- 1Thông tư 01/2019/TT-BXD bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành
- 2Quyết định 56/QĐ-BXD năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2019
- 3Quyết định 321/QĐ-BXD năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2000/QĐ-BXD | Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2000 |
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Luật Đất đai ngày 14/7/1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 2/12/1998.
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 20/3/1996 và Nghị định số 68/CP ngày 1/11/1996 quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản.
Căn cứ Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995 và Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999.
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Quản lý vật liệu xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành "Quy định đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung"
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý vật liệu xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất gạch ngói đất sét nung chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Mạnh Kiểm (Đã ký) |
VỀ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI ĐẤT SÉT NUNG
(Kèm theo Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24 tháng 7năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI ĐẤT SÉT NUNG
Điều 1: Tổ chức, cá nhân muốn đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung phải đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Nhà nước hoặc Luật doanh nghiệp.
Điều 2: Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư phải có nội dung thoả mãn các điều kiện sau:
a. Phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b. Công nghệ, thiết bị sản xuất phải đạt trình độ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh môi trường.
c. Sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 1450:1998 quy định đối với gạch rỗng đất sét nung, TCVN 1451:1998 đối với gạch đặc đất sét nung, TCVN 1452: 1995 đối với ngói đất sét nung và tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm đặc chủng.
Điều 3: Đất sét để sản xuất gạch ngói đất sét nung phải là đất sét mỏ, đất sét đồi đã được quy hoạch sử dụng; đất sét bãi hoang không có khả năng canh tác; đất sét nạo vét khơi sâu ao, hồ, sông suối; đất ven sông ngoài hành lang bảo vệ đê, ven ngòi không dùng để sản xuất nông nghiệp, đất đê đã huỷ bỏ, đất hạ cốt ruộng đã quy hoạch theo thiết kế được duyệt. Có thể sử dụng các loại đất sét khác như đất chân ruộng bạc mầu, đất nhiễm phèn, nhiễm mặn đã được xử lý đảm bảo chất lượng phù hợp với TCVN 4353: 1998.
Điều 4: Không được sử dụng các loại đất sét sau vào sản xuất gạch ngói đất sét nung: đất sản xuất nông nghiệp, đất trong phạm vi các khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất thuộc phạm vi bảo vệ hành lang đường giao thông, đê, kè, cầu, cống, đường sắt, đường điện cao thế.
Điều 5: Việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân để sản xuất gạch ngói đất sét nung phải phù hợp với quy định tại các Điều 4, 67, 69 Luật Đất đai, các Điều 4, 6, 41 Luật khoáng sản; Điều 9 Nghị định 68/CP ngày 1/11/1996 quy định chi tiết việc thi hành Luật khoáng sản và phù hợp với các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật đó. Khi khai thác đất và sản xuất phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ môi trường.
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH NGÓI ĐẤT SÉT NUNG ĐẾN NĂM 2000
Điều 6: Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiến hành xem xét đánh giá khả năng đầu tư xây dựng trên cơ sở rà soát quy hoạch đầu tư phát triển gạch ngói đất sét nung ở địa phương mình để hướng dẫn các chủ đầu tư lựa chọn giải pháp công nghệ, sấy nung sản phẩm bằng lò tuy nen liên hoàn bằng thiết bị sản xuất trong nước, phấn đấu đến năm 2005 loại khỏi các vùng ven đô thị, thành phố, các thị xã, thị trấn huyện các lò thủ công hiện có, tới năm 2010 không còn lò thủ công sản xuất gạch ngói đất sét nung tại tất cả các địa phương.
Điều 7: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về cân đối nhu cầu tiêu thụ phù hợp với quy hoạch lâu dài và đổi mới công nghệ khi quyết định đầu tư mới. Tuỳ thuộc vào từng khu vực, nguồn kinh phí, nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, các điều kiện về giao thông để lựa chọn quy mô công suất của lò tuy nen loại 15, 20, 25 triệu viên/năm hoặc với quy mô nhỏ và vừa của loại 3, 5, 7 và 10 triệu viên/năm.
Điều 8: Bộ Xây dựng giao Vụ Quản lý vật liệu xây dựng là đầu mối phối hợp với Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm tra định kỳ các đơn vị đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung trong việc chấp hành quy định này để đúc rút kinh nghiệm tạo điều kiện cho ngành sản xuất gạch ngói đất sét nung ngày càng phát triển theo đúng quy hoạch, công nghệ ngày càng tiên tiến và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Điều 9: Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn phổ biến cho các chủ đầu tư và quản lý đầu tư phát triển sản xuất gạch ngói nung theo các quy định nêu trên, đồng thời có trách nhiệm:
a- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất gạch ngói nung cho các giai đoạn 2001-2005 và đến năm 2010 trên địa bàn quản lý và báo cáo để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
b- Hướng dẫn các quận, huyện đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung theo quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ và phát triển rừng, không được nhóm lò, đốt lò nung gạch ngói bằng củi, gỗ.
c- Kiểm tra đánh giá tình hình sản xuất gạch ngói đất sét nung và sử dụng đất sản xuất của toàn bộ các cơ sở sản xuất gạch ngói nung đang hoạt động.
Điều 10: Các tổ chức, cá nhân được phép đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung phải tuân thủ thực hiện các quy định nêu trên. Trường hợp vi phạm các quy định này và các quy định có liên quan khác đến đầu tư sản xuất gạch ngói nung, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị thu hồi quyết định, giấy phép kinh doanh hoặc bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Điều 11: Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Các văn bản về đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung do Bộ Xây dựng ban hành trước đây được thay thế bằng văn bản này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần bổ sung, sửa đổi yêu cầu đơn vị có ý kiến gửi về Bộ Xây dựng để xem xét hoàn chỉnh.
- 1Thông tư 01/2019/TT-BXD bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành
- 2Quyết định 56/QĐ-BXD năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2019
- 3Quyết định 321/QĐ-BXD năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Thông tư 01/2019/TT-BXD bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành
- 2Quyết định 56/QĐ-BXD năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2019
- 3Quyết định 321/QĐ-BXD năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
Quyết định 15/2000/QĐ-BXD về Quy định đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 15/2000/QĐ-BXD
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/07/2000
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Nguyễn Mạnh Kiểm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/08/2000
- Ngày hết hiệu lực: 15/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực