- 1Quyết định 11/2023/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- 2Quyết định 14/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2023
- 3Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2002/QĐ-UB | Mỹ Tho, ngày 11 tháng 04 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI TẠO RỪNG TRÀM TÂN PHƯỚC, HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa 9 thông qua ngày 21/6/1994.
- Căn cứ Quyết định số 383/QĐ-UB ngày 04 tháng 02 năm 2002 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Tiền Giang về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước.
- Theo đề nghị của Ban chỉ đạo Dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước tại phiên họp ngày 11/3/2002.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước”.
Điều 2: Các Ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, các cá nhân có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI TẠO RỪNG TRÀM TÂN PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2002/QĐ-UB ngày 11/04/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
1. Chức năng - nhiệm vụ của ban chỉ đạo dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước
Ban chỉ đạo thực hiện dự án tái tạo rừng Tràm Tân Phước (gọi tắt là Ban chỉ đạo) là tổ chức tư vấn của Ủy ban nhân dân tỉnh, có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về các vấn đề thực hiện dự án cụ thể như sau:
1. Trên cơ sở dự thảo kế hoạch và nội dung thực hiện dự án do Ban quản lý dự án chuẩn bị, tổ chức nghiên cứu, thẩm định, bổ sung hoàn chỉnh; trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và ký kết thỏa thuận với tổ chức Oxfam America. Trong đó, cần chú ý các nội dung:
- Xác định rõ nội dung, quy mô đầu tư trồng tràm và các đầu tư hỗ trợ khác cho toàn bộ dự án.
- Xác định rõ các quy định và thoả thuận kèm theo như:
+ Tính chất nguồn vốn (hoàn lại, không hoàn lại, hỗn hợp)
+ Lãi suất, thời gian vay, trả.
+ Điều kiện và trình tự giải ngân.
+ Vốn đối ứng của tỉnh (hoặc công trình, hạng mục công trình).
+ Tố chức thực hiện.
+ Kiểm tra giám sát.
+ Xử lý sự cố.
+ Các vấn đệ khác liên quan.
2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh điều phối hoạt động của các ngành có liên quan trong việc tổ chức thực hiện dự án.
3. Giám sát kết quả tổ chức thực hiện dự án, thông qua các hoạt động: định kỳ xem xét, thẩm tra báo cáo hoạt động của Ban quản lý dự án, của các ngành hoặc tổ chức kiểm tra thực tế. v.v...
4. Thẩm tra, đề xuất, xử lý các vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự án theo quy định.
5. Các nhiệm vụ khác có liên quan.
II. Tổ chức của ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước gồm có Trưởng ban, các Phó trưởng ban, thư ký và các thành viên của Ban chỉ đạo nhiệm vụ quyền hạn các chức danh cụ thể như sau:
1. Đồng chí Đoàn Văn Tâm - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban: chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban, đồng thời quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở các đề xuất của Ban chỉ đạo, chịu trách nhiệm cao nhất với đối tác Oxfam America.
2. Đồng chí Nguyễn Văn Châu - Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Phó Trưởng ban thường trực: thay mặt Trưởng ban điều hành công việc của Ban theo kế hoạch chung. Sử dụng bộ máy của Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực.
3. Đồng chi Lê Quang Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, Phó trưởng ban: là đầu mối quan hệ với Oxfam America, giúp địa phương tranh thủ đầu tư của Oxfam để tái tạo rừng tràm và hỗ trợ các hoạt động khác nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân trong vùng dự án. Chỉ đạo thực hiện một số công việc cụ thể theo thỏa thuận với Oxfam. Sử dụng tổ giúp việc của Bộ môn Quản lý tài nguyên và môi trường, thuộc Trường Đại học Cần Thơ.
4. Đồng chí Phạm Thanh Tòng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành viên: trực tiếp phụ trách việc phối hợp quản lý quy hoạch ngành với địa phương, công tác tập huấn khuyến lâm, khuyến ngư theo kế hoạch phân công được duyệt. Sử dụng tổ giúp việc của Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
5. Đồng chí Kiều Mạnh Minh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành viên: chịu trách nhiệm nhận ủy thác quản lý cấp phát vốn đầu tư phần trồng tràm theo thỏa thuận của Oxfam; khi có hồ sơ của Ban quản lý dự án thì giải ngân hoặc thu hồi vốn, được hưởng chi phí 0,1% tháng trên số dư nợ; quản lý hồ sơ và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định. Sử dụng tổ công tác giúp việc của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT tỉnh.
6. Đồng chi Lê Trắc Hoa - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Thành viên: phụ trách phần tín dụng hỗ trợ chăn nuôi theo thỏa thuận của Oxfam; Là chủ tài khoản phần tín dụng chăn nuôi (như một Ban quản lý nhánh). Sử dụng tổ giúp việc của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
7. Đồng chí Nguyễn Thanh Liêm - Phó chủ tịch Ủy bán nhân dân huyện Tân Phước, Thành viên: chịu trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý dự án trong việc chỉ đạo, kiểm tra các xã và các phòng, ban của Huyện thực hiện các công việc liên quan trên địa bàn (bình chọn hộ, lập danh sách, xác nhận hồ sơ, kiểm tra hộ thực hiện, đôn đốc xử lý trả nợ, v.v.). Sử dụng tổ giúp việc của huyện.
8. Đồng chí Nguyên Hoàng Hạnh - Phó Giám đốc sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Thư ký Ban chỉ đạo, Giám đốc Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm:
- Chuẩn bị dự thảo nội dung, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo, báo cáo dự án, các văn bản liên quan... để Thường trực ban xem xét trình ra cuộc họp Ban chỉ đạo, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Oxfam.
- Điều hành hoạt động của Ban quản lý dự án, trên cơ sở nội dung kế hoạch dự án được Oxfam thoả thuận và Ủy ban nhận dân tỉnh phê duyệt; là chủ tài khoản nguồn vốn dự án (trừ phần vốn chăn nuôi).
9. Thường trực Ban Chỉ đạo bao gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Thư ký; có nhiệm vụ tổ chức điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo.
III. Hoạt động và mối quan hệ làm việc của ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo thực hiện dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước làm việc theo nguyên tắc quyết định tập thể, cá nhân phụ trách. Các nội dung thảo luận được quyết định theo đa số thông qua nhất trí hoặc biểu quyết. Trường hợp vấn đề có 1/2 người dự họp nhất trí thì ý kiến của Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban) chủ trì họp.là ý kiến quyết định.
- Ban chỉ đạo họp định kỳ 6 tháng, 1 năm và phải có ít nhất 4 thành viên tham dự. Trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo họp theo đề nghị triệu tập của Thường trực ban.
- Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện chế độ hội ý, thông báo, làm việc riêng với thành viên theo yêu cầu công tác.
- Các thành viên Ban chỉ đạo (hoặc tổ công tác) phải báo cáo định kỳ hoặc theo quy định để Thường trực Ban chỉ đạo tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và tổ chức Oxfam America, chịu trách nhiệm về phạm vi công tác được phân công với Trưởng ban.
- Quan hệ của Ban chỉ đạo với tổ chức Oxfam America và các sở, ngành, địa phương là quan hệ phối hợp, cộng tác.
IV. Tài chính của ban chỉ đạo
- Chi phí hoạt động của Ban chỉ đạo được cấp từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học do Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm bố trí trong danh mục chi hàng năm vào tài khoản của Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường.
- Các chi phí cho hoạt động của Ban được quản lý theo Thông tư số 45/2001/TTLB của Liên Bộ Tài chánh và Khoa học - Công nghệ - Môi trường và Quyết định số 14/2001/QĐ-UB của UBND tỉnh Tiền Giang quy định quản lý đối với các dự án, chương trình, đề tài khoa học. Nội dung chi nhằm đảm bảo hoạt động của Ban theo chức năng, nhiệm vụ quy định.
- Kinh phí cho hoạt động của các tổ công tác giúp việc liên quan trực tiếp tới thực hiện nội dung dự án được Ban quản lý dự án chi trả theo nội dung khoán việc (từ nguồn dự án).
V. Hiệu lực của quy chế
- Quy chế này áp dụng cho hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước và được thông báo cho các đối tác quan hệ làm việc biết.
Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu gặp khó khăn, vướng mắc, Ban chỉ đạo dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước thảo luận, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp.
- Quy chế có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
- 1Quyết định 989/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt dự án cải tạo rừng tự nhiên để trồng mới lại rừng sản xuất bằng cây cao su tại Công ty lâm nghiệp Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 990/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Dự án cải tạo rừng tự nhiên để trồng mới lại rừng sản xuất bằng cây cao su tại khoảnh 1, 2, 3, 4 - tiểu khu 213, Ban QLRPH Tà Thiết do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về loài cây tái sinh mục đích, tiêu chí mật độ, trữ lượng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 11/2023/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- 6Quyết định 14/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2023
- 7Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 11/2023/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- 2Quyết định 14/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2023
- 3Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Thông tư liên tịch 45/2001/TTLT-BTC-BKHCNMT hướng dẫn chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
- 3Quyết định 989/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt dự án cải tạo rừng tự nhiên để trồng mới lại rừng sản xuất bằng cây cao su tại Công ty lâm nghiệp Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 4Quyết định 990/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Dự án cải tạo rừng tự nhiên để trồng mới lại rừng sản xuất bằng cây cao su tại khoảnh 1, 2, 3, 4 - tiểu khu 213, Ban QLRPH Tà Thiết do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 5Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về loài cây tái sinh mục đích, tiêu chí mật độ, trữ lượng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 6Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Quyết định 16/2002/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện dự án tái tạo rừng tràm Tân Phước do tỉnh Tiền Giang ban hành
- Số hiệu: 16/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/04/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Trần Thanh Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/04/2002
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết