- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1548/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 27 tháng 10 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật tổ chính quyền địa phương 19/06/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP 14/05/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP 24/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và đánh giá, rà soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Bắc Ninh (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao các Sở, ngành, các đơn vị có liên quan:
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời công bố, công khai các thủ tục hành chính sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án đơn giản hóa.
Điều 3. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC NINH NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh)
CẮT GIẢM THÀNH PHẦN HỒ SƠ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Trên cơ sở Quyết định công bố bộ TTHC đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố. Các sở, ban, ngành đã tiến hành rà soát và đã cắt giảm được thời gian thực hiện và trình tự thực hiện các TTHC:
Sở Nội vụ
1. Thủ tục tiếp nhận các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức:
* Đơn giản thành phần hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển. Đề nghị bãi bỏ Bản sao Giấy khai sinh và Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng.
Lý do: Nội dung trong Giấy khai sinh đã có trong bản sơ yếu lý lịch tự thuật, lý lịch mẫu 2c và Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; đối với Giấy khám sức khỏe khi làm hồ sơ cán bộ, công chức thì cơ quan sử dụng phải chịu trách nhiệm xác minh.
1.2. Kiến nghị thực thi
Phương án đơn giản hóa đã được tiếp thu, quy định tại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV (hoặc Bản sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức theo mẫu 2C-BNV/2008 có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi người đề nghị tiếp nhận công chức không qua thi đang công tác trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ đối với trường hợp tiếp nhận quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV)
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 13.450.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.486.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.964.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 55,45 %.
* Đơn giản và sửa đổi thành phần hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển. Đề nghị bãi bỏ lý lịch tư pháp. Sửa đổi thành phần hồ sơ: “Bản sao có chứng thực: quyết định tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, lương hiện hưởng, sổ bảo hiểm xã hội” thành “Bản sao quyết định tuyển dụng, lương hiện hưởng, sổ bảo hiểm xã hội”.
Lý do: Vì trong lý lịch 2c đã có nội dung nhận xét đánh giá, xác nhận của cơ quan đang sử dụng công chức, viên chức và đối với quy định nộp bản sao có chứng thực các quyết định: Điều động, bổ nhiệm là không cần thiết. Vì sau khi có quyết định tiếp nhận, tuyển dụng cơ quan quản lý công chức sẽ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ cán bộ để quản lý theo quy định.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi Điểm c, Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV như sau:
- Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan cấp sở hoặc tương đương về việc tiếp nhận công chức không qua thi, trong đó có mô tả công việc vị trí việc làm cần tuyển, đối tượng cần tuyển, dự kiến xếp ngạch, bậc lương và tình hình sử dụng biên chế;
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển đối với trường hợp tiếp nhận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV (hoặc Bản sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức theo mẫu 2C-BNV/2008 có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi người đề nghị tiếp nhận công chức không qua thi đang công tác trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ đối với trường hợp tiếp nhận quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV);
- Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển;
- Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.654.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.286.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.368.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 57 %.
2. Thủ tục xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên:
Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ và giảm thời gian giải quyết:
+ Bản đánh giá, nhận xét quá trình công tác và ý kiến đồng ý cho chuyển công tác của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức cấp xã;
+ Bản sao giấy khai sinh
Thời gian giải quyết theo quy định hiện hành 15 ngày. Đề nghị cắt giảm xuống còn 10 ngày.
Lý do: Trong sơ yếu lý lịch theo mẫu 2c đã có đầy đủ các nội dung trong Giấy khai sinh và đã có phần nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý cán bộ, công chức.
2.1. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa Khoản 1, Điều 13, Thông tư số 13/2010/TT-BNV như sau: Hồ sơ cá nhân bao gồm:
a) Đơn đề nghị xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên;
b) Bản sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức theo mẫu số 2c, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đề nghị xét chuyển đang công tác;
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị xét chuyển.
2.2. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 439.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 434.500 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2 %.
Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ gồm: Bản sao giấy khai sinh.
Lý do: Lý lịch mẫu 2c đã có đầy đủ những nội dung trong bản sao giấy khai sinh.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 5.010.200 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.955.200 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 55.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2 %.
4. Thủ tục nâng ngạch không qua thi khi có thông báo nghỉ hưu
Đề nghị sửa thành phần hồ sơ: “Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học; các văn bằng, chứng chỉ có liên quan” thành “Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học; các văn bằng, chứng chỉ có liên quan”.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 772.400 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:732.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 40.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 5 %.
5. Thủ tục bổ nhiệm vào ngạch thanh tra (Thanh tra viên chính và Thanh tra viên):
Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: “Bản nhận xét Đảng viên của cấp ủy nơi cư trú”.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.197.400 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.192.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,2 %.
6. Thủ tục xếp lương lần đầu đối với cán bộ, công chức cấp xã
Đề nghị bỏ 01 thành phần hồ sơ: “Bản sao giấy khai sinh”
Lý do: Vì trong lý lịch 2c đã có đầy đủ nội dung trong Giấy khai sinh.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 46.145.400 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa:45.620.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 525.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0,2 %.
7. Thủ tục chuyến xếp lương đối với cán bộ, công chức cấp xã
Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: “Bản sao sổ bảo hiểm xã hội”.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 11.842.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11.482.500 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 360.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3 %.
Tổng chi phí tiết kiệm là 10.792.000 đồng, bằng chữ (Mười triệu bảy trăm chín hai nghìn đồng chẵn)./.
- 1Quyết định 1658/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực người có công thuộc phạm vi quản lý nhà nước, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 2Quyết định 1659/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi quản lý nhà nước, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 3Quyết định 3039/QĐ-UBND thông qua phương án đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính năm 2017 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Quyết định 2670/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 2630/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 1658/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực người có công thuộc phạm vi quản lý nhà nước, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 7Quyết định 1659/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi quản lý nhà nước, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 8Quyết định 3039/QĐ-UBND thông qua phương án đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính năm 2017 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- 9Quyết định 2670/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Quyết định 2630/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Quyết định 1548/QĐ-UBND về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Bắc Ninh năm 2017
- Số hiệu: 1548/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Tiến Nhường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết