Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1550/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 11 tháng 6 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH CỦA CHƯƠNG TRÌNH 02 VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 51/2005/NQ-HĐND ngày 21/7/2005 của HĐND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Trên cơ sở Quyết định số 2361/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Chương trình tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015;
Theo đề nghị của Ban Chủ nhiệm Chương trình Đào tạo sau đại học tại Tờ trình số 36/TTr-CT2 ngày 09/5/2012 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 912/SNV-CBCC ngày 07 tháng 6 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển sinh Chương trình 02 về đào tạo sau đại học thuộc Chương trình tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Ban Chủ nhiệm Chương trình 02 và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
TUYỂN SINH CỦA CHƯƠNG TRÌNH 02 VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1550/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các đối tượng đăng ký tuyển sinh theo Chương trình 02 về đào tạo sau đại học thuộc Chương trình tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 2. Nguyên tắc tuyển sinh
1. Những người dự tuyển sẽ được Ban Chủ nhiệm Chương trình 02 (gọi tắt là Ban Chủ nhiệm) xét tuyển theo nguyên tắc lựa chọn những người dự tuyển đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của Chương trình.
2. Căn cứ vào kết quả tham dự thi tuyển của ứng viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những người trúng tuyển vào chương trình được xác định theo nguyên tắc có điểm thi cao nhất, xét từ trên xuống và theo chỉ tiêu đào tạo cụ thể hàng năm.
Chương II
QUY ĐỊNH TUYỂN SINH
Điều 3. Đối tượng tham gia dự tuyển
1. Đối tượng là cán bộ công chức, viên chức hoặc những người hợp đồng dài hạn hoặc từ 12 tháng trở lên đang công tác tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần Nhà nước nắm cổ phần chi phối của tỉnh, có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác tốt, trong đó ưu tiên thuộc các ngành y tế, giáo dục, đào tạo dạy nghề và đối tượng trong diện quy hoạch cán bộ chủ chốt của tỉnh;
2. Sinh viên năm cuối ở các trường đại học có thành tích học tập khá, giỏi, xuất sắc tại các trường đại học trong và ngoài tỉnh, có đủ điều kiện được chuyển tiếp lên chương trình đào tạo sau đại học. Trong đó ưu tiên đối tượng con em gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, con em đồng bào dân tộc thiểu số. Quá trình tuyển chọn đối tượng đưa đi đào tạo, nếu điểm thi xét tuyển bằng nhau thì ưu tiên trúng tuyển cho đối tượng thuộc gia đình có công với cách mạng, đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Sinh viên Đồng Nai có thành tích học tập khá, giỏi, xuất sắc tại các trường đại học trong và ngoài tỉnh, học viên đang theo học (bằng nguồn kinh phí tự túc) chương trình sau Đại học với chuyên ngành phù hợp với mục tiêu đào tạo của chương trình có nguyện vọng công tác lâu dài theo sự phân công của tỉnh Đồng Nai, có khả năng phát triển tài năng của mình cao hơn trong điều kiện học tập và nghiên cứu thuận lợi.
4. Đối tượng được tiếp tục đào tạo ở trình độ tiến sĩ, chuyên khoa II là những học viên tốt nghiệp loại khá, giỏi hoặc xuất sắc ở trình độ thạc sĩ, chuyên khoa I.
5. Học sinh loại giỏi lớp 10, 11, 12 và đậu vào các trường đại học trong nước với tổng số điểm thi đạt tối thiểu 22 điểm hoặc học sinh đạt giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi cấp Quốc gia có nguyện vọng công tác lâu dài theo sự phân công của tỉnh.
6. Đối với các chuyên ngành: Công nghệ sinh học, y dược, công nghệ thông tin, giáo viên dạy ngoại ngữ và biên phiên dịch đối tượng dự tuyển mở rộng cho những trường hợp có hộ khẩu ngoài tỉnh.
Điều 4. Điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển
1. Điều kiện chung:
a) Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, có thành tích trong học tập khá, giỏi, xuất sắc (sinh viên mới tốt nghiệp đại học), giỏi, xuất sắc (đối với học sinh lớp 12), có thành tích tốt trong công tác (đối với những người đang làm việc); có khả năng trong công tác nghiên cứu khoa học hoặc quản lý xã hội, quản lý khoa học, quản lý sản xuất; có khả năng chỉ huy, điều hành, có triển vọng trở thành cán bộ chủ chốt, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và quản lý.
b) Có cam kết sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ trở về công tác, làm việc theo phân công của tỉnh.
c) Phải có đủ hồ sơ tham gia dự tuyển.
2. Các điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể:
a) Về độ tuổi tham gia chương trình: Không quá 45 tuổi nhưng có xem xét cho những người đã có nhiều năm công tác và sau khi tốt nghiệp còn đủ 10 năm công tác (đối với thạc sĩ, Chuyên khoa I) và 15 năm công tác (đối với tiến sĩ, Chuyên khoa II).
b) Về phẩm chất đạo đức:
- Những người dự tuyển phải có văn bản nhận xét của nhà trường hoặc nơi công tác. Người dự tuyển phải là người hiện không có tiền án, tiền sự.
- Đối với sinh viên mới ra trường, học sinh lớp 12 phải là Đảng viên hoặc Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Đối với những người đã làm việc phải có nhận xét của cơ quan đang công tác về phẩm chất đạo đức và năng lực công tác.
c) Về trình độ:
Đối với loại hình đào tạo trong nước: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy chế tuyển sinh sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với loại hình toàn phần ở nước ngoài và liên kết, người dự tuyển phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Trường hợp học bằng tiếng Anh:
+ Loại hình đào tạo toàn phần ở nước ngoài: Yêu cầu đạt trình độ TOEFL®:PBT: ≥ 500 điểm hoặc TOEFL®:iBT: ≥ 61 điểm hoặc IELTS: ≥ 6.0 và đáp ứng các yêu cầu của Quốc gia, trường đăng ký đến học.
+ Loại hình đào tạo liên kết: Yêu cầu đạt TOEFL® PBT: ≥ 500 điểm hoặc TOEFL®:iBT: ≥ 61 điểm hoặc IELTS: ≥ 6.0 và giai đoạn chuyển tiếp sang nước ngoài: TOEFL®:PBT: ≥ 550 điểm hoặc TOEFL®:iBT: ≥ 80 điểm hoặc IELTS: ≥ 6.5 và đáp ứng các yêu cầu của Quốc gia, trường đăng ký đến học.
- Trường hợp học bằng tiếng Việt: Yêu cầu đạt trình độ B tiếng Anh trở lên hoặc tương đương (đối với loại hình liên kết).
- Trường hợp học bằng tiếng Hoa: Trình độ HSK (Hán ngữ Quốc tế) ≥ cấp 6.
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh sau đại học trong nước, hoặc điểm GRE ≥ 1000 với 3.5 Writing (đối với những ngành khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội nhân văn), hoặc điểm GMAT ≥ 450 với 10% Verbal và Quantitative (đối với ngành quản trị kinh doanh). Trường hợp được nước ngoài cấp học bổng tối thiểu 50% kinh phí học tập thì không cần điều kiện trúng tuyển kỳ thi cao học trong nước.
* Đào tạo Đại học liên thông lên sau đại học toàn phần ở nước ngoài: Yêu cầu đạt trình độ TOEFL®: PBT: ≥ 500 điểm hoặc TOEFL®:iBT: ≥ 61 điểm hoặc IELTS: ≥ 6.0 và đáp ứng các yêu cầu của Quốc gia, trường đăng ký đến học.
Những người trúng tuyển đưa đi đào tạo ở nước ngoài nhưng chưa đảm bảo đủ khả năng tiếng Anh theo yêu cầu của nước nhập học sẽ được đào tạo bổ sung 01 học kỳ tiếng Anh từ 03 - 04 tháng tại nơi được cử đi học.
Điều 5. Quy trình xét tuyển
1. Những người có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Quy chế này đều được tham dự xét tuyển. Hồ sơ tham dự sơ tuyển phải gửi về Sở Khoa học và Công nghệ đúng thời gian được quy định, hồ sơ gồm:
- Đơn xin dự tuyển (theo mẫu quy định).
- Lý lịch (theo mẫu quy định).
- Bản cam kết (theo mẫu quy định).
- Giấy giới thiệu của cơ quan công tác (theo mẫu quy định).
- Bản sao các giấy tờ, văn bằng (có chứng thực).
- Hồ sơ dự tuyển cao học theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Ban Chủ nhiệm thực hiện việc xét tuyển dựa trên các điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của Quy định này. Việc tuyển chọn được thực hiện theo đúng nguyên tắc xét tuyển quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
3. Căn cứ kết quả xét tuyển, Ban Chủ nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định danh sách ứng viên được tham gia chương trình.
5. Kết quả trúng tuyển sẽ được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi thông báo đến những người trúng tuyển; cơ quan, đơn vị quản lý.
Điều 6. Quyền lợi của người trúng tuyển
Những người được đưa đi đào tạo trong Chương trình sẽ được đảm bảo cho việc học tập theo các chế độ sau đây:
1. Được vay toàn bộ kinh phí (không tính lãi) đảm bảo cho việc học tập. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và nghiên cứu, những người có văn bằng đại học, Chuyên khoa cấp I, Chuyên khoa cấp II, thạc sĩ và tiến sĩ:
- Loại xuất sắc, giỏi: Được hỗ trợ 100% tiền vay, được khen thưởng và được ưu tiên xét tuyển tiếp tục tham gia chương trình ở bậc cao hơn.
- Loại khá: Khối khoa học tự nhiên được hỗ trợ 100% tiền vay, khối khoa học xã hội và nhân văn được hỗ trợ 85% tiền vay và được ưu tiên xét tuyển tiếp tục tham gia chương trình ở bậc cao hơn.
- Loại trung bình: Khối khoa học tự nhiên được hỗ trợ 90% tiền vay, khối khoa học xã hội và nhân văn được hỗ trợ 70% tiền vay.
Điều 7. Nghĩa vụ của người trúng tuyển
1. Những người không hoàn thành việc học tập, nghiên cứu phải hoàn trả 100% kinh phí đã được chương trình cho vay kể cả chi phí đầu tư và lãi suất cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ (đối với nguyên nhân chủ quan), trường hợp do nguyên nhân khách quan sẽ xem xét tỷ lệ hoàn trả tùy theo mức độ.
2. Tất cả những người được trúng tuyển đưa đi đào tạo trong nước hay ngoài nước đều phải được thân nhân ở Việt Nam đứng ra bảo lãnh. Người đi học và thân nhân ở Việt Nam phải ký thỏa thuận cam kết mang tính pháp lý với các điều khoản cụ thể có liên quan đến việc được vay kinh phí.
3. Những người được vay kinh phí sau khi đã được hỗ trợ theo chương trình này, khi hoàn tất chương trình đào tạo phải trở về và phục vụ theo phân công của tỉnh.
a) Đối với tiến sĩ, Chuyên khoa cấp II, đại học nước ngoài: Sau khi tốt nghiệp về phục vụ theo phân công của tỉnh tối thiểu là 15 năm.
b) Đối với thạc sĩ, Chuyên khoa cấp I: Sau khi tốt nghiệp về phục vụ theo phân công của tỉnh tối thiểu là 10 năm.
4. Những người được đi học trong chương trình phải gửi báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu theo định kỳ hàng năm (khi kết thúc năm học) cho Thường trực Ban Chủ nhiệm.
Điều 8. Hoàn trả, bồi thường kinh phí
1. Những người tham gia chương trình sau khi hoàn thành việc học tập nếu không trở về để phục vụ theo phân công của tỉnh sẽ phải bồi hoàn các chi phí đã cấp từ chương trình gồm cả chi phí đầu tư, lãi suất cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ và mức phạt 10% tổng số tiền vay.
2. Các khoản nợ vay phải trả (sau khi đã trừ phần hỗ trợ theo kết quả học tập) của các đối tượng tham gia chương trình thì người được đào tạo theo chương trình sau khi hoàn thành việc học tập, nghiên cứu trở về địa phương phục vụ phải hoàn trả dần tiền vay với thời hạn không quá 15 năm đối với tiến sĩ, Chuyên khoa cấp II, đại học nước ngoài và 10 năm đối với thạc sĩ, Chuyên khoa cấp I.
3. Ban Chủ nhiệm Chương trình phối hợp Sở Tài chính quy định cụ thể thời gian, định mức hoàn trả cụ thể và chịu trách nhiệm thu hồi khoản kinh phí tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Giám sát học viên
1. Thường trực Ban Chủ nhiệm chịu trách nhiệm giám sát, tổng hợp các báo cáo và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập của những người tham gia chương trình.
2. Thông qua các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, các trường đại học, viện nghiên cứu, thường trực Ban Chủ nhiệm sẽ theo dõi tình hình học tập, nghiên cứu và đời sống của các học viên tham gia chương trình nhằm tạo mọi điều kiện cho học viên đạt kết quả học tập, nghiên cứu tốt nhất.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có người được trúng tuyển
Các cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia chương trình và trúng tuyển phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho học viên hoàn thành tốt khóa học và có thông báo đến Ban Chủ nhiệm Chương trình khi có sự thay đổi công tác đối với những học viên tham gia chương trình thuộc sự quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Sở Khoa học và Công nghệ (Thường trực Ban Chủ nhiệm) chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy chế tuyển sinh này. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc thì cơ quan Thường trực Ban Chủ nhiệm tổng hợp, phối hợp Sở Nội vụ trình UBND tỉnh xem xét giải quyết./.
- 1Quyết định 95/2003/QĐ-UB ban hành Quy chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng sau đại học ở nước ngoài đối với cán bộ, công chức của Thành phố Hà Nội bằng nguồn ngân sách Thành phố do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về tuyển sinh của Chương trình đào tạo sau đại học do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Quyết định 09/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tuyển chọn và quản lý ứng viên Đề án Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2007 - 2013 của tỉnh Bình Thuận kèm theo Quyết định 33/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 33/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế tuyển chọn và quản lý ứng viên của Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2007 - 2013 của tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 17/2009/QĐ-UBND về chế độ khen thưởng học sinh trúng tuyển đại học đạt điểm cao và học sinh giỏi khối giáo dục chuyên nghiệp do tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Quyết định 688/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án đào tạo sau đại học ở nước ngoài tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2015
- 7Quyết định 3568/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong kỳ hệ thống hóa đến ngày 31/12/2013 theo Nghị định 16/2013/NĐ-CP do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 1Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về tuyển sinh của Chương trình đào tạo sau đại học do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 3568/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong kỳ hệ thống hóa đến ngày 31/12/2013 theo Nghị định 16/2013/NĐ-CP do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 1Quyết định 95/2003/QĐ-UB ban hành Quy chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng sau đại học ở nước ngoài đối với cán bộ, công chức của Thành phố Hà Nội bằng nguồn ngân sách Thành phố do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị quyết 51/2005/NQ-HĐND7 về phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 5 ban hành
- 4Quyết định 09/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tuyển chọn và quản lý ứng viên Đề án Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2007 - 2013 của tỉnh Bình Thuận kèm theo Quyết định 33/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 33/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế tuyển chọn và quản lý ứng viên của Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2007 - 2013 của tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Quyết định 2361/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Quyết định 17/2009/QĐ-UBND về chế độ khen thưởng học sinh trúng tuyển đại học đạt điểm cao và học sinh giỏi khối giáo dục chuyên nghiệp do tỉnh Bình Dương ban hành
- 8Quyết định 688/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án đào tạo sau đại học ở nước ngoài tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2015
Quyết định 1550/QĐ-UBND năm 2012 về quy chế tuyển sinh của Chương trình 02 về đào tạo sau đại học giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- Số hiệu: 1550/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/06/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Nguyễn Thành Trí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra