Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1514/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 11 tháng 5 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NGẮN HẠN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN VÙNG CÁT VEN BIỂN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM\
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Xét Tờ trình số 156/TTr-NN&PTNT ngày 16/4/2009 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc xin thẩm định, phê duyệt quy hoạch ngắn hạn nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 195/TTr-SKHĐT ngày 06 tháng 5 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch ngắn hạn nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển huyện Thăng Bình với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch ngắn hạn nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam.
3. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch: Công ty Cổ phần thiết kế và xây dựng Trường Sinh.
4. Chủ nhiệm đồ án: Hồ Đức Sinh - Tổng Giám đốc công ty.
5. Mục tiêu qui hoạch:
- Rà soát và đánh giá lại nhu cầu, hiện trạng, kỹ thuật và hình thức nuôi tôm chân thẻ chân trắng, tình hình kinh tế-xã hội ở vùng cát ven biển có nuôi tôm thẻ trên cát hiện nay.
- Quy hoạch và phân bố lại một cách hợp lý hệ thống ao nuôi, ao xử lý nước thải trên địa bàn các thôn, các xã ven biển của huyện Thăng Bình cho phù hợp với thực tế sản xuất, khoa học và hạn chế ô nhiễm môi trường.
6. Địa điểm quy hoạch: Xã Bình Hải, Bình Nam, Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
7. Diện tích đất quy hoạch : 131,1ha.
8. Nội dung và quy mô quy hoạch:
8.1. Nội dung qui hoạch gồm:
- Lập sơ đồ vị trí giới hạn khu đất.
- Lập bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Sơ đồ bố trí quy hoạch theo 2 phương án.
- Lập bản đồ quy hoạch chi tiết chia lô cho từng vùng.
- Bản đồ tổng hợp đường dây và đường ống kỹ thuật.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp.
8.2. Quy mô quy hoạch: Qui hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển huyện Thăng Bình, bao gồm 9 thôn vùng ven biển với diện tích tổng cộng là: 131,1ha, bao gồm:
- Xã Bình Hải : 70,5ha.
+ Thôn An Thuyên : 5,3ha.
+ Thôn Phước An : 21,8ha.
+ Thôn Đông Trì : 13,1ha.
+ Thôn Hiệp Hưng : 10,3ha.
+ Thôn kỳ Trân : 20,0ha.
- Xã Bình Nam : 48,1ha.
+ Thôn Bình Tịnh : 14,6ha.
+ Thôn Bình Tân : 10,0ha.
+ Thôn Tân An : 23,5ha.
- Thôn 6, Xã Bình Dương: 12,5ha.
9. Phương án qui hoạch
9.1. Hệ thống ao nuôi :
Ao nuôi được thiết kế tùy theo địa hình tự nhiên, nhưng tốt nhất là ao nuôi được thiết kế theo dạng hình vuông. Diện tích của ao từ 2.000m2 - 2.500m2. Bờ ao rộng 2m, mái dốc m=1-1.5m, độ sâu nước trong ao nuôi từ 1.5 - 2.0m. Bờ ao và đáy ao được lót bạt chống thấm HDPE loại tốt. Dọc theo bờ ao được bố trí 1 hố ga để thu nước thải và các tuyến ống cấp nước, thoát nước và tuyến điện hạ thế.
9.2. Hệ thống cấp nước mặn, lợ:
- Tuyệt đối các chủ hộ không được đóng giếng nước ngọt tại vùng nuôi để lấy nước vào ao nuôi nhằm pha loãng độ mặn trong ao. Mỗi chủ hộ chỉ được phép đóng 01 giếng nước ngọt với đường kính ống ≤ 27mm để phục vụ cho sinh hoạt.
- Nước mặn được lấy trực tiếp từ biển hoặc mép ngoài đê bao biển, cách chân đê tối thiểu 5m. Mỗi cụm nuôi hoặc từng ao bố trí một trạm bơm hoặc máy bơm để bơm nước vào ao nuôi.
- Hệ thống cấp nước: Mỗi cụm ao (từ 6 - 10 ao nuôi) được bố trí một hệ thống cấp nước bằng đường ống chính D114 - D200mm. Từ hệ thống ống này, mỗi ao nuôi có đường ống nhánh để cấp nước vào ao nuôi. Điều này là do sự thỏa thuận của các hộ trong vùng. Hoặc là mỗi hộ bố trí 1 giếng bơm ngoài đê về phía biển để cấp nước trực tiếp vào ao nuôi của mình.
9.3. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:
- Ao xử lý nước thải: Diện tích của mỗi ao xử lý nước thải chiếm từ 5-10% diện tích ao nuôi theo từng cụm. Ao xử lý nước thải được chia thành 3 ao nhỏ với tỉ lệ 1:1:2 (ao lắng 1; ao lắng 2; ao sinh thái). Bờ ao rộng 2m, mái dốc m=1- 1.5, độ sâu nước trong ao từ 2.0 - 2.5m. Liên hệ giữa các ao bằng tuyến bờ tràn có kết hợp các tầng lọc bằng cát, sỏi, than hoạt tính. Đáy và bờ ao được lót bạt chống thấm HDPE loại tốt để chứa đựng và xử lý tất cả các chất thải, nước thải từ ao nuôi trong cụm nuôi trước khi thải ra môi trường biển.
- Mỗi ao nuôi có hệ thống thoát nước bằng ống PVC có đường kính từ 100-200 hoặc ống BTCT D300-D400 được nối vào các hố ga xây dựng dọc theo bờ ao (hố ga xây bằng gạch, cao 1.5m, kích thước 1x1m). Từ đó nước thải được thu gom về ao xử lý nước thải chung của từng cụm bằng tuyến ống BTCT D300-D400. Sau khi được lắng và xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải sẽ được đưa ra biển bằng tuyến đường ống BTCT D600. Tuyến cống tiêu nước thải sẽ được bố trí âm dưới nền đất.
Hệ thống thoát nước thải là các đường ống kín, không được rò rỉ ra trong vùng. 9.4. Hệ thống đường giao thông:
Đường Thanh niên ven biển là hệ thống đường chính cho việc đi lại trong vùng. Giữa các tiểu vùng, hệ thống bờ ao nuôi được sử dụng cho hệ thống giao thông trong vùng. Để thuận tiện cho việc chở nguyên liệu cũng như sản phẩm trong việc thu hoạch, từng cụm nuôi, các chủ hộ sản xuất trong vùng xây dựng đường đi vào khu vực nuôi. Kết cấu đường thì tùy theo điều kiện có thể chỉ là nền cát san phẳng hoặc có lớp mặt bằng cấp phối sỏi đỏ hoặc đá dày 15cm.
9.5 . Hệ thống điện:
Dọc theo tuyến đường Thanh niên ven biển đã có đường điện trung và hạ thế. Vì vây, với từng cụm ao nuôi, các chủ ao có thể kéo đường điện hạ thế về từng cụm ao nuôi. Điện hạ thế được sử dụng để bơm nước, sục khí và phục vụ sinh hoạt.
10. Các giải pháp thực hiện:
10.1. Về quản lý qui hoạch: Sau khi qui hoạch được duyệt, UBND huyện Thăng Bình, các xã trong phạm vi dự án sẽ tổ chức triển khai thực hiện dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của các cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp và cơ quan giám sát môi trường (Sở Tài nguyên môi trường, Phòng tài nguyên môi trường huyện).
10.2. Giải pháp về kỹ thuật nuôi, xử lý môi trường ao nuôi: Các chủ hộ nuôi sẽ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chọn tôm giống, xử lý môi trường qua các tài liệu, các lớp tập huấn kỹ thuật hoặc xây dựng mô hình trình diễn từ các cơ quan chuyên môn.
10.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường:
- Các chủ hộ nuôi đóng phí xử lý nước thải theo quy định. Từng cụm hình thành các tổ sản xuất để cùng nhau quản lý vùng nuôi.
- Các chủ hộ nuôi tuân thủ các qui chế do UBND huyện Thăng Bình ban hành trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng.
11. Thời gian thực hiện : Từ năm 2009.
12. Thời gian có hiệu lực của Quy hoạch: Trong vòng 03 năm, nếu sau 03 năm mà các dự án khác chưa đầu tư thì có thể gia hạn thêm.
Điều 2. Phân công trách nhiệm.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn giao các hồ sơ liên quan cho UBND huyện Thăng Bình và giám sát quá trình thực hiện quy hoạch.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý con giống, môi trường, phòng ngừa dịch bệnh đối với nuôi tôm thẻ chân trắng.
- UBND huyện Thăng Bình chịu trách nhiệm công bố, triển khai thực hiện quy hoạch và ban hành quy chế sử dụng đất nuôi tôm thẻ chân trắng tại các xã trong vùng quy hoạch.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát công tác bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Kho bạc nhà nước Quảng Nam, Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình và thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tạm thời vùng nuôi tôm thẻ lót bạt ven biển tại hai huyện Thăng Bình và Núi Thành, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2018
- 2Quyết định 72/2014/QĐ-UBND quy định nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Nghị quyết 174/2014/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ mô hình đầu tư xây dựng ao lắng trong nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Quyết định 83/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý giống, vùng nuôi và cơ sở nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 4Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 5Quyết định 72/2014/QĐ-UBND quy định nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Nghị quyết 174/2014/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ mô hình đầu tư xây dựng ao lắng trong nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Long An
- 7Quyết định 83/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý giống, vùng nuôi và cơ sở nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 1514/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch ngắn hạn nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 1514/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/05/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra