 km đường biên giới với CHDCND Lào, có trên 41 vạn đồng bào dân tộc thiểu số. Miền núi Nghệ An địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển.

Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại nhưng trữ lượng nhỏ, lại nằm ở vùng sâu, vùng xa, khó đầu tư khai thác.

Là một tỉnh thường xuyên bị thiên tai đe dọa, tàn phá. Xa cực tăng trưởng của cả nước. Chất lượng tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và chưa vững chắc. Về cơ bản nền kinh tế Nghệ An vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, là tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

2. Những kết quả đã đạt được

Trong những năm qua, nền kinh tế của Nghệ An đã có những bước phát triển rất quan trọng, GDP (theo giá so sánh) tăng trưởng bình quân, 1996 - 2005: 8,75%/ năm trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là 10,25%/năm.

Năm 2005 so với năm 2001:

- Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch đúng hướng:

+ Ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,6% lên 30,4%.

+ Ngành nông, lâm, ngư giảm từ 44,3 % xuống còn 34,2%.

+ Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 35,4%.

- GDP bình quân hàng năm tính theo đầu người: Từ 2, 7 triệu đồng/người /năm tăng lên 5, 6 triệu đồng/người /năm, cao hơn 2 tỉnh Thanh Hóa (5, 0 triệu đồng), Hà Tĩnh (4, 6 triệu đồng), vùng Bắc Trung Bộ (5, 4 triệu đồng).

So sánh một số chỉ tiêu cơ bản với các tỉnh lân cận, vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, trong năm 2005 thì:

- Tỷ trọng GDP chiếm 29,3% so với vùng Bắc Trung Bộ, và 2% so với cả nước.

- Tốc độ tăng trưởng GDP /năm (2001 - 2005) của Nghệ An (10,25%/năm) cao hơn 2 tỉnh Thanh Hóa (9,1%/năm), Hà Tĩnh (8,5%/năm), vùng Bắc Trung Bộ (9,5%/năm) và cả nước (7,5%/năm).

 (Nguồn số liệu: Cục thống kê Nghệ An).

3. Đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An (2001 - 2005).

- Giá trị sản xuất (giá so sánh): từ 790.439 triệu đồng tăng lên 1.199.148 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,5%/năm.

- Giá trị tăng thêm (giá so sánh): từ 583.205 triệu đồng tăng lên 936.751 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,1%/năm.

- Đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng GDP toàn tỉnh (giá so sánh) từ 9,2% tăng lên 10,3% và của cả giai đoạn (2001 - 2005) là 10,2%. Tỷ trọng GDP của ngành thương mại trong ngành dịch vụ từ 23,43 % tăng lên 26,3%.

- Kim ngạch xuất khẩu: từ 42, 33 triệu USD tăng lên 120 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 29,49%/năm.

- Kim ngạch nhập khẩu: từ 50, 2 triệu USD tăng lên 94, 1 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 23,84%/năm.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng: từ 5.318 tỷ đồng tăng lên 8.667 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,26%/năm.

(Nguồn số liệu: Cục Thống kê Nghệ An)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN

1. Tình hình phát triển thương mại

Tính đến năm 2005 ngành thương mại có:

- 55.152 cơ sở kinh doanh (2.168 doanh nghiệp, 53.984 hộ cá thể).

- 83.690 lao động (5,4% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân).

- Tổng nguồn vốn kinh doanh 2.879, 7 tỷ đồng.

2. Mạng lưới kinh doanh thương mại dịch vụ

Tính đến năm 2005 ngành thương mại có:

- Hệ thống chợ: có 352 chợ các loại (bình quân 1, 34 xã/chợ). Hiện nay đang được quy hoạch theo Quyết định số 01/2004/QĐ-UB ngày 06/01/2004 của UBND tỉnh Nghệ An.

- Cửa hàng kinh doanh thương mại và kho bãi: Có 115 cửa hàng kinh doanh (69 cửa hàng kinh doanh tổng hợp, 46 cửa hàng chuyên doanh), với tổng diện tích xây dựng 58.815 m2, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 60.561 triệu đồng.

(Phụ biểu số 4 HT)

- Hệ thống kho bãi: có khoảng 100.000 m2 (hệ thống kho bãi chủ yếu tập trung tại thành phố Vinh, Cửa Lò).

- Mạng lưới bán lẻ xăng dầu: có 339 cửa hàng kinh doanh xăng dầu (6 cửa hàng loại II, 22 cửa hàng loại III, 197 cửa hàng loại IV và 114 cửa hàng tạm). Hiện nay đang được quy hoạch theo Quyết định số 79/2005/QĐ-UBND ngày 09/9/2005 của UBND tỉnh Nghệ An .

3. Thực trạng phát triển siêu thị và trung tâm th­ương mại

3.1. Siêu thị: Hiện nay hệ thống siêu thị, mới bắt đầu hình thành tại Nghệ An, chủ yếu là ở vùng trung tâm thành phố Vinh.

Tại thị xã Cửa Lò và các thị trấn huyện lỵ của các huyện chưa có loại hình kinh doanh siêu thị.

Tình hình phát triển siêu thị tại thành phố Vinh như sau:

TÊN SIÊU THỊ

Địa điểm

Diện tích KD (m2)

Loại hình

Số lượng, tên hàng

1. Siêu thị Maximark

166 Nguyễn Thái Học

1.350

Tổng hợp

Trên 2.000

2. Siêu thị INTIMEX

Đường Lê Duẩn

10.000

Tổng hợp

Trên 3.000

3. Siêu thị Vạn Xuân

Đ. Nguyễn Sĩ Sách

400

Ch.doanh

Thủy sản chế biến

4. Siêu thị Hương Giang

41 Đường Trần Phú

350

"

Điện gia dụng

5. Nhà sách Thành Vinh

59 Đường Trần Phú

300

"

Sách, TB trường học

6. Siêu thị Bình Minh

Đường Lê Lợi

300

"

Trên 2.000

7. Siêu thị Đồ Gỗ Mỹ nghệ

Đ. Nguyễn Trãi

600

"

Đồ gỗ mỹ nghệ CC§

8. TTTM Hòa Bình

11 Quang Trung

600

"

Điện máy, điện tử

9.CHĐGMN Quang Triều

Đ. Mai Hắc Đế

780

"

Đồ gỗ mỹ nghệ CC§

10. TT Sách Bắc miền Trung

33 Lê Mao

1.000

"

Sách, TB giáo dục

11. TT sách và TB giáo dục

65 Lê Hồng Phong

1.000

"

Sách, TB giáo dục

12. TT sách và TB giáo dục

9 Quang Trung

700

"

Sách, TB giáo dục

13. TT TM Ngã tư chợ Vinh

01 Quang Trung

10.000

Tổng hợp

Trên 5.000 tên hàng

14. Siêu thị Đồ gỗ DAFUCO

Hà Huy Tập

1.000

Ch.doanh

Đồ gỗ các loại

15. Siêu thị Đồ gỗ

164 Đường Trần Phú

1.000

Ch.doanh

Đồ gỗ các loại

16. Siêu thị Xe máy Huệ Lộc

208 Phan Đình Phùng

1.200

Ch.doanh

Xe máy các loại

Theo Quy chế của Bộ Thương mại về siêu thị và trung tâm thương mại chỉ có 2 siêu thị tổng hợp MAXIMARK, INTIMEX và Trung tâm sách Bắc miền Trung đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng 3. Các siêu thị khác quy mô và điều kiện kinh doanh chỉ đáp ứng loại hình: cửa hàng tiện lợi.

3.2. Trung tâm thương mại

Hiện nay trên địa bàn Nghệ An chưa có cơ sở kinh doanh có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng TTTM của Bộ Thương mại.

3.3. Công tác quản lý siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn

3.3.1. Quản lý siêu thị:

Là loại hình kinh doanh hiện đại mới được hình thành tại Nghệ An trong vài năm gần đây, tuy quy mô đang còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiêu chuẩn của Bộ Thương mại, nhưng về cơ bản, công tác quản lý kinh doanh siêu thị chuyên doanh, hoặc tổng hợp của các thương nhân có nhiều tiến bộ, thể hiện:

Ưu điểm:

+ Cơ sở vật chất kinh doanh đã được xây dựng khá bề thế trên các trục đường chính của thành phố, các gian hàng được bố trí tương đối khoa học, chủng loại hàng hóa khá phong phú, mẫu mã đa dạng, chất lượng đảm bảo, điều kiện kinh doanh thuận lợi.

+ Đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu tiêu dùng về số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ cần thiết của khách du lịch, của một bộ phận dân cư có thu nhập cao và của người tiêu dùng bình dân trên địa bàn thành phố Vinh, góp phần thay đổi bộ mặt th­ương mại thành phố văn minh, lịch sự hơn.

+ Phương thức hoạt động kinh doanh tại các siêu thị đã có sự thay đổi đáng kể, khách hàng tự lựa chọn hàng hóa, thanh toán và kiểm soát giá cả hàng hóa bằng hệ thống máy hiện đại, năng suất lao động tăng lên một cách rõ rệt so với phương thức kinh doanh truyền thống.

+ Việc tổ chức quản lý, khai thác kinh doanh tại các siêu thị hiện có, nhìn chung đảm bảo hiệu quả, phát triển.

Tồn tại:

Do thiếu quy hoạch, thiếu sự hướng dẫn, quản lý và chưa có tiêu chuẩn thống nhất… nên các loại hình này phát triển còn mang tính tự phát, cách đặt và gọi tên còn lộn xộn, đã xuất hiện không ít khiếm khuyết trong hoạt động kinh doanh ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng…

+ Công tác quy hoạch chưa được quan tâm, chủ yếu các doanh nghiệp tự phát xây dựng hoặc cải tạo lại từ các cửa hàng trên các địa điểm kinh doanh hiện có thuộc phạm vi quản lý.

+ Sự phân bố các siêu thị theo quy hoạch các khu vực dân cư, chưa hợp lý, chưa mang lại tiện ích thực sự và tiết kiệm thời gian mua sắm cho khách hàng.

+ Phương thức tổ chức hoạt động, quản lý khai thác siêu thị chủ yếu là do doanh nghiệp, các siêu thị phát triển còn đơn lẻ, chưa kết hợp với nhau thành một hệ thống để hỗ trợ cho nhau phát triển..

+ Hầu hết các siêu thị còn bám các trục đường giao thông, không đúng quy định của nhà nước về hành lang đường bộ, không có bãi đậu xe hơi, trong khi đó việc khách hàng mua sắm ở siêu thị bằng xe hơi diễn ra ngày càng phổ biến. Diện tích giữ xe hai bánh của các siêu thị còn nhiều hạn chế so với yêu cầu. Vấn đề trật tự xã hội, an toàn giao thông khu vực quanh siêu thị chư­a được đảm bảo tốt.

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI.

1. Vị trí, vai trò của Nghệ An trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng Bắc Trung Bộ

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước và vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An (mà hạt nhân là thành phố Vinh) được xác định có những vai trò sau:

- Đầu tầu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ.

- Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - công nghệ, văn hóa - thể thao và y tế của vùng Bắc Trung Bộ.

- Trung tâm công nghiệp lớn của vùng Bắc Trung Bộ, có tầm quan trọng ngày càng lớn trong phát triển công nghiệp cả nước.

- Là địa phương có các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch phát triển, có vị thế ngày càng lớn trong vùng Bắc Trung Bộ.

- Đầu mối giao thông, cửa vào - ra quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, cả nước và quốc tế.

Với vị trí, vai trò nêu trên và trên cơ sở dự báo phát triển cả nước và vùng trong thời kỳ 2020, nhiệm vụ của cả nước và vùng Bắc Trung Bộ đặt ra cho Nghệ An là:

1.1. Tăng trưởng nhanh hơn

Để thực hiện được những chức năng kể trên đối với cả nước, vùng Bắc Trung Bộ và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với cả nước, Nghệ An cần đạt một số chỉ tiêu sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm phải đạt ít nhất 12% trong giai đoạn 2006 - 2010 và xấp xỉ mức này trong giai đoạn 10 năm tiếp theo.

- Thu hút được nhiều lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp phải đạt khoảng 32 - 33% vào năm 2010 và khoảng 50 - 51% vào năm 2020.

- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm phải đạt khoảng 18 - 20% trong giai đoạn quy hoạch.

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn diện, sâu sắc

Để có đóng góp lớn cho tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế của vùng, Nghệ An phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mình một cách toàn diện, sâu sắc nhằm khai thác với hiệu quả cao nhất các tiềm năng tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng của các ngành. Tỷ trọng hai ngành dịch vụ và công nghiệp của tỉnh cần chiếm khoảng 75 - 76% tổng sản phẩm vào năm 2010 và 85 - 86% vào năm 2020.

1.3. Đô thị hóa nhanh hơn.

Theo định hướng phát triển đô thị quốc gia đến năm 2020 khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các điểm đô thị kiểu thị trấn, thị tứ sẽ được hình thành làm hạt nhân để chuyển một bộ phận đáng kể nông dân thành thị dân và góp phần hiện đại hóa khu vực nông thôn.

Định hướng này cùng với việc thành phố Vinh đã được Nhà nước quyết định nâng cấp lên loại I trước năm 2020, đặt ra yêu cầu cho tỉnh Nghệ An phải tiến hành đô thị hóa với tốc độ nhanh hơn nhiều trong những năm tới. Hơn nữa, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đi liền với nó là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, hiện đại trong thời kỳ đến năm 2020 đòi hỏi tỉnh phải tăng nhanh dân số phi nông nghiệp, phát triển các đô thị mới, các thị tứ, các trung tâm thương mại, du lịch trong tỉnh. Dự kiến tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh cần đạt khoảng 16 - 17% năm 2010 và 36 - 37% vào năm 2020.

2. Những xu hướng ảnh hưởng tích cực đến phát triển siêu thị - TTTM.

- Thể chế thị trường định hướng XHCN từng bước được hoàn chỉnh và do đó ngày càng phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường kết hợp với sự điều tiết vĩ mô hợp lý của Nhà nước (từ trực tiếp sang gián tiếp, thông qua các công cụ tài chính, ngân hàng, đầu tư, mua sắm của Chính phủ, dự trữ quốc gia..), làm cho thị trường trở thành tín hiệu tin cậy, có tác dụng định hướng và quyết định sự phát triển sản xuất và tiêu dùng.

- Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao là cơ sở kinh tế để phát triển thương mại nội địa. Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%) trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2% và Thái Lan là 67,7%... Trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tiêu dùng tăng cao nhiều lần so với tốc độ tăng dân số (7,7% so với 1,4%) chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống dân cư đã được nâng lên đáng kể.

- Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ nhu cầu “ăn no, mặc ấm” sang nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp” làm cho chất lượng “cầu” cần được nâng lên. Nếu như những năm trước đây, các mặt hàng điều hòa, xe máy, xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, các bộ nghe nhìn,.. được xem là đồ dùng cao cấp, đắt tiền thậm chí có ý nghĩa “dự trữ tài sản”, thì nay đã được phổ cập ở thành thị và lan truyền sang cả khu vực nông thôn.

Xu hướng mua sắm hàng giá trị cao, chạy theo các “mode” mới đang xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực.

- Cơ cấu dân số trẻ, năng động và có học vấn cao với thói quen thích mua sắm hàng hóa ở siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi là một ưu thế để phát triển hệ thống phân phối hiện đại. Hiện có 57% dân số có độ tuổi dưới 30 và sau 15 năm tỉ lệ này khoảng 50%.

- Nhờ kết quả của công cuộc đổi mới và quá trình tự vươn lên của mình, một số doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã tạo lập được chỗ đứng trên thị trường và đang tiếp tục đi trên con đường chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực phân phối.

- Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, theo đó sẽ mở cửa thị trường đối với dịch vụ phân phối, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động. Bên cạnh các “chuỗi” siêu thị bán buôn METRO, CASH&CARRY, Siêu thị bán lẻ Big C, Trung tâm mua sắm hàng hiệu Parkson, các hệ thống bán lẻ của Unilever, P&G… sẽ có thêm tên tuổi của nhiều nhà phân phối nước ngoài lớn khác. Với sự xuất hiện các mô hình phân phối tiên tiến này, khả năng tiếp cận với công nghệ mới, phương thức mới trong phân phối và quản lý phân phối, khả năng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với nhà phân phối hiện đại sẽ ngày một gia tăng. Đây cũng là nhân tố góp phần làm thay đổi bộ mặt bên ngoài và cấu trúc bên trong của thương mại nội địa.

- Sau khi dự án đường sắt và đường bộ cao tốc Bắc - Nam được hoàn thành, Nghệ An sẽ không còn xa cực tăng trưởng của cả nước, có điều kiện và cơ hội để thu hút mạnh hơn luồng vốn đầu tư từ nước ngoài.

IV. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

1. Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương:

- Kết luận số 20-KL/TW ngày 02/6/2003 của Bộ Chính trị về kết quả sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV một số chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2005 và 2010.

- Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010.

- Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 30/9/ 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung Bộ.

- Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20/3/ 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thị trường trong nước.

- Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại.

2. Những phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của Nghệ An đến năm 2020:

2.1. Những phương hướng, mục tiêu:

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An đến năm 2020 và các quy hoạch phát triển các ngành: Thương mại, Du lịch, Công nghiệp, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Bưu chính Viễn thông… đến năm 2020.

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nghệ An đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010).

- Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị Nghệ An đến năm 2010 có tính đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển mở rộng thành phố Vinh giai đoạn 2010-2020.

- Quy hoạch điều chỉnh kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Nghệ An đến 2010 có tính đến 2020.

- Quy hoạch xây dựng các thị xã: Hoàng Mai, Thái Hòa, Con Cuông

- Quy hoạch phát triển xây dựng các khu công nghiệp: Bắc Vinh, Cửa Lò, Nghĩa Đàn, Hoàng Mai, Nam Cấm, Nghi Hoa, Hưng Tây.

- Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp nhỏ tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

2.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế đến 2020

Mục tiêu kinh tế:

- GDP/người tính theo USD (giá hiện hành) đạt khoảng 850 USD vào năm 2010 và trên 3.100USD vào năm 2020.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình quân hàng năm khoảng 12%/năm trong cả giai đoạn 2007 - 2020, trong đó khu vực nông - lâm - thủy sản tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 5 - 5,5%; công nghiệp - xây dựng khoảng 15 - 15,5%, dịch vụ khoảng 12,0 - 12,5% trong cả giai đoạn 2007- 2020.

- Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn trong giai đoạn sau 2010. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 39%, dịch vụ 37% và nông - lâm - thủy sản khoảng 24%. Năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng là 45 - 45,5%; 40,5 - 41%; và 14 - 14,5%.

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 khoảng 350 - 400 triệu USD, năm 2020 khoảng 1.900 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 20 - 21% trong cả thời kỳ 2006 - 2020. Độ mở của nền kinh tế (kim ngạch xuất khẩu /GDP) cải thiện đáng kể, đạt 17 - 18% năm 2020.

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 24 - 25% trong cả thời kỳ 2006 - 2020, năm 2010 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, chiếm 11,5% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 47.400 tỷ đồng, chiếm 18,4%GDP.

Mục tiêu xã hội:

- Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong cả giai đoạn 2006-2020 là 0,97%/năm. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 30 - 31 ngàn lao động trong giai đoạn 2007 - 2010 và khoảng 22 - 23 ngàn lao động từ 2010 - 2020. Đảm bảo khoảng 90% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 94 - 95% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40% năm 2010 (đào tạo nghề chiếm 25 - 27%) và 60 - 65% năm 2020.

- Xoá căn bản hộ đói. Tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới giảm còn khoảng 15% vào năm 2010 và 5% năm 2020. Thu hẹp mức độ chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Tỷ lệ đô thị hóa lên 15 - 16% vào năm 2010 và 32 - 33% vào năm 2020.

- Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng.

Mục tiêu khác:

- Đảm bảo môi trường sinh thái xanh sạch đẹp và bền vững cho cả khu vực đô thị và nông thôn trên toàn tỉnh.

Phần thứ hai

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 - 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI.

1. Quan điểm phát triển:

- Quan điểm tổng thể: Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại được đặt trong tổng thể sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, các ngành kinh tế dịch vụ khác nói riêng của Nghệ An và cả nước; gắn với việc mở rộng thị trường tới các tỉnh lân cận vùng Bắc Trung Bộ, các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, đặc biệt là với thị trường CHDCND Lào và Thái Lan.

- Quan điểm lợi thế so sánh: Lấy các lợi thế so sánh hoạt động thương mại dịch vụ của các vùng, địa phương trong tỉnh làm căn cứ, tạo ra sự ưu tiên để phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại.

- Quan điểm xã hội hóa: Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức đầu tư và thu hút mọi thành phần kinh tế trong xã hội cùng tham gia.

- Quan điểm hiệu quả: Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn phương án đầu tư, quy mô và loại hình phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại.

- Quan điểm ưu tiên: Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại nhanh hơn tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các đô thị trung tâm vùng, khu kinh tế và khu công nghiệp tập trung. Đảm bảo khai thác tối đa các cơ sở vật chất hiện có, kết hợp với việc cải tạo nâng cấp và xây dựng mới, nâng cao tối đa hiệu quả đầu tư và kinh doanh, bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Mục tiêu quy hoạch

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Quy hoạch phát triển mạng l­ưới siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại, theo hướng hiện đại; xây dựng hình thức phân phối mới đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa của nhân dân, phục vụ và kích thích sản xuất phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội để các địa phương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng mới trên địa bàn Nghệ An 28 TTTM (hạng I: 01 trung tâm; hạng II: 02 trung tâm; hạng III: 25 trung tâm).

- Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới 93 siêu thị độc lập hạng III.

- Hệ thống siêu thị, TTTM chiếm 55 - 60% tổng mức LCHHBL,75 -80% tổng mức LCHH BB toàn xã hội.

II. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐỂ HÌNH THÀNH SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2020

1. Phát triển đô thị.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đã và sẽ dẫn tới quá trình phát triển các khu vực tập trung dân cư, hình thành những khu đô thị với quy mô ngày càng lớn, tập trung ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các huyện lỵ, thị trấn, các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp nhỏ được gắn liền với các trục đường giao thông thủy, bộ liên vùng đi qua đô thị.

1.1. Hệ thống cấp loại đô thị của tỉnh.

1.1.1. Đô thị trung tâm cấp quốc gia:

Phát triển thành phố Vinh thành đô thị loại I, là trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung Bộ, giữ vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An và của cả vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.1.2. Đô thị trung tâm cấp tỉnh:

Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, du lịch - dịch vụ, đào tạo, nghiên cứu khoa học thuộc tỉnh quản lý. Loại đô thị này gồm có các thị xã: Cửa Lò, Hoàng Mai, Thái Hoà, Con Cuông.

Hình thành một số thị xã quy mô vừa, được bố trí ở địa điểm thích hợp, giữ vai trò là các đô thị trung tâm và là điểm tựa phát triển cho một cụm huyện.

1.1.3. Đô thị trung tâm cấp huyện và trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn.

Là trung tâm kinh tế, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các huyện. Là đô thị vệ tinh làm điểm tựa phát triển kinh tế của các cụm khu dân cư nông thôn, giữ vai trò thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn và tăng trưởng để phát triển các đô thị lớn.

1.1.4. Các đô thị mới

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên địa bàn một số vùng có điều kiện sẽ hình thành những đô thị và
khu công nghiệp mới, giữ vai trò là những hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Tùy theo vị trí và trình độ phát triển từng bước xây dựng các đô thị mới đó trở thành các đô thị trung tâm chuyên ngành của tỉnh, huyện.

1.2. Không gian hệ thống đô thị trên các vùng lãnh thổ:

Dự báo dân số đô thị đạt khoảng 540, 8 nghìn người vào năm 2010 (chiếm 17% dân số toàn tỉnh) và tăng lên 876, 6 nghìn người vào năm 2015 (chiếm 26% dân số toàn tỉnh), và 1.295 nghìn người năm 2020 (chiếm 37% dân số toàn tỉnh) (phụ lục…).

Trên cơ sở về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và tập quán sản xuất. Theo quy hoạch hệ thống đô thị, dự kiến phân hai vùng lãnh thổ chủ yếu là vùng đồng bằng ven biển và vùng miền núi (gồm hai tiểu vùng).

1.2.1. Vùng đồng bằng ven biển:

Bao gồm 7 huyện Quỳnh lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và 02 đô thị: thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Diện tích tự nhiên 274.228 ha, chiếm 16,6% đất tự nhiên toàn tỉnh. Dân số 1.912.436 người, chiếm 63,1% dân số toàn tỉnh.

Trong vùng hiện có 10 đô thị gồm: 01 đô thị loại II (thành phố Vinh), 01 thị xã và 08 thị trấn (07 thị trấn huyện lỵ và 01 thị trấn vùng là Hoàng Mai). Dân số khu vực đô thị 268.118 người, chiếm 82,9% dân số đô thị toàn tỉnh.

Đây là vùng kinh tế tương đối phát triển và có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, điện, mạng lưới bưu chính viễn thông v.v…

Định hướng đô thị hóa đối với vùng này:

- Thành phố Vinh: sẽ là đô thị trung tâm cấp quốc gia (đô thị loại I), trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ, được quy hoạch thành chùm đô thị vùng Vinh, có bán kính ảnh hưởng từ 20 - 25 km, trong đó thành phố Vinh hiện nay là đô thị hạt nhân. Quy hoạch mở rộng quy mô theo hướng Bắc và Đông Bắc nối liền thị xã Cửa Lò nhằm tạo chuỗi đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch; mở rộng về hướng Tây theo đường tránh Vinh; hình thành đô thị ven bờ hạ lưu sông Lam. Quy mô dân số thành phố Vinh tới năm 2020 khoảng 65 vạn người.

- Các đô thị vệ tinh thành phố Vinh là: Phía Bắc là khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, có quy mô dân số tới năm 2020 khoảng 16 - 17 vạn người; phía Tây là cụm đô thị Nam Đàn - Hưng Nguyên có quy mô dân số tới năm 2020 khoảng 2,5 - 3 vạn người.

- Thị xã Hoàng Mai: là đô thị mới và trung tâm của vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, được quy hoạch có quy mô dân số tới năm 2020 là 16 vạn người, giữ chức năng là trung tâm kinh tế công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ.

- Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển và mở rộng quy mô đô thị như: Đô Lương, Diễn Châu, Cầu Giát, Nghi Lộc và xây dựng một số thị trấn, thị tứ.

- Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An: Được xây dựng trên cơ sở quy hoạch 16 xã của 2 huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và 2 phường của thị xã Cửa Lò.

Đến năm 2020 vùng đồng bằng ven biển sẽ có 01 đô thị loại I (thành phố Vinh), 01 thị xã (Hoàng Mai), 07 thị trấn huyện lỵ, 07 thị trấn tiểu vùng (Tuần, Sơn Hải, Yên Lý, Diễn An, Thịnh Sơn, Giang Sơn, Nam Trung), 26 thị tứ và một số khu đô thị nằm trong khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Dân số đô thị của vùng đến năm 2020 khoảng 950 - 970 nghìn người, chiếm trên 75% dân số đô thị toàn tỉnh.

1.2.2. Vùng miền núi: (bao gồm 10 huyện thuộc hai tiểu vùng Tây Bắc và Tây Nam)

Vùng miền núi Tây Bắc.

Bao gồm 5 huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Tân Kỳ, có diện tích tự nhiên 537.420 ha chiếm 32,6% diện tích toàn tỉnh; dân số 564.131 người chiếm 18,6% dân số toàn tỉnh. Trong vùng hiện có 05 đô thị là thị trấn huyện lỵ. Vùng này chủ yếu phát triển các đô thị nhỏ và vừa thuộc 3 cấp: tỉnh, huyện và khu vực được bố trí gắn với các trục giao thông, các vùng khai thác khoáng sản hoặc vùng chuyên canh và trồng cây công nghiệp.

Theo định hướng đô thị hóa: đến năm 2020 có 01 đô thị cấp III (thị xã Thái Hoà), 05 thị trấn huyện lỵ, 01 thị trấn tiểu vùng (3/2 Quỳ Hợp), 18 thị tứ (đa số nằm dọc theo đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 48); dân số đô thị đến năm 2020 là 154 nghìn người, chiếm 11,8% dân số đô thị toàn tỉnh. Trong đó thị xã Thái Hoà là đô thị trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của vùng, được quy hoạch trên cơ sở hạt nhân là thị trấn Thái Hoà, mở rộng thêm về phía Tây và Tây Bắc, dọc hai bên bờ sông Hiếu và phía Nam. Diện tích đến năm 2010 khoảng 1.900 ha và dân số 38, 8 nghìn người, đến năm 2020 khoảng 59 nghìn người.

Vùng miền núi Tây Nam

Bao gồm 5 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Thanh Chương, có diện tích tự nhiên 837.081 ha chiếm 50% so với toàn tỉnh; dân số 554.354 người chiếm 18,3% toàn tỉnh. Trong vùng hiện có 05 đô thị là thị trấn huyện lỵ. Đây là vùng có địa hình phức tạp, quỹ đất chưa sử dụng khá lớn. Lợi thế của vùng là có tuyến Quốc lộ 7 và tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua. Có 02 cửa khẩu qua nước bạn Lào, được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới (cửa khẩu Nậm Cắn - Kỳ Sơn và Thanh Thủy - Thanh Chương); đã và sẽ xây dựng các nhà máy thủy điện: Bản Vẽ (Tương Dương) công suất 320 MW, Khe Bố công suất 98 MW.

Theo định hướng đô thị hóa: đến năm 2020 có 01 đô thị cấp III (thị xã Con Cuông) và 05 thị trấn huyện lỵ, 05 thị trấn tiểu vùng (Thanh Thủy, Chợ Rộ, Chợ Cồn, Cây Chanh), 27 thị tứ; các thị trấn và thị tứ được bố trí chủ yếu dọc đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 46 và Quốc lộ 7. Dân số đô thị đến năm 2020 là 171 nghìn người, chiếm 13,2% dân số đô thị toàn tỉnh. Trong đó thị xã Con Cuông là đô thị trung tâm vùng.

2. Xây dựng khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu công nghiệp nhỏ và làng nghề

2.1. Khu kinh tế: Đến năm 2020 khu kinh tế Đông Nam Nghệ An sẽ được hình thành với diện tích tự nhiên là 18.842,49 ha, bằng 1,1% diện tích tự nhiên của tỉnh.

2.2. Các khu công nghiệp: Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ có 10 khu công nghiệp tập trung, bao gồm 05 khu đã được hình thành trong giai đoạn 2007 - 2010 là: Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai và Phủ Quỳ, giai đoạn 2010 - 2020 sẽ xây dựng thêm 05 khu công nghiệp: Hưng Tây, Nghi Hoa, Đô Lương, Anh Sơn và Thanh Chương.

2.3. Khu công nghiệp nhỏ và làng nghề:

- Trong giai đoạn 2007 - 2020, mỗi huyện có ít nhất từ 01 - 02 khu công nghiệp nhỏ, tổng các khu công nghiệp nhỏ sẽ được xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 34 khu.

- Đến năm 2020 sẽ có 1.000 làng có nghề TTCN, trong đó làng nghề được công nhận khoảng 500 làng.

3. Gia tăng dân số và nguồn nhân lực.( Biểu 6 DB)

Dân số

Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010 là 0,97%, dự báo giai đoạn 2011 - 2020 là 0,96% đến năm 2010 dân số toàn tỉnh khoảng 3.181.000 người, năm 2020 khoảng 3.500.000 người.

Dân số thành thị đến năm 2010: khoảng 540.800 người (tỷ trọng 17,0%) và năm 2020: khoảng 1.295.000 người (tỷ trọng 37%).

Dân số trong độ tuổi lao động dự kiến tăng bình quân 2,07%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 1,27%/năm giai đoạn 2011 - 2020 (phụ lục 10).

Cơ cấu dân số theo giới tính vào năm 2010 và 2020 dự kiến không thay đổi nhiều so với năm 2005. Cơ cấu dân số theo độ tuổi sẽ có sự thay đổi theo hướng tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm dần trong khi tỷ trọng nhóm dân cư từ 15 tuổi đến 60 tuổi tăng lên.

Nguồn nhân lực

Dự kiến số người trong độ tuổi lao động của Nghệ An đến năm 2010 có khoảng 1.933.600 người và năm 2020 có khoảng 2.211.000 người, đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của tỉnh. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành KTQD của tỉnh sẽ thay đổi. Lao động trong các ngành dịch vụ sẽ tăng từ 12,3% năm 2005 lên 16,9% năm 2010 và 23,8% năm 2020.

Lao động ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng nhanh; tỷ trọng lao động ngành này trong tổng lao động làm việc dự kiến tăng từ 8,15% năm 2005 lên 18,3% năm 2010 và gần 27% năm 2020.

Tỷ lệ lao động nông - lâm nghiệp - thủy sản sẽ giảm mạnh từ 79,6% năm 2005 xuống 68% năm 2010 và 49% năm 2020.

Trình độ thể lực và trí lực của nguồn nhân lực sẽ có những bước tiến lớn. Dự kiến tỷ lệ lao động qua đào tạo sẽ đạt trên 40% vào năm 2010 và trên 70% vào năm 2020.

4. Sự phát triển của ngành thương mại .

- Tổng mức LCHHBL trên địa bàn tỉnh đạt 18.000 tỷ đồng vào năm 2010 và 65.000 tỷ đồng vào năm 2020 (trong đó qua các siêu thị và TTTM theo các năm tương ứng sẽ là 2.700 - 3.000 tỷ đồng và 50.000 - 55.000 tỷ đồng), tăng bình quân 15,7%/năm giai đoạn 2007 - 2010 và 19,2%/năm giai đoạn 2011 - 2020.

- GTSX thương mại (tính theo giá so sánh 1994) đạt gần 3.200 tỷ đồng vào năm 2010 và 11.500 tỷ đồng vào năm 2020, tăng bình quân 15,7% giai đoạn 2007 - 2010 và 13,2% giai đoạn 2011 - 2020.

- GTGT ngành thương mại (tính theo giá so sánh 1994) đạt gần 2.160 tỷ đồng vào năm 2010 và 8.000 tỷ đồng vào năm 2020, tăng bình quân 19,4%/năm giai đoạn 2007 - 2010 và 14,0%/năm giai đoạn 2011 - 2020.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 350 - 400 triệu USD vào năm 2010 và 1.900 triệu USD năm 2020, tăng bình quân 23,9%/năm giai đoạn 2007 - 2010 và 18,4%/năm giai đoạn 2011 - 2020.

- Kim ngạch nhập khẩu đạt 350 triệu USD vào năm 2010 và 1.800 triệu USD năm 2020, tăng bình quân 30,0%/năm giai đoạn 2006 - 2010 (cao hơn nhiều so với mức bình quân dự kiến của cả nước là 14,7%) và 17,8%/năm giai đoạn 2010 - 2020. (Biểu 8 DB)

- Đến năm 2020 số thư­ơng nhân hoạt động tại các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại và siêu thị sẽ có khoảng 70.000 cơ sở, tăng gần 30.000 cơ sở so với năm 2005, bình quân tăng 1.800 - 2.000 cơ sở /năm. Trong đó: lực lượng thương nhân hoạt động tại siêu thị và TTTM chiếm từ 15 - 20%.

5. Năng lực sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An.

Căn cứ tốc độ tăng trưởng sản xuất giai đoạn 2001 - 2005 và các nhân tố tác động tích cực, dự kiến giá trị sản xuất đến năm 2020 (giá 1994) so với năm 2005 sẽ đạt từ 134.007,4 - 156.395, 7 tỷ đồng, tăng gấp 4,6 - 5, 3 lần.

Trong đó:

+ Ngành công nghiệp xây dựng: 101.222,0 - 118.166, 4 tỷ đồng tăng 5,3 - 6, 2 lần;

+ Ngành nông lâm thủy sản: 10.979,9 - 11.393, 9 tỷ đồng tăng gấp 2,2 - 2, 3 lần;

+ Ngành dịch vụ: 21.805,5 - 26.835, 4 tỷ đồng tăng gấp 4,1 - 5, 1 lần.

(Nguồn: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An)

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2007 - 2015 CÓ TÍNH ĐẾN 2020.

1. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại:

1.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị:

1.1.1. Tính ưu việt của siêu thị so với các loại hình kinh doanh khác

So với các loại hình kinh doanh khác, siêu thị có những đặc tính sau đây:

- Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị rất đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng, giá cả được niêm yết rõ ràng. Trong một siêu thị có rất nhiều khu vực kinh doanh khác nhau như khu vực kinh doanh hàng điện tử, khu vực hàng điện lạnh, khu vực hàng thực phẩm công nghệ, khu vực hàng vải sợi may mặc v.v… với rất nhiều chủng loại hàng hóa. Một lần vào siêu thị, có thể mua sắm được nhiều loại hàng hóa từ những hàng hóa sử dụng trong ngày, hàng hóa sử dụng dài ngày và các loại hàng hóa cao cấp nên tiết kiệm thời gian mua sắm cho người tiêu dùng.

Hàng hóa tại siêu thị được kiểm tra kỹ lưỡng, do vậy người tiêu dùng không sợ mua phải hàng giả, hàng kém phẩm chất. Trong siêu thị có thể có những khu vực dành cho các nhà sản xuất giới thiệu, bán sản phẩm của mình với chất lượng tốt.

- Phương pháp bán hàng trong siêu thị chủ yếu là phương pháp bán hàng tự chọn, ngoài ra có thể có một số gian hàng bán theo phương pháp truyền thống.

Bán hàng theo phương pháp tự chọn thể hiện trình độ văn minh thương mại cao, khách hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa để xem xét, đánh giá chất lượng, mẫu mã hàng. Đối với một số mặt hàng đắt tiền có hàm lượng chất xám cao, kỹ thuật hiện đại, cần có người hướng dẫn sử dụng như tivi, tủ lạnh, máy vi tính v.v.. phân khu riêng và bán hàng theo phương pháp truyền thống. Trong siêu thị, hình thức bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn, ngoài ra có thể kết hợp bán buôn nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh khác.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của các siêu thị tương đối hiện đại, trình độ và công nghệ quản lý siêu thị rất cao.

Khác với chợ và các cửa hàng, cửa hiệu, ki ốt… siêu thị được đầu tư xây dựng kiên cố và có trang thiết bị hiện đại. Hệ thống kho chứa hàng, phương tiện vận chuyển hàng hóa được chú trọng nhằm phục vụ thuận lợi cho quá trình kinh doanh. Hệ thống tính tiền, bảo vệ và quan sát trong siêu thị được trang bị tương đối đầy đủ để đảm bảo an toàn hàng hóa.

- Hệ thống dịch vụ trong các siêu thị tương đối hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Trong các siêu thị lớn, không chỉ có khu vực bán hàng hóa mà còn có các khu vui chơi giải trí, ăn uống và phục vụ các dịch vụ: đổi tiền, bưu chính viễn thông, bãi đỗ xe…

1.1.2. Điều kiện để lựa chọn, bố trí địa điểm quy hoạch siêu thị độc lập (siêu thị nằm ngoài trung tâm thương mại).

+ Vị trí, địa điểm xây dựng siêu thị phải thuận lợi cho quá trình mua sắm và vận chuyển hàng hóa.

Để thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, các siêu thị phải được xây dựng ở những vị trí thuận lợi như nằm trên trục phố chính, mật độ người qua lại cao và gần các ngã ba, ngã tư trong thành phố. Tuy nhiên, việc xây dựng các siêu thị phải tính đến các yếu tố an toàn giao thông, không ảnh hưởng đến trật tự mỹ quan đô thị. Khu đất để xây dựng siêu thị phải đủ lớn để có thể dành diện tích làm bãi xe cho khách thuận lợi.

+ Quy mô của siêu thị phải phù hợp với nhu cầu mua sắm của dân cư trong khu vực phục vụ và khách vãng lai.

Bên cạnh loại hình siêu thị còn có hệ thống chợ, cửa hàng, cửa hiệu tại các đường phố chuyên doanh thương mại, khi tính toán quy mô của siêu thị cần phải tính đến nhu cầu mua sắm hàng hóa của các đối tượng dân cư.

Trong những năm tới, đối tượng mua hàng thường xuyên tại siêu thị là những người có thu nhập khá trở lên, những người có thu nhập thấp thường mua sắm hàng hóa tại chợ, cửa hàng… ở những vị trí thuận tiện gần cơ quan, công sở và khu vực nhà ở…

+ Bố trí các gian hàng và các diện tích trong siêu thị phải hợp lý, khoa học, thuận tiện cho việc mua sắm và vận chuyển hàng hóa.

Trong siêu thị có nhiều gian bán hàng với các hình thức khác nhau, cần phải bố trí các gian hàng dựa trên tính chất thương phẩm hàng hóa và các mối quan hệ trong tiêu dùng. Việc bố trí các gian hàng phải hợp lý, hệ số sử dụng diện tích từ 40 - 45%. Ngoài diện tích xây dựng các công trình chính, phải có diện tích phụ trợ như bãi đỗ xe, đường đi, cây xanh, v.v…

1.2. Quy hoạch mạng lưới trung tâm thương mại:

1.2.1.Điều kiện lựa chọn, bố trí địa điểm quy hoạch trung tâm thương mại

- Đảm bảo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế từng ngành và quy hoạch phát triển từng vùng, địa phương trong tỉnh Nghệ An.

- Đảm bảo có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; ở vị trí gần trung tâm các vùng kinh tế động lực của tỉnh; các đầu mối giao thông Quốc lộ, tỉnh lộ.

- Đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của chính các TTTM, đồng thời phát huy chức năng là hạt nhân phát triển thị trường, phát triển kinh tế của vùng và từng địa phương.

- Đảm bảo thuận lợi cho các hoạt động giao dịch thương mại có điều kiện mở rộng và phát triển: xuất nhập khẩu, hội nhập với bên ngoài, mở các văn phòng đại diện trong và ngoài nước.

Với các điều kiện trên, hệ thống TTTM của Nghệ An sẽ được hình thành trên các tuyến giao thông chính Quốc lộ, tỉnh lộ, trục kinh tế và các vùng động lực kinh tế của tỉnh như sau:

+ Vinh - Thanh Chương (Quốc lộ 46);

+ Diễn Châu - Nậm Cắn (Quốc lộ 7);

+ Diễn Châu - Thông Thụ (Quốc lộ 48);

+ Vinh - Hoàng Mai (Quốc lộ 1A);

+ Đường Hồ Chí Minh;

+ Châu Thôn - Tân Xuân.

2. Phân vùng và lộ trình đầu tư phát triển siêu thị, TTTM

2.1. Phân vùng quy hoạch

Vùng IV: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện vùng đồng bằng ven biển:

a) Trung tâm thương mại: 14 trung tâm.

Trong đó:

+ 01 TTTM hạng I;

+ 02 TTTM hạng II;

+ 11 TTTM hạng III.

b) Siêu thị độc lập: 56 siêu thị.

- Phân theo tiêu chuẩn:

+ Hạng II: 2 siêu thị;

+ Hạng III: 54 siêu thị.

- Phân theo loại hình kinh doanh:

+ Tổng hợp: 46 siêu thị;

+ Chuyên doanh: 10 siêu thị.

Vùng II: Các huyện vùng miền núi:

a) Trung tâm thương mại: 14 trung tâm.

Trong đó:

+ 14 TTTM hạng III.

b) Siêu thị độc lập: 36 Siêu thị hạng III.

- Phân theo loại hình kinh doanh:

+ Tổng hợp: 35 siêu thị;

+ Chuyên doanh: 01 siêu thị.

2.2. Lộ trình đầu tư xây dựng TTTM và ST từ năm 2007 đến hết năm 2020

(Biểu 9 QHB)

2.2.1. Giai đoạn từ năm 2007 đến hết năm 2010

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa đột phá, thực hiện những bước chuyển lớn. Tạo điều kiện để hệ thống TTTM và ST trở thành hiện thực, thị trường nội địa tự đổi mới, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất phát triển.

- Đến năm 2010, mức lưu chuyển hàng hóa qua TTTM và ST đạt tỷ trọng khoảng 10 - 15% trong tổng mức LCHHBL xã hội và 60 - 65% tổng mức LCHHBB.

2.2.1.1. Nhiệm vụ giai đoạn này là:

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, UBND cấp huyện phải quy hoạch chi tiết và thực hiện việc cắm mốc dành quỹ đất để phát triển TTTM và ST.

- Dự kiến xây dựng các siêu thị, TTTM như sau:

Vùng I:

a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng: 03 trung tâm.

- TTTM Vinh thành phố Vinh.

- TTTM Nghi Hương thị xã Cửa Lò.

- TTTM thị trấn Đô Lương huyện Đô Lương.

b) Số lượng siêu thị độc lập: 15 siêu thị

- Phân theo loại hình kinh doanh:

+ Tổng hợp: 07 siêu thị;

+ Chuyên doanh: 09 siêu thị.

Vùng II:

a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng: 01 trung tâm.

- TTTM thị trấn Thái Hoà huyện Nghĩa Đàn.

b) Số lượng siêu thị độc lập: Chưa xây dựng các siêu thị

2.2.1.2. Dự kiến tổng mức đầu tư tối thiểu để xây dựng các siêu thị, TTTM: 570 tỷ đồng. Trong đó:

- TTTM: 450 tỷ đồng (vùng I: 390 tỷ đồng, vùng II: 60 tỷ đồng).

- Siêu thị độc lập: 120 tỷ đồng (Vùng I: 120 tỷ đồng).

2.2.2. Giai đoạn từ 2011 đến hết năm 2015:

Đây là giai đoạn “tăng tốc” để hệ thống TTTM và siêu thị Nghệ An phát triển mạnh cả chiều rộng và chiều sâu, cả quy mô và chất lượng tăng trưởng. Góp phần thúc đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đây cũng là giai đoạn mà Việt Nam mở cửa sâu lĩnh vực phân phối. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư mạnh vào lĩnh vực này.

Đến cuối năm 2015 đưa mức lưu chuyển hàng hóa qua các mô hình phân phối hiện đại chiếm tỷ trọng khoảng 40 - 45% trong tổng mức LCHHBL xã hội và 65 - 70% tổng mức LCHHBB vào năm 2015.

2.2.2.1. Nhiệm vụ của giai đoạn này là:

- Tiếp tục phát triển mạnh hệ thống TTTM, ST tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; tiếp theo tại các thị trấn lớn như Quán Hành, Diễn Châu, Cầu Giát, Hoàng Mai, Nam Đàn, Quỳ Hợp, Con Cuông và Lạt.

- Phát triển hệ thống TTTM, ST tại các thị xã, khu công nghiệp tập trung.

- Dự kiến xây dựng các siêu thị, TTTM như sau: 

Vùng I:

a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng: 01 TTTM hạng II và 05 TTTM hạng III.

- TTTM Bến Thủy thành phố Vinh .

- TTTM thị trấn Hoàng Mai huyện Quỳnh Lưu.

- TTTM thị trấn Diễn Châu huyện Diễn Châu.

- TTTM thị trấn Quán Hành huyện Nghi Lộc.

- TTTM thị trấn Cầu Giát huyện Quỳnh Lưu.

- TTTM thị trấn Nam Đàn huyện Nam Đàn.

b) Số lượng siêu thị độc lập: 15 siêu thị hạng III

- Phân theo loại hình kinh doanh:

+ Tổng hợp: 14 siêu thị;

+ Chuyên doanh: 01 siêu thị.

Vùng II:

a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng: 03 TTTM hạng III.

- TTTM thị trấn Lạt huyện Tân Kỳ.

- TTTM thị trấn Quỳ Hợp huyện Quỳ Hợp.

- TTTM thị trấn Con Cuông huyện Con Cuông .

b) Số lượng siêu thị độc lập: 11 siêu thị hạng III

- Phân theo loại hình kinh doanh:

+ Tổng hợp: 10 siêu thị;

+ Chuyên doanh: 01 siêu thị.

2.2.2.2. Dự kiến tổng mức đầu tư tối thiểu để xây dựng các siêu thị, TTTM: 602 tỷ đồng. Trong đó:

- TTTM: 450 tỷ đồng (vùng I: 320 tỷ đồng, vùng II: 130 tỷ đồng).

- Siêu thị độc lập: 152 tỷ đồng (vùng I: 95 tỷ đồng, vùng II: 57 tỷ đồng).

2.2.3. Giai đoạn từ 2016 đến hết năm 2020:

Đây là giai đoạn kết thúc Dự án, hệ thống TTTM và ST sẽ được hình thành hoàn chỉnh là cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế và giao lưu. Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Nghệ An đi vào thực chất và chiều sâu.

Đến cuối năm 2020 đưa tỷ trọng hàng bán lẻ qua TTTM và ST chiếm khoảng 55 - 60% trong tổng mức LCHHBL và 75 - 80% tổng mức LCHHBB.

2.2.3.1. Nhiệm vụ của giai đoạn này là:

Phát triển và hoàn thiện hệ thống TTTM và ST tại các khu vực thành thị, nhất là tại thành phố Vinh, các thị xã, khu công nghiệp tập trung, các cửa khẩu Nậm Cắn, cửa khẩu Thanh Thủy, các thị trấn và thị tứ còn lại.

- Dự kiến xây dựng các siêu thị, TTTM như sau:

Vùng I:

a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng mới: 05 TTTM hạng III.

- TTTM xã Nghi Ân huyện Nghi Lộc

- TTTM thị trấn Yên Thành huyện Yên Thành

- TTTM thị trấn Thái Lão huyện Hưng Nguyên.

- TTTM thị trấn Nghi Mỹ huyện Nghi Lộc

- TTTM xã Hợp Thành huyện Yên Thành

 b) Số lượng siêu thị độc lập: 25 siêu thị hạng III.

- Phân theo loại hình kinh doanh:

+ Tổng hợp: 25 siêu thị;

+ Chuyên doanh: Không có.

Vùng II:

a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng: 10 TTTM hạng III.

- TTTM thị trấn Dùng huyện Thanh Chương.

- TTTM thị trấn Phúc Sơn huyện Anh Sơn.

- TTTM thị trấn Nghĩa Bình huyện Nghĩa Đàn.

- TTTM thị trấn Mường Xén huyện Kỳ Sơn.

- TTTM thị trấn Quỳ Châu huyện Quỳ Châu .

- TTTM thị trấn Kim Sơn huyện Quế Phong.

- TTTM thị trấn Hoà Bình huyện Tương Dương.

- TTTM thị trấn Châu Khê huyện Con Cuông.

- TTTM cửa khẩu Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn.

- TTTM cửa khẩu Thanh Thủy huyện Thanh Chương.

b) Số lượng siêu thị độc lập: 25 siêu thị hạng III

- Phân theo loại hình kinh doanh:

+ Tổng hợp: 25 siêu thị

+ Chuyên doanh: Không có

2.2.3.2. Dự kiến tổng mức đầu tư tối thiểu để xây dựng các siêu thị, TTTM: 930 tỷ đồng. Trong đó:

- TTTM: 675 tỷ đồng (vùng I: 250 tỷ đồng, vùng II: 425 tỷ đồng).

- Siêu thị độc lập: 255 tỷ đồng (vùng I: 130 tỷ đồng, vùng II: 125 tỷ đồng).

3. Hiệu quả kinh tế, xã hội do hoạt động của TTTM và siêu thị mang lại:

Khi hệ thống các TTTM, siêu thị.. được hình thành và phát triển một cách đồng bộ, cùng với các loại hình thương mại truyền thống khác, sẽ tạo ra bước đột phá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh Nghệ An.

- Về hiệu quả kinh tế:

+ Hệ thống siêu thị, TTTM góp phần đẩy mạnh việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong tỉnh và của tỉnh Nghệ An với các khu vực khác trong cả nước; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành sản xuất; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để Nghệ An “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XVI của tỉnh Đảng bộ Nghệ An đề ra.

+ Hệ thống siêu thị, TTTM góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn về nhu cầu hàng hóa, các dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; làm tăng thu ngân sách địa phương và tăng trưởng GDP chung của cả tỉnh.

- Hiệu quả xã hội:

+ Tạo việc làm cho nhiều ng­ười lao động, góp phần giảm áp lực về mặt xã hội, thay đổi cơ cấu dân cư­ và diện mạo thị trường nội địa.

+ Kết cấu hạ tầng th­ương mại được củng cố và phát triển, hình thành các trung tâm mua bán, từng bước góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

+ Từng bước tạo cho nhân dân tiếp cận với các loại hình phân phối hàng hóa hiện đại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững.     

Phần thứ ba

CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

I. CÁC GIẢI PHÁP:

1. Giải pháp về quản lý Nhà nước:

- Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch siêu thị, TTTM đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Tạo mọi điều kiện cần thiết cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận quy hoạch và mời gọi họ đầu tư xây dựng, kinh doanh loại hình này.

- Xây dựng quy chế về tổ chức quản lý các loại hình siêu thị, TTTM để thuận lợi trong việc quản lý cũng như tổ chức hoạt động của từng loại hình cụ thể.

2. Giải pháp về kiến trúc không gian:

Về vị trí, địa điểm:

- Căn cứ định hướng tổ chức không gian đô thị, điều kiện dân cư, giao thông, đặc biệt là quỹ đất dành cho lĩnh vực thương mại đủ để xây dựng siêu thị, TTTM và công trình phụ trợ (bãi đậu xe, đường đấu nối, đường giao thông phương tiện vận tải nội bộ) theo đúng tiêu chuẩn quy định .

Về kiến trúc:

- Công trình kiến trúc hiện đại, vững chắc theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng, phù hợp với cảnh quan đô thị.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật riêng không làm ảnh hưởng tới các khu chức năng lân cận, phù hợp quy hoạch đô thị.

3. Giải pháp huy động vốn để thực hiện quy hoạch.

- Công bố các chính sách và giải pháp huy động vốn xây dựng siêu thị, TTTM của từng vùng, từng địa phương.

- Thực hiện xã hội hóa việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các siêu thị, TTTM trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi. Huy động nhiều nguồn lực và các hình thức khác nhau như:

+ Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia bỏ vốn xây dựng;

+ Liên doanh liên kết giữa các đối tác trong và ngoài nước đầu tư xây dựng;

+ Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm.

4. Đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh chuyên ngành siêu thị, TTTM.

Từ nay đến năm 2020, từng bư­ớc hình thành và phát triển đội ngũ thư­ơng nhân có kiến thức, kỹ năng quản trị hiện đại để kinh doanh và quản lý siêu thị, TTTM đáp ứng yêu cầu phát triển thư­ơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tùy theo đặc điểm, tính chất nguồn nhân lực có thể lựa chọn, sử dụng các giải pháp đào tạo sau đây:

+ Mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại địa phương, các trường và ở các doanh nghiệp về kinh tế thương mại, về quản trị doanh nghiệp thương mại, về Marketing, về tiếp thị, về nghiệp vụ quản lý khác;

+ Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu để có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật buôn bán quốc tế;

+ Phát triển hình thức đào tạo từ xa, đáp ứng nhu cầu học tập kiến thức quản lý kinh doanh thương mại, ngoại ngữ…của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế;

+ Bổ sung những kiến thức tiên tiến, áp dụng có hiệu quả vào lĩnh vực kinh doanh thương mại (thương mại điện tử, kỹ thuật quảng cáo, nghệ thuật tiếp thị…).

II. CHÍNH SÁCH VỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ.

1. Chính sách thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài:

- Được hưởng ưu đãi theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 đã được Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.

- Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của tỉnh Nghệ An.

- Được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như doanh nhân đầu tư vào các khu công nghiệp.

- Doanh nhân đầu tư xây dựng TTTM, ST ở vùng miền núi sẽ được hưởng chính sách đặc thù do nhà nước quy định.

2. Chính sách huy động nguồn vốn:

- Nguồn vốn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

- Nguồn vốn nhà đầu tư thông qua các hình thức đầu tư (BOT, BT, BTO).

- Nguồn vốn vay tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Nguồn ngân sách xã.

- Nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất cho các hộ dân mặt phố tại trung tâm thương mại, siêu thị và nguồn điều tiết hợp pháp khác.

Trong đó nguồn vốn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nguồn vay tín dụng là chủ yếu.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2007 - 2015, có tính đến 2020, phân công trách nhiệm cho các ngành chức năng, các cấp như sau:

1. Sở Thương mại:

- Chủ trì phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện tổ chức thực hiện Đề án này.

- Chủ trì phối với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường chỉ đạo UBND cấp huyện lập Quy hoạch chi tiết, lập Đề án đầu tư xây dựng theo phân kỳ các TTTM và ST, thẩm định trước khi UBND cấp huyện phê duyệt.

- Chủ trì phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cụ thể hóa các giải pháp, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực TTTM và ST theo các nội dung của “phần thứ ba, mục II ” Đề án.

- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án từng năm trình UBND tỉnh.

- Lập kinh phí triển khai thực hiện Đề án, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh để bố trí trong kế hoạch chi hàng năm.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ và nội dung cụ thể, phân kì đầu tư của Đề án xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh chính sách thu hút đầu tư, chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách.

3. Sở Tài Nguyên và Môi trường:

Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND cấp huyện quản lý nhà nước về quỹ đất đã được bố trí để xây dựng TTTM, siêu thị theo Quy hoạch được duyệt; thông báo rộng rãi cho nhân dân biết và xử lý các trường hợp lấn chiếm đất quy hoạch.

4. Sở Xây dựng:

Quản lý nhà nước về thiết kế không gian đô thị, cảnh quan môi trường chung quanh TTTM, siêu thị.

5. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Nghiệp, Thủy sản…

Căn cứ địa điểm quy hoạch TTTM, siêu thị chi tiết tại các vùng để quy hoạch phát triển sản xuất dịch vụ của ngành mình, tổ chức sản xuất các mặt hàng, thúc đẩy việc hình thành quá trình giao lưu sản xuất, tiêu dùng trong vùng quy hoạch.

6. UBND các huyện, thành phố và thị xã:

Trong năm 2007 - 2008 căn cứ phân kỳ đầu tư phát triển TTTM, ST tại “phần thứ hai, mục III, điểm 2”, (biểu 9 QH) lập quy hoạch chi tiết, sau khi Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường thẩm định, thực hiện việc phê duyệt, cắm mốc chỉ giới, thông báo rộng rãi cho nhân dân địa phương biết và thực hiện quản lý nhà nước về khu đất đã được quy hoạch trung tâm thương mại, siêu thị.

 

PHỤ LỤC

QUY HOẠCH CỤ THỂ MỘT SỐ TTTM CHÍNH
(Thuộc biểu số 9 QH của Đề án)

1. Trung tâm thương mại thành phố Vinh (2007 - 2010)

Thành phố Vinh có chức năng quan trọng đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ.

Thành phố Vinh cần có các TTTM để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và thương mại, không chỉ trên địa bàn thành phố mà trên phạm vi cả tỉnh Nghệ An, vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.

Trên cơ sở các TTTM, những dự báo phát triển thương mại và quy hoạch chung phát triển thành phố Vinh đến năm 2020; dự kiến phát triển hệ thống TTTM trên địa bàn thành phố Vinh đến năm 2020, trước hết là Trung tâm thương mại chính, đạt tiêu chuẩn hạng II đến hạng I.

Để Trung tâm thương mại Vinh vừa là TTTM vùng Bắc Trung Bộ chúng ta lựa chọn: Địa điểm xây dựng ở khu vực gần ngã tư Chợ Vinh, giao nhau của đường Quang Trung, đường Phan Đình Phùng, đường Trần Phú và đường Hồng Sơn.

Ưu điểm của vị trí xây dựng TTTM:

- Khu vực này nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, có khả năng xây công trình cao tầng, tạo "điểm nhấn" về kiến trúc cho thành phố với quy mô hiện đại.

- Xung quanh gần khu vực đã có các cơ sở thương mại, khách sạn, nhà hàng.

- Có cơ sở hạ tầng phát triển và điều kiện giao thông thuận lợi.

- Đây là khu tập trung đông dân cư…

- Gần sân bay Vinh và Khu công nghiệp Bắc Vinh.

Chức năng của Trung tâm thương mại Vinh:

Là trung tâm giao dịch thương mại của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ. Tại đây điều phối, liên kết các hoạt động kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu, tạo cơ hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động ngoại thương và đầu tư trên địa bàn Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ.

Nhiệm vụ:

Trung tâm thương mại Vinh là đầu mối:

- Tổ chức xúc tiến thương mại: tiếp thị, triển lãm, quảng cáo, tìm và giới thiệu đối tác, xúc tiến các cuộc thương lượng và ký kết các hợp đồng mua bán, hợp tác sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ kinh doanh, xuất nhập khẩu, góp phần đào tạo thương nhân trong tỉnh theo trình độ tiên tiến, hiện đại.

- Tổ chức các loại hình dịch vụ phục vụ cho các hoạt động thương mại như bưu chính viễn thông, ngân hàng thương mại, tư vấn thương mại, vận tải hàng hóa, tổ chức ăn ở đi lại, giải trí v.v..

- Tổ chức phục vụ nhu cầu tiêu dùng dân cư trên địa bàn thuận lợi và có hiệu quả theo phương thức hiện đại và văn minh…

Quy mô và vốn đầu tư:

Trung tâm thương mại Vinh, dự kiến có tổng diện tích sàn 60.000 - 80.000m2, vốn đầu tư tối thiểu khoảng 240 tỷ đồng. TTTM được trang bị các phương tiện làm việc và giao dịch có trình độ tiên tiến và hiện đại như các phương tiện điện tử tin học, viễn thông…

Phân khu chức năng:

- Văn phòng: Đây là nơi các công ty, các văn phòng đại diện của các công ty trong và ngoài nước thuê. Ngoài ra còn các ngân hàng, công ty… thuê.

- Trung tâm thông tin:

Trung tâm thông tin được nối mạng Internet, các dịch vụ thông tin và truyền tin được nối liền với các trung tâm thương mại trên thế giới. Ngoài ra, trung tâm thông tin có ngân hàng dữ liệu thương mại, bộ phận nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, phát triển sản phẩm, các ấn phẩm về thương mại, thị trường v.v..

- Trung tâm giao dịch hàng hóa:

Tại đây diễn ra các hoạt động giao dịch và môi giới buôn bán hàng hóa. Trung tâm giao dịch hàng hóa được bố trí gần với trung tâm thông tin để thuận lợi trong các hoạt động giao dịch và tư vấn.

- Trung tâm hội chợ và triển lãm trong tỉnh và khu vực:

Đây là nơi định kỳ tổ chức Hội chợ và triển lãm thành tựu kinh tế khoa học kỹ thuật của tỉnh và khu vực, là nơi diễn ra các hoạt động xúc tiến thương mại tổng hợp, kết hợp giữa truyền thống với hiện đại như tuyên truyền quảng cáo hàng hóa, giới thiệu sản phẩm, khuếch trương thương mại... là nơi thu hút thương nhân, nhà đầu tư nghiên cứu thị trường phát triển sản xuất kinh doanh.

Qua trung tâm, các doanh nghiệp Nghệ An và các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể tìm được những cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường, khai thác các tiềm năng lợi thế của thị trường Nghệ An.

- Trung tâm thị trường chứng khoán:

Đây là nơi huy động vốn cho các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.

- Trung tâm hội nghị, hội thảo:

Để đáp ứng quy mô và mục đích các hoạt động hội nghị, hội thảo cũng như các lớp bồi dưỡng kiến thức về thương mại, trong trung tâm thương mại sẽ bố trí:

+ Phòng hội nghị và phòng họp (gồm các loại phòng lớn và nhỏ);

+ Hội trường;

+ Các lớp học nhỏ.

- Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm:

Khu vực này dành cho các công ty trình bày và giới thiệu sản phẩm mới của công ty mình. Đây chính là nơi chào hàng và quảng bá thương hiệu. Sản phẩm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Siêu thị:

Siêu thị được tổ chức với quy mô đạt tiêu chuẩn siêu thị tổng hợp hạng I tương ứng với hạng của Trung tâm thương mại, có đủ các mặt hàng để phục vụ cho mọi đối tượng theo yêu cầu.

- Khách sạn - Nhà hàng: Đảm bảo phục vụ mọi nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi, giải trí, đa dạng loại hình và phương thức phục vụ tạo không khí thoải mái cho mọi người khi làm việc ăn nghỉ tại đây.

- Bãi đỗ xe:

Trung tâm thương mại Vinh ở khu vực trung tâm thành phố, do vậy ngoài chỗ để phương tiện đi lại của nhân viên làm việc trong trung tâm, phải có chỗ để phương tiện đi lại của người mua hàng tại siêu thị, khách đến giao dịch và khách vãng lai.

2. Trung tâm thương mại Nghi Hương thị xã Cửa Lò (2007 - 2010):

Thị xã Cửa Lò cách sân bay Vinh khoảng 10 km, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối phát triển, có cảng biển quan trọng trong chiến lược "hướng ra biển" đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ, tạo cho thị xã Cửa Lò thành nơi thu hút, tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngoài ra chung quanh thị xã còn tập trung nhiều khu công nghiệp như Nam Cấm, khu kinh tế Đông Nam Nghệ An… Đồng thời là khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Nghệ An và cả nước, hàng năm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Với vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, du lịch và các dịch vụ của một thị xã thì việc xây dựng một TTTM tại thị xã Cửa Lò là hết sức cần thiết. TTTM này có các chức năng nhiệm vụ đảm bảo các dịch vụ thương mại như: giao nhận, trung chuyển hàng hóa đi các khu vực, cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch trong nước và quốc tế. TTTM Cửa Lò không chỉ là nơi diễn ra đầu mối giao dịch và bán buôn các mặt hàng thủy hải sản của Nghệ An mà còn là nơi hình thành các kênh thu mua, phân phối, lưu thông thủy hải sản cũng như cung cấp các thông tin tình hình thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại.

TTTM Nghi Hương - Cửa Lò sẽ liên kết chặt chẽ với TTTM Vinh và xa hơn là TTTM Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, TTTM Con Cuông và TTTM Cửa khẩu Thanh Thủy tạo thành dãy hành lang kinh tế thương mại dọc các trục đường quốc lộ từ Đông sang Tây của tỉnh Nghệ An. Trung tâm thương mại Cửa Lò là điểm nhấn quan trọng trong việc phát triển kinh tế và cảnh quan của thị xã Cửa Lò.

Dự kiến các hạng mục công trình TTTM Cửa Lò bao gồm:

- Khu văn phòng: 2.000 m2 ;

- Khu xúc tiến thương mại: 1.000 m2;

- Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm: 1.000 m2;

- Khu dịch vụ thương mại: 2.000 m2;

- Siêu thị và cửa hàng: 2.500 m2;

- Bãi đỗ xe: 10.000 m2.

Diện tích quy hoạch của TTTM Nghi Hương - Cửa Lò khoảng 25.000 m2 và được xây dựng vào giai đoạn 2006 - 2010 tại phường Nghi Hương, trung tâm thị xã Cửa Lò, ước tính tổng vốn đầu tư tối thiểu khoảng 80 tỷ đồng.

3. Trung tâm thương mại Thái Hoà (2007 - 2010):

Thái Hoà là thị xã mới, nằm ở cửa ngõ đi các huyện vùng Tây Bắc Nghệ An, nơi có hệ thống giao thông thuận lợi, nối các huyện trong khu vực với thành phố Vinh và các khu vực phía Nam tỉnh Thanh Hóa thông qua các Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, đường Hồ Chí Minh… và các tuyến đường sắt Bắc - Nam; Cầu Giát - Nghĩa Đàn.

Trong tương lai đây còn là nơi tập trung công nghiệp của vùng Tây Bắc Nghệ An như công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản. Ngoài ra Thái Hoà là nơi tiếp giáp với khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa, thị xã Hoàng Mai, một trong những khu công nghiệp lớn của vùng Bắc Trung Bộ.

Với điều kiện thuận lợi về vị trí, giao thông và sự hình thành các khu công nghiệp và đô thị mới đã tạo cho Thái Hoà sớm trở thành một Trung tâm thương mại nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh v.v..

TTTM Thái Hoà có chức năng là đầu mối các hoạt động thương mại tại khu vực các huyện Tây Bắc; đây là trung tâm phát luồng bán buôn hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả mà khu vực này có thế mạnh, có sức lan toả, thúc đẩy thị trường các huyện trong khu vực cùng phát triển.

Dự kiến các hạng mục công trình TTTM Thái Hoà bao gồm:

- Khu văn phòng: 1.200 - 1.500 m2;

- Khu xúc tiến thương mại: 1.200 - 1.500 m2;

- Khu dịch vụ thương mại: 2.800 - 3.000 m2;

- Siêu thị và cửa hàng: 2.800 - 3.000 m2;

- Bãi đỗ xe: 1.500 - 2.000 m2.

Diện tích quy hoạch của TTTM Thái Hoà khoảng 10.000 - 11.000 m2 và được xây dựng vào giai đoạn 2006 - 2010 tại trung tâm thị xã Nghĩa Đàn, dự kiến tổng mức đầu tư tối thiểu khoảng 60 tỷ đồng.

4. Trung tâm thương mại Đô Lương (2007 - 2010):

Nằm ở vị trí trung tâm các huyện phía Tây Nam tỉnh Nghệ An và các trục giao cắt giữa hai Quốc lộ 7 và đường Hồ Chí Minh đã tạo cho thị trấn Đô Lương thành trung tâm kinh tế, giao lưu hàng hóa của cả khu vực. Tại đây hội tụ nhiều luồng hàng hóa với khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại phong phú từ các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc và từ CHDCND Lào.

Với các điều kiện thuận lợi về vị trí và giao thông, cùng với truyền thống kinh doanh vốn có, Đô Lương cần hình thành Trung tâm thương mại với các chức năng là trung tâm điều phối các hoạt động thương mại cho vùng Tây Nam của Nghệ An như phát luồng bán buôn và trung chuyển hàng hóa, các dịch vụ tư vấn thương mại…Ngoài ra TTTM Đô Lương còn là nơi tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu sang thị trường Lào và ngược lại, đây cũng là nơi có mối liên kết chặt chẽ với TTTM Vinh, TTTM cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, TTTM cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy, cùng với TTTM Con Cuông tạo động lực phát triển kinh tế - thương mại vùng Tây Nam tỉnh.

Dự kiến các hạng mục công trình:

- Khu văn phòng: 1.000 m2;

- Khu xúc tiến thương mại: 1.000 m2;

- Khu dịch vụ thương mại: 3.000 m2;

- Siêu thị và cửa hàng: 3.000 m2;

- Bãi đỗ xe: 2.000 m2.

Trung tâm thương mại Đô Lương có diện tích khoảng 10.000 m2 - 15.000 m2 sàn, xây dựng cuối giai đoạn 2006 - 2010 với vốn đầu tư tối thiểu khoảng 70 tỷ đồng.

5. Trung tâm thương mại Hoàng Mai (2011 - 2015):

Hoàng Mai là thị xã công nghiệp nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Nghệ An, là một trong ba trọng điểm lớn về phát triển kinh tế của tỉnh. Tại đây có khu công nghiệp Hoàng Mai với diện tích 300 ha, nằm trong khu kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ, có nhiều tiềm năng trong khai thác chế biến vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm hải sản…

Với khả năng sản xuất hàng hóa lớn cũng như có mối quan hệ kinh tế - thương mại với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đây là nơi có điều kiện rất thuận lợi trong lưu thông hàng hóa thông qua các tuyến giao thông chính như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, đường sắt Bắc - Nam, đường biển…; là thị xã mới, càng đòi hỏi tại đây sớm hình thành TTTM Hoàng Mai với các chức năng đầu mối giao dịch, xúc tiến thương mại v.v.. đẩy mạnh sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hóa nông sản, thủy sản và vật liệu xây dựng cho các huyện phía Bắc tỉnh Nghệ An và cả vùng.

Dự kiến các hạng mục công trình:

- Khu văn phòng: 1.200 - 1.500 m2;

- Khu xúc tiến thương mại: 800 - 1.000 m2;

- Khu dịch vụ thương mại: 2.200 - 2.500 m2;

- Siêu thị và cửa hàng: 2.500 - 3.000 m2;

- Bãi đỗ xe: 1.800 - 2.000 m2.

Trung tâm thương mại Hoàng Mai có diện tích khoảng 8.500 - 10.000 m2 sàn, xây dựng đầu giai đoạn 2011 - 2015 với tổng mức đầu tư tối thiểu khoảng 60 tỷ đồng.

6. Trung tâm thương mại Con Cuông (2011- 2015):

Con Cuông đang từng bước đô thị hóa và xây dựng thị xã mới, nằm trên trục Quốc lộ 7A, cách đường Hồ Chí Minh gần 40 km về hướng Đông và cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn gần 130 km về phía Tây; Con Cuông có tiềm năng du lịch rất lớn, là cửa ngõ sang nước bạn Lào, khu động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế miền Tây và Tây Nam Nghệ An.

Với điều kiện thuận lợi về vị trí, giao thông và sự hình thành các khu công nghiệp và đô thị mới đã tạo cho Con Cuông sớm trở thành một Trung tâm thương mại nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh v.v…

TTTM Con Cuông có chức năng là đầu mối các hoạt động thương mại tại khu vực các huyện miền Tây Nam, đây là trung tâm phát luồng bán buôn hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả mà khu vực này có thế mạnh, có sức lan toả, thúc đẩy thị trường các huyện trong khu vực cùng phát triển.

Dự kiến các hạng mục công trình TTTM Con Cuông bao gồm:

- Khu văn phòng: 1.500 m2;

- Khu xúc tiến thương mại: 1.000 m2;

- Khu dịch vụ thương mại: 3.000 m2;

- Siêu thị và cửa hàng: 3.500 m2;

- Bãi đỗ xe: 2.000 m2.

Diện tích quy hoạch của TTTM Con Cuông khoảng 11.000 m2 - 15.000 m2 và được xây dựng vào giai đoạn 2011 - 2015 tại trung tâm thị xã Con Cuông, ước tính tổng vốn đầu tư tối thiểu khoảng 50 tỷ đồng.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 16/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2015, tính đến năm 2020

  • Số hiệu: 16/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/02/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Nguyễn Văn Hành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản