Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 155/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 01 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/02/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung tại Điều 1 Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Dự án quy hoạch Bảo vệ Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020.
Căn cứ Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 04/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Xét đề nghị của Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi tại Tờ trình số 23-TTr/TĐTN-TNNT ngày 12/01/2018; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 30/SNNPTNT ngày 05/01/2018 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 26/SKHĐT-KTN ngày 09/01/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch trồng cây phân tán của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018-2020.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi; Thủ trưởng sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; các huyện, thành Đoàn và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
TRỒNG CÂY PHÂN TÁN CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 155/QĐ-UBND ngày 23/01/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/02/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung tại Điều 1 Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Dự án quy hoạch Bảo vệ Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020.
Căn cứ Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 04/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chủ động, phát huy vai trò xung kích, trách nhiệm của đoàn viên, thanh thiếu nhi trong tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp cán bộ Đoàn, Hội và tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ thực hiện những công trình, phần việc thanh niên cụ thể gắn với việc triển khai phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới ” và “Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị”.
- Góp phần thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020 về tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 là 52%.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức thực hiện trồng cây phân tán phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương, hình thức và phù hợp với các quy định về trồng cây phân tán, cây cảnh quan cho từng vị trí, địa điểm, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng,... nhằm đảm bảo tỷ lệ sống tốt, góp phần tạo vẻ đẹp môi trường cảnh quan trên địa bàn tỉnh.
- Việc tổ chức trồng cây phân tán phải theo kế hoạch, công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ sau khi tổ chức trồng cây phải được chú trọng, đặc biệt quan tâm, gắn trách nhiệm chăm sóc, quản lý, bảo vệ cho từng tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm cho đoàn viên, thanh niên tại cơ sở.
1. Tên Kế hoạch: Trồng cây phân tán của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018-2020.
2. Đơn vị thực hiện Kế hoạch: Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi.
3. Phạm vi thực hiện: Tại 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (trừ huyện Lý Sơn)
4. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2018-2020.
1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Đoàn viên, thanh thiếu nhi về mục đích, mục tiêu của công tác trồng và bảo vệ rừng.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân: tập huấn, diễn đàn, hội thi,...
- Vận động đoàn viên, thanh niên và người dân tham gia vào các Dự án trồng và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; tố giác các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn.
- Sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông của Đoàn, Hội, như: báo, bản tin thanh niên, phát thanh, trang thông tin điện tử Tỉnh Đoàn, trang mạng xã hội của Đoàn,...
2. Công tác trồng cây phân tán
a) Thời gian thực hiện
Trồng tập trung trong năm 2018 và quý I của năm 2019. Cụ thể theo đợt như sau:
- Đợt 1: Từ tháng 2 đến tháng 3. Lồng ghép trồng cây phân tán vào phong trào Tết trồng cây hoặc hoạt động Tháng Thanh niên.
- Đợt 2: Từ tháng 8 đến tháng 11. Lồng ghép trồng cây phân tán vào hoạt động trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè.
b) Địa điểm, vị trí thực hiện
Triển khai và thực hiện trồng cây tại 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (trừ huyện Lý Sơn). Vị trí trồng dự kiến tại các tuyến đường giao thông, nơi công cộng, cơ quan, trường học, bệnh xá... do các cơ sở Đoàn, chi đoàn đảm nhận trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ.
c) Số lượng, loài cây trồng
- Tổng số cây trồng hỗ trợ khoảng 30.000 cây.
- Các loài cây trồng dự kiến: Lim xanh, Sao đen, Móng bò, Xà cừ, Giáng hương, Muồng hoàng yến, Bàng Thái Lan, Phi lao (Dương liễu), Bằng lăng tím, Cau, Sưa, Hoàng nam, Lát hoa, Dầu rái, Sấu,...
1. Đối với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh thiếu nhi về mục đích, mục tiêu của công tác trồng và bảo vệ rừng
- Đưa nội dung tuyên truyền về công tác phát triển rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng vào tài liệu sinh hoạt chi đoàn, chi hội. Phối hợp tổ chức các diễn đàn, hội thi nhằm tuyên truyền về công tác trồng và bảo vệ rừng.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn, Hội, đoàn viên, hội viên về mục đích, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác trồng và bảo vệ rừng; công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; các dự án trồng rừng trên địa bàn tỉnh. Tùy theo điều kiện thực tế tại các địa phương, các cơ sở Đoàn phối hợp với các các phòng chức năng tổ chức tập huấn, diễn đàn, hội thi nhằm nâng cao nhận thức về trồng và bảo vệ rừng cho thanh thiếu nhi và nhân dân.
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ sở Đoàn trong công tác phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan để vận động đoàn viên, thanh niên và người dân tham gia vào các Dự án trồng và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; tố giác các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Mỗi đoàn viên, hội viên là một tuyên truyền viên về công tác trồng và bảo vệ rừng; vận động gia đình, người thân, nhân dân tại địa phương tham gia công tác trồng và bảo vệ rừng.
- Sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông của Đoàn, Hội, như: báo, bản tin thanh niên, phát thanh, trang thông tin điện tử Tỉnh Đoàn, trang mạng xã hội của Đoàn,... trong tuyên truyền các hoạt động, các mô hình tiêu biểu của Đoàn, Hội và phổ biến kinh nghiệm tốt, hiệu quả trong công tác trồng và bảo vệ rừng. Một năm có ít nhất 20 bài viết về công tác trồng và bảo vệ rừng trên trang thông tin điện tử Tỉnh Đoàn; 04 bài viết trên bản tin thanh niên.
2. Giải pháp kỹ thuật trồng cây phân tán
a) Tiêu chuẩn cây trồng
Tùy theo đặc điểm sinh trưởng của từng loài cây, điều kiện tự nhiên,... để lựa chọn tiêu chuẩn cây trồng cho phù hợp, trong đó: cây được gieo ươm từ hạt, thời gian gieo ươm đến khi trồng tối thiểu từ 16 tháng tuổi trở lên, chiều cao trên 80 cm, đường kính gốc đạt từ 0.8 cm trở lên, thân thẳng, dáng cân đối, không bị sâu bệnh, cụt ngọn, tán đều,...
b) Tổ chức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng
b1) Kỹ thuật trồng cây
- Chuẩn bị mặt bằng: Dọn sạch vị trí dự kiến thực hiện trồng cây.
- Làm đất:
+ Đào hố và lấp hố bằng phương pháp thủ công: dùng cuốc, xẻng. Đào hố trước khi trồng 15-20 ngày, khoảng cách giữa các hố từ 3 m trở lên.
+ Khi đào hố phải lấy hết đá ra khỏi hố, đất đào hố để bên miệng hố sau khi sửa đáy hố xong thì lấp hố. Chú ý lấp đất đầy ngang miệng hố.
+ Kích thước hố 0.4 x 0.4 x 0.4 m.
- Bón lót: Phải tiến hành lấp hố kết hợp với bón lót từ 1-2 kg phân chuồng hoai có trộn 0.1-0.2 kệ phân vi sinh/gốc trộn đều với lớp đất trên mặt, cho xuống đáy hố trước khi trồng, vun đất theo hình mu rùa.
- Trồng cây:
+ Dùng cuốc móc đất giữa tâm hố trồng, xé bỏ túi bầu, tránh làm vỡ bầu, tổn thương đến bộ rễ, đặt cây thẳng đứng giữa hố, dùng tay ấn nhẹ chặt lớp đất mặt xung quanh bầu, lấp đất đến cổ rễ cây theo hình mu rùa cao hơn so với mặt đất để tránh đọng nước làm úng, chết cây.
+ Để bảo vệ cây nên cắm cọc (01 cọc hoặc 03 cọc) hoặc đan rọ bảo vệ và tưới đẫm nước ngay sau khi trồng. Tưới nước, chăm sóc, bảo vệ định kỳ để đảm bảo cây sống và cây sinh trưởng, phát triển tốt.
b2) Chăm sóc cây trồng
- Thời gian chăm sóc 03 năm liên tiếp sau khi trồng; mỗi năm tiến hành chăm sóc 2 lần, lần thứ nhất từ tháng 3 đến tháng 5 và lần thứ 2 từ tháng 8 đến tháng 11.
- Biện pháp chăm sóc: Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi, xới đất xung quanh gốc đường kính rộng 60 - 80 cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc 0,1 - 0,3 kg phân vi sinh/cây vào lần chăm sóc đầu tiên của mỗi năm. Khi chăm sóc kết hợp với trồng dặm những cây bị chết.
- Nội dung chăm sóc cây trồng gồm:
+ Phát dọn thực bì: Yêu cầu phát dọn sạch thực bì cỏ dại, cây bụi, dây leo quấn quanh cây (2 lần/năm).
+ Trồng dặm: Tiến hành trồng dặm những cây bị chết, vun đỡ những cây nghiêng ngả.
+ Dẫy cỏ xới đất: Dẫy sạch cỏ dại và xới đất xung quanh tém vào gốc cây có đường kính rộng 60 - 80 cm, sâu 3 - 4 cm (2 lần/năm).
+ Bón phân: Bón thúc 0.1 - 0.3 kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu, bón cách gốc 30-35 cm.
+ Tỉa thưa, tạo tán: Trồng 2-3 năm đầu cần tỉa bỏ cành, nhánh phụ, nên tỉa cành vào cuối mùa khô hàng năm để tạo cho thân cây thẳng. Khi cây được 3-4 năm tuổi xác định cây sinh trưởng chậm, yếu, còi cọc trong rừng trồng thì phải chặt tỉa nhằm tạo điều kiện cho những cây còn lại sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
- Bảo vệ: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến cây trồng.
3. Giải pháp về nguồn vốn
- Nguồn vốn: Vốn ngân sách tỉnh bố trí tại Chương trình Mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững (Chương trình bảo vệ và phát triển rừng).
- Kinh phí xã hội hóa (vận động từ các doanh nghiệp, nhà tài trợ, mạnh thường quân, đối ứng của thanh niên...): các huyện, thành đoàn, các đơn vị đảm nhận trồng và chăm sóc tự vận động kinh phí để mua phân chuồng, trồng dặm, duy trì việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong những năm sau, trang trí thảm cỏ, khung (nếu có),... để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và tạo cảnh quan tại địa phương.
4. Giải pháp tổ chức
- Tỉnh Đoàn thành lập Ban chỉ đạo trồng cây phân tán của tổ chức Đoàn theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo, phát động rộng rãi đến các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội trên toàn tỉnh tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công tác trồng và bảo vệ rừng trong cán bộ Đoàn, Hội, Đội, đoàn viên, hội viên, thanh niên;
- Chỉ đạo các tổ chức Đoàn huy động đoàn viên thanh niên và vận động nhân dân cũng tham gia trồng cây; đảm bảo tổ chức ra quân trồng cây đạt hiệu quả; xây dựng phương án bàn giao cho các cơ sở đoàn, chi đoàn, cơ quan, đơn vị chăm sóc và bảo vệ sau khi trồng. Bên cạnh đó, các huyện, thành Đoàn chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Tết trồng cây” hàng năm tại các huyện, thành phố.
TT | Nội dung thực hiện | Thời gian thực hiện | Đơn vị thực hiện |
1 | Rà soát nhu cầu và xây dựng Kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt | Tháng 12/2017 | Tỉnh Đoàn, Sở NN và PTNT |
2 | Xây dựng phương án trồng cây phân tán hàng năm | Quý I/hàng năm | Tỉnh Đoàn |
3 | Xây dựng Kế hoạch thực hiện như: huy động quân, chuẩn bị đất đai, phát dọn thực bì, đào hố, triển khai trồng cây, chăm sóc, lựa chọn đơn vị cung cấp giống cây trồng,... | Theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt | Tỉnh Đoàn, Các huyện, thành Đoàn, các đơn vị trực tiếp nhận hỗ trợ hoặc đảm nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng. |
4 | Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện trồng cây phân tán | Thường xuyên, hàng năm | Tỉnh Đoàn, Các huyện, thành Đoàn, các đơn vị trực tiếp nhận hỗ trợ hoặc đảm nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng. |
5 | Đôn đốc các đơn vị triển khai trồng dặm, chăm sóc theo kế hoạch | Thường xuyên và theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt | Tỉnh Đoàn; các huyện, thành đoàn; đơn vị trực tiếp nhận hỗ trợ hoặc đảm nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng. |
6 | Tổ chức đánh giá thực hiện Kế hoạch | Theo định kỳ hàng quý, năm | Tỉnh Đoàn, Cán bộ kỹ thuật Sở NN và PTNT, các huyện, thành Đoàn |
Khái toán tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch:
Bằng số (đã làm tròn): 2.271.400.000 đồng (sẽ được chuẩn xác trong quá trình lập Phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).
Bằng chữ: Hai tỷ hai trăm bảy mươi mốt triệu bốn trăm nghìn đồng.
Trong đó:
- Chi phí cho công tác tuyên truyền: 120.600.000 đồng;
- Chi phí trồng rừng phân tán: 1.942.800.000 đồng;
- Chi phí tổng kết, đánh giá thực hiện Kế hoạch: 1.500.000 đồng;
- Chi phí dự phòng: 206.500.000 đồng.
Chia theo năm thực hiện:
- Năm 2018: 1.168.200.000 đồng
- Năm 2019: 764.200.000 đồng
- Năm 2020: 339.000.000 đồng
1. Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi
- Lập Phương án triển khai thực hiện, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình phê duyệt theo quy định hiện hành; đăng ký kế hoạch vốn với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh phân bổ, làm cơ sở để thực hiện.
- Tỉnh Đoàn chủ trì, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện, giám sát quá trình thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công tác trồng và bảo vệ rừng trong cán bộ Đoàn, Hội, Đội, đoàn viên, hội viên, thanh niên
- Chỉ đạo các huyện, thành Đoàn chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Tết trồng cây” hàng năm tại các huyện, thành phố.
- Theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện và tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện và kết quả định kỳ theo quý, năm về Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và UBND tỉnh Quảng Ngãi.
2. Các huyện, thành Đoàn
- Xây dựng Kế hoạch triển khai trồng cây phân tán tại địa phương; cử lãnh đạo tham gia Ban Chỉ đạo trồng cây phân tán.
- Chủ động phối hợp với UBND, các đơn vị liên quan để rà soát địa điểm, tổ chức trồng cây phân tán hàng năm theo Kế hoạch đảm bảo hiệu quả; phối hợp tổ chức Tết trồng cây hàng năm.
- Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, thanh niên và nhân dân tích cực trồng cây, gây rừng; xây dựng phương án bàn giao cho cơ sở Đoàn, chi đoàn, đơn vị đảm nhận việc chăm sóc, quản lý và bảo vệ để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Có phương án huy động thêm các nguồn lực xã hội để trồng dặm, mua phân bón, chăm sóc, bảo vệ, trang trí (thảm cỏ, làm khung,...) để tạo cảnh quan tại địa điểm công cộng.
- Sau mỗi đợt ra quân trồng cây, các cấp bộ Đoàn phải có báo cáo kết quả thực hiện về Tỉnh Đoàn để đánh giá kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm, đảm bảo các đợt ra quân tiếp theo đạt hiệu quả.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp, hỗ trợ Tỉnh Đoàn trong việc đăng ký thực hiện nhiệm vụ trồng cây phân tán và lập Kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước;
- Phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu tuyên truyền và cử cán bộ tham gia hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán trong các đợt trồng cây.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan và tổ chức Đoàn các cấp thực hiện Kế hoạch này.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh xem xét bố trí vốn đầu tư để thực hiện Kế hoạch. Hoàn thành trước ngày 15/02/2018.
5. UBND các huyện, thành phố
Phối hợp việc triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương; chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp trong việc xây dựng Kế hoạch cụ thể ra quân trồng cây tại từng địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn các đơn vị kịp thời báo cáo về Tỉnh Đoàn để tổng hợp, trình UBND tỉnh để xem xét, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2309/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án trồng cây phân tán, cây che bóng giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Đề án trồng, chăm sóc và bảo vệ cây phân tán trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020
- 3Nghị quyết 37/2017/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về trồng rừng tập trung và cây phân tán trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 3Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt dự án Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 442/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 09/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi Điều 1 Quyết định 2037/QĐ-UBND phê duyệt dự án Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020
- 7Quyết định 2309/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án trồng cây phân tán, cây che bóng giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Đề án trồng, chăm sóc và bảo vệ cây phân tán trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020
- 9Nghị quyết 37/2017/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Sơn La ban hành
- 10Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 21/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện Quyết định 886/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Quyết định 434/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 22-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 13Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2021 về trồng rừng tập trung và cây phân tán trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 155/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch trồng cây phân tán của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018-2020
- Số hiệu: 155/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/01/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra