Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1571/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TUYẾN ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH GIỮA TỈNH BÌNH THUẬN VÀ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại tờ trình số 3296/TTr-BNV ngày 29 tháng 8 năm 2006 về việc xác định đường địa giới hành chính giữa hai tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu và tại công văn số 3877/BNV-CQĐP ngày 30 tháng 10 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Tuyến địa giới hành chính giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thể hiện trên 04 (bốn) mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 hệ VN-2000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm 2004, có số hiệu: C-48-35-B (6430 I), C-48-35-D (6430 II), C-48-36-A (6530 IV), C-48-36-C (6530 III), khởi đầu từ ngã ba địa giới giữa ba tỉnh: Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, tại đỉnh núi Mây Tào theo hướng chính là hướng Nam - Đông Nam đến điểm thượng nguồn nhánh phía Tây của suối Tà Răng, đi giữa nhánh phía Tây của suối Tà Răng đến ngã ba giữa suối Tà Răng với suối Đu Đủ, đi giữa suối Đu Đủ đến ngã ba giữa suối Đu Đủ, suối Bang và sông Chùa, từ đây đi đến ngã ba đường đất nhỏ với đường 331, đi giữa đường 331 đến ngã ba đường 331 với đường mòn, từ đây đi đến cầu Nước Mặn, tiếp đến đồi cát Động Bà Mười, tới mép nước biển Đông.

(Có phụ lục chi tiết và bản đồ kèm theo).

Điều 2. Giao cho Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân hai tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu căn cứ vào Điều 1 trên đây xác định tuyến địa giới hành chính giữa hai tỉnh và cắm mốc trên thực địa.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 763/TTg ngày 22 tháng 11 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định tuyến địa giới hành chính giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hai tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để b/c);
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường,
 Tư pháp, Quốc phòng, Công an,
 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- UBND tỉnh Bình Thuận;
- UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
 các Vụ: TH, ĐP, NN, TCCB, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

MÔ TẢ TUYẾN ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH GIỮA TỈNH BÌNH THUẬN VÀ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1571/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

Tuyến đường địa giới hành chính giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thể hiện trên 04 (bốn) mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 hệ VN-2000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm 2004, có số hiệu:

C-48-35-B (6430 I) C-48-35-D (6430 II)

C-48-36-A (6530 IV) C-48-36-C (6530 III).

Tuyến địa giới hành chính giữa hai tỉnh, khởi đầu từ ngã ba địa giới giữa ba tỉnh: Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu tại đỉnh núi Mây Tào được đánh dấu trên bản đồ bằng điểm đặc trưng có ký hiệu (ĐN-BT-BRVT), theo hướng chính là hướng Nam - Đông Nam, chủ yếu đi theo sông, suối và theo các địa vật có trên đất liền ra đến sát biển Đông. Tổng chiều dài là 28.740 m, gồm 8 đặc trưng được chia làm 8 đoạn, chiều dài các đoạn và tọa độ các điểm đặc trưng đo trên bản đồ, mô tả cụ thể như sau:

Đoạn 1: Khởi đầu từ ngã ba địa giới ba tỉnh: Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, theo hướng Nam - Tây Nam đường địa giới hành chính đi đến điểm thượng nguồn nhánh phía Tây của suối Tà Răng rồi chuyển hướng Đông Nam đi theo nhánh suối này đến ngã ba suối, đây là điểm đặc trưng số 1 (điểm có tọa độ X = 1 189 230; Y = 48 773 875) đoạn này dài 3.390 m.

Đoạn 2: Từ điểm đặc trưng số 1, theo hướng Đông Nam đường địa giới hành chính đi giữa suối Tà Răng đến ngã ba giữa suối Tà Răng với suối Đu Đủ, đây là điểm đặc trưng số 2 (điểm có tọa độ X = 1 184 760; Y = 48 778 070). Đoạn này dài 7.000 m.

Đoạn 3: Từ điểm đặc trưng số 2, theo hướng chính là hướng Nam - Đông Nam đường địa giới hành chính đi giữa suối Đu Đủ đến ngã ba giữa suối Đu Đủ, suối Bang và sông Chùa, đây là điểm đặc trưng số 3 (điểm có tọa độ X = 1 174 750; Y = 48 780 750). Đoạn này dài 12.250 m.

Đoạn 4: Từ điểm đặc trưng số 3, theo hướng Tây - Tây Bắc đường địa giới hành chính đi giữa suối Bang đến điểm ngoặt của suối Bang, tại đây đường địa giới hành chính chuyển hướng Tây - Tây Nam đến ngã ba đường đất nhỏ với đường 331, đây là điểm đặc trưng số 4 (điểm có tọa độ X = 1 174 700; Y = 48 780 300). Đoạn này dài 450 m.

Đoạn 5: Từ điểm đặc trưng số 4, theo hướng Nam - Đông Nam, đường địa giới hành chính đi giữa đường 331 đến ngã ba giữa đường 331 với đường mòn, đây là điểm đặc trưng số 5 (điểm có tọa độ X = 1 173 115; Y = 48 781 250). Đoạn này dài 1.950 m.

Đoạn 6: Từ điểm đặc trưng số 5, theo hướng Nam - Tây Nam, đường địa giới hành chính đi đến ngã ba dưới của suối Nước Nóng, đây là điểm đặc trưng số 6 (điểm có tọa độ X = 1 171 435; Y = 48 780 815). Đoạn này dài 1.740 m.

Đoạn 7: Từ điểm đặc trưng số 6, theo hướng Nam - Đông Nam, đường địa giới hành chính đi giữa suối Nước Nóng đến cầu Nước Mặn, đây là điểm đặc trưng số 7 (điểm có tọa độ X = 1 170 890; Y = 48 780 985). Đoạn này dài 630 m.

Đoạn 8: Từ điểm đặc trưng số 7, theo hướng Nam - Tây Nam, đường địa giới hành chính đi giữa suối Nước Nóng đến điểm ngoặt suối Nước Nóng rồi chuyển hướng Nam lên đỉnh đồi Động Phật, tiếp tục hướng Nam - Đông Nam đi đến đồi cát Động Bà Mười, tới mép nước biển Đông, đây là đặc trưng số 8, điểm có tọa độ X = 1 169 615; Y = 48 781 065. Đoạn này dài 1.330 m ./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1571/QĐ-TTg năm 2006 về việc xác định tuyến địa giới hành chính giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 1571/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/11/2006
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: 07/12/2006
  • Số công báo: Từ số 9 đến số 10
  • Ngày hiệu lực: 22/12/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản