Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/2002/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 155/2002/QĐ-TTG NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2002 VỀ CHÍNH SÁCH CHO CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ VÀ HỘ DÂN THUỘC DIỆN CHÍNH SÁCH Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN MUA TRẢ CHẬM NHÀ Ở
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị;
Căn cứ Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở các tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum có khó khăn về nhà ở (chưa có nhà ở hoặc nhà tạm, nhà dột nát) được Nhà nước hỗ trợ để mua nhà ở trả chậm bằng hiện vật, nhằm bảo đảm cho đồng bào có cuộc sống ổn định và từng bước nâng cao đời sống, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên, cụ thể như sau:
1. Các hộ định cư thường trú tại địa phương có đơn xin mua nhà ở, cam kết trả nợ đúng hạn, được chính quyền xã xác nhận thì được mua trả chậm bằng hiện vật một căn nhà với giá trị tối đa không quá 7 triệu đồng với lãi suất trả chậm là 3%/năm. Phần giá trị căn nhà lớn hơn 7 triệu đồng thì hộ dân tự trả thêm phần chênh lệch.
2. Thời hạn trả nợ tối đa là 10 năm, thời gian ân hạn là 5 năm. Thực hiện trả nợ bắt đầu từ năm thứ 6 kể từ thời điểm mua, mức trả nợ (cả gốc và lãi) tối thiểu hàng năm bằng 20% tổng số tiền nợ. Bộ Tài chính quy định chính sách khuyến khích đối với những hộ dân trả nợ sớm trước thời hạn.
Trong thời gian chưa trả hết nợ, hộ dân không được bán, cầm cố nhà ở trên.
Điều 2. Nguồn vốn đầu tư làm nhà ở để bán trả chậm cho các hộ dân Ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% tổng vốn đầu tư cho Ngân hàng Chính sách xã hội; còn lại 50% do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động.
Các hộ dân sau khi nhận nhà ở thì phải trực tiếp ký hợp đồng nhận nợ mua nhà ở trả chậm với Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội thanh toán cho đơn vị sản xuất nhà theo số lượng nhà thực tế đã lắp cho dân. Ngân sách Trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất và mức phí 1%/năm trên số dư nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện.
1. Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên có trách nhiệm:
- Quy định cụ thể và công bố công khai các tiêu chuẩn, danh sách các hộ được mua trả chậm nhà ở của địa phương mình bảo đảm công bằng hợp lý. Chỉ đạo việc lập, duyệt danh sách các đối tượng được mua trả chậm nhà ở, đặt hàng với đơn vị sản xuất nhà và thông báo cho Ngân hàng Chính sách xã hội biết để thực hiện việc bán trả chậm nhà ở cho các hộ dân.
- Quản lý tốt việc sản xuất cấu kiện, vật liệu làm nhà và tấm lợp của các doanh nghiệp sản xuất nhà, tấm lợp. Tao điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất cấu kiện và vật liệu làm nhà.
2. Các doanh nghiệp sản xuất đủ cấu kiện và vật liệu làm nhà ở để bán cho dân với giá thành và giá bán hợp lý, đảm bảo cho doanh nghiệp sản xuất không bị lỗ, nhưng cũng không tính lãi khi bán nhà ở cho dân. Các doanh nghiệp sản xuất một số mẫu nhà để dân lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu của mình.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay làm nhà ở theo quy định của Quyết định này.
4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể đối tượng hộ thuộc diện hộ chính sách được thực hiện theo Quyết định này.
5. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cân đối phần vốn ngân sách Trung ương cấp và bù lãi suất phần vốn huy động và phí quy định tại
6. Các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể triển khai thực hiện nội dung Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 819/2004/TTLT-UBDT-BKH-BTC-BXD-BNN hướng dẫn Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Ủy ban Dân tộc - Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nôn thôn ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Quyết định 168/2001/QĐ-TTg về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 819/2004/TTLT-UBDT-BKH-BTC-BXD-BNN hướng dẫn Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Ủy ban Dân tộc - Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nôn thôn ban hành
Quyết định 154/2002/QĐ-TTg về chính sách cho các đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở các tỉnh Tây nguyên mua trả chậm nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 154/2002/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/11/2002
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 61
- Ngày hiệu lực: 12/11/2002
- Ngày hết hiệu lực: 15/08/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra