Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1540/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 8 năm 2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy định về quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 312/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 2764/SXD-HTKT ngày 23 tháng 3 năm 2022 và Công văn số 4145/SXD-HTKT ngày 25 tháng 4 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công viên cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG VIÊN VÀ CÂY XANH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
- Đầu tư xây dựng mới tối thiểu 10 ha công viên công cộng và 2 ha mảng xanh công cộng.
- Thực hiện trồng mới và cải tạo 6.000 cây xanh trên địa bàn Thành phố.
1. Phát triển công viên, mảng xanh công cộng
a) Đầu tư xây dựng các dự án các công viên, mảng xanh công cộng trên địa bàn Thành phố giai năm 2022 và trong giai đoạn 2021 - 2025
- Đối với các dự án đã được thông qua chủ trương đầu tư công giai đoạn 2021-2025, các chủ đầu tư triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định và hoàn thành việc xây dựng, đưa vào sử dụng đối với các dự án có trong danh mục công trình hoàn thành trong năm 2022.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển công viên, mảng xanh, cây xanh năm 2022 tại từng địa phương và đề xuất chỉ tiêu cụ thể.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Đô thị, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Sản phẩm hoàn thành: Các công viên, mảng xanh công cộng.
b) Đầu tư xây dựng, bàn giao quản lý công viên, cây xanh trong các dự án phát triển nhà ở
- Căn cứ danh mục các dự án phát triển nhà ở (nhất là các dự án đã có người dân vào sinh sống) nhưng chưa đầu tư xây dựng công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật hoặc đã đầu tư xây dựng nhưng đã xuống cấp hoặc chưa bàn giao quản lý, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức làm việc cùng các chủ đầu tư để thống nhất về kế hoạch đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ các công viên, cây xanh (và hệ thống hạ tầng kỹ thuật) trong dự án đúng theo quy mô trong đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 và chất lượng. Sau đó, báo cáo về Sở Xây dựng kế hoạch, danh mục, quy mô các công trình đầu tư xây dựng, hoàn tất trong năm.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải.
Sản phẩm hoàn thành: Đầu tư xây dựng, bàn giao quản lý công viên trong các dự án phát triển nhà ở. Đối với các địa phương có nhiều dự án phát triển nhà ở, khu dân cư như: quận 7, huyện Bình Chánh, Bình Tân, Nhà Bè bàn giao ít nhất 2 dự án; thành phố Thủ Đức bàn giao ít nhất 6 dự án.
c) Rà soát, thu hồi việc sử dụng, cho thuê các khu đất có nguồn gốc là đất công được quy hoạch là đất công viên
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức rà soát lập danh mục các khu đất công được quy hoạch là đất công viên cây xanh nhưng đang cho thuê, sử dụng với mục đích khác. Sau đó báo cáo, đề xuất về Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kế hoạch thu hồi các khu đất để đầu tư xây dựng công viên.
- Căn cứ đặc điểm, nguồn gốc, thời gian cho thuê, kế hoạch sử dụng đất, đề xuất việc đầu tư, xây dựng công viên công cộng.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Sản phẩm hoàn thành: Danh mục, kế hoạch thu hồi các khu đất có nguồn gốc đất công nằm trong quy hoạch đất công viên cây xanh.
d) Triển khai hướng dẫn lập và phê duyệt phương án sử dụng tổng mặt bằng đối với các dự án xây dựng công viên công cộng tập trung
- Hướng dẫn lập phương án sử dụng tổng mặt bằng đối với các công viên hiện hữu.
- Căn cứ theo hướng dẫn này, các đơn vị quản lý công viên đề xuất kế hoạch, kinh phí triển khai thực hiện. Tập trung triển khai thực hiện đối với các công viên lớn, công viên trung tâm trên địa bàn Thành phố.
- Đối với các công viên hiện hữu, lập phương án sử dụng tổng mặt bằng để làm cơ sở tổ chức xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, kêu gọi đầu tư, đấu giá các dịch vụ khai thác trong công viên phù hợp với tình hình, nhu cầu hiện tại của xã hội và kiểm soát việc khai thác, sử dụng mặt bằng công viên, thu hồi những phần khai thác không đúng chức năng.
Cơ quan thực hiện: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Đô thị.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng
Sản phẩm hoàn thành: Văn bản triển khai hướng dẫn lập tổng mặt bằng; Kế hoạch, triển khai lập quy hoạch tổng mặt bằng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 một số công viên.
e) Gia tăng quỹ đất công viên công cộng trên địa bàn Thành phố
- Thực hiện các giải pháp gia tăng quỹ đất quy hoạch cây xanh công cộng cho Thành phố. Trong đó, ưu tiên bổ sung quỹ đất tại các địa phương có tỷ lệ, quy hoạch chỉ tiêu cây xanh đầu người thấp; ưu tiên lựa chọn các đất nhà xưởng, sản xuất xen cài trong khu dân cư hiện hữu thuộc diện phải di dời để điều chỉnh thành đất cây xanh, vườn hoa công cộng. Ngoài ra, đối với các dự án xây dựng mới khu đô thị, khu dân cư sẽ đề xuất tăng tỷ lệ, diện tích đất cây xanh công cộng.
- Điều chỉnh các đồ án quy hoạch.
Cơ quan chủ trì: Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Sản phẩm hoàn thành: Danh mục các khu đất quy hoạch thành đất cây xanh công cộng, các hướng dẫn, đề xuất về việc tăng tỷ lệ, diện tích đất cây xanh công cộng.
2. Phát triển, chỉnh trang hệ thống cây xanh đường phố
a) Thực hiện trồng mới và cải tạo cây xanh trên địa bàn quản lý
-Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức thực hiện việc trồng mới và cải tạo cây xanh bóng mát trên địa bàn.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng.
Sản phẩm hoàn thành: trồng mới và cải tạo tối thiểu 6.000 cây xanh.
b) Xây dựng, điều chỉnh một số hướng dẫn, quy định kỹ thuật chuyên ngành
- Xây dựng, điều chỉnh một số quy định, hướng dẫn chuyên ngành như: hướng dẫn trồng cây xanh trong đô thị, hướng dẫn bảo vệ cây xanh trong quá trình thi công công trình, hướng dẫn, quy trình về chẩn đoán nguy hại và quản lý rủi ro cây xanh.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng.
Sản phẩm hoàn thành: các quy định, hướng dẫn chuyên ngành.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu cây xanh trên địa bàn Thành phố
- Tiếp tục thực hiện việc thu thập cơ sở dữ liệu công viên, cây xanh tại một số khu vực trên địa bàn Thành phố. Các đơn vị quản lý cây xanh thực hiện thu thập dữ liệu cây xanh vỉa hè các tuyến đường, trong công viên mảng xanh. Dữ liệu cây xanh bao gồm dữ liệu về mặt không gian và thuộc tính. Lưu ý việc sử dụng bản đồ nền để có thể chia sẻ dữ liệu dùng chung. Đồng thời kết hợp với việc đánh giá về sinh trưởng, phát triển của cây làm cơ sở xây dựng kế hoạch trồng và cải tạo cây xanh.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông.
Sản phẩm hoàn thành: cơ sở dữ liệu cây xanh trên một số tuyến đường.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công viên, cây xanh trên địa bàn thành phố
a) Xác định, thiết lập ranh mốc, số hóa các công viên công cộng trên địa bàn Thành phố
- Các đơn vị được phân cấp quản lý công viên phối hợp cùng các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch, thực hiện việc đo vẽ, xác lập ranh mốc, số hóa các công viên đang quản lý để làm cơ sở xác định khối lượng công viên cây xanh đang quản lý và giữ đất, chống tái lấn chiếm cũng như thu hồi các phần đất nằm trong quy hoạch đất công viên hiện hữu. Lưu ý việc sử dụng bản đồ nền để có thể chia sẻ dữ liệu dùng chung.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Sản phẩm hoàn thành: Bản vẽ mặt bằng tổng thể hiện trạng một số công viên do Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức quản lý.
b) Rà soát các trụ sở, cơ quan, nhà dân chiếm dụng trên mặt bằng các công viên và lập đề án thực hiện việc di dời để trả lại mặt bằng các công viên
- Các đơn vị được giao quản lý công viên thực hiện việc rà soát toàn bộ các công trình chiếm dụng, khai thác, kinh doanh trên mặt bằng các công viên. Theo đó, đối với các công trình xây dựng có chức năng không phù hợp với chức năng công cộng thì lập kế hoạch tháo dỡ, di dời trả lại hiện trạng công viên.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật.
Cơ quan phối hợp: Thanh tra Thành phố, Thanh tra Sở Xây dựng.
Sản phẩm hoàn thành: Kế hoạch di dời các công trình chiếm dụng, khai thác mặt bằng các công viên trên địa bàn Thành phố.
c) Điều chỉnh mô hình quản lý, phân cấp quản lý công viên, cây xanh trên địa bàn Thành phố
- Xây dựng bộ tiêu chí về mô hình quản lý công viên, cây xanh dựa trên nội dung trong “Chương trình Phát triển Công viên, cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030” đã được thông qua; trong đó mô hình quản lý công viên như sau:
Đối với Công viên công cộng tập trung: dự kiến do đơn vị quản lý chuyên ngành trực thuộc Sở Xây dựng thống nhất quản lý toàn diện.
Đối với hoa viên công cộng: (công viên có quy mô dưới 1 ha) tùy theo vị trí, đặc điểm dự kiến do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức quản lý.
Đối với công viên trong khu ở: dự kiến do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức quản lý.
Đối với các công viên khác: (công viên chuyên đề giải trí, công viên văn hóa lịch sử) tùy theo đặc thù, loại hình công viên, sẽ do đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp quản lý.
Toàn bộ hệ thống cây xanh đường phố (kể cả trong khu dân cư): dự kiến do đơn vị quản lý chuyên ngành trực thuộc Sở Xây dựng thống nhất quản lý toàn diện.
Đối với cây xanh trong công viên, mảng xanh: dự kiến do đơn vị được phân cấp quản lý công viên, mảng xanh đó quản lý.
- Tổ chức sắp xếp đơn vị quản lý theo tiêu chí trên.
Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ, Sở Xây dựng.
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật.
Sản phẩm hoàn thành: Kế hoạch, phương án bàn giao quản lý, tiếp nhận công viên, cây xanh.
1. Giám đốc các Sở - ban ngành, các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương, gắn với việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình này; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Giao Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối; hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh định kỳ hằng năm công tác triển khai thực hiện của các đơn vị.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này, các sở - ngành, địa phương chủ động phối hợp với Sở Xây dựng để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định./.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRONG NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2022 Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
TT | Nội dung thực hiện | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Sản phẩm hoàn thành |
1 | Phát triển các công viên công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | |||
1.1 | Đầu tư xây dựng các dự án các công viên, mảng xanh công cộng trên địa bàn thành phố giai năm 2022 và trong giai đoạn 2021 - 2025 | Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Đô thị, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật | Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các công viên, mảng xanh công cộng hoàn thành trong năm 2022 |
1.2 | Đầu tư xây dựng, bàn giao quản lý công viên, cây xanh trong các dự án phát triển nhà ở | Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức | Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải | Đầu tư xây dựng, bàn giao quản lý công viên trong các dự án phát triển nhà ở. Đối với các địa phương có nhiều dự án phát triển nhà ở, khu dân cư như: Bình Chánh, Bình Tân, 7, Nhà Bè bàn giao ít nhất 2 dự án; thành phố Thủ Đức bàn giao ít nhất 6 dự án. |
1.3 | Rà soát, thu hồi việc sử dụng, cho thuê các khu đất có nguồn gốc là đất công được quy hoạch là đất công viên | Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Xây dựng | Danh mục, kế hoạch thu hồi các khu đất có nguồn gốc đất công nằm trong quy hoạch đất công viên cây xanh |
1.4 | Hướng dẫn lập và phê duyệt phương án sử dụng tổng mặt bằng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với các công viên công cộng tập trung | Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ban QLĐTXD Hạ tầng Đô thị | Sở Xây dựng | - Văn bản triển khai hướng dẫn lập tổng mặt bằng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các công viên. - Xây dựng kế hoạch, triển khai lập quy hoạch tổng mặt bằng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 một số công viên; trong đó ưu tiên các công viên trọng điểm, quan trọng. |
Hướng dẫn lập, lập phương án sử dụng tổng mặt bằng đối với các công viên hiện hữu. | Sở Quy hoạch-Kiến trúc | Sở Xây dựng, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Ban quản lý ĐTXD Hạ tầng Đô thị | Văn bản hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc | |
Đề xuất kế hoạch, kinh phí triển khai thực hiện: Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện chủ trì thực hiện. | Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư | Trung tâm quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Ban quản lý ĐTXD Hạ tầng Đô thị | Kế hoạch vốn | |
Lập phương án sử dụng tổng mặt bằng để làm cơ sở tổ chức xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, kêu gọi đầu tư, đấu giá các dịch vụ khai thác trong công viên phù hợp với tình hình, nhu cầu hiện tại của xã hội và kiểm soát việc khai thác, sử dụng mặt bằng công viên, thu hồi những phần khai thác không đúng chức năng (đối với công viên hiện hữu). | Trung tâm quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức | Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch-Kiến trúc | Danh mục các công viên lập tổng mặt bằng và quy hoạch 1/500 | |
1.5 | Gia tăng quỹ đất công viên công cộng trên địa bàn Thành phố | Sở Quy hoạch-Kiến trúc | Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức | Danh mục các khu đất quy hoạch thành đất cây xanh công cộng, các hướng dẫn, đề xuất về việc tăng tỷ lệ, diện tích đất cây xanh công cộng |
2 | Phát triển, chỉnh trang hệ thống cây xanh đường phố | |||
2.1 | Thực hiện trồng mới và cải tạo cây xanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức | Sở Xây dựng | Trồng mới và cải tạo tối thiểu 6000 cây xanh |
2.2 | Xây dựng, điều chỉnh một số hướng dẫn, quy định kỹ thuật chuyên ngành | Sở Xây dựng, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật | Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức | Các quy định, hướng dẫn chuyên ngành |
2.3 | Xây dựng cơ sở dữ liệu cây xanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức | Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông | Cơ sở dữ liệu cây xanh trên một số tuyến đường |
2.4 | Xây dựng kế hoạch chỉnh trang cây xanh đường phố | Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật | Sở Xây dựng | Kế hoạch chỉnh trang 1 số khu vực |
3 | Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công viên, cây xanh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | |||
3.1 | Xác định, thiết lập ranh mốc, số hóa các công viên công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng | Bản vẽ mặt bằng tổng thể hiện trạng một số công viên do Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức quản lý |
3.2 | Rà soát các trụ sở, cơ quan, nhà dân chiếm dụng trên mặt bằng các công viên và lập đề án thực hiện việc di dời để trả lại mặt bằng các công viên | Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật | Thanh tra Thành phố, Thanh tra Sở Xây dựng | Rà soát thu hồi các công trình chiếm dụng, khai thác trên mặt bằng các công viên trên địa bàn Thành phố |
3.3 | Điều chỉnh mô hình quản lý, phân cấp quản lý công viên, cây xanh trên địa bàn Thành phố | Sở Xây dựng, Sở Nội vụ | Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trung tâm quản lý Hạ tầng Kỹ thuật | Kế hoạch, phương án bàn giao quản lý, tiếp nhận công viên, cây xanh. |
- 1Quyết định 18/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát triển Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 2386/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025”
- 3Quyết định 06/2022/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục cây xanh trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trên vỉa hè, trong dải phân cách đường phố, công viên, vườn hoa và khuôn viên các công trình công cộng trong các đô thị thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu kèm theo Quyết định 17/2020/QĐ-UBND
- 4Quyết định 4331/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt danh mục công viên, bến xe, bãi đỗ xe cần kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025
- 5Kế hoạch 3796/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030
- 6Kế hoạch 8614/KH-SXD-HTKT năm 2020 về kiểm tra công tác quản lý, duy tu và phát triển công viên, cây xanh trên địa bàn các quận, huyện do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 20/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
- 4Quyết định 199/2004/QĐ-UB Quy định về Quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Quyết định 18/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát triển Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang
- 8Quyết định 2386/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025”
- 9Quyết định 06/2022/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục cây xanh trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trên vỉa hè, trong dải phân cách đường phố, công viên, vườn hoa và khuôn viên các công trình công cộng trong các đô thị thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu kèm theo Quyết định 17/2020/QĐ-UBND
- 10Quyết định 4331/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt danh mục công viên, bến xe, bãi đỗ xe cần kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025
- 11Kế hoạch 3796/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030
- 12Kế hoạch 8614/KH-SXD-HTKT năm 2020 về kiểm tra công tác quản lý, duy tu và phát triển công viên, cây xanh trên địa bàn các quận, huyện do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 1540/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
- Số hiệu: 1540/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/05/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Văn Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra