Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 20 tháng 01 năm 1994 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ vào kết luận cuộc họp giữa ban Thường vụ Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng tại cửa khẩu ngày 30 tháng 12 năm 1993 về công tác quản lý cửa khẩu;
Xét đề nghị của Hải quan tỉnh Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy chế hoạt động của Trạm kiểm soát liên ngành tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Giao cho Hải quan tỉnh Lào Cai chủ trì cùng với Công an tỉnh, Biên phòng, Cục thuế, cơ quan kiểm dịch và các ngành liên quan; Trạm trưởng Trạm kiểm soát liên ngành tổ chức thực hiện bản Quy chế này.
Điều 3. Các Ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Hải quan tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Sở Nông lâm nghiệp, Giám đốc Sở Y tế, Cục trưởng Cục thuế tỉnh cùng các ngành có liên quan và Trạm trưởng Trạm kiểm soát liên ngành căn cứ quyết định thi hành.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM KIỂM SOÁT LIÊN NGÀNH TẠI CÁC CỬA KHẨU TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 15/QĐ-UB ngày 20 tháng 01 năm 1994 cửa Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Mọi hoạt động về quản lý người, hành lý, hàng hóa, phương tiện qua các cửa khẩu trên biên giới thuộc tỉnh Lào Cai phải chịu sự chỉ đạo toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự quản lý trực tiếp cùa các ngành chức năng, Trạm kiểm soát liên ngành tổ chức thực hiện.
Điều 2. Các cửa khẩu trên tuyến biên giới của tỉnh Lào Cai gồm: 03 cửa khẩu
- Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai,
- Cửa khẩu Muờng Khương,
- Cửa khẩu Bát Xát (Bản Vược).
Điều 3. Các hoạt động được quy định tại Điều 1 đều phải qua những nơi quy định tại Điều 2 bản Quy chế này, mọi hoạt động khác trái với những nơi quy định đều coi là bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
QUY ĐỊNH LÀM VIỆC CỦA TRẠM KIỂM SOÁT LIÊN NGÀNH TRÊN CÁC CỬA KHẨU THUỘC TỈNH LÀO CAI.
Điều 4. Nguyên tắc chung về quản lý, hoạt động tại các trạm kiểm soát liên ngành cửa khẩu:
1. Cán bộ, chiến sĩ của các ngành công tác tại Trạm kiểm soát liên ngành phải có năng lực, phẩm chất tốt, nắm vững luật pháp, chế độ chính sách của Nhà nước và địa phương , giỏi chuyên môn nghiệp vụ của ngành mình quản lý, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
2. Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công và hoàn thành kế hoạch thu (thuế và các loại phí theo pháp luật và chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai giao, chống buôn lậu đạt kết quả tốt. Đồng thời chấp hành nghiêm túc quy chế này, nội quy làm việc tại trạm và các vị trí công tác.
3. Phải đoàn kết, nhất trí cao, phối kết hợp giữa các lực lượng tại trạm tốt, có ý thức kỷ luật chấp hành sự chỉ đạo thống nhất của Hải quan tỉnh và Trạm trưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
4. Bảo vệ tài sản chung của Trạm và tài sản của Nhà nước, không bị hư hỏng, mất mát không ứ đọng và xâm tiêu tiền thuế.
5. Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh đối với toàn thể cán bộ, chiến sĩ các ngành tham gia tại Trạm.
Điều 5. Phân công trách nhiệm quản lý nghiệp vụ của từng ngành. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các ngành. Căn cứ vào Thông tư Liên bộ và yêu cầu quản lý thu thuế và các nguồn thu qua biên giới. Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành như sau:
1. Hải quan tỉnh:
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn diện các chủ trương chính sách của Nhà nước và của tỉnh về quản lý các nguồn thu qua biên giới ở các Trạm.
- Chịu trách nhiệm thu thuế xuất nhập khẩu tạo thuận lợi để thu thuế và thúc đẩy việc lưu thông hàng hoá và quản lý chặt chẽ các nguồn thu qua biên giới.
- Tổ chức quản lý toàn bộ tiền thuế, phí, lệ phí do các ngành chức năng thực hiện, quản lý hệ thống biên lai, ấn chỉ do Bộ Tài chính phát hành, Cục thuế tỉnh cấp phát qua Hải quan tỉnh, Hải quan tỉnh cấp và quản lý cho từng Trạm liên ngành.
- Cùng với các ngành tổ chức lực lượng chống buôn lậu, xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật và buôn bán vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Cục thuế
Cán bộ của Cục thuế tham gia quản lý và các Trạm kiểm soát liên ngành, thực hiện chức năng quản lý thu thuế doanh thu, lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên thuê môn bài ... đối với các hoạt động buôn bán qua biên giới, chấp hành sự quản lý và phân công của Trạm trưởng.
3. Bộ đội biên phòng tỉnh
Cán bộ của Bộ đội biên phòng tham gia trạm kiểm soát liên ngành thực hiện chức năng quản lý người qua biên giới bảo đảm an ninh và trật tự trong khu vực Trạm kiểm soát liên ngành.
- Quản lý các đối tượng xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp cùng với các ngành chống buôn lậu qua biên giới.
- Chấp hành sự quản lý và phân công của Trạm trưởng.
4. Ngành Kiểm dịch
- Cán bộ của Ngành Kiểm dịch tham gia Trạm kiểm soát liên ngành hoạt động theo chuyên môn của ngành mình bảo đảm thủ tục về kiểm dịch động - thực vật, kiểm dịch y tế theo quy định.
- Toàn bộ lệ phí phải thu khi kiểm dịch phải tập trung vào thủ quỹ của Trạm kiểm soát liên ngành.
- Chịu sự quản lý và phân công của Trạm trưởng.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của trạm trưởng, trạm phó và các thành viên:
1. Trạm trưởng các trạm kiểm soát liên ngành của tỉnh:
Hải Quan tỉnh cử cán bộ làm trạm trưởng để Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm.
- Chịu trách nhiệm quản lý chung các mặt công tác theo từng ngành bảo đảm hoạt động theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tổng hợp tình hình báo cáo kết quả các mặt hoạt động công tác theo từng ngày và theo định kỳ về Hải quan tỉnh, để tập hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Xử lý các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lý chế độ làm việc sinh hoạt chung của các thành viên trong Trạm.
- Kiến nghị xử lý mọi cán bộ chiến sĩ tham gia Trạm kiểm soát liên ngành không chấp hành quy chế này.
2. Trạm phó: Do Bộ đội biên phòng đề cử để Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm.
- Giúp trạm trưởng và giải quyết các mặt công tác tại trạm.
- Thay quyền trạm trưởng khi trạm trưởng vắng mặt.
3. Trưởng ca: Do trưởng trạm quyết định.
- Chịu trách nhiệm đôn đốc cán bộ trong ca làm việc theo quy chế này.
- Tổng hợp kết quả các mặt công tác trong ngày và diễn biến tình hình trong trạm báo cáo trưởng trạm.
4. Các thành viên:
- Chịu sự quản lý của trạm trưởng trong công tác hoạt động theo nghiệp vụ chuyên môn của ngành mình đặt dưới quyền điều hành của trạm trưởng.
- Không được tự ý rời vị trí hoặc giải quyết công việc ở nơi khác khi không có quyết định của thủ trưởng ngành quản lý và trạm trưởng.
Điều 7. Trách nhiệm của chủ hàng xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
Khi có yêu cầu xuất nhập khẩu hoặc xuất nhập cảnh trực tiếp làm việc với trạm kiểm soát liên ngành nộp các loại giấy tờ cần thiết theo sự hướng dẫn của cán bộ trạm và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nộp lệ phí theo quy định của Nhà nước, của tỉnh tại các trạm kiểm soát liên ngành; Đồng thời có quyền khiếu nại và tố cáo các hành vi cửa quyền, gây trở ngại và tiêu cực của các bộ chiến sĩ các ngành đang làm nhiệm vụ tại trạm kiểm soát liên ngành.
Mọi sự tố giác phải phản ánh kịp thời, chính xác cho trạm trưởng trạm kiểm soát liên ngành hay giám đốc các ngành có cán bộ sai phạm hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh để biết và xử lý.
Điều 9. Các khoản thu - nộp ngân sách:
Nộp tại bàn thu tiền của trạm kiểm soát liên ngành
a) Các loại thuế:
Thuế xuất nhập khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài...
b) Các loại phí, lệ phí:
- Theo quy định chung của Nhà nước hiện hành và của Ủy ban nhân dân tỉnh được niêm yết tại trạm kiểm soát liên ngành cửa khẩu.
c) Các khoản thu về xử lý vi phạm hành chính:
- Mọi hành vi vi phạm về việc buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa...qua biên giới, hay trốn tránh khai báo sai và gây cản trở cho công tác quản lý của trạm bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm, mức xử lý hành chính do thẩm quyền của cán bộ các ngành làm nhiệm vụ tại trạm kiểm soát liên ngành thực hiện. Số tiền thu được phải tập trung vào nguồn thu tại trạm kiểm soát liên ngành.
- Ngoài những khoản thu đã được niêm yết công khai nghiêm cấm cán bộ chiến sĩ của trạm kiểm soát liên ngành không được thu bất kỳ một khoản tiền nào khác.
Điều 10. Quản lý các đối tượng xuất nhập qua biên giới - các cửa khẩu.
A- TẠI CÁC CỬA KHẨU :
1. Quản lý hành khách, hành lý xuất nhập cảnh :
Quản lý xuất nhập cảnh đối với người, phương tiện, hành lý là trách nhiệm của Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch động thực vật, kiểm dịch y tế phải tiến hành tại trạm kiểm soát liên ngành theo quy chế quản lý xuất nhập cảnh của Nhà nước.
2. Quản lý hàng hóa phương tiện:
- Mọi phương tiện, hàng hoá trước khi xuất nhập khẩu đều phải tập trung vào bãi để làm thủ tục quản lý.
- Ở các bãi hàng chờ làm thủ tục quản lý thuế, chỉ có hai lực lượng là Hải quan và Thuế phối hợp quản lý và giải quyết các chế độ, chính sách về hàng hóa xuất nhập khẩu, thu thuế và các loại lệ phí.
- Căn cứ vào kết quả kiểm hóa hàng hóa trên phiếu kiểm hóa. Hải quan mở tờ khai và tính thuế xuất nhập khẩu và lệ phí, ngành thuế thu thuế doanh thu, lợi tức ..vv...(nếu có) Hải quan và thuế cùng ký xác nhận kết quả trên tờ khai Hải quan để làm chứng từ theo quy định.
- Đối với phương tiện xuất nhập cảnh, phương tiện chuyên chở hàng xuất nhập khẩu phải xuất nhập cảnh do Hải quan và Biên phòng phối hợp quản lý đảm bảo mọi phương tiện tạm xuất phải tái nhập và tạm nhập phải tái xuất theo đúng thời gian và cự ly quy định.
B- CÁC LỐI MÒN HIỆN TẠI DÂN CƯ ĐANG ĐI LẠI BUÔN BÁN:
Không khuyến khích qua lại ở những vị trí này. Đế tổ chức quản lý tốt các lối mòn theo quy định về quản lý biên giới, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Cục thuế chủ trì cùng với các ngành Hải quan, Biên phòng phối hợp quản lý để việc đi lại qua biên giới của nhân dân đi dần vào nề nếp theo quy định.
2. Cán bộ chiến sĩ các ngành làm nhiệm vụ tại các trạm kiểm soát liên ngành phải chịu sự chỉ đạo và quản lý của trạm trưởng và của Giám đốc Hải quan tỉnh, trong việc thực hiện nhiệm vụ của trạm.
- Mọi hành vi vi phạm kỷ luật công tác của cán bộ chiến sĩ các ngành ở trạm kiểm soát liên ngành Giám đốc Hải quan tỉnh có quyền đình chỉ công tác, trả về đơn vị chủ quản và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Các ngành thuế, Bộ đội Biên phòng, Kiểm dịch động vật, thực vật, y tế và các ngành chức năng liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Hải Quan Lào Cai trong việc thực hiện quản lý các chính sách chế độ hiện hành tại các trạm kiểm soát liên ngành đúng quy chế này.
3. Cán bộ chiến sĩ các trạm kiểm soát liên ngành trong khi làm nhiệm vụ có thành tích được khen thưởng, nếu vì động cơ cá nhân như tham ô, biển thủ tiền thuế, phí thu được hoặc lợi dụng quyền hạn để thu sai, làm sai chính sách tùy theo mức độ sai phạm để xử lý nghiêm minh.
4. Cán bộ tham gia trạm kiểm soát liên ngành thuộc ngành nào ngành đó chịu trách nhiệm trả lương và các khoản phụ cấp khác.
5. Hàng tuần các trạm kiểm soát liên ngành tổ chức giao ban kiểm điểm báo cáo tổng hợp các mặt công tác một lần vào thời gian thích hợp.
6. Cán bộ, chiến sĩ ở các trạm kiểm soát liên ngành phải mang mặc khi làm nhiệm vụ theo sắc phục của từng ngành được trang cấp đúng quy định, có tác phong làm việc văn minh lịch sự . Đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định cua tỉnh tại trạm kiểm soát liên ngành.
7. Hàng ngày Hải Quan tỉnh phải tập hợp kết quả hoạt động của trạm kiểm soát liên ngành, hàng tuần phải tập hợp để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình hoạt động và kết quả công tác của các trạm kiểm soát liên ngành.
8. Để khuyến khích việc thực hiện nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh trích một khoản kinh phí tương đương với 5% trên tổng số thu được theo chỉ tiêu kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh giao; nếu vượt kế hoạch trích tiếp số tiền tương đương 50% số thu vượt từ nguồn ngân sách của tỉnh để làm quỹ khen thưởng và trang bị thêm điều kiện phục vụ cho công tác quản lý cửa khẩu biên giới; giao cho Hải Quan tỉnh quản lý khoản kinh phí trên và chi tiêu theo đúng mục đích.
Quá trình thực hiện thấy cần sửa đổi hay bổ sung điều chỉnh cho hợp lý sẽ có báo cáo kiến nghị để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, các văn bản trước đây của Ủy ban nhân dân tỉnh có nội dung trái với quy chế này đều bãi bỏ.
- 1Quyết định 4711/2005/QĐ-UBND về Quy định tổ chức, hoạt động của Trạm Kiểm soát liên hợp Km 15-Bến tàu Dân Tiến do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 1256/2012/QĐ-UBND về Quy định tổ chức, hoạt động của Trạm kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến của tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 160/QĐ-UBND năm 2014 giải thể Trạm Kiểm soát lâm sản đường sông do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 4Quyết định 1659/QĐ-UB năm 1996 về giải thể Trạm kiểm soát liên hợp lưu động khu vực biên giới do tỉnh An Giang ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989
- 2Quyết định 4711/2005/QĐ-UBND về Quy định tổ chức, hoạt động của Trạm Kiểm soát liên hợp Km 15-Bến tàu Dân Tiến do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Quyết định 1256/2012/QĐ-UBND về Quy định tổ chức, hoạt động của Trạm kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến của tỉnh Quảng Ninh
- 4Quyết định 160/QĐ-UBND năm 2014 giải thể Trạm Kiểm soát lâm sản đường sông do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 5Quyết định 1659/QĐ-UB năm 1996 về giải thể Trạm kiểm soát liên hợp lưu động khu vực biên giới do tỉnh An Giang ban hành
Quyết định 15/QĐ-UB năm 1994 ban hành Quy chế hoạt động của Trạm kiểm soát liên ngành tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai
- Số hiệu: 15/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/01/1994
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Hoàng Ngọc Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/01/1994
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra