Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2021/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 16 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CẤP II TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 ;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Căn cNghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Căn cứ Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số) điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Căn cứ Thông tư số 43/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mức giá cước tối đa dịch vụ trền mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

Căn cứ Thông tư s 27/2017/TT-BTTTT ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin trên Mạng truyền sliệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

Căn cứ Thông tư s12/2019/TT-BTTTT ngày 05 tháng 11 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 27/2017/TT-BTTTT ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đm an toàn thông tin trền mạng truyền sliệu chuyền dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/4/2021.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ t
ch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- Văn phòng Đ
oàn ĐBQH tỉnh;
- Lãnh đạ
o Văn phòng UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Các D
oanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (14)Nam

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Dương Thái

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CẤP II TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Hải Dương)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành, kết nối và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Chương II

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG MẠNG TSLCD CẤP II

Điều 3. Nguyên tắc quản lý vận hành và sử dụng mạng TSLCD cấp II

1. Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Các nội dung khác quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng mạng và đảm bảo an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của các cơ quan Đảng, Nhà nước không quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017; Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT ngày 05/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và các văn bản khác liên quan.

Điều 4. Quy định về sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD cấp II

1. Các đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II sử dụng các dịch vụ được cung cấp trên mạng TSLCD cấp II được quy định tại Điều 5 Quy chế này.

2. Việc sử dụng dữ liệu, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD cấp II phải tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin và lưu trữ.

3. Thông tin được sử dụng, chia sẻ và lưu trữ trên mạng TSLCD cấp II phải là những thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II.

4. Thông tin quan trọng truyền tải trên mạng TSLCD cấp II phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, mã hóa bằng mật mã cơ yêu.

5. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp kết nối cho mạng TSLCD cấp II tham gia quản lý và vận hành mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh.

Điều 5. Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD cấp II

Dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD cấp II bao gồm: Dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng và các dịch vụ cộng thêm được quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Dịch vụ được triển khai trên mạng TSLCD cấp II phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

Điều 6. Ứng dụng khai thác trên mạng TSLCD cấp II

1. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

2. Hệ thống thư điện tử công vụ.

3. Hệ thống Một cửa điện tử.

4. Cổng Dịch vụ công trực tuyến.

5. Cổng Thông tin điện tử.

6. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) phục vụ truy cập, kết nối đến các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung đặt tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh.

7. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, bao gồm: hệ thống từ tnh đến huyện và hệ thống từ huyện đến xã.

8. Hệ thống Camera trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ các cơ quan nhà nước giám sát hoạt động, quản lý công tác đảm bảo an toàn, an ninh trật tự xã hội; xây dựng chính quyền điện tử và phát triển đô thị thông minh.

9. Các hệ thống nền tảng phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải Dương.

10. Các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác cần an toàn và bảo mật thông tin cao, có yêu cầu kết nối liên thông, trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Điều 7. Giá cước dịch vụ trên mạng TSLCD cấp II

1. Cước phí sử dụng mạng TSLCD cấp II được bo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh và áp dụng theo Thông tư số 43/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định mức giá cước tối đa dịch vụ trên mạng TSLCD của cơ quan Đảng, Nhà nước.

2. Doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh thực hiện công khai giá cước dịch vụ trên mạng TSLCD cấp II theo quy định.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ KẾT NỐI VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG TSLCD CẤP II

Điều 8. Quy định về kết nối đối với doanh nghiệp viễn thông cung cấp kết nối cho mạng TSLCD cấp II

1. Kết nối đối với doanh nghiệp viễn thông cung cấp kết nối cho mạng TSLCD cấp II thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT ngày 05/11/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017.

2. Căn cứ vào nhu cầu quản lý tập trung về kết nối và tốc độ sử dụng đối với đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II (thông qua đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông) doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm kết nối, tốc độ truy cập của đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II đảm bảo ổn định, thông suốt 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần.

3. Doanh nghiệp vin thông phải thiết lập địa chIP, thông số kết nối cho đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II đã được Cục Bưu điện Trung ương hướng dẫn, quy hoạch cho tỉnh Hải Dương.

4. Hạ tầng mạng của doanh nghiệp viễn thông cung cấp kết nối cho mạng TSLCD cấp II thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông và khoản 4 Điều 1 Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT ngày 05/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017.

Điều 9. Quy định về bảo đảm an toàn thông tin cho mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II

1. Quy định chung về bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng mạng TSLCD cấp II thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Mạng TSLCD cấp II phải bảo đảm an toàn thông tin theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT ngày 05/11/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

1. Là đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp viễn thông và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh trong việc quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh.

2. Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, đào tạo kiến thức quản trị hệ thống, an toàn mạng, bảo mật thông tin, quản lý và khai thác mạng TSLCD cấp II nhằm giúp các tổ chức, cá nhân sử dụng hiệu quả và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng.

3. Nghiên cứu, đề xuất nâng cấp, mở rộng, duy trì và phát triển mạng TSLCD cấp II nhằm cung cấp hạ tầng kỹ thuật đáp ứng kịp thời việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin của mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh.

4. Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan về các quy định của nhà nước trong việc quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD cấp II.

5. Phối hợp với các tổ chức có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kiến trúc hạ tầng và an ninh thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh thông tin.

6. Chủ trì, phối hợp kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm quy định về sử dụng, chia sẻ, lưu trữ thông tin và an toàn thông tin trên mạng TSLCD cấp II.

7. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, tổng hợp, báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương tình hình khai thác, sử dụng mạng TSLCD cấp II trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT và khoản 8, Điều 1 Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài chính

- Cân đối dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của tỉnh để bố trí cho hoạt động duy trì, vận hành, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động mạng TSLCD cấp II của tỉnh.

- Hướng dẫn cấp huyện, cấp xã cân đối nguồn ngân sách được giao hàng năm bố trí kinh phí đảm bảo duy trì, vận hành, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động mạng TSLCD cấp II của cấp huyện, cấp xã.

Điều 12. Trách nhiệm của các doanh nghiệp viễn thông cung cấp hạ tầng kết nối và dịch vụ cho mạng TSLCD cấp II

1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm được quy định tại Điều 16 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017.

2. Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Sở Thông tin và Truyền thông trong thực hiện các quy định của pháp luật về điều hành hoạt động, duy trì, bảo đảm an toàn thông tin trên mạng TSLCD cấp II.

3. Chủ động nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông và phần mềm quản lý, vận hành mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng dịch vụ tại địa phương.

4. Xây dựng các giải pháp xử lý sự cố, hệ thống thiết bị dự phòng và nhân lực để đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng TSLCD cấp II được hoạt động liên tục và an toàn. Đồng thời, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đường truyền và an toàn, an ninh thông tin đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng.

5. Thực hiện công khai giá cước dịch vụ trên mạng TSLCD cấp II theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 2 Thông tư số 43/2017/TT-BTTTT. Đồng thời, kịp thời thông báo các loại cước phí, dịch vụ, chính sách sử dụng dịch vụ mới ban hành theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông trên địa bàn tỉnh.

6. Định kỳ trước ngày 10/6 và 10/12 hàng năm, tổng hợp, báo cáo về tình hình cung cấp, quản lý, vận hành và khai thác mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương về Sở Thông tin và Truyền thông.

Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II

1. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định tại Điều 19 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT và khoản 9, Điều 1 Thông tư so 12/2019/TT-BTTTT.

2. Thiết lập địa chỉ IP trên các máy trạm tham gia vào hệ thống mạng nội bộ của cơ quan, đơn vị, chịu trách nhiệm về nội dung, thông tin của cơ quan, đơn vị được truyền tải trên mạng TSLCD cấp II.

3. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng trong việc thiết lập hệ thống máy chủ, cài đặt thiết bị, địa chỉ IP kết nối mạng TSLCD cấp II; tổ chức khai thác có hiệu quả các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, phần mềm do cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai trên mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh.

4. Trong trường hợp có kế hoạch di dời trụ sở làm việc, nâng cấp, bảo trì mạng nội bộ hoặc bắt buộc phải thay đổi hệ thống mạng tại đơn vị ảnh hưởng đến mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh; cơ quan, đơn vị phải thông báo với Sở Thông tin và Truyền thông bằng văn bản tối thiểu trước 10 ngày làm việc tính từ ngày bắt đầu triển khai để được hướng dẫn và hỗ trợ.

5. Tổ chức, phân công cán bộ hoặc bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II. Danh sách đầu mối cán bộ hoặc bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin gửi về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp theo dõi, hướng dẫn triển khai, vận hành, xử lý các sự cố trên mạng TSLCD cấp II. Đồng thời, tham gia đầy đcác buổi tập huấn về quản lý, quản trị mạng do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hoặc các lớp đào tạo nghiệp vụ quản trị mạng theo các chương trình phù hợp.

6. Phối hợp xử lý sự cố kết nối với mạng TSLCD cấp II.

a) Đối với các sự cố thông thường (về kết nối, tốc độ, chất lượng dịch vụ) các đơn vị liên hệ trực tiếp đầu mối bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của doanh nghiệp viễn thông cung cấp hạ tầng kết nối và dịch vụ cho mạng TSLCD cấp II để được hỗ trợ khắc phục sự cố;

b) Đối với các sự cố nghiêm trọng (các sự cố liên quan đến thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, đường truyền, các sự cố liên quan đến an toàn thông tin, mất dữ liệu) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan, đơn vị; vượt quá khả năng tự khắc phục của cơ quan, đơn vị phai nhanh chóng thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông để phối hợp trong công tác khắc phục.

7. Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan như:

a) Quản lý hệ thống tường lửa của đơn vị đối với mạng TSLCD cấp II;

b) Quản lý bộ tập trung người dùng mạng riêng ảo của đơn vị được thiết lập (nếu có) trên nền tảng mạng TSLCD cấp II;

c) Quản lý các tên miền của đơn vị;

d) Quản lý các chính sách kết nối Internet của đơn vị thông qua mạng TSLCD cấp II;

e) Ghi lại các sự cố, lỗi xảy ra về kết nối mạng TSLCD cấp II, về an toàn, bảo mật thông tin; trường hợp có sự cố vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị thì cần thực hiện theo điểm a, điểm b khoản 11 điều này;

g) Quản lý truy nhập, giám sát và ngăn chặn nguy cơ mất an toàn thông tin từ hệ thống thông tin của đơn vị sử dụng khi kết nối vào mạng TSLCD và các mạng bên ngoài;

h) Xây dựng phương án ứng cứu sự cố an toàn thông tin.

8. Đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số với Ban Cơ yếu Chính phủ qua Sở Thông tin và Truyền thông (đơn vị được ủy quyền về quản lý chữ ký số chuyên dùng) để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trên mạng TSLCD cấp II. Đồng thời, triển khai thực hiện các nội dung tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư 185/2019/TT-BQP ngày 04/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng hướng dẫn việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.

9. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông tình hình khai thác, sử dụng mạng TSLCD cấp II trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan, đơn vị, địa phương để tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương.

Điều 14. Trách nhiệm của cá nhân sử dụng mạng TSLCD cấp II

1. Người sử dụng (thuộc các đơn vị sử dụng mạng TSLCD cp II) khi kết nối vào mạng TSLCD cấp II phải tuyệt đối tuân thủ những quy định về quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD cấp II. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

2. Không thực hiện truy cập trái phép vào mạng TSLCD cấp II. Không tự ý cài đặt, lắp đặt, tháo gỡ, di chuyển, can thiệp không đúng thẩm quyền vào các thiết bị đã thiết lập trên mạng TSLCD cấp II; không cung cấp, phát tán thông tin không được pháp luật cho phép; không cố tình gây mất an toàn thông tin trên mạng TSLCD cấp II. Không tiết lộ sơ đồ tổ chức hệ thống mạng, mật khẩu truy nhập các ứng dụng trên mạng TSLCD cấp II cho các tổ chức, cá nhân không đúng thẩm quyền.

3. Khi phát hiện sự cố xảy ra phải thông báo kịp thời cho người có thẩm quyền của đơn vị mình để giải quyết.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành

1. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra thực hiện Quy chế này.

2. Thủ trưng các cơ quan, đơn vị sử dụng mạng TSLCD cấp II và các doanh nghiệp vin thông cung cấp dịch vụ mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung; các cơ quan, đơn vị quản lý, vận hành, sử dụng mạng TSLCD cấp II phản ánh về Sơ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.