Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1584/2008/QĐ-UBND | Hải phòng, ngày 25 tháng 9 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003.
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL –UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ các Nghị định của chính phủ: Nghị định số 197/2004/NĐ -CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ/ CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyêt khiếu nại về đất đai;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1436/ TTr- SNV ngày 15/9/2008 về việc ban hành quy định về thực hiện dân chủ trong công tác giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đât,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kàm theo Quyết định này quy định về thực hiện dân chủ trong công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Uỷ ban nhân quận, huyện, Giám đốc các sở, ngành, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ….
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 1584/2008/QĐ-UBND, ngày 25/9/2008 của Uỷ ban thành phố)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về nội dung và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về thực hiện dân chủ trong công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1. Bảo đảm dân chủ, công bằng và đúng quy định của pháp luật;
2. Bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, thực hiện và giám sát việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng;
3. Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
NHỮNG NỘI DUNG THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Điều 3. Những nội dung phải công khai
1. Các chủ trương, chính sách, các văn bản của trung ương, thành phố, địa phương có liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Bản vẽ quy hoạch chi tiết và bản đồ địa chính khu vực Nhà nước thu hồi đất được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quyết định phê duyệt đầy tư dự án (nếu có), hoặc văn bản về chủ trương thu hồi đất.
4. Quyết định hoặc văn bản thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất hoặc quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị mặt bằng để thực hiệ dự án đầu tư.
5. Kế hoạch thực hiện giải phóng mặt bằng, và kế hoạch tổ chức di chuyển đối với người bị thu hồi đất.
6. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; cơ chế, nguyên tắc, địa điểm tái định cự.
7. Giá trị bồi thường hỗ trợ về đất, giá đất tái định cư, giá bán căn hộ tái định cư.
8. Kết quả kiểm kê đất, tài sản trên đất của chủ sở hữu gắn liền với đất khi bị Nhà nước thu hồi đất, kết quả xác nhận nguồn gốc đất sử dụng và nhân khẩu, số lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất gây ra.
9. Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
10. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến giải phóng mặt bằng của dự án, theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có).
Những nội dung ghi tại Điều 3 của Quy định này phải được các tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng công khai bằng các hình thức dưới đây:
1. Tổ chức họp những người bị thu hồi đất
2. Niềm yết công khai tại trụ sở Uỷ Ban nhân dân phường, xã, thị trấn (tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”) và tại các điểm sinh hoạt công cộng của nhân dân nơi có đất bị thu hồi.
3. Phát thanh, truyền thanh trên hệ thống truyền thanh của phường xã, thị trấn .
4. Thông báo bằng văn bản đến người bị thu hồi đất.
1. Cơ cấu bố trí tái định cư và nguyên tắc bốc thăm, phân bổ tái định cư.
2. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3. Kết quả thẩm tra, xác định nguồn gốc đất; số liệu kiểm kê về diện tích đất và quá trình sử dụng đất; các công trinh xây dựng, các loại tài sản thuộc danh mục được bồi thường trên diện tích đất bị thu hồi.
Điều 6. Hình thức tham gia ý kiến
Người bị thu hồi đất có thể tham gia ý kiến bằng các hình thức:
Thông qua mặt trận Tổ quốc và đoàn thể của phường, xã, thị trấn.
Trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân phường, xã, thi trấn, hoặc các tổ chức là nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.
Điều 7. Những nội dung người bị thu hồi đất được giám sát, kiểm tra
Trình tự, thủ tục tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3. Việc công khai, minh bạch, công bằng trong tổ chức bốc thăm đất hoặc căn hộ tái định cư.
4. Các công trình xây dựng phục vụ tái định cư có liên quan theo quy định của pháp luật.
5. Các công trình được đầu tư từ kinh phí giải phóng mặt bằng.
Điều 8. Hình thức giám sát, kiểm tra
Việc thực hiện quyền giám sát, kiểm tra của người bị thu hồi đất được thực hiện thông qua các hình thức chủ yếu là:
1. Thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, Ban Thanh tra nhân dân.
2. Cử đại diện của người bị thu hồi đất tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận, huyện hoặc tổ công tác giải phóng mặt bằng phường, xã, thị trấn.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
Điều 9. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân quận, huyện
1. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân tạo sự động thuận cao và tích cực tham gia thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
2. Ban hành các văn bản cụ thể hoá trình tự giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan, phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị, Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn và cán bộ, công chức, viên chức trong việc tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
3. Phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các dự án trên địa bàn và dự toán kinh phí tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền.
4. Chủ trì và chỉ đạo các phòng, ban chức năng tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện các việc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn.
Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức làm nhiệm cụ bồi thường giải phóng mặt bàng
- Thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm các chủ trương, chinh sách của Nhà nước; các nội dung, trình tự thực hiện giải phóng mặt bằng theo các quy định của Nhà nước và địa phường.
- Giúp Uỷ ban nhân dân quận huyện xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ, hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 11. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn
- Kiểm tra và xác nhận cơ sở pháp lý về đất, tài sản trên đất (về nguồn gốc thời gian, tình trạng sử dụng nhà đất ) của người bị thu hồi đất.
- Triển khai thực hiện pháp lệnh số 34/2007/ PL- UBTVQH của Uỷ ban thường vụ Quốc hộ về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong việc phối hợp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp hánh chính để thực hiện giải phóng mặt bằng theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân quận, huyện.
- Giải quyết các việc khác có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng thuộc thẩm quyền của mình; tập hợp ý kiến nguyện vọng chính đáng của nhân dân để kiến nghị lên cấp trên giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền
Điều 12. Trách nhiệm của chủ đầu tư
- Chuẩn bị trước quỹ nhà, đất tái định cư và các điều kiện về kinh phí để tổ chức chi trả, di chuyển người bị thu hồi đất về nơi tạm lánh, nơi ở mới theo kế hoạch.
- Phối hợp với các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng quận, huyện, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo chính sách hiện hành; phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, giao nhà, đất tái định cư và nhận bàn giao mặt bằng.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Điều 13. Trách nhiệm của người bị thu hồi đất
Kê khai đúng thực tế về nguồn gốc pháp lý, chính xác về diện tích đất, mục đích sử dụng, tài sản trên đất và thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có liên quan tới việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các giấy tờ có liên quan đến nhà, đất bị thu hồi
- Thực hiện di chuyển bàn giao mặt bằng theo đúng thời gian quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Nộp tiền mua nhà hoặc sử dụng đất và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Người bị thu hồi đất nếu có kiến nghị khiếu nại, tố cáo phải thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.
1. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Quy định này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện tại địa phương và phối hợp cùng các sở, ngành thành phố, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện tốt Quy định này; hàng năm báo cáo về Uỷ ban nhân dân thành phố qua Sở nội vụ theo dõi, tổng hợp.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt sẽ được biểu dương, khen thưởng; nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, có vấn đề gì chưa phù hợp thì Uỷ ban nhân dân các quận, huyện cơ sở, ngành tổng hợp ý kiến, có văn bản trình Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung./.
- 1Quyết định 25/2013/QĐ-UBND quy định thực hiện dân chủ trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 3425/2016/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4Quyết định 440/QĐ-CT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của thành phố Hải Phòng kỳ 2014-2018 (đến hết ngày 31/12/2018)
- 1Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 2Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 5Quyết định 25/2013/QĐ-UBND quy định thực hiện dân chủ trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Quyết định 02/2015/QĐ-UBND Quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 1584/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về thực hiện dân chủ trong công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- Số hiệu: 1584/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/09/2008
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Trịnh Quang Sử
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra