Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1578/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2024 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (Nghị định số 114/2021/NĐ-CP); Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại các Tờ trình: số 301/TTr-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2023, số 05/TTr-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2024, số 146/TTr-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2024, số 275/TTr-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2024, các văn bản: số 3743/UBND-ĐT ngày 13 tháng 11 năm 2024, số 4011/UBND-KH&ĐT ngày 30 tháng 11 năm 2024; ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản: số 2560/BC-BKHĐT ngày 06 tháng 5 năm 2021, số 7744/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 20 tháng 9 năm 2023, số 10429/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 12 tháng 12 năm 2023, số 2282/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 27 tháng 3 năm 2024, số 6626/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 19 tháng 8 năm 2024 và số 9173/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 06 tháng 11 năm 2024,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Điều chỉnh quy mô xây dựng chủ yếu:
- Tổng chiều dài tuyến 11,5km gồm 8,9km đoạn đi ngầm và 2,6km đoạn đi trên cao.
- Phương tiện vận tải: 10 đoàn tàu có 4 toa Tc-M-M-Tc.
2. Điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án và cơ chế tài chính của Dự án:
- Điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư dự án thành: 35.588 tỷ đồng, tương đương 200.744 triệu Yên, tương đương 1.504,97 triệu USD (tăng thêm 16.033 tỷ đồng), trong đó:
+ Vốn ODA vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo điều kiện vay đặc biệt dành cho đối tác kinh tế (STEP): 167.079 triệu Yên, tương đương 29.672 tỷ đồng, tương đương 1.254,78 triệu USD (tăng thêm 13.187 tỷ đồng);
+ Vốn đối ứng ngân sách thành phố Hà Nội: 5.916 tỷ đồng, tương đương 33.665 triệu Yên, tương đương 250,19 triệu USD (tăng thêm 2.846 tỷ đồng).
- Cơ chế tài chính:
+ Vốn vay ODA: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vay lại 57%, ngân sách Trung ương cấp phát 43%.
+ Vốn đối ứng: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thu xếp toàn bộ vốn đối ứng.
3. Điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án: 2009 - 2031 (Hoàn thành đưa vào khai thác, vận hành năm 2029 và 02 năm đào tạo vận hành bảo dưỡng).
4. Dự kiến kế hoạch bố trí vốn:
- Giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến bố trí khoảng 9.223 tỷ đồng; trong đó bao gồm: 8.043 tỷ đồng vốn nước ngoài (vốn nước ngoài ngân sách Trung ương cấp phát khoảng 3.780 tỷ đồng; vốn nước ngoài vay lại khoảng 4.263 tỷ đồng); 1.180 tỷ đồng vốn đối ứng.
- Giai đoạn 2026 - 2030 dự kiến bố trí khoảng 19.929 tỷ đồng (được bố trí trong nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 theo đúng quy định của pháp luật); trong đó bao gồm: 17.794 tỷ đồng vốn nước ngoài (vốn nước ngoài ngân sách Trung ương cấp phát khoảng 8.363 tỷ đồng; vốn nước ngoài vay lại khoảng 9.431 tỷ đồng); 2.135 tỷ đồng vốn đối ứng.
- Năm 2031 dự kiến bố trí khoảng 5.581,5 tỷ đồng; trong đó bao gồm: 3.215,9 tỷ đồng vốn nước ngoài (vốn nước ngoài ngân sách Trung ương cấp phát khoảng 269,9 tỷ đồng; vốn nước ngoài vay lại khoảng 2.946 tỷ đồng); 2.365,6 tỷ đồng vốn đối ứng.
Điều 3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:
- Tiếp thu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 2560/BC-BKHĐT ngày 06 tháng 5 năm 2021, các văn bản: số 7744/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 20 tháng 9 năm 2023, số 2282/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 27 tháng 3 năm 2024, số 6626/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 19 tháng 8 năm 2024, số 9173/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 06 tháng 11 năm 2024 và ý kiến các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh Dự án (điều chỉnh quy mô xây dựng, tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện, trong đó lưu ý việc lựa chọn phương tiện, công nghệ cần xem xét tính đồng bộ với các tuyến đường sắt đã và đang đầu tư) theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, bảo đảm tổng mức đầu tư, vốn vay ODA, vốn ngân sách đối ứng của thành phố Hà Nội không vượt mức vốn được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.
- Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan làm việc với nhà tài trợ để nghiên cứu thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 1336/VPCP-QHQT ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ trong các bước tiếp theo để có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều kiện vay STEP; thực hiện rà soát phân bổ kinh phí đối ứng của thành phố Hà Nội để thanh toán chi phí tư vấn đối với khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán do hết hạn thời hạn giải ngân của Thỏa thuận vay số VNXVI-1 ngày 31 tháng 3 năm 2009.
- Tiếp thu ý kiến của các Bộ và cơ quan liên quan tổ chức lập kế hoạch triển khai từng gói thầu của Dự án trong thời gian tới, lập kế hoạch giải phóng mặt bằng, có các biện pháp thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan để tổ chức triển khai Dự án theo đúng quy định của pháp luật, có kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sử dụng vốn vay hiệu quả, trả nợ đầy đủ và đúng hạn, chịu trách nhiệm về việc bố trí vốn bảo đảm đúng quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công, cam kết thực hiện Dự án đúng tiến độ, tránh gây chậm trễ và thiệt hại cho Dự án, rà soát, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 phù hợp với tiến độ thực hiện Dự án điều chỉnh.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình triển khai thực hiện Dự án, trong đó có nội dung về việc bố trí kế hoạch vốn qua 3 thời kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn.
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu báo cáo; việc kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của Dự án. Trường hợp không hoàn thành đúng thời hạn, chịu trách nhiệm bố trí các nguồn vốn khác để thực hiện các hạng mục chưa hoàn thành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Ngoại giao; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 3727/VPCP-CN năm 2018 về chủ trương đầu tư 03 dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 380/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Chuẩn bị dự án đầu tư Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội đến Hoàng Mai và Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đô thị tích hợp cho dự án đường sắt đô thị, sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển châu Á và Liên minh châu Âu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 65/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1578/QĐ-TTg năm 2024 điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1578/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/12/2024
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Bùi Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra