Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/2001/QĐ-BGD&ĐT

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI THAO ĐIỀN KINH VÀ THỂ THAO QUỐC PHÒNG SINH VIÊN, HỌC SINH CHUYÊN NGHIỆP TOÀN QUỐC LẦN THỨ V-2001

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 20-3-1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Điều lệ Hội thao Điền kinh và Thể thao Quốc phòng sinh viên, học sinh chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ V năm 2001.

Điều 2. Điều lệ có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký cho đến khi kết thúc Hội thao.

Điều 3. Ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Chủ tịch Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3
- BT. Nguyễn Minh Hiển "để báo cáo"
- Các Thứ trưởng "để báo cáo"
- Ban Khoa giáo TW "để báo cáo"
- Uỷ ban TDTT "để báo cáo"
 Lưu VP Bộ, Hội, Vụ GDTC, Vụ GDQP

KT/ BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Vọng

 

ĐIỀU LỆ

THI ĐẤU GIẢI CẦU LÔNG HỌC SINH PHỔ THÔNG TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
(Ban hành theo Quyết định số 18- 2001/QĐ/BGD&ĐT ngày 25 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Điều 1. Mục đích.

1. Hưởng ứng phong trào "Toàn dân RLTT theo gương Bác Hồ vĩ đại".

2. Động viên khuyến khích phong trào tập luyện và thi đấu môn cầu lông trong học sinh phổ thông và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông.

3. Tăng cường gặp gỡ giao lưu, học tập kinh nghiệm và hiểu biết lẫn nhau góp phần xây dựng nếp sống văn hoá thể thao lành mạnh trong nhà trường.

4. Phát hiện và tuyển chọn vận động viên cầu lông xuất sắc cho tỉnh, thành phố, ngành tham gia thi đấu quốc gia và khu vực.

Điều 2. Yêu cầu.

1. Thi đấu tuyển chọn từ cơ sở trường đến quận, huyện, tỉnh, thành phố.

2. Vận động viên dự thi đúng đối tượng, lứa tuổi theo quy định của Điều lệ.

Điều 3. Tính chất thi đấu và các loại giải.

1. Tính chất :

 a) Thi đấu cá nhân và đồng đội.

 b) Thi đấu theo 2 loại giải :

 - Giải vô địch cầu lông học sinh phổ thông toàn quốc - Tranh

             giải Proacer và Hãng cầu 999.

 - Giải vô địch cầu lông cán bộ, giáo viên phổ thông toàn quốc       Tranh giải Proace và Hãng cầu 999.

 c) Các loại giải :

 - Huy chương vàng, bạc, đồng cho giải đồng đội nam và nữ.

 - Huy chương vàng, bạc, đồng cho các giải cá nhân.

2. Các loại giải thi đấu của học sinh phổ thông :

 a) 13 tuổi : Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ.

 b) 15 tuổi : Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ.

 c) 18 tuổi : Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam-nữ,

 đồng đội nam, đồng đội nữ.

3. Các loại giải thi đấu của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

 phổ thông :

 a) Dưới 40 tuổi : Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ.

 b) Dưới 50 tuổi : Đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ.

 c) Dưới 60 tuổi : Đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ.  

4. Chỉ tổ chức thi đấu khi mỗi nội dung thi đấu có tối thiểu 3 đơn vị

 dự thi.

Điều 4. Thời gian và địa điểm thi đấu.

* Năm 2001 : Từ 20 đến 27-7-2001 tại Quảng Ngãi.

* Năm 2002 : Dự kiến tại Ninh Bình.

* Năm 2003 : Dự kiến tại Bình Thuận.

* Năm 2004 : Theo Điều lệ Hội khoẻ Phù Đổng.

* Năm 2005 : Dự kiến tại Bắc Giang.

Điều 5. Đối tượng tham gia.

1. Học sinh phổ thông đang học tập liên tục trong các loại hình trường phổ thông công lập, bán công, dân lập, tư thục, có sức khoẻ tốt, học lực trung bình, hạnh kiểm khá trở lên.

2. Học sinh phổ thông vừa dự kỳ thi tốt nghiệp các cấp vẫn được dự thi đấu tại giải cầu lông học sinh toàn quốc tổ chức liền kề.

3. Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông thuộc biên chế Phòng Giáo dục Đào tạo, Sở Giáo dục Đào tạo.

4. Lứa tuổi của học sinh dự thi phải có trình độ học lực tương đương với lứa tuổi đó :

- 13 tuổi học lớp 6 hoặc lớp 7.

- 15 tuổi học lớp 8 hoặc lớp 9.

- 18 tuổi học lớp 11 hoặc lớp 12.

5. Học sinh ở lứa tuổi dưới được phép đăng ký dự thi ở lứa tuổi trên, học sinh ở lứa tuổi trên không đượng đăng ký dự thi ở lứa tuổi dưới.

6. Cán bộ, giáo viên ở lứa tuổi trên được phép đăng ký dự thi ở lứa tuổi dưới, cán bộ, giáo viên ở lứa tuổi dưới không được đăng ký dự thi ở lứa tuổi trên.

Điều 6. Số lượng vận động viên dự thi.

1. Giải cá nhân :

 - Mỗi đơn vị được cử 2 đơn, 2 đôi ở mỗi nội dung thi.

 - Mỗi cá nhân chỉ được tham gia tối đa 2 nội dung thi.

2. Giải đồng đội :

 - Mỗi đơn vị được cử 1 đội nam (4 đến 6 VĐV) và 1 đội nữ (4 đến 6

 VĐV).

3. Hồ sơ dự thi :

 a) Công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo cử đoàn vận động viên

 dự thi.

 b) 1 bản đăng ký tổng hợp danh sách VĐV và 01 bản đăng ký

 chi tiết các nội dung dự thi

Chú ý : Hồ sơ dự thi gồm 2 bộ gửi về :

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đăng cai tổ chức giải.

- Vụ Giáo dục Thể chất-Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt Hà Nội.

4. Vận động viên học sinh phổ thông dự thi phải có :

a) Phiếu vận động viên theo mẫu :

 

 

PHIẾU THI ĐẤU

 

Môn : CẦU LÔNG

 

 ảnh cỡ 4x6 - Họ và tên VĐV : nam, nữ

 - Ngày tháng năm sinh :

 - Địa chỉ thường trú ;

 - Lớp : Trường :

 - Quận (Huyện) :

 - Tỉnh, Thành phố :

Chữ ký học sinh - Xếp loại học lực : Hạnh kiểm :

 GCCN BGH trường Phòng Giáo dục Sở GD và ĐT

(Ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu) (Ký, đóng dấu) (Ký, đóng dấu)

 (Đối với học sinh TH, THCS)

 

           

b) Học bạ.

c) Bản sao giấy khai sinh hợp lệ (hoặc chứng minh thư).

d) Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận có đủ sức

 khoẻ dự thi đấu môn cầu lông.

e) Mỗi VĐV phải có 01 ảnh 4 x 6 để dán thẻ vận động viên.

Điều 7. Thể thức và luật thi đấu.

1. Thể thức thi đấu :

 A. Giải cá nhân : (đơn - đôi)

 - Mỗi trận thi đấu trong 3 hiệp : thắng trước 2 hiệp là thắng

 trận đó.

 B. Giải đồng đội :

 a) Thi đấu gồm 5 trận theo thứ tự sau :

 Trận đơn thứ nhất, trận đôi thứ nhất, trận đơn thứ 2, trận đôi

 thứ 2, trận đơn thứ 3.

 b) Mỗi trận (đơn - đôi) thi đấu trong 3 hiệp ai thắng trước 2 hiệp

 là thắng trận đó.

 c) Trong 5 trận đấu, đơn vị nào thắng trước 3 trận là đơn vị đó

 thắng.

2. Nếu số lượng dự thi từ 12 (đội, đơn, đôi) trở xuống sẽ chia bảng đấu vòng tròn 1 lượt ở giai đoạn 1, và đấu loại trực tiếp ở giai đoạn 2 để chọn thứ hạng 1 - 2 - 3 - 4.

3. Nếu số lượng dự thi quá 12 (đội, đơn, đôi) sẽ thi đấu theo thể thức đấu loại trực tiếp.

4. Luật thi đấu :

 a) áp dụng theo Luật thi đấu cầu lông hiện hành do Uỷ ban Thể dục Thể thao ban hành.

 b) 15 phút trước khi đấu đồng đội, huấn luyện viên hoặc đội trưởng phải đưa danh sách vận động viên cho trọng tài và không được thay đổi, bổ xung vận động viên dù cho có sự cố chấn thương của vận động viên đang thi đấu.

 5. Cầu thi đấu : Sử dụng cầu thi đấu của Hãng cầu 999 loại cầuTL-02 và quả cầu PROACER với các thông số chính : Trọng lượng 5g, đường kính : 68mm +2, tốc độ bay : 760 + 5.

Điều 8. Kinh phí.

1. Các đơn vị dự thi tự túc kinh phí cho các khoản : bồi dưỡng tập luyện

 và thi đấu, tầu xe, ăn, ở, đi lại, nước uống trong thời gian thi đấu.

2. Chi phí làm thẻ vận động viên và in ấn tài liệu : 10.000đ/người.

Điều 9. Khen thưởng - Kỷ luật - Khiếu nại.

1. Khen thưởng :

 - Cúp, cờ, giải thưởng cho giải đồng đội đoạt : giải nhất, nhì, ba (nam,

 nữ).

 - Huy chương vàng, bạc, đồng và giải thưởng cho các giải cá nhân và

 đồng đội.

 - Giấy chứng nhận đạt huy chương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 - Được hưởng các chế độ ưu tiên, khuyến khích theo qui chế thi tốt

 nghiệp và qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo tính từ

 niên học liền kề với giải.           

2. Kỷ luật :       

Các thành viên tham gia giải vi phạm Điều lệ, Nội qui thi đấu của giải và có những hành vi khiếm nhã sẽ bị kỷ luật từ cảnh cáo đến truất quyền thi đấu và thông báo toàn ngành.

3. Khiếu nại :

- Chỉ có trưởng đoàn, huấn luyện viên mới có quyền khiếu nại với Ban Tổ

 chức khi vi phạm Điều lệ, Nội qui giải.

- Việc khiếu nại phải bằng văn bản và Ban Tổ chức, Ban Trọng tài có

 trách nhiệm xem xét và xử lý kịp thời.

- Các khiếu nại về nhân sự do Ban Tổ chức giải quyết.

- Các khiếu nại về kỹ thuật, chuyên môn do Tổng trọng tài phối hợp với

 các trọng tài giải quyết tại chỗ.

Điều 10. Công tác chỉ đạo giải và uỷ nhiệm đăng cai tổ chức giải.

1. Công tác chỉ đạo giải do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Liên đoàn Cầu lông Việt Nam và đơn vị đăng cai trực tiếp quản lý và chỉ đạo. Cơ quan thường trực là Vụ Giáo dục Thể chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo uỷ nhiệm các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ngành hữu quan ở địa phương đăng cai tổ chức giải cầu lông học sinh toàn quốc :

* Năm 2001 : Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi.

* Năm 2002 : Dự kiến uỷ nhiệm Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình.

* Năm 2003 : Dự kiến uỷ nhiệm Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận

* Năm 2004 : Dự kiến uỷ nhiệmSở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên-

 Huế.

* Năm 2005 : Dự kiến uỷ nhiệm Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang.

Điều 11. Sửa đổi và bổ sung Điều lệ.

- Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn chi tiết và bổ sung, sửa đổi Điều lệ khi thấy cần thiết để phù hợp với thực tế phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông trong trường học phổ thông các cấp.