Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150-HĐBT | Hà Nội , ngày 27 tháng 11 năm 1986 |
- Nguyên giá tài sản cố định rất thấp, không phản ánh đúng giá trị tài sản đang dùng (C1);
- Việc tính khấu hao không theo tỷ lệ quy định và nói chung mức khấu hao rất thấp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm, phí lưu thông, không đủ để tái tạo tài sản cố định mới, cũng như sửa chữa lớn các tài sản đó;
- Tài sản cố định không được quản lý chặt chẽ, phần lớn không có hồ sơ gốc về kỹ thuật, không có thẻ tài sản cố định để theo dõi, không được ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác; nhiều tài sản còn để ngoài sổ sách, nhiều tài sản đã mất mát, hư hỏng không được xử lý, việc bảo quản, sử dụng, sửa chữa không bảo đảm chế độ;
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định rất thấp; nhiều tài sản hư hỏng trước thời gian khấu hao quy định.
Để phát huy kết quả của cuộc tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định 0 giờ ngày 1 tháng 10 năm 1985 và để thực hiện Nghị quyết 306 (dự thảo) của Bộ Chính trị, Hội đồng Bộ trưởng quyết định:
2. Giá trị mới của tài sản cố định được tính lại như trên được chính thức ghi vào sổ kế toán của đơn vị thống nhất trong cả nước vào thời điểm 1-1-1987.
Giá trị các tài sản cố định mua sắm, xây dựng mới sau thời điểm tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định 0 giờ ngày 1 tháng 10 năm 1985 ghi vào sổ kế toán theo giá thực tế.
II- KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO GIÁ TRỊ MỚI
2. Để không làm xáo trộn hệ thống giá chỉ đạo hiện hành, trước mắt, các đơn vị khấu hao tài sản cố định theo công suất sử dụng thực tế của tài sản cố định, nhưng mức khấu hao tối thiểu không dưới 50% so với mức khấu hao cơ bản phải trích đủ.
Trường hợp đã tính khấu hao cơ bản tài sản cố định theo công suất sử dụng thực tế như trên mà giá thành vẫn đội giá bán thì đơn vị được phép trích khấu hao cơ bản thấp hơn mức 50%, nhưng tối thiểu phải bằng mức khấu hao đã trích vào giá thành làm căn cứ xác định giá trong đợt điều chỉnh ngày 1-10-1985. Nếu vẫn đổi giá bán thì cơ quan chủ quản đề nghị cơ quan vật giá xem xét điều chỉnh giá bán (nếu giá bất hợp lý), hoặc đề nghị cơ quan tài chính cho phép trích khấu hao cơ bản ở mức thấp hơn.
3. Mức trích khấu hao sửa chữa lớn nhất thiết phải tính đủ nhu cầu sửa chữa lớn tài sản cố định hàng năm.
Giám đốc các xí nghiệp có trách nhiệm quản lý, nắm chắc tình hình tài sản cố định về số lượng, giá trị, cơ cấu, tình trạng của tài sản cố định, có biện pháp nâng cao hiệu quả và công suất sử dụng của máy móc, thiết bị, thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình bảo quản, sử dụng tài sản cố định trong đơn vị.
Thủ trưởng các Bộ, Tổng cục, các cơ quan chủ quản xí nghiệp có trách nhiệm nắm chắc tình hình trang bị kỹ thuật, tình hình quản lý và sử dụng những tài sản cố định chủ yếu của các đơn vị trực thuộc.
Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê có trách nhiệm tổng hợp tình hình tài sản cố định về giá trị, cơ cấu theo loại, theo cấp quản lý (Bộ, Tổng cục, địa phương), theo ngành kinh tế.
Trên cơ sở kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định 0 giờ ngày 1-10-1985 và quy định hướng dẫn xử lý của Nhà nước, các đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh tiến hành điều chỉnh nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định theo giá trị mới, tính lại số dư nợ vay ngân hàng về đầu tư xây dựng cơ bản theo hệ số giữa giá trị mới và nguyên giá theo sổ sách của tài sản cố định; chuyển xuống công cụ lao động thuộc tài sản lưu động các tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn về giá trị theo quy định mới; thanh xử lý các tài sản cố định thừa, thiếu, chờ giải quyết, chờ thanh lý và tài sản cố định không cần dùng; chấn chỉnh hệ thống hồ sơ gốc và thẻ tài sản cố định, lập lại kỷ cương, nền nếp trong quản lý và hạch toán tài sản cố định.
1. Uỷ ban Vật giá Nhà nước hướng dẫn việc tính lại giá trị của tài sản cố định theo giá mới trong các ngành kinh tế quốc dân.
2. Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê hướng dẫn kế toán, thống kê để xử lý kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định 0 giờ ngày 1-10-1985.
Bộ Tài chính ban hành tỷ lệ và chế độ khấu hao tài sản cố định theo giá trị mới, quy định tiêu chuẩn mới về giá trị của tài sản cố định.
3. Các đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện Quyết định này và báo cáo kết quả xử lý tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định lên cơ quan chủ quản xí nghiệp; tổ chức tổng kết, phân tích kết quả tổng kiểm kê, tình hình quản lý, sử dụng và hạch toán tài sản cố định của đơn vị.
4. Các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc xử lý kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định ở các đơn vị trực thuộc và tổng hợp báo cáo kết quả gửi về Ban chỉ đạo tổng kiểm kê Trung ương; chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị cơ sở chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định theo các chế độ đã ban hành; tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định trong phạm vi ngành, địa phương.
5. Ban chỉ đạo tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định Trung ương tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo Quyết định số 157-HĐBT ngày 16-12-1983 của Hội đồng Bộ trưởng và hướng dẫn thực hiện Quyết định này; theo dõi, kiểm tra việc xử lý và tổng hợp kết quả xử lý về tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định để báo cáo Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng.
| Võ Chí Công (Đã Ký) |
Quyết định 150-HĐBT năm 1986 về việc xử lý kết quả tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định 0 giờ ngày 1-10-1985 và việc tăng cường quản lý tài sản cố định trong các đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 150-HĐBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/11/1986
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Chí Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 25
- Ngày hiệu lực: 12/12/1986
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra