- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Quyết định 105/2009/QĐ-TTg về quy chế quản lý cụm Công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 1Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 113/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
- 6Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1569/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 11 tháng 7 năm 2012 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông báo số 508-TB/TU ngày 22/5/2012 của Tỉnh ủy Hải Dương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 341/TTr-SCT ngày 06/6/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015, bao gồm các nội dung chính sau:
1. Tên Đề án: Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015;
2. Địa điểm và quy mô thực hiện Đề án: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến năm 2015;
4. Mục tiêu Đề án:
- Giá trị sản xuất TTCN và làng nghề (theo giá cố định năm 1994) đến năm 2015 đạt 12.000 tỉ đồng, chiếm 26,6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,6%/năm. Trong đó: thành phần kinh tế tập thể đạt 100 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,76%/năm; khối doanh nghiệp tư nhân đạt 9.200 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân 19,84%/năm; kinh tế cá thể đạt 2.700 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm.
- Khôi phục và phát triển mạnh các ngành nghề nông thôn và làng nghề TTCN gắn với bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến 2015 toàn tỉnh có từ 80 đến 90 làng được công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN; đồng thời có từ 8- 10% số xã trong tỉnh tổ chức du nhập được các nghề mới tại các làng nghề đã có trên địa bàn tỉnh.
- Tất cả các xã đã được công nhận làng nghề đều quy hoạch quỹ đất cho phát triển sản xuất TTCN; đảm bảo có đủ hệ thống cấp điện, nước sạch và xử lý nước thải tập trung, đường giao thông nội bộ.
- Mỗi năm thu hút thêm 8-10 ngàn lao động vào sản xuất TTCN và làng nghề, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống và phân công lại lao động nông thôn. Đến năm 2015 có 150 ngàn lao động tham gia sản xuất TTCN, chiếm 13-15% tổng số lao động toàn tỉnh.
5. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
a) Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý Nhà nước về phát triển TTCN và làng nghề
b) Triển khai cơ chế, chính sách phát triển TTCN và làng nghề
c) Xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm TTCN và làng nghề
d) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
e) Khuyến khích phát triển khoa học, đổi mới công nghệ sản xuất
f) Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
g) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư phát triển trong lĩnh vực TTCN, làng nghề.
h) Tuyên truyền nâng cao nhận thức người lao động; khôi phục và phát triển làng nghề trong tỉnh
Điều 2. Giao Sở Công Thương là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các đơn vị có liên quan căn cứ nội dung Đề án để triển khai thực hiện;
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP (TTCN) VÀ LÀNG NGHỀ GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1569 /QĐ-UBND ngày 11/7 /2012 của UBND tỉnh Hải Dương)
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện Đề án
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp nông thôn, TTCN và làng nghề; trong những năm qua Hải Dương đã tích cực phát triển sản xuất TTCN và các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Chương trình “Phát triển công nghiệp nhanh, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập”, trong đó có Đề án “Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương” triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV là một trong những Chương trình lớn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương quan tâm chỉ đạo thực hiện. Kết quả thực hiện Chương trình và Đề án đã góp phần phát triển sản xuất công nghiệp nói chung, TTCN và làng nghề nói riêng; đóng góp tỷ trọng lớn trong mức tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010.
Tuy nhiên, quá trình triển khai Đề án “Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương” còn những hạn chế như: sản xuất TTCN và làng nghề phát triển còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt mục tiêu đề ra; tình trạng ô nhiễm môi trường còn khá phổ biến... Do đó, việc tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh và triển khai thực hiện Đề án “Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường” trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 thực sự cần thiết.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV đã xác định: “Nghiên cứu cơ chế và chính sách hợp lý thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề .v.v.”. Khu vực TTCN và làng nghề trong tỉnh phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động trong nội bộ từng thôn - xóm, thu hút lao động dôi dư, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp, góp phần xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội.
2. Căn cứ chủ yếu bổ sung, hoàn chỉnh Đề án
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020.
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV.
Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 24/12/2010 của Tỉnh ủy Hải Dương về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm 2011-2015.
Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quy định về việc công nhận Làng nghề CN-TTCN tỉnh Hải Dương
Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công
Công văn số 76/UBND-VP ngày 19/01/2011 của UBND tỉnh Hải Dương về việc triển khai xây dựng và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
3. Đối tượng và phạm vi của Đề án
Về không gian: Đề án nghiên cứu về sản xuất TTCN và làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh Hải Dương.
Về thời gian: Tập trung nghiên cứu kết quả phát triển TTCN và làng nghề giai đoạn 2006-2010; định hướng mục tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2011-2015.
4. Mục đích của việc bổ sung, hoàn chỉnh Đề án
Đánh giá thực chất kết quả triển khai Đề án “Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương” giai đoạn 2006-2010; chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân chủ yếu; qua đó xác định mục tiêu và các giải pháp tập trung triển khai trong giai đoạn 2011-2015.
5. Kết cấu của Đề án
Ngoài phần mở đầu và các phụ lục số liệu kèm theo; Đề án gồm các nội dung chính như sau:
Phần thứ nhất: Kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2006-2010
Phần thứ hai: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp trong giai đoạn 2011-2015
Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
I. Những kết quả đã đạt được
Việc triển khai thực hiện Đề án phát triển TTCN và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương (Ban hành kèm theo Quyết định số 4082/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh) trong 5 năm qua đã có những kết quả tích cực.
1. Giá trị sản xuất TTCN-LN năm 2010 đạt 5.120 tỉ đồng (giá CĐ 1994), chiếm 23,1% trong tổng GTSX công nghiệp toàn tỉnh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 21,4%/năm.
Các huyện, thị xã, thành phố đạt kết quả sản xuất TTCN tăng cao so với mục tiêu là Bình Giang tăng 32,7%/năm, Chí Linh tăng 31,3%/năm, Tứ Kỳ tăng 26,2%/năm, Nam Sách tăng 23,8%/năm, thành phố Hải Dương tăng 21,3%/năm, Kim Thành tăng 20,3%/năm .v.v.
Sản xuất TTCN của các huyện đạt mức tăng chậm so với mục tiêu là: Thanh Hà tăng 13,7%/năm, Thanh Miện tăng 14,4%/năm, Ninh Giang tăng 16,5%/năm.v.v. (chi tiết tại phụ lục 01)
2. Một số mặt hàng TTCN và làng nghề đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao trong giai đoạn 2006-2010 như: Thức ăn gia súc tăng 81,1%/năm; trang in tăng 59,6%/năm; quần áo may sẵn tăng 31,9%/năm; Gạo, ngô xay xát tăng 23,8%/năm; sản xuất đậu phụ tăng 12,7%/năm.v.v. (chi tiết tại phụ lục 02)
3. Số lượng cơ sở TTCN-LN trong tỉnh tăng đáng kể trong 5 năm qua. Một bộ phận các cơ sở công nghiệp cá thể chuyển đổi thành các doanh nghiệp dân doanh theo Luật Doanh nghiệp hoặc tham gia vào các HTX. Số cơ sở công nghiệp hoạt động theo mô hình HTX tăng bình quân 16,2%/năm (từ 49 HTX năm 2005 lên 104 HTX năm 2010) và cơ sở công nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tăng bình quân 21,1%/năm (từ 265 doanh nghiệp năm 2005 lên 691 doanh nghiệp năm 2010). (chi tiết tại phụ lục 03)
4. Sản xuất TTCN và làng nghề đã giải quyết việc làm cho 108 ngàn lao động, chiếm 11,4% tổng số lao động xã hội toàn tỉnh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,02%/năm. Trong đó, khu vực giải quyết nhiều lao động nhất là khối kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể, riêng khối kinh tế tư nhân đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,2%/năm. (chi tiết tại phụ lục 04)
5. Cùng với phát triển sản xuất TTCN, các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh tiếp tục quan tâm quy hoạch, trình duyệt và triển khai thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp. Hết năm 2010, toàn tỉnh đã có 31 cụm công nghiệp chính thức đi vào hoạt động, thu hút 296 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư đạt trên 7.000 tỷ đồng; tạo việc làm thường xuyên cho trên 59.000 lao động trong tỉnh. (chi tiết tại phụ lục 05)
6. Các làng nghề TTCN trong tỉnh tiếp tục được quan tâm khôi phục và phát triển. Trong 5 năm qua, đã có thêm 29 làng nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề CN-TTCN; đưa tổng số làng nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận danh hiệu làng nghề lên 61 làng (chi tiết tại phụ lục 06).
Các sản phẩm TTCN và làng nghề trong tỉnh như: Rượu Phú Lộc, mộc Đông Giao, mộc Cúc Bồ, gốm sứ Cậy, vàng bạc Châu Khê, thêu ren Hưng Đạo, giầy da Hoàng Diệu, cơ khí Kẻ Sặt, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh gai Ninh Giang, gốm Chu Đậu… tiếp tục khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
Nhiều làng nghề, sau khi được công nhận đã phát huy hiệu quả tích cực như: Kim hoàn Châu Khê, Lương Ngọc ( Bình Giang); Mộc, gỗ mỹ nghệ Đông Giao, Lê Xá ( Cẩm Giàng), Mộc Trại Như ( Bình Giang); Giầy da Hoàng Diệu ( Gia Lộc); thêu ren Xuân Nẻo, Ô Mễ, Nhũ Tỉnh, Lạc Dục, Đồng Bình ( Tứ Kỳ); Chế biến thực phẩm, nông sản An Thủy, Tống Buồng ( Kinh Môn).v.v.
7. Công tác bảo vệ môi trường với mục tiêu phát triển bền vững cơ bản đều được các doanh nghiệp công nghiệp, TTCN và làng nghề trong tỉnh quan tâm thực hiện. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đều triển khai lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường. Việc đầu tư hệ thống xử lý rác thoải, nước thải và triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường đều được triển khai tại hầu hết các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có nguồn chất thải nguy hại đều thực hiện ký hợp đồng với các cơ sở có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
Nhiều làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: sản xuất bún, bánh đa, nấu rượu bước đầu đã triển khai các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: xây dựng bể biogas, mua xe trở rác và dụng cụ thu gom rác, di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực gia đình, khu dân cư.v.v.
8. Đánh giá chung về hiệu quả triển khai đề án:
Việc triển khai thực hiện Đề án “Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương” trong giai đoạn 2006-2010 đã đạt được những thành công nhất định.
Về kinh tế: Phát triển TTCN-LN đã tạo ra khối lượng sản phẩm, các mặt hàng phong phú, đa dạng đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân; đóng góp đáng kể vào tăng thu ngân sách, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hoá. Sản xuất công nghiệp đã góp phần quan trọng đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh 5 năm đạt 9,7%/năm (giá trị tăng thêm trong công nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt mức tăng bình quân gần 12%/năm).
Về xã hội: Phát triển TTCN-LN đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho nông dân trong tỉnh. Khu vực TTCN và làng nghề tạo điều kiện thuận lợi để nông dân trong tỉnh tận dụng triệt để thời gian nông nhàn sản xuất theo phương châm “ly nông bất ly hương”; góp phần an sinh xã hội khu vực nông thôn; góp phần quan trọng thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
II. Một số khó khăn, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
1. Những khó khăn trong phát triển TTCN-LN
a) Khó khăn lớn nhất trong phát triển TTCN-LN đó là khó khăn về vốn đầu tư. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khu vực TTCN-LN hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh cá thể, với số vốn đầu tư thấp, chủ yếu là vốn tự tích lũy trong suốt quá trình kinh doanh.
b) Bên cạnh khó khăn về vốn, nguồn nhân lực của khu vực TTCN-LN còn hạn chế khá lớn. Đa số các chủ cơ sở đều trưởng thành từ người lao động trực tiếp và người làm công trong các cơ sở công nghiệp khu vực này cũng có trình độ hạn chế, không được đào tạo một cách bài bản.
c) Xuất phát từ những khó khăn về vốn và nguồn nhân lực đã kéo theo các khó khăn về công nghệ, mặt bằng sản xuất cũng như vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp TTCN-LN sử dụng công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, tận dụng nhà ở gia đình làm xưởng và thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, nhỏ, không ổn định.v.v.
2. Hạn chế và yếu kém
a) Đa số các chỉ tiêu kinh tế của Đề án đạt được còn thấp so với mục tiêu đặt ra. Cụ thể: giá trị SXCN đạt mức tăng bình quân 21,4%/năm (mục tiêu là tăng 25%/năm); số làng nghề được công nhận là 61 làng (mục tiêu từ 60 đến 70 làng); lao động khu vực TTCN-LN năm 2010 đạt 108 nghìn lao động (mục tiêu là 140 nghìn lao động).
b). Qui mô của đa số các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề còn nhỏ lẻ phân tán, manh mún. Vốn đầu tư thấp. Công nghệ và trang thiết bị sản xuất của khu vực TTCN còn lạc hậu, chủ yếu vẫn là thủ công. Do đó, năng suất lao động còn thấp, hàng hóa sản xuất ra có chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh yếu, thu nhập của người lao động chưa ổn định.
c) Việc du nhập, nhân cấy nghề mới trong các làng nghề còn hạn chế. Các làng nghề truyền thống đã bị thất truyền như: Đũi Thông, Lược Vạc, đẽo đá Kính Chủ, gốm Quao, nón Mao Điền,…chưa có nhiều điều kiện để khôi phục. Nhiều làng nghề đã được công nhận song không phát huy được, sản xuất giảm sút như: Làng nghề sản xuất VLXD không nung Lấu Khê ( Nam Sách), đan mây tre Chằm (Gia Lộc), Mây giang xiên Tào Khê và Đào Lâm (Thanh Miện); Lược bí Vạc ( Bình Giang); Thêu tranh An Dương, Ghép trúc La Ngoại (Thanh Miện).v.v. Việc phát triển các làng nghề mới chỉ tập trung ở một vài nghề thủ công như thêu ren, sản xuất đồ mộc, bún bánh, vật liệu xây dựng,...
d) Sản xuất TTCN và làng nghề trong tỉnh còn gây ô nhiễm môi trường như: các nhà máy xi măng lò đứng còn gây ô nhiễm môi trường không khí; các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm bún, bánh đa chưa triển khai thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định mà còn đổ thải ngay tại ao hồ, kênh mương, các khu đất trống trong làng,… Theo số liệu phân tích của Trung tâm quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tháng 10 năm 2007, nhiều làng nghề trong tỉnh có các thông số môi trường như TSS, COD, BOD5, N-NH3,...vượt quy chuẩn cho phép.
3. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém
a) Nguyên nhân khách quan
- Trong giai đoạn 2006-2010, sản xuất công nghiệp nói chung, sản xuất TTCN và làng nghề nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu; lạm phát tăng cao, thiên tai, dịch bệnh xuất hiện nhiều. Một số nhóm sản phẩm làng nghề như: mây giang xiên, thêu tranh, ghép trúc, lược bí,.v.v. gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất TTCN và làng nghề còn hạn hẹp; chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có trong dân và các cơ sở sản xuất đang hoạt động. Các cơ sở sản xuất TTCN và các các hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề khó tiếp cận được các nguồn vốn trung hạn, dài hạn, vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
- Việc triển khai thuê mặt bằng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng mặt hàng, thu hút thêm lao động thường thiếu thông tin và sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp kém. Đường giao thông xuống cấp và nhỏ hẹp. Nguồn điện thiếu, lưới điện yếu. Cấp thoát nước, thông tin liên lạc, dịch vụ văn hoá - xã hội ở nông thôn còn khó khăn, làm hạn chế lớn đến phát triển sản xuất TTCN và làng nghề.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Các cấp uỷ Đảng và chính quyền ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ phát triển TTCN và làng nghề. Công tác qui hoạch và kế hoạch phát triển TTCN và làng nghề còn yếu. Việc triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất TTCN-LN còn chậm; nhiều làng nghề, cơ sở sản xuất TTCN chưa nhận được sự quan tâm hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, tiếp cận nguồn vốn, xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm.
- Hoạt động quản lý Nhà nước đối với sản xuất TTCN và làng nghề còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước về thông tin thị trường, về tiến bộ khoa học- công nghệ,… đến các cơ sở TTCN và làng nghề còn rất hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý về công nghiệp - TTCN và làng nghề ở cấp huyện và xã vừa thiếu, vừa biến động nhiều trong thời gian qua.
- Nhận thức của đại bộ phận nông dân trong tỉnh về phát triển TTCN-LN còn hạn chế, nhất là kiến thức về sản xuất hàng hoá, về kinh tế thị trường. Nhiều hộ sản xuất chưa yên tâm, mạnh dạn đầu tư phát triển TTCN. Nhiều tấm gương lao động giỏi, nghệ nhân gắn bó với nghề chưa được quan tâm, tôn vinh; đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề trong khu vực sản xuất TTCN và các làng nghề còn quá mỏng. Lực lượng lao động ở nông thôn hiện nay chủ yếu là người chưa qua đào tạo, có độ tuổi trên 40 và lực lượng trẻ em.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN 2011 -2015
I. Dự báo tình hình
1. Xu thế phát triển TTCN-LN
a) Việc hình thành, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất TTCN-LN là một tất yếu khách quan; nhằm hỗ trợ cho các nhà máy sản xuất lớn tạo ra các liên kết chuỗi giá trị trong quá trình phát triển; đồng thời góp phần thỏa mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoai nước.
b) Trào lưu tiêu dùng trên thế giới hiện nay chuyển đổi theo xu hướng không chỉ vì công dụng của sản phẩm mà còn kèm theo ý nghĩa của sản phẩm, bối cảnh sản xuất sản phẩm đó. Các thông tin về nguyên liệu, phương pháp, tính xã hội trong sản xuất sản phẩm ngày càng được quan tâm. Trong đó, các thông tin liên quan đến việc sử dụng nguyên liệu không xâm hại môi trường (mây, tre, lá…), thông tin về phương thức sản xuất (hoàn toàn thủ công hay bằng máy móc).v.v. là những yếu tố xã hội tác động tích cực lên xu hướng mua sắm hiện đại.
c) Xu hướng các cơ sở sản xuất TTCN chuyển đổi quy mô, cơ cấu sản xuất ngày càng rõ rệt. Công cụ sản xuất trong các cơ sở TTCN-LN dần được cơ khí hóa; chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều hơn vào độ tân tiến của máy móc; và do đó đội ngũ thợ cũng trở nên chuyên môn hơn và có sự chọn lọc cao hơn.
d) Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa có tác động đến sự tồn tại và phát triển của ngành nghề TTCN và làng nghề do việc tiếp cận mặt bằng sản xuất khó khăn hơn; khó thu hút nguồn nhân lực có chất lượng vì người thợ bỏ nghề để trở thành công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp lớn.
e) Một số làng nghề TTCN do thị hiếu tiêu dùng, lượng cầu về sản phẩm thay đổi nên sẽ tác động nhất định đến sản xuất, có thể có làng nghề sẽ mai một.
2. Thuận lợi cơ bản trong phát triển TTCN-LN
a) Tình hình chính trị xã hội tiếp tục ổn định, kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng liên tục tăng trưởng cao, Chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ tạo đà phát triển mạnh TTCN và làng nghề.
b) Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, năng lực sản xuất, trình độ và kinh nghiệm quản lý theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được tích luỹ trên các lĩnh vực.
c) Hệ thống Luật pháp và cơ chế, chính sách mới từng bước hoàn chỉnh, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
d) Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ, tạo nhiều cơ hội mở rộng thị trường, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến cho TTCN và làng nghề.
3. Những khó khăn chủ yếu trong phát triển TTCN-LN
a) Quy mô của nền kinh tế còn nhỏ; các cân đối kinh tế vĩ mô còn biến động, nhất là chỉ tiêu về lạm phát và cán cân thương mại quốc tế.
b) Trình độ và chất lượng phát triển của nền kinh tế nói chung, của TTCN và làng nghề nói riêng còn thấp. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn còn nghèo. Công nghệ và thiết bị sản xuất TTCN và làng nghề còn lạc hậu.
c) Tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế đòi hỏi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt cả trên thị trường quốc tế và nội địa. Trong khi năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của TTCN và làng nghề còn rất yếu, lại chưa được chuẩn bị tích cực.
d) Việc phát triển các ngành nghề TTCN của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm phải giải quyết là: Nguồn tài chính cho đầu tư; công nghệ và qui trình sản xuất; chất lượng và mẫu mã sản phẩm; nguồn nhân lực, năng lực quản lý và kinh doanh; thông tin thị trường, công tác tiếp thị và thiết lập kênh phân phối; vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất TTCN và làng nghề; Cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ phát triển TTCN và làng nghề.v.v.
e) Việt Nam chưa xây dựng được Chiến lược tổng thể để phát triển TTCN và làng nghề; tầm nhìn các quy hoạch còn hạn chế; các cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, tính khả thi không cao.
II. Quan điểm và mục tiêu phát triển đến năm 2015
1. Quan điểm
Duy trì và mở rộng đầu tư phát triển sản xuất TTCN và làng nghề theo hướng hiện đại, bền vững; nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã và khả năng cạnh tranh. Trong đó, ưu tiên phát triển TTCN và làng nghề ở khu vực nông thôn, kết hợp chuyển đổi nghề, du nhập nghề mới, quy hoạch bố trí sản xuất ở khu vực tập trung, xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường.
2. Mục tiêu
- Giá trị sản xuất TTCN và làng nghề (theo giá cố định năm 1994) đến năm 2015 đạt 12.000 tỉ đồng, chiếm 26,6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,6%/năm. Trong đó: thành phần kinh tế tập thể đạt 100 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,76%/năm; khối doanh nghiệp tư nhân đạt 9.200 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân 19,84%/năm; kinh tế cá thể đạt 2.700 tỷ, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm (Chi tiết tại phụ lục số 07).
- Khôi phục và phát triển mạnh các ngành nghề nông thôn và làng nghề TTCN gắn với bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến 2015 toàn tỉnh có từ 80 đến 90 làng được công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN; đồng thời có từ 8- 10% số xã trong tỉnh tổ chức du nhập được các nghề mới tại các làng nghề đã có trên địa bàn tỉnh.
- Tất cả các xã đã được công nhận làng nghề đều quy hoạch quỹ đất cho phát triển sản xuất TTCN; đảm bảo có đủ hệ thống cấp điện, nước sạch và xử lý nước thải tập trung, đường giao thông nội bộ. Đối với một số làng nghề sản xuất gây ô nhiễm ( bún, bánh đa, dệt chiếu, giết mổ gia súc, gia cầm.v.v.) từng bước di chuyển các hộ sản xuất ra khỏi khu vực sinh sống.
- Mỗi năm thu hút thêm 8-10 ngàn lao động vào sản xuất TTCN và làng nghề, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống và phân công lại lao động nông thôn. Đến năm 2015 có 150 ngàn lao động tham gia sản xuất TTCN, chiếm 13-15% tổng số lao động toàn tỉnh.
- Từng bước xây dựng thương hiệu các sản phẩm TTCN, làng nghề trong tỉnh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, khẳng định vị thế sản phẩm TTCN - làng nghề tại Hải Dương.
III. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý Nhà nước về phát triển TTCN và làng nghề
Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; các ngành, các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh, huyện, thành phố, thị xã đến xã, phường, thị trấn để phát triển TTCN và làng nghề. Coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của mỗi cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
Lồng ghép và gắn kết phát triển TTCN và làng nghề với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhất là triển khai xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn; nâng cấp chợ, cải tạo hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Tập trung xây dựng quy hoạch các cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển làng nghề TTCN trong tỉnh. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước và của tỉnh về phát triển TTCN và làng nghề tại khu vực nông thôn.
2. Triển khai cơ chế, chính sách phát triển TTCN và làng nghề
a) Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất
Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển công nghiệp, tỉnh sẽ dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, khu vực sản xuất tập trung để các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất TTCN trong các làng nghề, khu dân cư chật hẹp, bị ô nhiễm môi trường di dời vào các cụm công nghiệp; nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng bền vững. Thực hiện hỗ trợ chi phí di dời cho các cơ sở sản xuất trong khu dân cư khi di chuyển vào cụm công nghiệp.
Các doanh nghiệp TTCN, hộ sản xuất trong các làng nghề được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước hoặc miễn giảm tiền sử dụng đất khi triển khai dự án sản xuất kinh doanh theo khung giá đất, mặt nước của tỉnh ở các mức ưu đãi tối đa theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng
Tập trung xây dựng và quản lý hoạt động các Cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch được duyệt và Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai thực hiện đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh việc hỗ trợ đầu tư xây dựng, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn; tiếp tục cải tạo, hoàn thiện hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước trong các làng nghề.
Ưu tiên các dự án, công trình thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 cho các xã có làng nghề được công nhận.
c) Hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn
Tập trung tuyên truyền, triển khai cơ chế hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ cho các cơ sở sản xuất TTCN, hộ gia đình trong các làng nghề.
Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thông báo công khai mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, điều kiện, thủ tục cho vay cụ thể trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng; nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở TTCN và làng nghề được tiếp cận các nguồn vốn, nhất là vốn vay trung hạn, dài hạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
d) Hỗ trợ dịch vụ tư vấn
Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong quá trình hoạt động được hỗ trợ kinh phí khuyến công thuê tư vấn trong các lĩnh vực: khởi lập doanh nghiệp, lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; đất đai; ứng dụng công nghệ, thiết bị mới liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ 50% chi phí thuê tư vấn, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/cơ sở.
3. Xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm TTCN và làng nghề
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm TTCN và làng nghề. Gắn kết các cơ sở TTCN và làng nghề với các tổ chức thương mại để tạo lập hệ thống lưu thông hàng hoá rộng khắp, hiệu quả.
Tích cực phổ biến, tuyên truyền triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thúc đẩy mở rộng thị trường, nhất là thị trường nội địa cho các sản phẩm TTCN và làng nghề trong tỉnh.
Đẩy mạnh phát triển các Tuor du lịch tại gắn với làng nghề trong tỉnh như: làng gốm Chu Đậu; làng chế tác vàng bạc Châu Khê, Lương Ngọc; làng chạm khắc gỗ Đông Giao; làng thêu ren Xuân Nẻo; làng giầy da Hoàng Diệu.... Khuyến khích sản xuất và cung ứng các sản phẩm làng nghề truyền thống phục vụ các lễ hội, các điểm tham quan du lịch tại các khu di tích lịch sử, văn hoá để tiêu thụ và quảng bá thương hiệu sản phẩm, xuất khẩu tại chỗ.
Triển khai cơ chế hỗ trợ phát triển thị trường cho các cơ sở TTCN và làng nghề. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh (tối đa không quá 30 triệu đồng/cơ sở/năm); hỗ trợ 50% kinh phí thuê gian hàng tham gia hội chợ triển lãm trong nước (tối đa không quá 25 triệu đồng/cơ sở/năm).
Thông qua Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của tỉnh; hàng năm, mỗi khi tổ chức Hội chợ thương mại thường niên sẽ tổ chức 01 gian hàng ( khoảng 30-50 m2) để trưng bày các sản phẩm làng nghề trong tỉnh (bố trí kinh phí hỗ trợ bao gồm cả kinh phí thuê gian hàng và tổ chức, quản lý gian hàng).
4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả công tác khuyến công theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Tranh thủ kinh phí khuyến công trung ương để tập trung vào việc truyền dạy nghề, củng cố và khôi phục nghề truyền thống, du nhập nghề mới.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Nghiên cứu ban hành Quy định về phong tặng danh hiệu và chính sách ưu đãi các nghệ nhân trong sản xuất TTCN và làng nghề nhằm thúc đẩy phong trào luyện tay nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từng bước phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, nghệ nhân và thợ lành nghề trong tỉnh.
5. Khuyến khích phát triển khoa học, đổi mới công nghệ sản xuất
Nâng cao năng lực công nghệ của các cơ sở TTCN và làng nghề thông qua chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hỗ trợ các cơ sở TTCN và làng nghề mức kinh phí tương đương 50% giá trị máy móc thiết bị hiện đại hoặc chi phí chuyển giao công nghệ tiên tiến (tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở) thông qua các đề án khuyến công trung ương và địa phương.
Tiếp tục triển khai hỗ trợ các cơ sở TTCN và làng nghề đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý) đối với các sản phẩm và dịch vụ theo Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp giai đoạn 2011-2015” của tỉnh Hải Dương.
6. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
Kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường như xi măng lò đứng, lò gạch thủ công, giết mổ gia súc, gia cầm không tập trung, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống,…Tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN và làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải có báo cáo môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường và phương án xử lý ô nhiễm môi trường theo Luật môi trường.
Ưu tiên thu hút dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường để phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề.
Ngân sách Nhà nước tỉnh, thông qua nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, hàng năm sẽ dành kinh phí từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải, thu gom rác thải tại tất cả các làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận.
7. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư phát triển trong lĩnh vực TTCN-LN
Khai thác và huy động tối đa mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong tỉnh, thu hút các nguồn vốn từ tỉnh ngoài, từ nước ngoài để phát triển TTCN và làng nghề trên cơ sở công khai định hướng qui hoạch, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với sản xuất công nghiệp, TTCN và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong chấp thuận dự án đầu tư theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông".
Giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc để các dự án đã được chấp thuận đầu tư nhanh chóng triển khai xây dựng và sản xuất kinh doanh; đồng thời tăng cường quản lý các loại hình doanh nghiệp sau Đăng ký kinh doanh và sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
8. Tuyên truyền nâng cao nhận thức người lao động; khôi phục và phát triển làng nghề trong tỉnh
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động trong sản xuất TTCN và làng nghề, nhất là những ngành nghề có khả năng xảy ra mất an toàn lao động như: sản xuất cơ khí, nghề mộc, rèn.v.v.
Tiếp tục khôi phục và phát triển các làng nghề TTCN trong tỉnh; thực hiện chương trình "Mỗi làng một nghề", giúp lao động nông thôn "Ly nông bất ly hương". Thực hiện việc xét, công nhận và cấp bằng danh hiệu làng nghề TTCN hàng năm; nhằm tôn vinh và quảng bá thương hiệu làng nghề của tỉnh, từng bước đưa các sản phẩm làng nghề hội nhập ở trong và ngoài nước.
Tích cực khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, sản phẩm cổ truyền đồng thời khuyến khích du nhập, nhân cấy nghề mới vào các làng còn thuần nông. Gắn việc xây dựng phát triển làng nghề với phát triển du lịch, xây dựng làng văn hoá, bảo tồn giá trị truyền thống và qui hoạch xây dựng nông thôn mới.
Tuyên truyền, hỗ trợ thành lập các HTX, các doanh nghiệp và hiệp hội trong các làng nghề để làm đầu mối cho việc tổ chức sản xuất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm của các hộ gia đình trong các làng nghề, hỗ trợ làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm, tham gia hội chợ.
IV. Các Chương trình, Dự án ưu tiên triển khai
Để Đề án Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015 triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 2011-2015, cần tập trung triển khai, hỗ trợ thực hiện lồng ghép những Chương trình, Dự án sau:
- Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015;
- Chương trình Xây dựng nông thôn mới ở các xã có làng nghề;
- Chương trình Đào tạo nghề, dạy nghề và phát triển nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Chương trình Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;
- Các Dự án Hỗ trợ đầu tư hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải tại các làng nghề;
- Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Hải Dương;
Kinh phí thực hiện một số Chương trình, Dự án lồng ghép thuộc Đề án giai đoạn 2011-2015 khoảng 46,9 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước trung ương hỗ trợ 5,5 tỷ; ngân sách địa phương hỗ trợ 18 tỷ; các cơ sở TTCN và làng nghề huy động, đầu tư 23,4 tỷ ( Chi tiết tại phụ lục 08 kèm theo).
1. Sở Công Thương là cơ quan thường trực triển khai Đề án có trách nhiệm cùng sở, ngành có liên quan lập kế hoạch triển khai cụ thể và kiểm tra đôn đốc các huyện, thành phố, thị xã thực hiện trong các năm từ 2011-2015.
Tham mưu với UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nghề TTCN tỉnh Hải Dương.
Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại, các đề án khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp TTCN trong tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan trong việc đẩy mạnh phát triển các ngành nghề ở nông thôn; thông qua việc triển khai lồng ghép với Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong việc triển khai thực hiện đề án trên phạm vi toàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương có trách nhiệm lập dự toán, cân đối ngân sách hàng năm để bố trí nguồn tài chính hỗ trợ phát triển TTCN và làng nghề theo Đề án, trình Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu với UBND tỉnh quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất TTCN; hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để đầu tư hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải tại các làng nghề được công nhận danh hiệu Làng nghề CN - TTCN tỉnh Hải Dương.
5. Sở Giao thông vận tải chủ trì triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh; trong đó đặc biệt quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng, bảo trì các trục đường giao thông tại khu vực phát triển TTCN và làng nghề trong tỉnh.
6. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai hỗ trợ các cơ sở TTCN và làng nghề đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo Đề án “ Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp giai đoạn 2011-2015” của tỉnh Hải Dương.
7. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở TTCN và làng nghề được tiếp cận các nguồn vốn vay không bảo đảm bằng tài sản theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ để phát triển sản xuất kinh doanh.
8. Các sở, ngành, đoàn thể khác có liên quan chịu trách nhiệm cụ thể hoá những nhiệm vụ và giải pháp, chính sách trong Đề án thuộc phạm vi thẩm quyền của mình để tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời, đồng bộ.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm lập kế hoạch cụ thể phát triển TTCN và làng nghề trên địa bàn, trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án phát triển TTCN và làng nghề. Định kỳ kiểm tra, đôn đốc và báo cáo sơ kết rút kinh nghiệm hàng năm, tổng kết đề án vào cuối năm 2015.
10. Các cơ quan thông tin đại chúng phải thường xuyên thông tin, tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tầng lớp dân cư trong tỉnh để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao, tích cực tham gia thực hiện Đề án phát triển TTCN và làng nghề.
11. Trong quá trình thực hiện đề án, giao Sở Công Thương có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, tập hợp báo cáo và tham mưu đề xuất biện pháp chỉ đạo, điều hành cụ thể kịp thời với Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Công thương nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, góp phần sớm đưa Hải Dương thành một tỉnh công nghiệp./.
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TTCN VÀ LÀNG NGHỀ GIAI ĐOẠN 2006-2010
|
|
|
|
| Đơn vị tính: tỷ đồng | |||||
Chỉ tiêu | Kỳ gốc 2005 | Giai đoạn 2006 - 2010 | Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) | |||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||||
TỔNG GTSX CN (1994) | 1,940.0 | 2,625.9 | 3,183.0 | 3,624.6 | 4,028.7 | 5,120.0 | 21.42 | |||
1. Phân theo thành phần kinh tế |
|
|
|
|
|
|
| |||
- Kinh tế tập thể | 63.3 | 62.8 | 61.9 | 61.3 | 61.4 | 60.0 | -1.07 | |||
- Kinh tế tư nhân | 1,062.8 | 1,861.2 | 2,328.6 | 2,572.8 | 2,855.1 | 3,722.0 | 28.49 | |||
- Kinh tế cá thể | 813.9 | 701.9 | 792.5 | 990.5 | 1,112.2 | 1,338.0 | 10.45 | |||
2. Phân theo huyện, thành phố, thị xã | 1,940.0 | 2,625.9 | 3,183.0 | 3,624.6 | 4,028.7 | 5,120.0 |
| |||
- TP Hải Dương | 476.0 | 670.2 | 779.3 | 813.1 | 968.4 | 1,250.0 | 21.30 | |||
- TX Chí Linh | 82.0 | 120.9 | 186.6 | 244.9 | 276.5 | 320.0 | 31.30 | |||
- Huyện Bình Giang | 101.0 | 153.8 | 203.1 | 254.7 | 313.3 | 415.0 | 32.66 | |||
- Huyện Cẩm Giàng | 245.7 | 340.6 | 389.6 | 431.0 | 467.6 | 585.0 | 18.94 | |||
- Huyện Gia Lộc | 114.8 | 137.3 | 175.6 | 215.5 | 218.6 | 270.0 | 18.65 | |||
- Huyện Kim Thành | 178.3 | 236.2 | 285.4 | 323.3 | 358.2 | 450.0 | 20.34 | |||
- Huyện Kinh Môn | 272.2 | 351.6 | 395.1 | 421.2 | 487.6 | 640.0 | 18.65 | |||
- Huyện Nam Sách | 103.1 | 153.8 | 197.6 | 254.7 | 216.5 | 300.0 | 23.81 | |||
- Huyện Ninh Giang | 107.3 | 126.4 | 153.7 | 186.1 | 205.9 | 230.0 | 16.47 | |||
- Huyện Thanh Hà | 63.2 | 82.4 | 93.3 | 98.0 | 111.9 | 120.0 | 13.68 | |||
- Huyện Thanh Miện | 71.5 | 87.9 | 104.3 | 117.6 | 120.9 | 140.0 | 14.38 | |||
- Huyện Tứ Kỳ | 124.8 | 164.8 | 219.5 | 264.5 | 283.3 | 400.0 | 26.23 | |||
CÁC SẢN PHẨM TTCN - LÀNG NGHỀ CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2006-2010
TT | Tên sản phẩm | Đơn vị tính | Kỳ gốc 2005 | Giai đoạn 2006 - 2010 | Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) | ||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |||||
1 | Đá các loại | 1.000m3 | 2,192 | 1,460 | 3,999 | 2,996 | 2,682 | 3,254 | 8.22 |
2 | Cát, sỏi các loại | 1.000m3 | 3,977 | 4,412 | 7,190 | 6,450 | 6,842 | 6,580 | 10.59 |
3 | Cao lanh các loại | Tấn | 11,855 | 8,220 | 2,914 | 8,073 | 4,687 | 2,820 | -24.96 |
4 | Gạo, ngô xay xát | 1.000 tấn | 692 | 455 | 1,997 | 2,280 | 1,862 | 2,016 | 23.84 |
5 | Thức ăn gia súc | Tấn | 2,924 | 18,650 | 83,409 | 65,250 | 72,643 | 56,986 | 81.12 |
6 | Thịt cấp đông | Tấn | 3,706 | 4,520 | 2,463 | 2,093 | 1,895 | 3,250 | -2.59 |
7 | Bánh, kẹo các loại | Tấn | 18,252 | 23,173 | 18,549 | 15,852 | 17,217 | 18,373 | 0.13 |
8 | Đậu phụ | Tấn | 6,633 | 6,698 | 7,569 | 9,820 | 11,391 | 12,039 | 12.66 |
9 | Rượu trắng các loại | 1.000 lít | 7,275 | 9,280 | 11,105 | 12,580 | 13,985 | 13,150 | 12.57 |
10 | Bia các loại | 1.000 lít | 27,232 | 952 | 524 | 1,249 | 1,360 | 1,256 | -45.95 |
11 | Quần áo may sẵn | 1.000 chiếc | 14,468 | 44,493 | 48,672 | 43,921 | 47,965 | 57,805 | 31.92 |
12 | Giày dép da các loại | 1.000 đôi | 3,793 | 6,753 | 6,860 | 7,842 | 7,286 | 5,096 | 6.08 |
13 | Trang in (quy 13x19) | Tr.Trang | 1,305 | 1,208 | 6,335 | 10,635 | 11,824 | 13,500 | 59.57 |
14 | Vôi | Tấn | 156,630 | 187,974 | 226,793 | 169,832 | 157,243 | 162,512 | 0.74 |
15 | Sứ các loại | 1.000 cái | 3,357 | 3,833 | 3,655 | 3,724 | 3,857 | 4,205 | 4.61 |
16 | Gạch nung các loại | 1.000 viên | 500,455 | 295,198 | 406,712 | 535,938 | 522,826 | 633,981 | 4.84 |
17 | Ngói nung các loại | 1.000 viên | 998 | 766 | 1,066 | 1,350 | 1,286 | 1,547 | 9.16 |
18 | Máy bơm nước NN | Cái | 9,580 | 6,766 | 7,912 | 3,546 | 5,325 | 4,292 | -14.84 |
19 | Tủ gỗ các loại | Cái | 45,183 | 38,454 | 19,487 | 18,920 | 21,627 | 22,358 | -13.13 |
20 | Bàn các loại | Cái | 59,119 | 50,482 | 18,444 | 19,524 | 20,408 | 21,850 | -18.05 |
21 | Ghế các loại | Cái | 29,580 | 29,539 | 10,297 | 9,553 | 11,109 | 10,932 | -18.05 |
SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT TTCN VÀ LÀNG NGHỀ
Chỉ tiêu | Kỳ gốc 2005 | Giai đoạn 2006 - 2010 | Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) | ||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |||
TỔNG SỐ CƠ SỞ | 24,867 | 25,512 | 27,057 | 26,731 | 25,881 | 25,109 | 0.19 |
Phân theo thành phần kinh tế |
|
|
|
|
|
|
|
- Kinh tế tập thể | 49 | 45 | 212 | 191 | 122 | 104 | 16.24 |
- Kinh tế tư nhân | 265 | 359 | 444 | 492 | 601 | 691 | 21.13 |
- Kinh tế cá thể | 24,553 | 25,108 | 26,401 | 26,048 | 25,158 | 24,314 | -0.20 |
SỐ LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC TTCN VÀ LÀNG NGHỀ
|
|
|
|
| Đơn vị tính: người | |||||
Chỉ tiêu | Kỳ gốc 2005 | Giai đoạn 2006 - 2010 | Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) | |||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||||
TỔNG SỐ LAO ĐỘNG | 80,518 | 77,720 | 82,941 | 86,959 | 90,666 | 107,863 | 6.02 | |||
Phân theo thành phần kinh tế |
|
|
|
|
|
|
| |||
- Kinh tế tập thể | 1,158 | 1,378 | 2,943 | 2,565 | 2,140 | 1,825 | 9.52 | |||
- Kinh tế tư nhân | 20,711 | 23,666 | 26,895 | 34,225 | 39,147 | 45,824 | 17.21 | |||
- Kinh tế cá thể | 58,649 | 52,676 | 53,103 | 50,169 | 49,379 | 60,214 | 0.53 | |||
DANH SÁCH CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP ĐÃ ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
STT | Tên cụm công nghiệp | Diện tích quy hoạch (ha) | Diện tích đất công nghiệp (ha) | Thu hút đầu tư | ||
Số dự án đầu tư | Tổng vốn đầu tư (tỷ/đ) | Diện tích đất đã thuê (ha) | ||||
1 | Việt Hoà | 44.89 | 26.18 | 11 | 305.44 | 23.25 |
2 | Cẩm Thượng | 72.32 | 55.79 | 38 | 486.37 | 43.34 |
3 | Tây Ngô Quyền | 19.36 | 19.36 | 24 | 188.69 | 18.92 |
4 | Ba Hàng | 46.42 | 35.61 | 6 | 305.44 | 14.81 |
5 | Cao An | 46.31 | 30.63 | 6 | 58.20 | 21.76 |
6 | Ngũ Hùng | 51.00 | 34.48 | 1 | 49.50 | 2.16 |
7 | Cao Thắng | 48.52 | 34.52 | 1 | 120.00 | 2.50 |
8 | Nghĩa An | 41.28 | 20.50 | 1 | 370.00 | 5.40 |
9 | Nguyên Giáp | 102.64 | 55.32 | 1 | 148.42 | 2.43 |
10 | Kỳ Sơn | 49.83 | 27.10 | 8 | 312.67 | 36.32 |
11 | Ngọc Sơn | 59.52 | 39.45 | 8 | 550.00 | 23.93 |
12 | Hoàng Diệu | 66.57 | 40.94 | 8 | 258.50 | 18.12 |
13 | Gia Xuyên | 54.33 | 38.58 | 30 | 436.91 | 32.58 |
14 | An Đồng | 35.18 | 21.77 | 10 | 525.00 | 18.20 |
15 | Quỳnh Phúc | 48.90 | 37.45 | 9 | 289.32 | 32.85 |
16 | Cộng Hoà | 54.63 | 32.69 | 6 | 267.56 | 42.99 |
17 | Kim Lương | 31.11 | 19.32 | 7 | 205.25 | 19.32 |
18 | Hiệp Sơn | 37.48 | 16.22 | 6 | 367.23 | 16.26 |
19 | Phú Thứ | 64.55 | 42.50 | 10 | 178.13 | 34.56 |
20 | Duy Tân | 43.58 | 32.31 | 5 | 234.51 | 32.31 |
21 | Long Xuyên | 61.96 | 37.24 | 7 | 268.00 | 14.50 |
22 | Cộng Hoà | 22.45 | 13.37 | 9 | 66.05 | 13.52 |
23 | Văn An 1 | 13.68 | 8.81 | 5 | 33.26 | 5.51 |
24 | Văn An 2 | 14.69 | 10.68 | 5 | 29.54 | 5.42 |
25 | Tân Dân | 25.44 | 16.39 | 4 | 27.87 | 17.29 |
26 | Chí Minh | 32.60 | 22.20 | 2 | - | 2.99 |
27 | Hoàng Tân | 48.30 | 30.19 | 6 | 150.00 | 13.90 |
28 | Hưng Thịnh | 49.96 | 34.38 | 24 | 585.19 | 43.51 |
29 | Ven đường 20 | 45.65 | 30.63 | 16 | 167.32 | 30.63 |
30 | Nhân Quyền | 42.33 | 30.90 | 1 | 2.50 | 0.25 |
31 | Tráng Liệt | 27.74 | 19.51 | 21 | 50.65 | 11.81 |
| Tổng cộng | 1403.22 | 915.02 | 296 | 7037.51 | 601.34 |
TỔNG HỢP CÁC LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT CN – TTCN TỈNH HẢI DƯƠNG
Số TT | TÊN LÀNG | NGHỀ SX CHÍNH | XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN | NĂM C. NHẬN |
I | TP HẢI DƯƠNG | |||
1 | Đức Minh | Mộc | P. Thanh Bình | 01/9/2004 |
2 | Lộ Cương | Bánh đa | xã Tứ Minh | 16/3/2006 |
3 | Nguyễn Xá | Mộc | xã Thạch Khôi | 16/3/2006 |
II | HUYỆN CHÍ LINH | |||
4 | Mật Sơn | SX chổi chít | xã Chí Minh | 31/7/2007 |
5 | Trại Mới | SXVLXD không nung | xã Văn An | 31/7/2007 |
6 | Làng Tường | SXVLXD không nung | xã Văn An | 31/7/2007 |
III | HUYỆN NAM SÁCH | |||
7 | Mạn Đê | Sấy rau quả | xã Nam Trung | 01/9/2004 |
8 | An Xá | Đan tre, làm hương | xã Quốc Tuấn | 01/9/2004 |
9 | Lấu Khê | SXVLXD không nung | xã Hiệp Cát | 16/3/2006 |
10 | Trực Trì | Sản xuất hương | xã Quốc Tuấn | 17/10/2008 |
11 | Lang Khê | Sản xuất bún, bánh | xã An Lâm | 17/10/2008 |
12 | Đông Thôn | Sản xuất hương | xã Quốc Tuấn | 09/02/2010 |
13 | Chu Đậu | Gốm | xã Thái Tân | 28/7/2011 |
14 | Ngô Đồng | Mộc | xã Nam Hưng | 28/7/2011 |
IV | HUYỆN KINH MÔN | |||
15 | Hà Tràng | Ươm tơ | xã Thăng Long | 01/9/2004 |
16 | An Thuỷ | Chế biến thực phẩm | xã Hiến Thành | 16/3/2006 |
17 | Tống Buồng | Chế biến NSTP NS.TP | xã Thái Thịnh | 31/7/2007
|
18 | Dương Nham | Trạm khắc đá | xã Phạm Mệnh | 17/10/2008 |
V | HUYỆN KIM THÀNH | |||
19 | Dưỡng Thái Bắc | Làm hương | xã Phúc Thành | 16/3/2006 |
20 | Thôn Bắc | Mộc | xã Cổ Dũng | 17/10/2008 |
VI | HUYỆN THANH HÀ | |||
21 | Tiên Kiều | Chiếu cói | xã Thanh Hồng | 16/3/2006 |
22 | Nhan Bầu | Chiếu cói | xã Thanh Hồng | 09/02/2010 |
VII | HUYỆN TỨ KỲ | |||
23 | Xuân Nẻo | Thêu, ren | xã Hưng Đạo | 01/9/2004
|
24 | Ô Mễ | Thêu, ren | xã Hưng Đạo | 01/9/2004 |
25 | Nhũ Tỉnh | Thêu, ren | xã Quang Khải | 01/9/2004
|
26 | An Nhân | Đan mây, tre | Thị trấn Tứ Kỳ | 01/9/2004
|
27 | Thanh Kỳ | Chiếu cói | xã An Thanh | 01/9/2004
|
28 | Nghi Khê | Thêu, ren | xã Tân Kỳ | 31/7/2007 |
29 | Lặc Dục | Thêu, ren | xã Hưng Đạo | 31/7/2007 |
30 | Đồng Bình | Mộc, thêu, ren | xã Dân Chủ | 09/02/2010 |
31 | Kiêm Tân | Rèn - Mộc | xã Quảng Nghiệp | 28/7/2011 |
32 | An Lại | Mộc | xã Dân Chủ | 28/7/2011 |
33 | La Xá | Thêu, ren | xã Dân Chủ | 28/7/2011 |
VIII | HUYỆN GIA LỘC | |||
34 | Nghĩa Hy | Giầy da | xã Hoàng Diệu | 01/9/2004 |
35 | Phong Lâm | Giầy da | xã Hoàng Diệu | 01/9/2004 |
36 | Trúc Lâm | Giầy da | xã Hoàng Diệu | 16/3/2006 |
37 | Văn Lâm | Giầy da | xã Hoàng Diệu | 16/3/2006 |
38 | Làng Chằm | Đan mây,tre | xã Phương Hưng | 01/9/2004 |
39 | Đông Cận | Bún | xã Tân Tiến | 01/9/2004 |
40 | Tam Lương | Bún | xã Tân Tiến | 01/9/2004 |
41 | Làng Gạch | Mộc, thêu, ren | xã Gia Hoà | 31/7/2007
|
42 | Đồng Tái | Rèn, thêu, ren | xã Thống Kênh | 17/10/2008 |
IX | HUYỆN NINH GIANG | |||
43 | Cúc Bồ | Mộc (đình chùa) | xã Kiến Quốc | 01/9/2004 |
44 | Văn Giang | Nấu rượu, thêu, ren | xã Văn Giang | 31/7/2007 |
X | HUYỆN THANH MIỆN | |||
45 | Đan Giáp | Đan tre | xã Thanh Giang | 01/9/2004 |
46 | Nại Trì | Làm thừng, rợ | xã Ngũ Hùng | 01/9/2004 |
47 | Hội Yên | Bánh đa | xã Chi Lăng Nam | 01/9/2004 |
48 | Tào Khê | Mây giang xiên, bánh đa | xã Chi Lăng Bắc | 16/3/2006 |
49 | Đào Lâm | Mây giang xiên, bánh đa | xã Đoàn Tùng | 16/3/2006 |
50 | An Dương | Thêu tranh, móc sợi | xã Chi Lăng Nam | 17/10/2008 |
51 | La Ngoại | Ghép trúc, thêu tranh | xã Ngũ Hùng | 17/10/2008 |
XI | HUYỆN BÌNH GIANG | |||
52 | Tráng Liệt | Cơ khí | xã Tráng Liệt | 01/9/2004 |
53 | Châu Khê | Chế tác vàng bạc | xã Thúc Kháng | 01/9/2004 |
54 | Trại Như | Mộc | xã Bình Xuyên | 31/7/2007 |
55 | Phương Độ | Mộc | xã Hưng Thịnh | 17/10/2008 |
56 | Làng Vạc | Làm lược bí | xã Thái Học | 17/10/2008 |
57 | Làng Cậy | SX gốm sứ | xã Long Xuyên | 17/10/2008 |
58 | Lương Ngọc | Chế tác vàng bạc | xã Thúc Kháng | 09/02/2010 |
XII | HUYỆN CẨM GIÀNG | |||
59 | Đông Giao | Mộc | xã Lương Điền | 01/9/2004 |
60 | Phú Lộc | Nấu rượu | xã Cẩm Vũ | 01/9/2004 |
61 | Lê Xá | Mộc | xã Cẩm Phúc | 09/02/2010 |
KẾ HOẠCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TTCN VÀ LÀNG NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011-2015
|
|
|
|
| Đơn vị tính: tỷ đồng | |||||
Chỉ tiêu | Kỳ gốc 2010 | Giai đoạn 2011 - 2015 | Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) | |||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||||||
TỔNG GTSX CN (1994) | 5,120.0 | 6,000.0 | 7,000.0 | 8,400.0 | 10,000.0 | 12,000.0 | 18.57 | |||
1. Phân theo thành phần kinh tế |
|
|
|
|
|
|
| |||
- Kinh tế tập thể | 60.0 | 65.0 | 70.0 | 80.0 | 90.0 | 100.0 | 10.76 | |||
- Kinh tế tư nhân | 3,722.0 | 4,435.0 | 5,230.0 | 6,320.0 | 7,610.0 | 9,200.0 | 19.84 | |||
- Kinh tế cá thể | 1,338.0 | 1,500.0 | 1,700.0 | 2,000.0 | 2,300.0 | 2,700.0 | 15.08 | |||
2. Phân theo huyện, thành phố, thị xã | 5,120.0 | 6,000.0 | 7,000.0 | 8,400.0 | 10,000.0 | 12,000.0 | 18.57 | |||
- TP Hải Dương | 1,250.0 | 1,450.0 | 1,700.0 | 2,000.0 | 2,500.0 | 3,000.0 | 19.14 | |||
- TX Chí Linh | 320.0 | 380.0 | 460.0 | 550.0 | 650.0 | 800.0 | 20.11 | |||
- Huyện Bình Giang | 415.0 | 500.0 | 600.0 | 750.0 | 900.0 | 1,100.0 | 21.53 | |||
- Huyện Cẩm Giàng | 585.0 | 700.0 | 800.0 | 980.0 | 1,100.0 | 1,400.0 | 19.07 | |||
- Huyện Gia Lộc | 270.0 | 300.0 | 360.0 | 450.0 | 550.0 | 650.0 | 19.21 | |||
- Huyện Kim Thành | 450.0 | 520.0 | 600.0 | 700.0 | 800.0 | 950.0 | 16.12 | |||
- Huyện Kinh Môn | 640.0 | 780.0 | 930.0 | 1,200.0 | 1,500.0 | 1,800.0 | 22.98 | |||
- Huyện Nam Sách | 300.0 | 350.0 | 400.0 | 460.0 | 500.0 | 600.0 | 14.87 | |||
- Huyện Ninh Giang | 230.0 | 260.0 | 290.0 | 320.0 | 360.0 | 400.0 | 11.70 | |||
- Huyện Thanh Hà | 120.0 | 140.0 | 160.0 | 180.0 | 200.0 | 230.0 | 13.90 | |||
- Huyện Thanh Miện | 140.0 | 160.0 | 180.0 | 210.0 | 240.0 | 270.0 | 14.04 | |||
- Huyện Tứ Kỳ | 400.0 | 460.0 | 520.0 | 600.0 | 700.0 | 800.0 | 14.87 | |||
TỔNG HỢP CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
Số TT | Tên Chương trình, đề án | Kinh phí thực hiện 5 năm 2011-2015 ( ĐVT: Tỷ VNĐ) | Ghi chú | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Ngân sách TW | Ngân sách ĐP | Doanh nghiệp | ||||
1 | Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015 | 11,4 | - | 5,5 | 5,9 |
|
2 | Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề | 9,0 | 2,5 | 2,5 | 4,0 |
|
3 | Chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật | 12,5 | 3,0 | 1,0 | 8,5 |
|
4 | Các dự án hỗ trợ đầu tư hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải tại các làng nghề | 10,0 | - | 5,0 | 5,0 |
|
5 | Đề án “ Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp giai đoạn 2011-2015” | 4,0 | - | 4,0 | - |
|
| Tổng cộng | 46,9 | 5,5 | 18,0 | 23,4 |
|
- 1Quyết định 2150/2010/QĐ-UBND ban hành Đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 3121/QĐ-UBND năm 2009 điều chỉnh Quyết định 3443/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 3443/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 1698/2006/QĐ-UBND về Quy định tạm thời tiêu chuẩn làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 13/2009/QĐ-UBND về Quy định công nhận làng nghề Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương
- 6Quyết định 2311/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020
- 7Nghị quyết 09/2014/NQ-HĐND sửa đổi chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang kèm theo Nghị quyết 29/2009/NQ-HĐND
- 8Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 4Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 113/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
- 8Quyết định 105/2009/QĐ-TTg về quy chế quản lý cụm Công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 11Quyết định 22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- 12Quyết định 2150/2010/QĐ-UBND ban hành Đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 13Quyết định 3121/QĐ-UBND năm 2009 điều chỉnh Quyết định 3443/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 14Quyết định 3443/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 15Quyết định 1698/2006/QĐ-UBND về Quy định tạm thời tiêu chuẩn làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế
- 16Quyết định 13/2009/QĐ-UBND về Quy định công nhận làng nghề Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương
- 17Quyết định 2311/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020
- 18Nghị quyết 09/2014/NQ-HĐND sửa đổi chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang kèm theo Nghị quyết 29/2009/NQ-HĐND
- 19Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020
Quyết định 1569/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015
- Số hiệu: 1569/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/07/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Trọng Thừa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết