Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1579/QĐ-UBND

Huế, ngày 30 tháng 8 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG VÙNG CÁT VEN BIỂN VÀ ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 927/TTr-NNPTNT ngày 09 tháng 8 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển rừng vùng cát ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015 với các nội dung sau:

1. Khối lượng, nhiệm vụ của kế hoạch

a) Quản lý bảo vệ rừng

Quản lý bảo vệ 12.000 ha rừng vùng cát hiện có, bao gồm rú cát và diện tích rừng trồng vùng cát. Trong đó, tập trung quản lý bảo vệ rừng trồng phòng hộ khu vực có tính chất xung yếu cần bảo vệ nghiêm ngặt và diện tích rú cát hiện còn để bảo vệ các nguồn nước ngọt dọc theo các đầm trằm.

b) Trồng rừng

Kế hoạch trồng rừng trong giai đoạn 2011-2015 là: 1.150 ha; cụ thể như sau:

- Phân theo địa bàn

Đơn vị tính: ha

STT

Vùng trồng

Diện tích

Phân theo huyện

Phong Điền

Quảng Điền

Hương Trà

Phú Vang

Phú Lộc

Tổng

1.150

570

220

130

100

130

1

Ven biển

600

400

100

40

20

40

 

Trồng tập trung

400

300

60

20

 

20

 

Trồng bổ sung

200

100

40

20

20

20

2

Nội đồng

100

70

30

 

 

 

3

Ngập nước

50

20

10

10

 

10

4

Phân tán

400

80

80

80

80

80

- Phân theo loài cây

Đơn vị tính: ha

Vùng trồng

Diện tích

Phi lao

Keo chịu hạn

Keo Lưỡi Liềm

Cây ngập nước

Tổng

1150

150

400

500

100

Ven biển

600

100

400

100

 

Nội đồng

100

 

 

100

 

Ngập nước

50

 

 

 

50

Phân tán

400

50

 

300

50

- Phân theo giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: ha

Vùng trồng

Diện tích

Phân theo năm

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng

1150

230

230

230

230

230

Ven biển

600

120

120

120

120

120

Nội đồng

100

20

20

20

20

20

Ngập nước

50

10

10

10

10

10

Phân tán

400

80

80

80

80

80

2. Khái toán vốn

ĐVT: 1000đ

STT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

 

Tổng vốn

 

 

 

18.687.000

A.

Vốn Lâm sinh

 

 

 

16.250.000

I

Quản lý bảo vệ rừng

ha

12.000

100

1.000.000

II

Trồng và chăm sóc rừng

ha

1150

 

15.250.000

1

Phi Lao

ha

150

15000

2250000

2

Keo Chịu hạn

ha

400

15000

6000000

3

Keo Lưỡi Liềm

ha

500

10000

5000000

4

Bản địa (Tra, Quao, Tràm...)

ha

100

20000

2000000

B

Chi phí quản lý bảo vệ rừng

 

 

5%* A

812.000

C

Khuyến lâm

 

 

2%*A

325.000

D

Quản lý phí

 

 

8%*A

1.300.000

3. Các giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh

Loài cây trồng

Địa điểm trồng

Biện pháp kỹ thuật

Mật độ

Quy cách hố

Làm đất

T/C cây con

Phi lao

Ven biển, phân tán

5000c/ha

40*40*40

Không cày

H: 0,8-1m;

D: 8-10mm

Keo chịu hạn

Cồn cát di động

3300c/ha

30*30*30

Không cày

H: 25-30cm;

D: 2-3 mm

Keo Lưỡi liềm

Cồn cát bán cố định, nội đồng, phân tán

1650 c/ha

30*30*30

Không lên líp

H: 25-30cm;

D: 2-3 mm

1000c/ha

30*30*30

Cày, lên líp

Cây ngập nước

Vùng ngập nước, trước chân đê

5000c/ha

30*30*30

 

Tùy theo từng loài

b) Giải pháp về cơ chế chính sách

- Chính sách đất đai: Tập trung giải quyết sự chồng chéo về quy hoạch phát triển thủy sản trên cát, trên hệ đầm phá, quy hoạch thăm dò khai thác ti tan, trồng rừng phòng hộ trên nguyên tắc đảm bảo tính bền vững về môi trường theo các biện pháp cụ thể sau:

+ Trồng đai phi lao dọc theo biển có độ rộng 50-100 m để tăng cường chức năng phòng hộ và chắn gió. Những diện tích quy hoạch nuôi tôm trên cát, khai thác Titan nằm trong phạm vi này phải có phương án thu hồi để trồng rừng. Đồng thời rà soát, thu hồi đất của tổ chức, cá nhân sử dụng trái phép diện tích thuộc hành lang bảo vệ đê và diện tích đó được giao nhưng chưa sử dụng, sử dụng không đúng mục đích

+ Chuyển đổi mục đích sử dụng; giao trả diện tích bán ngập để trồng cây ngập nước.

- Chính sách đầu tư và hưởng lợi

+ Tổ chức triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện hành như các Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015;

c) Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chọn tạo giống; xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng phục vụ trồng và chuyển hóa rừng thuần loài thành hỗn loài nhằm nâng cao hiệu quả chắn sóng, cố định phù sa, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

- Những khu vực điều kiện tự nhiên khó khăn chưa thể trồng rừng ngập nước (xói lở, bùn loãng...) cần áp dụng các giải pháp công trình phụ trợ như xây dựng kè, mỏ hàn, đóng cọc, bổ sung bùn...trước, trong quá trình trồng rừng;

- Phát triển các mô hình sản xuất lâm ngư kết hợp trên đất ngập nước; nghiên cứu đánh giá các mô hình trồng rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản gắn với từng loại rừng; tăng cường công tác khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công v.v...

- Ứng dụng công nghệ ảnh vệ tinh, GIS, mô hình số, công nghệ thông tin để quản lý, dự báo, đánh giá, theo dõi diễn biến rừng và thiên tai...

d) Giải pháp về nguồn vốn

- Vốn từ Ngân sách nhà nước: Đảm bảo vốn cho bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng đặc dụng và rừng phòng hộ theo Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg

- Vốn từ Chương trình dự án JIPPRO do trung tâm xúc tiến và hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ

- Vốn trồng cây phân tán hàng năm của tỉnh.

- Vốn bảo vệ nâng cấp đê điều, phòng chống thiên tai để đầu tư, xây dựng hệ thống rừng phòng hộ thuộc hành lang bảo vệ đê và khu vực bị sạt lở.

4. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế tổ chức thực hiện kế hoạch này; tập trung ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ phục hồi và phát triển rừng vùng cát ven biển, nơi xung yếu nhằm bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, hàng năm báo cáo UBND tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện.

- Chỉ đạo Ban quản lý dự án 661 tổ chức thực hiện kế hoạch; kiện toàn bộ máy Ban quản lý dự án trồng rừng phòng hộ ven biển.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính:

Cân đối, bố trí nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của kế hoạch.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Hương Thuỷ, thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trường Lưu

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1579/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch phát triển rừng vùng cát ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015

  • Số hiệu: 1579/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/08/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Lê Trường Lưu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản