Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1519/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 04/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp và Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch có yếu tố nước ngoài (theo Phụ lục I). Bãi bỏ một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch có yếu tố nước ngoài tại Quyết định số 1875/QĐ-BTP ngày 05/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp (theo Phụ lục II).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Đinh Trung Tụng (để biết);
- Cổng thông tin điện tử (để công bố);
- Lưu: VT, VP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Hồng Sơn

 

PHỤ LỤC I

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1519 /QĐ-BTP ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tư pháp)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

STT

Tên thủ tục hành chính

Cơ quan thực hiện

I

Thủ tục hành chính cấp Trung ương

 

1

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan đại diện

Cơ quan đại diện

Việt Nam ở nước ngoài

2

Công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài tại cơ quan đại diện

Cơ quan đại diện

Việt Nam ở nước ngoài

3

Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nuớc ngoài tại cơ quan đại diện

Cơ quan đại diện

Việt Nam ở nước ngoài

4

Ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại cơ quan đại diện

Cơ quan đại diện

Việt Nam ở nước ngoài

II

Thủ tục hành chính cấp Tỉnh

 

1

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Sở Tư pháp

2

Công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài tại Việt Nam

Sở Tư pháp

3

Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nuớc ngoài tại Việt Nam

Sở Tư pháp

4

Ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại Việt Nam

Sở Tư pháp

5

Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Sở Tư pháp

6

Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Sở Tư pháp

7

Chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Sở Tư pháp

III

Thủ tục hành chính cấp Xã

 

1

Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài

Ủy ban nhân dân cấp xã

2

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới

Ủy ban nhân dân cấp xã

3

Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nuớc ngoài ở khu vực biên giới

Ủy ban nhân dân cấp xã

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG (do cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là cơ quan đại diện) thực hiện)

1. Thủ tục Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan đại diện

Trình tự thực hiện:

- Một trong hai bên kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, cơ quan đại diện có trách nhiệm:

+ Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn và mức độ hiểu biết nhau của hai bên nam nữ.

Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn không hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Cơ quan đại diện hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện sau 30 ngày, kể từ ngày đã phỏng vấn trước.

+ Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam, nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, cơ quan đại diện thực hiện xác minh làm rõ.

+ Nếu xét thấy các bên nam, nữ đáp ứng đủ Điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 12 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, cơ quan đại diện có văn bản thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

- Trường hợp xét thấy có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan hữu quan ở trong nước, cơ quan đại diện có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh, gửi Bộ Ngoại giao để yêu cầu cơ quan hữu quan xác minh theo chức năng chuyên ngành.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Bộ Ngoại giao, cơ quan hữu quan ở trong nước thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho cơ quan đại diện.

- Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

- Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở cơ quan đại diện. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ. Đại diện cơ quan đại diện chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đại diện ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

- Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ đăng ký kết hôn do cơ quan đại diện thực hiện theo yêu cầu của vợ, chồng.

- Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày người đứng đầu cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, cơ quan đại diện lưu Giấy chứng nhận kết hôn trong hồ sơ.

Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Cách thức thực hiện: Một trong hai bên nam nữ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đại diện

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký kết hôn (Mẫu TP/HT-2010-KH.1);

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;

Trường hợp pháp Luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp Luật của nước đó;

- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

- Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;

- Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp Luật Việt Nam;

- Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ Điều kiện kết hôn theo pháp Luật của nước đó;

- Đối với người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp Luật Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp yêu cầu cơ quan trong nước xác minh thì thời hạn này được kéo dài không quá 35 ngày.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đại diện

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện

Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kết hôn

Lệ phí (nếu có): 70 USD

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Điều kiện kết hôn (Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình):

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các Điều kiện sau đây:

+ Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Những trường hợp cấm kết hôn (Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình):

+ Người đang có vợ hoặc có chồng;

+ Người mất năng lực hành vi dân sự;

+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Giữa những người cùng giới tính.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký kết hôn (Mẫu TP/HT-2010-KH.1)

Căn cứ pháp lý :

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;

- Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí áp dụng tại các Cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan đại diện Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 189/2012/TT-BTC ngày 09/11/2012.

2. Thủ tục Công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài tại cơ quan đại diện

Trình tự thực hiện:

- Một trong hai bên kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đại diện.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc công nhận việc kết hôn được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

- Cơ quan đại diện xem xét giải quyết hồ sơ.

- Sau khi thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn, người đứng đầu cơ quan đại diện ký và cấp cho người yêu cầu Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch (theo mẫu quy định).

Trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn, cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Một trong hai bên kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đại diện tại nước nơi công dân Việt Nam cư trú.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (Mẫu TP/HT-2012-TKGSHT);

- Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;

- Bản sao giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu;

Trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp Luật Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đại diện

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận, nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch

Lệ phí (nếu có): 20 USD

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp Luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp Luật Việt Nam về Điều kiện kết hôn.

Trường hợp có vi phạm pháp Luật Việt Nam về Điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (Mẫu TP/HT-2012-TKGSHT).

Căn cứ pháp lý:

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;

- Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí áp dụng tại các Cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan đại diện Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 189/2012/TT-BTC ngày 09/11/2012.

3. Thủ tục Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài tại cơ quan đại diện

Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu đăng ký việc nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đại diện.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, cơ quan đại diện có trách nhiệm:

+ Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ nhận cha, mẹ, con; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì cơ quan đại diện thực hiện xác minh;

+ Nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ Điều kiện nhận cha, mẹ, con thì người đứng đầu cơ quan đại diện ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.

Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đại diện gửi văn bản thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu cơ quan đại diện ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian, cơ quan đại diện thực hiện trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.

Cách thức thực hiện: Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đại diện.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (TP/HTNNg-2010-CMC.1);

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với công dân Việt Nam); Hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài);

- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;

- Căn cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con (nếu có);

- Bản sao giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công dân Việt Nam tại nước tiếp nhận.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đại diện

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận công nhận và đăng ký việc người nước ngoài nhận công dân Việt Nam cư trú tại nước đó là cha, mẹ, con, nếu việc đăng ký không trái với pháp Luật của nước tiếp nhận. Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là cha, mẹ, con thì cơ quan đại diện tại nước nơi cư trú của một trong hai bên, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.

Lệ phí (nếu có): 200 USD

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Bên nhận và bên được nhận còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ, việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con;

- Trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người đó.

- Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con.

- Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (TP/HTNNg-2010-CMC.1).

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;

- Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí áp dụng tại các Cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan đại diện Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 189/2012/TT-BTC ngày 09/11/2012.

4. Thủ tục Ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại cơ quan đại diện

Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đại diện có thẩm quyền.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

- Cơ quan đại diện xem xét, giải quyết hồ sơ.

- Sau khi thực hiện ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con, người đứng đầu cơ quan đại diện ký và cấp cho người có yêu cầu Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch (theo mẫu quy định).

Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận, nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);

- Bản sao giấy tờ công nhận việc nhận cha, mẹ, con do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;

- Bản sao giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người có yêu cầu tại nước tiếp nhận.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận, nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận, nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch.

Lệ phí (nếu có): 20 USD

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định cụ thể

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí áp dụng tại các Cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan đại diện Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 189/2012/TT-BTC ngày 09/11/2012.

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1. Thủ tục Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Một trong hai bên kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

+ Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn và mức độ hiểu biết nhau của hai bên nam, nữ. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.

Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn không hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện sau 30 ngày, kể từ ngày đã phỏng vấn trước.

+ Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam, nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện xác minh làm rõ.

- Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an, Sở Tư pháp có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản sao 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn (bản sao không cần chứng thực) gửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp, cơ quan công an thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.

+ Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan Công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ Điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 12 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.

Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ.

- Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

- Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu của vợ, chồng.

- Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ.

Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Cách thức thực hiện: Một trong hai bên nam nữ nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký kết hôn (Mẫu TP/HT-2010-KH.1);

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;

Trường hợp pháp Luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp Luật của nước đó;

- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ Thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

- Ngoài các giấy tờ quy định trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

+ Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

+ Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp Luật Việt Nam.

+ Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

+ Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ Điều kiện kết hôn theo pháp Luật của nước đó.

+ Đối với người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp Luật Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan Công an xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, thành phố

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài; trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp Luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn.

- Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kết hôn

Lệ phí (nếu có): Không quá 1.000.000 đồng

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Điều kiện kết hôn (Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình):

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các Điều kiện sau đây:

+ Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Những trường hợp cấm kết hôn (Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình):

+ Người đang có vợ hoặc có chồng;

+ Người mất năng lực hành vi dân sự;

+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Giữa những người cùng giới tính.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký kết hôn (Mẫu TP/HT-2010-KH.1).

Căn cứ pháp lý:

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch;

- Thông tư 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thủ tục Công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Một trong hai bên kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc công nhận việc kết hôn được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

- Sở Tư pháp có thẩm quyền xem xét, giải quyết hồ sơ.

- Sau khi thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho người yêu cầu Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch (theo mẫu quy định).

Trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn, Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Một trong hai bên kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (Mẫu TP/HT-2012-TKGSHT);

- Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;

- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của người yêu cầu;

Trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp Luật Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài. Trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp Luật về cư trú thì Sở Tư pháp, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam, thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch

Lệ phí (nếu có): Không quá 50.000 đồng

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp Luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp Luật Việt Nam về Điều kiện kết hôn.

Trường hợp có vi phạm pháp Luật Việt Nam về Điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (Mẫu TP/HT-2012-TKGSHT).

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;

- Thông tư 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Thủ tục Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nuớc ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu đăng ký việc nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

- Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết việc nhận cha, mẹ, con.

- Ngay sau khi nhận được công văn yêu cầu của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con, Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo ngay Sở Tư pháp.

- Trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì Sở Tư pháp thực hiện xác minh.

Trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Sở Tư pháp thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian, Sở Tư pháp thực hiện trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.

Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (TP/HTNNg-2010-CMC.1);

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;

- Căn cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con (nếu có);

- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường cần xác minh thì thời hạn trên được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trong trường hợp người được nhận là cha, mẹ, con là công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp Luật về cư trú thì Sở Tư pháp, nơi đăng ký tạm trú của người đó, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.

Lệ phí (nếu có): Không quá 1.000.000 đồng

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Bên nhận và bên được nhận còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ, việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con;

- Trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người đó.

- Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.

- Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký việc nhận con (TP/HTNNg-2010-CMC.1).

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;

- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Thủ tục Ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

- Sở Tư pháp có thẩm quyền xem xét, giải quyết hồ sơ.

- Sau khi thực hiện ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho người có yêu cầu Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch (theo mẫu quy định).

Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);

- Bản sao giấy tờ công nhận việc nhận cha, mẹ, con do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;

- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của người có yêu cầu.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con). Trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp Luật về cư trú thì Sở Tư pháp, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam, thực hiện ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.

Lệ phí (nếu có): Không quá 50.000 đồng

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định cụ thể

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Thủ tục Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Trình tự thực hiện:

- Sau khi được thành lập, Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là Trung tâm) phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định) cho Trung tâm. Trường hợp từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Hội Liên hiệp phụ nữ đã thành lập Trung tâm, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở Trung tâm.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định);

- Bản sao Quyết định thành lập Trung tâm;

- Giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt trụ sở của Trung tâm;

- Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Trung tâm được cấp chưa quá 03 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ;

- Bản sao quy chế hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 31 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm.

Lệ phí (nếu có): Chưa quy định cụ thể

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định cụ thể

Căn cứ pháp lý :

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

6. Thủ tục thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Trình tự thực hiện:

- Trường hợp Trung tâm muốn thay đổi về tên gọi, địa điểm đặt trụ sở thì phải có văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, kèm theo Giấy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, Sở Tư pháp ghi trực tiếp nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm và đóng dấu xác nhận.

- Trường hợp Trung tâm muốn thay đổi người đứng đầu Trung tâm hoặc thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm, Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm, trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, lý do thay đổi, kèm theo Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm. Nếu thay đổi người đứng đầu Trung tâm thì còn phải có Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến thay thế được cấp chưa quá 03 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi trực tiếp nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động và đóng dấu xác nhận. Trường hợp từ chối cho thay đổi, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Hội Liên hiệp phụ nữ và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.

Thành phần hồ sơ:

- Đối với trường hợp thay đổi về tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị ghi chú thay đổi;

+ Giấy đăng ký hoạt động.

- Đối với trường hợp hợp muốn thay đổi người đứng đầu Trung tâm hoặc thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm, hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản (nêu rõ mục đích, nội dung, lý do thay đổi) của Hội liên hiệp phụ nữ;

+ Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm;

+ Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến thay thế được cấp chưa quá 03 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ (đối với trường hợp thay đổi người đứng đầu Trung tâm).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận được văn bản đề nghị ghi chú thay đổi đối với trường hợp thay đổi về tên gọi, địa điểm đặt trụ sở.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp muốn thay đổi người đứng đầu Trung tâm hoặc thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm, Hội liên hiệp phụ nữ

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm đã được ghi nội dung thay đổi.

Lệ phí (nếu có): Chưa quy định cụ thể

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định cụ thể

Căn cứ pháp lý :

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

7. Thủ tục Chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Trình tự thực hiện:

- Trung tâm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

+ Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định giải thể Trung tâm;

+ Trung tâm bị tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trong trường hợp chấm dứt hoạt động do Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định giải thể Trung tâm, Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm gửi Sở Tư pháp, nơi Trung tâm đăng ký hoạt động, chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động của Trung tâm. Trung tâm phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động.

- Trong trường hợp chấm dứt hoạt động do Trung tâm bị tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sở Tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác gửi Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định tuớc quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động chậm nhất 30 ngày trước ngày Trung tâm bị buộc chấm dứt hoạt động.

- Trước ngày chấm dứt hoạt động, Trung tâm có trách nhiệm thanh toán các Khoản nợ (nếu có) với tổ chức, cá nhân có liên quan và giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động; báo cáo bằng văn bản gửi Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện: Không quy định cụ thể

Thành phần hồ sơ:

Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm gửi Sở Tư pháp (trong trường hợp Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định giải thể Trung tâm).

Số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể

Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm, Hội liên hiệp phụ nữ

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm.

Lệ phí (nếu có): Không quy định cụ thể

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Trung tâm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

- Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định giải thể Trung tâm;

- Trung tâm bị tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định cụ thể

Căn cứ pháp lý :

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài

Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản xin ý kiến Sở Tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp thực hiện thẩm tra, xác minh và có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã kèm trả hồ sơ; nếu từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và cấp cho người yêu cầu.

Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

Cách thức thực hiện: Người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Mẫu TP/HT-2010-XNHH.1);

- Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;

- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của người yêu cầu;

- Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp Luật Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã

Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

Trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp Luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký tạm trú của người đó, thực hiện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Lệ phí (nếu có): Không quá 3.000 đồng

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

- Mục đích xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Mẫu TP/HT-2010-XNHH.1).

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;

- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thủ tục Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.

Trình tự thực hiện:

- Một trong hai bên kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ. Sau khi đã thẩm tra hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã có công văn, kèm theo bản sao 01 bộ hồ sơ (bản sao không cần chứng thực) gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõ lý do.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký kết hôn như đối với trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp Luật về đăng ký hộ tịch, cụ thể như sau:

+ Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

+ Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

Cách thức thực hiện: Một trong hai bên kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ:

- Các giấy tờ phải xuất trình:

+ Giấy chứng minh nhân dân biên giới đối với công dân Việt Nam; trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân biên giới thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tùy thân khác để kiểm tra;

+ Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ khác đối với công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp để chứng minh việc người đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

- Các giấy tờ phải nộp:

+ Tờ khai đăng ký kết hôn (Mẫu TP/HT-2010-KH1);

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân đối với công dân Việt Nam; giấy tờ để chứng minh về tình trạng hôn nhân của công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp. (Các giấy tờ này được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng).

Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp Luật Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 27 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kết hôn

Lệ phí (nếu có): Không

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện kết hôn (Điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình):

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các Điều kiện sau đây:

+ Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Những trường hợp cấm kết hôn (Điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình):

+ Người đang có vợ hoặc có chồng;

+ Người mất năng lực hành vi dân sự;

+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Giữa những người cùng giới tính.

Mẫu đơn, Tờ khai: Tờ khai đăng ký kết hôn (Mẫu TP/HT-2010-KH1).

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;

3. Thủ tục Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nuớc ngoài ở khu vực biên giới

Trình tự thực hiện:

- Người yêu cầu đăng ký việc nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thực hiện việc niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời hạn 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Hết thời hạn niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có công văn, gửi kèm theo bản sao (không cần chứng thực) 01 bộ hồ sơ gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ nhận cha, mẹ, con và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp từ chối đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, Sở Tư pháp có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ:

- Các giấy tờ phải xuất trình:

+ Giấy chứng minh nhân dân biên giới đối với công dân Việt Nam; trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân biên giới thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tùy thân khác để kiểm tra;

+ Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ khác đối với công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp để chứng minh việc người đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

- Các giấy tờ phải nộp:

+ Tờ khai đăng ký việc nhận cha mẹ con (TP/HTNNg-2010-CMC.1).

+ Căn cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 27 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.

Lệ phí (nếu có): Không

Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký việc nhận cha mẹ con (TP/HTNNg-2010-CMC.1).

Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.

 

PHỤ LỤC II

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1857/QĐ-BTP NGÀY 05/8/2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP BỊ BÃI BỎ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1519 /QĐ-BTP ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tư pháp)

STT

Tên thủ tục hành chính

Cơ quan thực hiện

II

Thủ tục hành chính cấp Tỉnh

 

1

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Sở Tư pháp

2

Công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài (ghi chú kết hôn)

Sở Tư pháp

3

Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nuớc ngoài

Sở Tư pháp

4

Ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con

Sở Tư pháp

5

Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn

Sở Tư pháp

6

Gia hạn hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn

Sở Tư pháp

7

Thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn

Sở Tư pháp

8

Chấm dứt hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn

Sở Tư pháp

III

Thủ tục hành chính cấp Xã

 

1

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới

Ủy ban nhân dân cấp xã

2

Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nuớc ngoài ở khu vực biên giới

Ủy ban nhân dân cấp xã

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1519/QĐ-BTP năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi trong lĩnh vực hộ tịch có yếu tố nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp

  • Số hiệu: 1519/QĐ-BTP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/06/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Lê Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/06/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản