Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2005-QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2005 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ CỦA HỘI MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG VIỆT NAM.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy định đề quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30//2003 quy định vê tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Môi trường Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
| BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
HỘI MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNV ngày 19/01/2005 của Bộ Nội vụ).
Tên tổ chức là: Hội Môi trường xây dựng Việt Nam.
Tên giao dịch Quốc tế là: VIETNAM ASSOCIATION OF CIVIL ENGINEERING ENVIRONMENT.
Tên viết tắt là: Hội MTXDVN hoặc VACEE.
Hội Môi trường xây dựng Việt Nam là Tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của những người hoạt động trong lĩnh vực môi trường xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Các hội viên của Hội Môi trường xây dựng Việt Nam cùng nhau đoàn kết phấn đấu góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giầu, đẹp, hiện đại, đóng góp trí tuệ và sức lực nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống trong các đô thị, khu công nghiệp và nông thôn, bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững của Quốc gia.
Hội Môi trường xây dựng Việt Nam hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội là thành viên của Tổng Hội Xây dựng Việt Nam.
Hội Môi trường xây dựng Việt Nam được gia nhập các tổ chức Hội cùng chuyên ngành trong khu vực và Quốc tế.
Việc gia nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hội Môi trường xây dựng Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, có trụ sở chính tại Hà Nội, có tư cách pháp nhân, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động của mình. Tùy theo tình hình hoạt động, Hội có thể thành lập Văn phòng đại diện ở một số địa phương. Việc thành lập văn phòng theo quy định của pháp luật.
Hội có cơ quan ngôn luận, biểu tượng, con dấu, tài sản, tài chính và tài khoản riêng (tiền Việt Nam và ngoại tệ) tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.
1. Động viên, khuyến khích, giúp đỡ hội viên trong các hoạt động nghề nghiệp. Tập hợp, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Hội viên cá nhân và tập thể, phát huy truyền thống đoàn kết, thân ái, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, và phấn đấu cho sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Thực hiện các chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội trong lĩnh vực môi trường xây dựng; đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng cơ sở khoa học trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn cũng như các kế hoạch, dự án phát triển khoa học về môi trường xây dựng.
3. Tổ chức thực hiện các để tài nghiên cứu khoa học, lập các dự án nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, tổng kết các vấn đề khoa học công nghệ trong lĩnh vực Môi trường xây dựng.
4. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn. nghiệp vụ, chính sách pháp luật cho Hội viên. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong lĩnh vực môi trường xây dựng.
5. Thực hiện nhiệm vụ Hội thành viên của Tổng hội Xây dựng Việt Nam Hợp tác với các Hội khoa học - kỹ thuật trong nước, các chuyên ngành trong khu vực và Quốc tế theo quy định của pháp luật.
6. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Hội viên theo đúng luật pháp Việt Nam và Điều lệ Hội.
1. Đại diện cho các tổ chức thành viên và Hội viên trong cáo quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
2. Tổ chức nghiên cứu khoa học, tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật
3. Bảo trợ, giúp đỡ Hội viên triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia đánh giá các công trình khoa học, các dự án trong lĩnh vực môi trường xây dựng.
4. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, dự án để kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước những giải pháp nhằm phát triển chuyên ngành môi trường xây dựng ở Việt Nam.
5. Xuất bản sách, tài liệu chuyên môn, tạp chí của Hội theo quy định của pháp luật để huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin, trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho Hội viên.
6. Phát triển Tổ chức và hoạt động của Hội đúng với Điều lệ đã được pháp luật thừa nhận.
7. Được gia nhập làm thành viên và tham gia các hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp trong nước, khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật.
Hội viên của Hội Môi trường xây dựng Việt Nam bao gồm: Hội viên chính thức. Hội viên liên kết và Hội viên danh dự. Hội viên liên kết và Hội viên danh dự không được tham gia bầu củ, ứng cử và đề cử vào Ban lãnh đạo của Hội và không được tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội.
1. Hội viên cá nhân: Là công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực môi trường xây dựng và các ngành nghề hữu quan, tán thành Điều lệ Hội và làm đơn tự nguyện xin gia nhập Hội, có thể được Hội xem xét công nhận là Hội viên chính thức của Hội Môi trường xây dựng Việt Nam.
2. Hội viên tập thể: Các tổ chức của Việt Nam (Công ty, Viện, Trường,...) có cán bộ hoạt động trong lĩnh vực môi trường xây dựng và các ngành nghề hữu quan, tán thành Điều lệ Hội và làm đơn tự nguyện xin gia nhập Hội thì được Hội xem xét công nhận là Hội viên chính thức của Hội Môi trường xây dựng Việt Nam.
Các Tổ chức và công dân Việt Nam không có điều kiện trở thành Hội viên chính thức của Hội, nhưng có nhiều đóng góp xây dựng Hội, tán thành Điều lệ Hội, có thể được công nhận là Hội viên liên kết của Hội.
Công dân Việt Nam là những người có uy tín, có năng lực hoạt động trong lĩnh vực môi trường xây dựng, có nhiệt tình và quan tâm giúp đỡ các hoạt động của Hội được Hội mời làm Hội viên danh dự.
Điều 11. Thể thức gia nhập Hội
1. Cá nhân có đủ điều kiện trở thành Hội viên chính thức, muốn gia nhập Hội phải làm đơn xin gia nhập Hội, kèm theo bản sao chứng chỉ và quá trình hoạt động nghề nghiệp, gửi cho Hội. Ban thường trực Hội xét đơn và đề nghị Chủ tịch Hội Quyết định việc kết nạp.
2. Tập thể có đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức, muốn gia nhập Hội thành lập người đại diện của Tổ chức phải làm đơn xin gia nhập Hội, gửi cho Hội, Ban thường trực Hội xét đơn và đề nghị Chủ tịch Hội quyết định việc kết nạp.
3. Công dân, tổ chức và doanh nghiệp muốn trở thành Hội viên liên kết thì làm đơn xin gia nhập Hội, gửi Chủ tịch Hội xem xét công nhận.
Điều 12. Thể thức xóa tên Hội viên
1. Hội viên sẽ bị xóa tên trong các trường hợp sau:
a) Tập thể là tổ chức ngừng hoạt động, bị sáp nhập, giải thể hoặc phân sản;
b) Cá nhân không còn nguyện vọng, không đủ sức khỏe hoặc qua đời;
c) Hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc Điều lệ Hội.
2. Quyết định xóa tên Hội viên do Ban Thường trực đề nghị Chủ tịch quyết định.
Điều 13. Nhiệm vụ của Hội viên
1. Chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Hội, tích cực hoạt động cho Hội.
2. Tuyên truyền phát triển hội viên mới, vận động quần chúng hưởng ứng mọi hoạt động của Hội.
3. Xây dựng đoàn kết trong đơn vị và trong Hội để xây dựng Hội ngày càng tiến bộ và phát triển.
4. Tích cực học tập chuyên môn nghiệp vụ phát huy lòng tự hào dân tộc, tính sáng tạo, cống hiến tất cả khả năng, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của mình phục vụ Tổ quốc theo tôn chỉ, mục đích của Hội.
5. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về môi trường xây dựng cho quảng đại quần chúng.
6. Tham gia sinh hoạt và đóng Hội phí theo quy định.
7. Bảo vệ danh dự và lợi ích hợp pháp của Hội.
Điều 14. Quyền lợi của Hội viên
1. Được tham gia các hoạt động của Hội. Được thảo luận và biểu quyết mọi công việc của Hội, được ứng cử, đề cử vào Ban chấp hành Hội.
2. Được Hội giúp đỡ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, về các chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp.
3. Được trình bày các đề tài nghiên cứu sáng chế phát minh trong các buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật của Hội để lấy ý kiến đóng góp, bổ sung, hoàn thiện đề tài.
4. Được Hội nhận xét về các công trình của mình, được chọn lọc để đề nghị khen thưởng, hoặc công nhận và bảo vệ quyền tác giả, tác phẩm. Được giới thiệu đăng tải các công trình trên các tạp chí, nội san của Hội và Tổng Hội.
5. Được Hội, hoặc đề nghị Tổng Hội bảo vệ những quyền lợi hợp pháp, chính đáng trong hoạt động nghề nghiệp.
6. Được xin ra khỏi Hội.
Hội Môi trường xây dựng Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tự quản, tự trang trải về tài chính và làm việc theo chế độ tập thể theo quy định của Nhà nước về Hội và theo Điều lệ này.
Điều 16. Tổ chức của Hội bao gồm:
1. Ở Trung ương: Hội Môi trường xây dựng Việt Nam
2. Ở cơ sở: Chi hội. Các tổ chức cơ sở có từ 5 hội viên trở lên có thể thành lập Chi hội.
3. Các Hội viên cá nhân là những người hoạt động vực môi trường xây dựng (môi trường khí hậu và vi khí hậu, môi trường không khí, môi trường âm thanh, ánh sáng, môi trường nước, chất thải rắn, vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, quản lý môi trường đô thị, nông thôn và khu công nghiệp, kiến trúc có hiệu quả năng lượng và kiến trúc sinh thái) tại tất cả các tổ chức cơ sở.
Điều 17. Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc tiến hành thường lệ 5 năm một lần do Ban Chấp hành Trung ương Hội triệu tập. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội hoặc ít nhất 1/2 tổng số Hội viên chính thức đề nghị.
Thành phần, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban chấp hành đương nhiệm của Hội quy định.
1. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Tổng kết, đánh giá hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ, bàn phương hướng, kế hoạch hành động của nhiệm kỳ mới.
b) Thông qua, sửa đổi điều lệ (nếu có).
c) Bầu Ban chấp hành Trung ương và Ban kiểm tra của Hội.
d) Quyết định những vấn đề quan trọng về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội.
2. Nguyên tắc biểu quyết của Đại hội
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội Quyết định.
b) Việc biểu quyết thông qua các Quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành.
Điều 18. Ban chấp hành Trung ương Hội
1. Ban chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ đại hội, họp mỗi năm 1 lần, trừ trường hợp đột xuất. Số lượng ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội do Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội quyết định và trực tiếp bầu. Số lượng ủy viên Ban chấp hành Hội có thể được bổ sung trong nhiệm kỳ không quá 20% tổng số ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội.
Việc bổ sung ủy viên Ban chấp hành do Ban chấp hành Trung ương Hội quyết định.
2. Ban chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ:
a) Lãnh đạo thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc;
b) Lãnh đạo thực hiện Điều lệ của Hội;
c) Lãnh đạo thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Tổng Hội Xây dựng Việt Nam;
d) Phát triển mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, góp phần phát triển Hội:
e) Bầu Ban thường trực: Chủ tịch, (các) Phó Chủ tịch, Tổng thư ký của Hội.
1. Ban thường trực Hội là Cơ quan thường trực của Ban chấp hành Trung ương Hội, gồm có Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký và một số ủy viên. Số lượng thành viên của Ban thường trực Hội không quá 15% tổng số ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội.
Ban thường trực Hội họp định kỳ 6 tháng 1 lần. Khi cần thiết theo đề nghị của Chủ tịch hoặc Tổng thư ký. Ban thường trực có thể họp bất thường.
2. Ban thường trực Hội có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Lãnh đạo thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Hội giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành Trung ương Hội.
b) Lập kế hoạch, báo cáo hoạt động của Hội theo quy định của Ban chấp hành Trung ương Hội.
c) Quyết định khen thưởng và kỷ luật.
d) Quyết định thành lập các Ban chuyên môn, các Tổ chức trực thuộc Hội, các Tổ chức khoa học công nghệ và dịch vụ. Việc thành lập các tổ chức thuộc Hội theo đúng quy định của pháp luật. Ban thường trực Hội ban hành các quy định, quy chế riêng về việc tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức trực thuộc trên cơ sở quy định của pháp luật.
e) Quyết định công nhận Hội viên tập thể (chi Hội) và Hội viên cá nhân.
Chủ tịch Hội do Ban chấp hành Trung ương Hội bầu ra trong số các ủy viên Ban chấp hành. Chủ tịch chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành, Ban thường trực Hội, điều hành mọi hoạt động của Hội để triển khai các nghị quyết của Ban chấp hành Hội. của Ban chấp hành Tổng Hội và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội.
Trường hợp khi Chủ tịch vắng mặt, nếu cần cố thể ủy quyền cho một Phó Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch.
Phó Chủ tịch Hội do Ban chấp hành Trung ương Hội bầu ra, được Chủ tịch Hội phân công phụ trách từng mặt hoạt động của Hội.
Tổng thư ký do Ban chấp hành Trung ương Hội bầu ra, thường trực giải quyết các công việc của Hội do Chủ tịch phân công và điều hành mọi hoạt động thường nhật của Hội.
Ban kiểm tra của Hội có nhiệm vụ giúp Ban thường trực Hội kiểm tra việc chấp hành Điều lệ của Hội, việc thực hiện các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Hội. giải quyết thư khiếu tố có liên quan đến các Hội viên và các tổ chức trực thuộc Hội. Ban kiểm tra của Hội có quyền yêu cầu các Hội viên, các tổ chức trực thuộc Hội trình bày các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra đã được Ban thường trực Hội quyết định kiểm tra.
Ban kiểm tra của Hội bao gồm Trưởng ban và một số ủy viên. Trưởng ban kiểm tra là một ủy viên Ban thường trực Hội.
Điều 24. Ban chuyên môn và các tổ chức trực thuộc Hội
Khi cần thiết, Ban Thường trực Hội có thể xem xét và Quyết định thành lập các Ban chuyên môn, các Tổ chức kinh tế, Trung tâm dịch vụ để tạo nguồn tài chính và phục vụ cho công tác phát triển Hội. Việc thành lập các tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
1. Hội phí của Hội viên . Mức Hội phí do Ban thường trực Hội quy định.
2. Tiền tài trợ của các tồ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
a. Các nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
4. Thu khác ngoài các nguồn trên.
Điều 26. Các khoản chi của Hội
1. Chi hoạt động khoa học, công nghệ và hoạt động tư vấn, dịch vụ;
2. Chi huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho Hội viên;
3. Chi hợp tác quốc tế;
4. Chi lương và phụ cấp, công tác phí, bảo hiểm, phúc lợi cho cán bộ chuyên trách công tác Hội và chi phí quản lý hành chính của Hội.
5. Các khoản chi khác theo quy chế tài chính của Hội.
Điều 27. Quản lý tài sản, tài chính
1. Tài sản và tài chính của Hội được quản lý và sử dụng theo quy định của Ban thường trực Hội, các quy định và hướng dẫn của các cơ quan quản lý tài chính Nhà nước.
2. Khi Hội giải thể hoặc bị giải thể thì toàn bộ tài sản, tài chính của Hội được xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức và Hội viên có thành tích xuất sắc trong công tác Hội sẽ được Hội khen thưởng, hoặc đề nghị Tổng Hội. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
Tổ chức và Hội viên vi phạm những điều sau đây, tùy theo mức độ, sử bị xử lý với các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, xóa tên khỏi danh sách Hội.
1. Vi phạm Điều lệ của Hội;
2. Làm tổn hại đến uy tín của Hội.
Điều 30. Thể thức sửa đổi và bổ sung Điều lệ
Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ này phải do Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội Môi trường xây dựng Việt Nam thông qua.
- 1Luật về quyền lập hội 1957
- 2Nghị định 45/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 3Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
- 4Thông tư 01/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 88/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 07/2002/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Marketing Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 16/2005/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Môi trường xây dựng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 16/2005/QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/01/2005
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Đỗ Quang Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 32
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra