- 1Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 2Quyết định 07/2003/QĐ-BKHCN quy định việc xác định các đề tài Khoa học và Công nghệ và các Dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2006/QĐ-UBND | Rạch Giá, ngày 30 tháng 5 năm 2006 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 07/2003/QĐ-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về việc xác định các đề tài khoa học và công nghệ và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 116/TT-KHCN ngày 08 tháng 5 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-UBND ngày 30/5/2006 của UBND tỉnh Kiên Giang)
Quy định này áp dụng đối với việc xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh bao gồm:
- Đề tài KH & CN thuộc các chương trình KH & CN kể cả các chương trình khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh, cấp trung ương.
- Đề tài độc lập (gọi tắt là đề tài) cấp tỉnh (bao gồm: đề tài nghiên cứu KH & CN, đề tài nghiên cứu ứng dụng …).
- Dự án KH & CN: gồm dự án sản xuất thử nghiệm, dự án thuộc các chương trình nông thôn và miền núi (gọi tắt là dự án).
Điều 2. Yêu cầu đối với việc xác định các đề tài, dự án KH&CN:
1. Phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề cấp thiết của địa phương.
2. Đề tài, dự án phải có giá trị KH & CN, có tính sáng tạo, tính tiên tiến về công nghệ và có tính khả thi. Việc xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu phải căn cứ vào việc đánh giá khách quan thực trạng phát triển KH & CN trong tỉnh, vùng, trong nước và thành tựu phát triển KH & CN trên thế giới.
3. Kết quả của đề tài, dự án phải có khả năng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, có tác động và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển KH & CN, kinh tế - xã hội của tỉnh.
4. Tạo ra những sản phẩm KH & CN, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 3. Các nguồn hình thành đề tài, dự án KH&CN:
1. Theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh: Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh có văn bản cụ thể yêu cầu cơ quan quản lý khoa học tổ chức nghiên cứu các đề tài, dự án KH & CN, giải quyết nhiệm vụ bức xúc của tỉnh đặt ra trong một thời hạn nhất định.
2. Đề xuất của các sở, ngành và các huyện, thị, thành phố:
Đề tài, dự án do Sở KH & CN và các Sở, ban, ngành đề xuất nhằm giải quyết những nhiệm vụ KH & CN bức xúc phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Đề tài, dự án do các huyện, thị, thành phố đề xuất nhằm giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ bức xúc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thị, thành phố hoặc liên huyện trong vùng.
3. Đề xuất của các Viện, Trường, tổ chức KH & CN, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân các nhà khoa học:
Đề tài, dự án do các Viện, Trường, các tổ chức KH & CN, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân các nhà khoa học đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, góp phần phát triển khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội hoặc giải quyết những vấn đề cấp thiết theo yêu cầu của tỉnh.
4. Đề xuất từ hoạt động hợp tác Quốc tế:
Đề tài, dự án do các tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực: bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn biển, tài nguyên - môi trường, thiết bị và công nghệ…. đề xuất nhằm phục vụ việc phát triển KT-XH của tỉnh.
Điều 4. Căn cứ và các điều kiện đề xuất các dự án KH&CN:
1. Căn cứ: Dự án KH & CN phải xuất phát từ một trong 4 nguồn sau:
a) Kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được Hội đồng KH & CN các cấp đánh giá nghiệm thu và kiến nghị áp dụng.
b) Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng các mô hình sản xuất hoặc đổi mới công nghệ phù hợp, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng.
c) Sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm khoa học được giải thưởng KHCN.
d) Kết quả KH & CN từ nước ngoài đã được các tổ chức có thẩm quyền thẩm định công nhận.
2. Điều kiện: Dự án KH & CN phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Đối với dự án sản xuất thử nghiệm:
- Được thị trường chấp nhận hoặc có thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án.
- Kinh phí thực hiện dự án chủ yếu do các tổ chức chủ trì dự án đảm nhiệm. Mức độ hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học không quá 30% tổng mức đầu tư cần thiết để thực hiện dự án (trong tổng mức đầu tư không bao gồm trang thiết bị nhà xưởng đã có).
b) Đối với dự án thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi (Thực hiện theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2005 của Bộ KH & CN ban hành Quy chế quản lý chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH & CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010).
Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH & CN, phát triển thông tin KH & CN nông thôn, đào tạo tập huấn nghiệp vụ nhằm đưa tiến bộ KH & CN vào ứng dụng phục vụ phát triển nông thôn và miền núi, bao gồm 2 nhóm dự án như sau:
b.1. Dự án do Trung ương quản lý (dự án nhóm 1): là các dự án tập trung hỗ trợ các địa phương xây dựng mô hình ứng dụng KH & CN nhằm giải quyết các vấn đề:
+ Có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, có quy mô lớn, có ảnh hưởng liên vùng kinh tế trọng điểm;
+ Ứng dụng công nghệ mới so với địa phương, có nội dung KH & CN tiên tiến thích hợp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên gia thuộc nhiều ngành, nhiều tổ chức KH & CN, đặc biệt đòi hỏi phải có sự huy động các lực lượng KH & CN từ trung ương về hỗ trợ địa phương.
+ Dạng dự án này do Bộ KH & CN phê duyệt và trực tiếp quản lý. Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương hỗ trợ tối đa 100% cho nội dung chuyển giao công nghệ và đào tạo tập huấn; 60 - 65% nguyên vật liệu thiết bị, năng lượng và chi khác.
b.2. Dự án ủy quyền cho địa phương quản lý (dự án nhóm 2): là các dự án hỗ trợ địa phương triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn so với các công nghệ hiện có ở địa phương và phù hợp với năng lực tổ chức, chỉ đạo của địa phương. Dự án nhóm này do UBND tỉnh phê duyệt và trực tiếp quản lý. Bộ KH & CN hướng dẫn xem xét hỗ trợ một phần kinh phí và theo dõi. Ngân sách sự nghiệp Trung ương chỉ hỗ trợ phần chuyển giao công nghệ đào tạo, tập huấn và một số vật tư thiết bị chủ yếu, còn lại là ngân sách địa phương và huy động từ các thành phần kinh tế khác.
Điều 5. Tiêu chuẩn xác định đề tài, dự án KH & CN:
1. Tiêu chuẩn xác định các đề tài: đề tài KH & CN là những nội dung chủ yếu nghiên cứu về một chủ đề KH & CN. Đề tài có thể thuộc các chương trình KH & CN hoặc đề tài độc lập, mỗi đề tài có 01 Chủ nhiệm đề tài. Các tiêu chuẩn xác định đề tài gồm:
a) Sự phù hợp với mục tiêu của chương trình (nếu có).
b) Sự cần thiết thực hiện đề tài (tính cấp thiết).
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: trực tiếp hoặc góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề cấp bách của sản xuất và đời sống… có khả năng tác động lớn, ảnh hưởng lâu dài đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: tính mới, tính tiên tiến về công nghệ.
c) Tính khả thi: sự phù hợp về thời gian nghiên cứu, kinh phí có thể đáp ứng được, năng lực khoa học công nghệ ở địa phương có thể thực hiện được.
2. Tiêu chuẩn xác định dự án KH & CN: dự án KH & CN có nội dung chủ yếu tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, áp dụng, thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội, dự án có thể độc lập hoặc thuộc chương trình KH & CN, mỗi dự án có 01 Chủ nhiệm dự án. Các tiêu chuẩn dự án KH & CN gồm:
a) Sự phù hợp với mục tiêu của chương trình (nếu có).
b) Sự cần thiết thực hiện dự án KH & CN.
- Sự phù hợp với hướng công nghệ ưu tiên và những hướng công nghệ phục vụ phát triển các ngành kinh tế quan trọng trong tỉnh.
- Tạo ra công nghệ (quy trình, thiết bị….), các sản phẩm mới có chất lượng, tính cạnh tranh cao và chuyển giao được vào sản xuất.
- Có hiệu quả kinh tế - xã hội: tạo thêm việc làm, tiết kiệm và tận dụng nguồn tài nguyên và nhân lực, bảo vệ môi trường…
c) Tính khả thi:
- Có căn cứ khoa học (xuất xứ của dự án KH & CN từ một trong ba nguồn đã nêu tại khoản 1 Điều 4 của Quy định này).
- Sản phẩm của dự án phải đạt các chỉ tiêu về chất lượng, đối với dự án sản xuất thử nghiệm phải được thị trường chấp nhận.
- Sự phù hợp về thời gian thực hiện, kinh phí có thể đáp ứng được, năng lực KH & CN ở địa phương có thể giải quyết được.
TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
Điều 6. Xác định sơ bộ danh mục đề tài, dự án KH&CN:
Hàng năm trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH & CN của Bộ KH & CN và các Bộ, ngành có liên quan, Sở KH & CN thông báo, hướng dẫn và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và UND các huyện, thị, thành phố; các tổ chức KH & CN và các nhà khoa học để nắm được yêu cầu bức thiết việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc lấy ý kiến có thể được tổ chức bằng nhiều hình thức: hội thảo, hội nghị, thông báo hoặc đưa lên Website của tỉnh.
Các ngành, các cấp có yêu cầu đề xuất thực hiện đề tài, dự án KH & CN phải được ghi thành mẫu hướng dẫn đề xuất theo quy định: Phiếu đề xuất đề tài dùng để đề xuất đề tài và Phiếu đề xuất dự án dùng để đề xuất dự án và các văn bản có liên quan gửi về Sở KH & CN.
Căn cứ vào các nguồn và các điều kiện hình thành đề tài, dự án đã quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Quy định này, Sở KH & CN ghi nhận tổng hợp và đề xuất danh mục sơ bộ các đề tài, dự án theo mẫu TH-DTDA tương ứng cho đề tài, dự án theo các chuyên ngành khoa học.
Điều 7. Xác định danh mục và phê duyệt đề tài, dự án KH & CN:
1. Xác định danh mục đề tài, dự án KH & CN:
a. Hội đồng xác định danh mục đề tài, dự án KH & CN (gọi tắt là Hội đồng): do UBND tỉnh quyết định thành lập.
- Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 5 năm.
- Thành phần Hội đồng gồm có 9-11 thành viên, gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng do Phó Chủ tịch UBND tỉnh đảm nhiệm.
+ Một Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở KH & CN.
+ Các thành viên thuộc các Sở, ngành tỉnh như: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.
+ Các thành viên thuộc một số ngành kinh tế - kỹ thuật.
+ Các thành viên là các chuyên gia có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực KH & CN được tư vấn.
b. Nhiệm vụ của Hội đồng.
+ Hội đồng có trách nhiệm xem xét, phân tích danh mục sơ bộ những đề tài, dự án do Sở KH & CN trình bày theo các nguồn hình thành các đề tài, dự án tại Điều 3 và các tiêu chuẩn tại Điều 5 của Quy định này.
Hội đồng thảo luận về những đề tài, dự án đủ tiêu chuẩn cần nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở cấp tỉnh để đề nghị cho thực hiện và những đề tài, dự án không đủ tiêu chuẩn đề nghị không cho thực hiện.
+ Hội đồng bỏ phiếu để xếp các đề tài, dự án vào hai (02) loại sau đây:
- Đề nghị thực hiện.
- Đề nghị không thực hiện.
+ Hội đồng bỏ phiếu kín để phân loại những đề tài, dự án đã được đề nghị thực hiện.
- Hội đồng thảo luận về việc sửa đổi, bổ sung: tên gọi đề tài, dự án, mục tiêu và nội dung nghiên cứu, nêu sơ bộ mục tiêu và sản phẩm dự kiến cho từng đề tài, dự án.
- Hội đồng phân loại các đề tài, dự án vào hai (02) mức A hoặc B (A là mức cao hơn cần ưu tiên thực hiện).
c. Kết quả làm việc của Hội đồng:
Kết quả làm việc của Hội đồng do thư ký Hội đồng tổng hợp phiếu xác định đề tài, dự án Hội đồng bỏ phiếu xếp loại theo các chuyên ngành khoa học công nghệ và lập biên bản họp Hội đồng gửi giám đốc Sở KH & CN.
2. Phê duyệt danh mục đề tài, dự án KH&CN:
Giám đốc Sở KH & CN tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục các đề tài, dự án đưa vào thực hiện.
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, Sở KH & CN có trách nhiệm thông báo để giao trực tiếp hoặc đấu thầu tuyển chọn (nếu có), đồng thời đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Kiên Giang, Báo Khoa học và phát triển của Bộ KH & CN, Website của tỉnh.
Điều 8. Thông qua thuyết minh đề cương đề tài, dự án KH&CN:
Áp dụng cho các đề tài, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt, được Sở KH & CN giao trực tiếp cho các đơn vị thực hiện. Riêng các đề tài, dự án với hình thức tuyển chọn thì thực hiện riêng theo Quy định tuyển chọn và tổ chức cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án KH & CN cấp tỉnh.
1. Thành lập Hội đồng thông qua thuyết minh đề cương đề tài, dự án KH&CN (gọi tắt là Hội đồng chuyên ngành):
Sau khi xem xét đầy đủ thuyết minh đề cương đề tài, dự án và các văn bản có liên quan theo Quy định do Chủ nhiệm đề tài, dự án và đơn vị thực hiện đề xuất, Sở KH & CN quyết định thành lập Hội đồng chuyên ngành và mời thêm một số sở, ban, ngành có liên quan, các chuyên gia tham dự để thông qua thuyết minh đề cương đề tài, dự án.
- Thành phần Hội đồng chuyên ngành có từ 9 - 11 thành viên, gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành.
+ Phó Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành.
+ Các thành viên khác: Phải là các chuyên gia có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực KH & CN.
- Cơ cấu thành viên Hội đồng, gồm:
+ 1/2 là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, tổ chức sản xuất kinh doanh sử dụng kết quả KH & CN, các tổ chức khác có liên quan.
+ 1/2 là các nhà KH & CN hoạt động trong lĩnh vực KH & CN có liên quan.
Cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án và những người tham gia thực hiện đề tài, dự án nào thì không được tham gia Hội đồng chuyên ngành thông qua thuyết minh đề cương của tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án đó. Trong trường hợp cần thiết, thành viên Hội đồng có thể là cán bộ đang công tác tại tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án và không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc thành viên phản biện.
Sau khi thông qua thuyết minh đề cương đề tài, dự án KH&CN, Hội đồng chuyên ngành tự giải thể và hết trách nhiệm về việc tư vấn của mình.
2. Phương thức làm việc của Hội đồng chuyên ngành:
Mỗi đề cương đề tài, dự án do Chủ nhiệm đề tài và đơn vị thực hiện xây dựng phải thể hiện tính cấp thiết của từng đề tài, dự án với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và nội dung nghiên cứu rõ ràng, phù hợp với thời gian nghiên cứu và có tính khả thi cao. Thuyết minh đề tài, dự án, tập trung vào một số nội dung cơ bản sau.
- Tên đề tài, dự án.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Nội dung nghiên cứu.
- Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm tạo ra (đối với dự án sự chấp nhận thị trường và phương án sản phẩm).
- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu, địa chỉ áp dụng.
- Kinh phí thực hiện đề tài, dự án và phân bổ nguồn kinh phí.
Sau khi nhận được bản thuyết minh đề cương đề tài, dự án, Hội đồng chuyên ngành họp trao đổi, thảo luận, đóng góp bổ sung hoặc sửa đổi những chi tiết liên quan đến từng yếu tố cơ bản của thuyết minh đề cương đề tài, dự án đã được chuẩn bị. Hội đồng chuyên ngành đánh giá bằng cách bỏ phiếu chấm điểm theo các Quy định cho đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và dự án KH & CN.
Khi cần thiết Hội đồng chuyên ngành có thể mời hai (02) chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, dự án làm phản biện nhận xét và đánh giá thuyết minh đề cương đề tài, dự án. Chuyên gia phản biện có trách nhiệm nghiên cứu thuyết minh đề cương đề tài, dự án và có ý kiến nhận xét bằng văn bản theo quy định…
3. Phê duyệt đề cương và ký kết hợp đồng thực hiện:
Sở KH & CN chủ trì phối hợp với Sở Tài chính xem xét thẩm định kinh phí thực hiện theo các nội dung của từng đề tài, dự án khoa học đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua cho phù hợp với quy định và định mứcc ủa nhà nước.
Sau khi thẩm định tài chính, Chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa hoàn chỉnh đề cương và kèm theo các tài liệu có liên quan, gửi Phòng Khoa học - Sở KH & CN 06 bộ hồ sơ. Phòng Khoa học xem xét và trình Giám đốc Sở KH & CN phê duyệt đề cương và ký hợp đồng với cơ quan thực hiện để triển khai đề tài, dự án.
PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
NĂM 200……
1. Tên đề tài:
2. Giải trình tính cấp thiết đề tài: Tại sao phải thực hiện đề tài ở cấp tỉnh, tính cấp thiết, quan trọng, bức xúc, thiết thực, tác động to lớn và lâu dài đến đời sống kinh tế- xã hội của tỉnh.
3. Mục tiêu đề tài:
4. Nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài:
5. Dự kiến sản phẩm của đề tài:
6. Khả năng và địa chỉ áp dụng:
7. Nhu cầu kinh phí để thực hiện đề tài :
Nếu đề tài được chấp thuận cho thực hiện, chúng tôi cam kết sẽ tuân thủ các quy định về quản lý KH & CN của Nhà nước.
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI | ………………, ngày … tháng … năm ……. |
PHIẾU ĐỀ XUẤT DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP TỈNH NĂM 200…
1. Tên dự án KH&CN:
2. Xuất xứ của dự án: nêu rõ một trong các nguồn sau:
- Kết quả đã được đánh giá nghiệm thu của đề tài KHCN:….. cấp………………….
- Sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm khoa học được giải thưởng khoa học công nghệ;
- Kết quả KHCN từ nước ngoài (tên nước, tên cơ quan …….)
3. Giải trình tính cấp thiết của dự án: sự phù hợp với hướng công nghệ ưu tiên; tạo ra công nghệ và sản phẩm chuyển giao được cho sản xuất và đời sống; ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án KH&CN.
4. Mục tiêu của dự án:
5. Sản phẩm và chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chủ yếu:
6. Thị trường, tiêu thụ sản phẩm và địa chỉ áp dụng:
7. Nhu cầu kinh phí để thực hiện :
- Tổng số: Triệu đồng, trong đó.
+ Kinh phí của tổ chức chủ trì thực hiện dự án: triệu đồng
+ Hỗ trợ từ ngân sách SNKH: triệu đồng
8. Khả năng thu hồi kinh phí (hoàn trả ngân sách SNKH ): triệu đồng
(Bằng…… % kinh phí hỗ trợ từ ngân sách).
Nếu đề tài được chấp thuận cho thực hiện, chúng tôi cam kết sẽ tuân thủ các quy định về quản lý KH&CN của nhà nước.
| ………, ngày … tháng … năm …… |
TỔNG HỢP DANH MỤC SƠ BỘ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KH&CN CẤP TỈNH
NĂM 200…
STT | Tên đề tài, Dự án | Cơ quan đề xuất | Mục tiêu nội dung nghiên cứu và sản phẩm tạo ra | Thời gian (tháng) | Kinh phí (triệu) | Ghi chú (nhận xét của Sở KH&CN) |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
|
|
|
|
|
|
|
A | Chương trình… |
|
|
|
|
|
1 | Đề tài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Chương trình … |
|
|
|
|
|
2 | Đề tài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Dự án KH&CN |
|
|
|
|
|
Đối với các Dự án KH&CN cần nêu rõ thêm các chỉ tiêu KT-XH
PHIẾU XÁC ĐỊNH DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KH&CN THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP TỈNH NĂM 200…
TT | Tên ĐT/DA | Chủ nhiệm ĐT/DA và đơn vị đăng ký | Mục tiêu và nội dung chính | Ý kiến xác định các thành viên Hội đồng | Ghi chú (nhận xét của Sở KH&CN) | |||
Rất cần thiết thực hiện (ưu tiên loại A) | Cần thiết thực hiện (loại B) | Không thực hiện | Ý kiến khác | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
A | Chương trình.. |
|
|
|
|
|
|
|
I | Đề tài |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đề tài 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Đề tài 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Chương trình… |
|
|
|
|
|
|
|
I | Đề tài |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đề tài 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Đề tài 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C | Dự án SXTN |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Dự án 1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Dự án 2 |
|
|
|
|
|
|
|
| Ngày … tháng … năm 200… |
- 1Quyết định 1131/2012/QĐ-UBND quy định mức phân bổ ngân sách đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách của địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 22/2012/QĐ-UBND về Quy định tổ chức thực hiện và quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Quyết định 09/2013/QĐ-UBND phê duyệt danh mục các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2013
- 4Quyết định 05/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 5Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Kiên Giang kỳ 2019 - 2023
- 1Quyết định 09/2005/QĐ-BKHCN về "Quy chế quản lý Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010" do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 3Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 4Quyết định 07/2003/QĐ-BKHCN quy định việc xác định các đề tài Khoa học và Công nghệ và các Dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Quyết định 1131/2012/QĐ-UBND quy định mức phân bổ ngân sách đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách của địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 8Quyết định 22/2012/QĐ-UBND về Quy định tổ chức thực hiện và quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 9Quyết định 09/2013/QĐ-UBND phê duyệt danh mục các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2013
Quyết định 16/2006/QĐ-UBND quy định xác định các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh do tỉnh Kiên Giang ban hành
- Số hiệu: 16/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/05/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Bùi Ngọc Sương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/06/2006
- Ngày hết hiệu lực: 01/05/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực